Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Lê Dung

Unknown

Chương 180: Hố Lửa (1)

Chương 180: Hố Lửa (1)


Lê Khôi đọc xong trả mảnh lụa cho Đào Biểu, thấy Nguyễn thị Anh vẫn tỏ vẻ khó khăn, chắp tay nói.

- Thần cũng cho là chuyện này có thể thành, không biết người còn đắn đo điều chi?

Nguyễn thị Anh thở dài một hơi, thấp giọng nói.

- Họ Xa tuy đã suy bại nhưng con rết trăm chân c·hết còn dãy dụa, không thể coi nhẹ. Trẫm nghĩ, trấn giữ biên cương là chuyện lớn của triều đình, trách nhiệm ấy không phải là người tài đức kiêm bị thì không thể giao phó. Huống chi Mộc Châu đặt vào trực trị ắt sẽ trở thành trọng trấn miền tây bắc. Quân cơ trọng địa không đâu hơn được, ắt phải đặt cơ chế đặc thù, Trấn phủ sứ nơi đây một mặt sẽ phải đảm nhiệm cả tam quyền (chính quyền, quân quyền lẫn án sát quyền) mặt khác phải kiêm nhiệm điều hòa quan hệ giữa triều đình cùng các châu Hưng Hóa. Trách nhiệm này sao mà nặng nề, quyền lực này sao mà to lớn. Trẫm ngày đêm lo nghĩ vẫn chưa tìm được nhân tuyển thích hợp, không biết chư khanh có thể tiến cử nhân tài nào đủ sức đảm đương được trọng trách này chăng?

Dù sao lần này người Thái ở Hưng Hóa đã công khai làm phản, triều đình không cần lòng tán đồng của chúng nữa.

Chuyện đến nước này Nguyễn thị Anh cũng lười phủ màn che giấu với đám người Thái làm gì.

Đất Mường Sang không còn mường, chiềng, châu gì hết. Từ nay Mường Sang cắt thành lộ huyện, thiết đặt tam ty trực trị, đây là cái giá bọn chúng phải trả.

Nếu đã xé rách màn che, triều đình không công khai đụng vào giới hạn cuối của chúng là được.

Họ Xa đã mất đại thế, ai lại liều mạng chạm vào vảy ngược của triều đình cố sống cố c·hết mưu cầu lợi ích của bọn chúng đây?

Mấy lão già không hẹn cùng nở nụ cười khổ, đều rõ ràng Thái Hậu lần này lại m·ưu đ·ồ chơi xấu.

Danh vọng của Thái Hậu mới thu được từ điềm lành cũng không coi là nhiều, chí của Nguyễn thị Anh muốn so với bà Ỷ Lan thời Lý hay bà Thành Hiếu nhà Minh.

Việc Hưng Hóa rủi ro quá lớn, Nguyễn thị Anh không muốn phạm vào nguy hiểm có thể làm hao mòn chút danh vọng mong manh của mình sớm như thế.

Mấy lão già Lam Sơn đâu có ai là kẻ ngu, làm quan đến mức như bọn lão đã là cực đỉnh nhân thần, chả ai có nhu cầu tiến thêm một bước phong tước công làm gì.

Ờ … cũng chưa chắc.

Lê văn Linh ngẫm nghĩ một lát bước ra chắp tay với Lê Khôi hỏi.

- Dám hỏi Thái Giám đại nhân, tình hình Đại Tây Sơn hiện tại như thế nào?

Bọn Lê Khôi bốn năm người nhìn nhau, đều không ngờ lão già này thế mà lại có ý định nhảy xuống vũng nước đục này.

Lê Khôi như thật nói:

- Khó lường, người của Nhập nội Kiểm sát ty cho biết Vàng Bu Lý (Chao Wangburi/ Xainyachakkaphat) vừa nắm đại quyền, một mặt nhanh chóng làm dịu mâu thuẫn ở triều đình Chiềng Thông, mặt khác sai em trai là Mục coi sóc lực lượng ở thành Đàn Hương (Vientiane) tăng cường quản lý thương lộ từ Mường Bồn (Bồn Man) sang Lan Nạp, cứ đà này nhanh thì năm năm, chậm là mười năm nữa Vạn Tượng sẽ lại lần nữa lấy lại sức mạnh như trước thời kỳ của nàng Keo Phimpha.

Nhận khải trà từ tay Đào Biểu, lão nhấp một ngụm thấm giọng, lại nói.

- Hơn nữa, nhìn về phía tây nam Vạn Tượng lại có nước Đại Thành. Nước này mới trỗi dậy chưa đến trăm năm nhưng quốc vương đều là phường hiệt kiệt. Bắc thì đánh sập Tố Khả Thái (Sukhthai) nhập vào lãnh thổ, nam thì cho hạm đội ven bán đảo Mã Lai nam hạ ép các tiểu quốc ở đây cống nạp, đông thì đánh cho Cao Miên tàn phế phải dời đô về phía nam biển hồ, tây thì đánh dẹp các thành bang ven biển Ấn Độ. Từ năm kia lại đã khai chiến với Lan Nạp, nếu không có nguồn sắt của chúng ta cung ứng không ngừng thì quân Lan Nạp muốn đương cự lại cuộc xâm lăng của người Đại Thành không dễ dàng như thế! Dù trực tiếp hay gián tiếp thì Vạn Tượng cũng không thể tránh khỏi bị cuộc chiến này liên lụy. Vì vậy, sau khi khôi phục được sức mạnh thì muốn hay không hắn cũng sẽ can thiệp vào khu vực Hưng Hóa cũng như quấy đục quan hệ giữa chúng ta cùng Mường Bồn. Chỉ có tạo được phiên dậu vững chắc ở phía đông hắn mới có tâm sức chiếu cố hàng xóm hiếu chiến ở phía tây nam.

Trịnh Khả hơi gật đầu cho là phải, chậm rãi nói.

- Tám chín phần mười là như Thái Giám đại nhân nói! Vàng Bu Lý vẻ ngoài hiền hòa khiêm nhượng, đến bây giờ vẫn chưa chịu chính thức đội vương miện Vạn Tượng nhưng thằng này thủ đoạn thâm sâu, biết tiến thối. Loại người như hắn sẽ không bước chân vào một cuộc xung đột mà không có nắm chắc. Có hàng xóm như thế cẩn thận bao nhiêu cũng là không thừa. Tình thế như vậy, trấn giữ Mộc Châu không phải nhất đại năng thần không được!

Có trời cao chứng giám, cả đời Trịnh Khả chưa bao giờ thật lòng như bây giờ.

Cái chức Mộc Châu Trấn phủ sứ này nhìn qua quyền lợi to như thổ hoàng đế, thực tế cũng không phải thứ gì tốt.

Xây dựng thành trấn Mộc Châu có thể gọi là khai cương thác thổ, hoàn thành việc này đủ để lưu danh sử sách.

Sống một đời có ai không ham muốn bốn chữ đó, hiềm một nỗi giữ Hưng Hóa an ổn mười năm, lấy được cái vinh quang vô thượng đó nói nghe thì dễ.

Thẳng thắn mà nói không khác gì khều hạt dẻ trong lò lửa, hơn nữa còn là khều bằng tay không.

Tình hình Đại Tây Sơn như thế, một khi có biến, Mộc Châu nằm ngay ngã ba đường từ Hưng Hóa xuống Thanh Hóa cũng như Sơn Tây ắt sẽ đứng mũi chịu sào.

Một vạn lần không may người Vạn Tượng đánh tới thật, đám thổ tù khắp một dải Hưng Hóa này đứng về phe nào vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Đến lúc đó ở lại Mộc Châu tử chiến tới cùng cũng không ổn mà cắp đít chạy trước để tâm huyết mười năm trôi sông ra biển cũng chẳng lấy gì làm hay.

Vớ vẩn còn bị mấy tên toan nho chép vào sách sử cùng với cái mũ" vứt thành mất đất" to đùng, cả gia tộc vì thế mà chịu nhục cũng không phải là không thể.

Lê văn Linh ngẫm nghĩ một lát, lần nữa chắp tay vái về hướng sập vàng, cao giọng.

- Thần biết một người có thể giúp Thánh Từ giải mối lo này!

Nguyễn thị Anh vốn tưởng con rùa già này nghe thấy Trịnh Khả khẩn thiết như thế sẽ giống như trước kia lần nữa giả ngu giả dại.

Lại thấy Lê văn Linh tiếp tục kiên trì thì hơi bất ngờ, hơi vội vàng khẩn thiết hỏi.

- Lời ấy của lão đại nhân là thật chăng?

Lê văn Linh nghiêm cẩn nói.

- Chuyển vận sứ huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn (nay là huyện Thủy Nguyên/ tp. Hải Phòng) là Lê Hoằng D·ụ·c ngay thẳng mà có tiết tháo, quyết đoán mà nhiều mưu hay. Lao khổ nhiều phen sau trước, cốt làm sao cho dân chúng chịu ân no ấm. Vất vả lắm bận ngược xuôi, chỉ mong cho con đỏ được hưởng bình yên. Làm quan cha mẹ chỉ mấy năm mà dân sinh huyện Thủy Đường mắt thấy có nhiều khởi sắc. Công nghiệp như thế dùng làm Trấn thủ Mộc Châu không gì có thể phù hợp hơn vậy!

Nguyễn thị Anh trầm tư một lát, nhớ ra Lê Hoằng D·ụ·c là con cháu nhà ai, ánh mắt nhìn về phía Lê văn Linh dịu hẳn xuống.

“Lão già họm hẹm này hôm nay sao mà đáng yêu như thế, ngay cả con mình cũng đành lòng đẩy xuống hố lửa …”

Càng nhìn càng thuận mắt, khóe miệng Nguyễn thị Anh bất giác học theo Lê Nguyên Long kéo lên một nụ cười cực kỳ “chân thành”.


Hậu viện một dinh thự nào đó trong thành Đông Kinh, mười mấy thân ảnh quây quần bên bàn lớn bồ đào mỹ tửu đã trải mấy tuần.

Thân ảnh trên chủ vị châm chước một hơi, khẽ nói.

- Bọn giặc ở Hưng Hóa sức đã cùng lực đã kiệt, chỉ còn biết dựa vào nơi hiểm yếu mà đệ đạt điều kiện với triều đình, ta đồ là như thế cũng không chống cự được bao lâu nữa. Thái Hậu cùng tiên đế là một loại người, hẳn là sẽ không ngại loại bỏ châu, mường mà thiết lập lộ, trấn. Chuyện đến nước này, các thầy cho là thế nào?

Thân ảnh ngồi thứ nhất bên trái sớm có suy nghĩ, đáp:

- Nếu như Mộc Châu thật có thể trở thành trọng trấn tây bắc thì duy chỉ con đường thương mậu qua đây tới Xa Lý cùng chư Thái miền tây nam Vân Nam cũng có thể đủ cho vài ba nhà thương hội kiếm đầy bồn đầy bát. Với tính tình của Thái Hậu chức Trấn phủ sứ hẳn là đã có chỗ nhờ cậy, chúng ta muốn chia một miếng bánh ở Hưng Hóa trong tương lai ắt phải để người của ta phụ tá người đó. Có thể xin được phó chức đảm nhiệm một trong tam ty (1) hoặc chức Phòng ngự sứ ở Mã Nam, Đà Bắc (hai châu phía nam và phía bắc Mộc Châu) là hơn cả. Đến khi đó thương đội của chúng ta trên vùng rừng thiêng nước độc ấy cũng có chỗ nhờ cậy vào, không sợ bị người xỏ dây vào mũi.

Chú thích:

(1) Trong hệ thống hành chính địa phương thời Lê Sơ, đứng đầu một đơn vị hành chính cấp trấn, lộ, châu thường là Trấn phủ sứ, dưới có "tam ty" là những đơn vị quan trọng giúp giá·m s·át, quản lý địa phương.

Các cơ quan này bao gồm:

An phủ Sứ ty: Có thể coi là cơ quan hành pháp, chịu trách nhiệm về quản lý hành chính và an ninh địa phương, đảm bảo trật tự trong các vùng lộ, châu.

An phủ Sứ ty thường do An phủ sứ đứng đầu, dưới đó có các quan phụ trách hành chính và bảo vệ an ninh.

Đề hình Sứ ty: Có thể coi là cơ quan tư pháp địa phương, chịu trách nhiệm xử lý các vụ án h·ình s·ự, hành chính và các t·ranh c·hấp trong phạm vi quản lý.

Đề hình Sứ ty do Đề hình sứ lãnh đạo, với sự hỗ trợ của các quan chuyên xử án và tư vấn pháp luật.

Hiến sát Sứ ty: Có thể coi là cơ quan kiểm sát, chuyên giá·m s·át việc thực thi luật pháp, đạo đức của quan lại và dân chúng, đồng thời quản lý các công việc liên quan đến kiểm tra hành chính.

Người đứng đầu Hiến sát Sứ ty là Hiến sát sứ, hỗ trợ bởi các quan đảm nhiệm giá·m s·át thực hiện luật pháp và thanh tra hành chính.

Hệ thống này được thành lập với mục đích giúp chính quyền trung ương nắm quyền kiểm soát gắt gao đối với các địa phương, tránh tình trạng lộng quyền của các quan chức địa phương và đảm bảo trật tự xã hội.

Bắt đầu xây dựng từ thời Thái Tổ và thực sự hoàn thiện dưới thời Thánh Tông, hệ thống tam ty giúp Đại Việt đạt được sự ổn định đáng kể về hành chính và là đại diện cho mô hình tập quyền hiệu quả thời kỳ Lê Sơ.

Chương 180: Hố Lửa (1)