0
Chương 22: Thông Minh
Lê Khôi thường nói trên đời này không thiếu người thông minh, sau chuyến thân chinh đi đánh dẹp Bạc Thường Lê Ý lại càng đồng ý với phát ngôn của ông già nó.
Tuy nhiên, nó cũng cho rằng nhiều hơn cả người thông minh là những kẻ đần tự cho mình là thông minh.
Lê Điền ngồi đối diện Lê Ý, uống một ngụm chè mát lạnh, thở một hơi thỏa mái rồi nói.
- Thiếu chủ, người cho rằng bây giờ gia chủ bị á·m s·át, bất kể thành hay không thành thì người được lợi nhiều nhất là ai ?
Lê Ý ngẫm nghĩ một lát.
- Có ba loại người có thể được lợi.
Lê Điền thú vị nhìn Lê Ý.
- Ngài nói kỹ hơn một chút.
Lê Ý chậm rãi bổ đôi quả dưa hấu ướp lạnh, chia cho Lê Điền nửa quả, nhờ có chậu làm mát giờ mùa hè ở Cẩm Giang đâu đâu cũng có đồ ăn đồ uống lạnh.
- Ngắn hạn mà nhãn tiền nhất là những kẻ đang muốn cầm quyền to ở Đông Kinh. Tuy nhiên, cháu cho rằng khả năng này là thấp nhất.
Lê Điền hứng thú bừng bừng nhìn Lê Ý đang ngồi xúc từng thìa dưa cho vào miệng nhai chóp chép không nhả cả hạt.
- Ồ, tại sao lại thế.
Nó nuốt miếng dưa rõ to.
- Đơn giản vì bây giờ chúng đang bị cả thiên hạ chú ý, bất kể bố có mệnh hệ gì hay không chúng đều là những kẻ bị hiềm nghi đầu tiên. Nói cách khác, vị trí của chúng bây giờ ở ngoài sáng, không che giấu được gì. Hành động lúc này chỉ thu được cái lợi trước mắt, tín dự của chúng trở thành trò cười, ấy là lợi bất cập hại.
Lê Điền gật đầu cho là phải, chuyện á·m s·át ở Đại Việt là đại kỵ, năm đó Thái Tông kiếm cớ g·iết Lê Sát mọi người tuy không thích nhưng cũng chẳng mấy ai chống đối tới cùng là vì sao?
Hoàng đế tuổi trẻ khí thịnh là một chuyện, tầng sâu hơn là do năm đó Lê Sát sai người bỏ thuốc độc á·m s·át Lưu Nhân Chú. Huân quý thiên hạ đều xa lánh Lê Sát. Lê Sát bị g·iết ai nấy thỏ tử hồ bi làm dáng một chút là được rồi.
Sau này Trịnh Khắc Phục đối với Lê Sát là cỡ nào oán hận?
Thù g·iết anh chỉ mong ăn gan uống máu Lê Sát cho hả cơn giận.
Thân là người trong Hoàng tộc, vậy mà hắn cũng không dám tùy ý động thủ trả thù, một khi ra tay, sẽ thành công địch của tất cả huân quý trong thiên hạ.
Chẳng ai muốn đang đi giữa đường bị thích khách đ·âm c·hết hay uống tách trà tự nhiên lăn ra hộc máu đen cả.
Lê Ý ăn xong miếng dưa cuối cùng, vỗ bụng đi về phía ao cá nhìn xa xăm.
- Người được lợi thứ hai là nhà mẹ đẻ Thái Hậu, chỉ cần vượt qua cơn phong ba này mà họ Lê không còn ai đủ uy tín nắm giữ quân quyền thì quyền lực của bọn chúng có thể bành trướng đến vô biên. Hoàng Hậu kế tiếp vẫn là họ Nguyễn cũng chưa biết chừng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại bố cháu đang là chỗ dựa vững chắc cho bà Thái Hậu, cháu cho rằng lão Hầu gia của Nguyễn thị chưa đến mức sử dụng thủ đoạn khốc liệt như thế.
Nó cầm ống đồ ăn cho cá, ném mấy miếng bỏng gạo xuống ao, bầy cá chép thi nhau nổi lên tranh giành thức ăn. Nhìn một lúc, nó bật cười nói.
- Vậy thì kẻ thứ ba, dù khó tin đến mấy, dù không có căn cứ gì cũng ít nhất tám chín phần mười là sự thực. Đúng không chú Điền.
Lê Điền nhếch mép cười ý vị, dẫn Lê Ý đi vào phòng lưu trữ.
Tìm một lúc trên giá tài liệu, Lê Điền rút một tập hồ sơ thật dày ra, đặt xuống bàn trước mặt Lê Ý. Nó lật từng trang hồ sơ, xem một mạch tới chập tối.
Xuân Lan vào thắp hết đèn trong phòng lưu trữ sáng như ban ngày, nó đặt tập hồ sơ xuống, quay đầu nhìn Lê Điền vẫn đang đứng sau lưng nó gần ba canh giờ.
- Chú Điền.
Lê Điền hơi tiến một nhịp, cúi người.
- Thần tại.
- Chú cho rằng cá chép trong ao nhà ta nên kéo lưới bắt từ bây giờ hay chờ đến đầu đông ăn cho béo?
Lê Điền cúi đầu không nói gì, nhưng ý tứ thì rất rõ ràng.
"Cá chưa đủ béo, ăn không thơm."
...
Thành Đông Kinh là một đô thị lớn, chu vi La thành (tường ngoài) đã lên tới bốn mươi lăm dặm, diện tích cũng ngót nghét trăm dặm vuông.
Kể cả khi trừ hao hết số ao đầm trong thành diện tích khả dụng cũng lên đến bảy tám chục dặm vuông. Trong tòa thành này có tới hơn hai vạn nóc nhà, trên dưới mười hai vạn dân.
Địa thế tương đối thấp nên Đông Kinh suốt lịch sử đã không biết bao nhiêu lần bị ngập.
Chung quanh nhiều ao đầm hợp với sông Nhĩ Hà (sông Hồng) vây quanh nên ranh giới tự nhiên tương đối rõ ràng, đây vừa là mặt kém, vừa là mặt mạnh của thành Đông Kinh.
Vì được bao quanh bởi Nhĩ Hà và sông Tô Lịch nên giao thông tới Đông Kinh tương đối dễ dàng, nguồn lực tứ xứ đều đổ về đây, là cơ sở để triều đình Đông Kinh có được nguồn tuế thuế phong phú.
Đó là lý do tuy vừa thấp vừa hay n·gập l·ụt nhưng nó vẫn là trung tâm sản xuất – buôn bán lớn nhất và sầm uất nhất thời Lê Sơ.
Lê thị có phủ đệ ở Hoàng Thành, tuy nhiên Lê Khôi chê phủ Đình thượng Hầu nhỏ, không đủ an bài ba trăm thân binh nên chạy đến dinh thự ở huyện Thọ Xương góc đông nam thành Đông Kinh.
Dinh thự nhìn thẳng ra bờ Đại Hồ, tương đối náo nhiệt, từ cửa sổ tầng hai lão có thể thu hết được vào mắt cái sự phồn hoa của một góc kinh thành.
Thành Đông Kinh từ thời Lý – Trần đến nay đều chia làm hai bộ phận chính.
Bộ phận chính trị, quan liêu với trung tâm là Hoàng Thành, phía nam Hoàng Thành là khu văn miếu, quốc tử giám, tư thiên giám v.v.
Bộ phận kinh tế, dân sự chia làm ba khu dân cư chính, ven bờ Nhĩ Hà ở phía đông và đông nam, ven bờ sông Tô Lịch ở phía tây và tây nam cùng ven bờ Hồ Tây ở phía tây bắc. Từ chợ búa, bến bãi, phường xưởng đa số đều ở ba khu này cả.
Xem kẽ và lan dần ra xa các khu vực chính này có các làng xã, vườn tược, đồng ruộng ngút ngàn một màu vàng chói.
Mới sáng ra hai bên đường nào là hàng rong, nào là quán xá đủ loại sắc màu làm người ta hoa mắt.
Người qua kẻ lại, xe ngựa xe trâu, có mấy tên nhị thế tổ ra vẻ bố đời lắm, đi đâu cũng phải có người đi trước quát dọn đường.
“Thằng Ý nhà mình mà sinh ra ở đây chắc cũng không thua kém mấy tên này là mấy.”
Ngồi lùa hết bát cháo sáng thứ ba, Lê Khôi tủm tỉm cười. Lão giờ đây buổi sáng không ăn gì không chịu được, cái dạ giày không để cho lão yên, làm gì cũng không có sức lực.
Văng vẳng ngoài đường lớn là tiếng cười khúc khích rộn rộn ràng ràng bên tai. Phụ nữ Đại Việt thời này chưa bị ràng buộc gắt gao như các thời đại sau, sáng sáng con gái chưa chồng kết bè đi lấy nước, bán hàng là chuyện thường.
Nguyễn Trãi cũng là sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thành công đi tản bộ thấy bà Nguyễn thị Lộ bán chiếu ven đường mới lấy về làm th·iếp.
Sau này cũng vì bà Lộ mà cả nhà ông Trãi bị xử tru di tam tộc.
Lê Khôi đang nghĩ mình có nên ra ven bờ Đại Hồ xem có cô nào bán chiếu bán hoa gì không thì chợt nổi hết cả da gà.
Độ mấy ngày trước, vất vả lắm lão mới kiếm được con đàn bà vừa ý thằng quý tử, về đến nhà không một tiếng động bị bà điên sai người đem xuống Lôi Dương bán cho kỹ viện.
Lê Khôi nghĩ tốt nhất vẫn không nên hại đời con gái nhà người ta, thèm thì đi Lạc Văn Hiên là được. Vị trí cũng đẹp, cách hồ Lục Thuỷ (hồm Gươm) mà đối diện chùa Báo Thiên, bảng vàng trăm năm giặc Minh vào cũng không nỡ bỏ.
Ca cơ ở đó lão cũng ghé qua nghe hát vài lần, kỹ năng thượng thặng, rất có trình độ. Đừng hiểu nhầm lão Khôi, lão thực là vào nghe hát, bọn mi chớ suy diễn lung tung.
Hôm nay Lê Khôi phải vào cung gặp Hoàng Đế cùng Thái Hậu, lão nghĩ vẫn nên đi sớm thì hơn, cứ ngồi vãn cảnh ở đây có khi đến tối chưa vào đến hoàng thành.
Thế là lôi lệ phong hành đứng dậy đi xuống tầng dưới. Bọn Lê Cẩn hơn hai mươi người đã chuẩn bị nai nịt gọn gàng từ sớm đứng chờ trước sân.
Đám còn lại hơn hai trăm người thắt chặt quân kỷ không được ra ngoài gây sự, thế cuộc Đông Kinh đang không an ổn, cẩn tắc vô áy náy.
Lê Khôi phất tay rồi ngồi lên xe trâu, Lê Cẩn ngồi đằng trước đánh xe đủng đỉnh đi ven bờ hồ đến cửa Đại Hưng.
- Ông lớn, ông lớn ... đồ gốm đại Minh đây, đồ gốm đại Minh chính gốc đây... mời ông lớn vào xem...
- Các cô các bà vào đây xem lụa Thanh Oai, the Kim Bảng đây ... bà lớn vừa nhìn đã biết là người tân thời, xem xấp lụa này ...
-V.v.
Dọc đường ngựa xe đi lại tấp nập nên bán hàng rong cũng không tràn ra đường chèo kéo khách như ở Tây Đô, đứng cả hai bên đường mà mời gọi.
Lê Khôi ngất ngưởng trên xe cảm thụ phố thị phồn hoa ra điều hưởng thụ lắm, đột nhiên bên ngoài có tiếng ồn ào.
Số là có tên nhị đại thấy Lê Cẩn nhìn ngang ngó dọc đoán biết Lê Cẩn không phải người Đông Kinh, thế là bày trò bắt chẹt.
Lê Khôi nhú đầu ra thấy mấy tên thanh niên tuổi độ mười lăm mười sáu cưỡi ngựa chặn đường xe trâu, tên đứng đầu đang cầm roi ngựa chỉ vào mặt Lê Cẩn phun như mưa rào.
- Thành Đông Kinh này hãy còn vương pháp, mày là thằng mán mọi ở đâu đến đây để trâu đụng vào ngựa của ông là có ý gì?
Đám nhị đại xung quanh cũng hùa vào hát mặt xanh mặt đỏ.
- Vị lão ca này, Đỗ Công tử chính là đích trưởng tử của Kim Ngô Vệ Đồng tổng quản Đỗ đại nhân. Thôi thì chín bỏ làm mười, ta đứng ra xin cho chắc Đỗ công tử hẳn là đại lượng bỏ quá cho.
Tên kia thấy Lê Cẩn không ứ ự gì liền nháy mắt với tên công tử họ Đỗ, Đỗ công tử cao giọng quát.
- Thằng mán mọi này không biết sợ thiên uy của bệ hạ chăng. Người của Phụng Thiên phủ nha đâu rồi, còn không mau đến đây bắt bọn tiện dân coi thường phép nước này vào ngục chờ xử trí.
Tên nhị đại hát mặt xanh lại khuyên.
- Vị đại ca này, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, nhân lúc Đỗ công tử chưa động nộ nên bỏ vài đồng cho tai qua nạn khỏi, vì đâu đến nỗi.
Thấy Lê Cẩn có vẻ nước đổ lá khoai, tên tùy tùng mắm môi chửi.
- Thứ không biết điều.
Hắn vừa dứt lời mười mấy người của Phụng Thiên phủ nha lăm lăm đoản đao vây xe trâu vào. Tên bổ đầu đứng lên quát.
- Người của phủ nha Phụng Thiên phủ đây, người trên xe bước xuống về phủ nha chờ xử trí.
Lê Khôi hít thật sâu đưa khí xuống ổ bụng, giữ hai đến ba tức, thở ra trong bốn đến năm tức.
Đây là phương pháp hít thở do sư phụ của thằng quý tử truyền thụ, nói là có thể giúp người ta tịnh tâm tĩnh khí.
Lê Khôi moi được phép hít thở này từ khi hắn nóng ruột đòi chém hết đám dê hai chân của Lê Ý chạy gấp về Cẩm Giang xử lý chuyện đ·ộng đ·ất. Lê Ý chịu không nổi đành xì phép hít thở cho Lê Khôi để lão tĩnh tâm không làm loạn.
Từ đó lão coi phép hít thở như trân bảo, dùng vào những lúc như bây giờ. Lão cảm thấy nói chuyện với lũ thiểu năng này một chữ thôi cũng có thể khiến cho mình bị truyền nhiễm.
Hít thở xong xuôi Lê Khôi lạnh nhạt phẩy tay gọi đám thân binh từ bốn phương tám hướng tóm tóc từng đứa, cả người của Phụng Thiên Phủ lẫn đám nhị đại, tát cho đến khi mặt đứa nào đứa nấy thành mấy cái bánh bao mới hài lòng bảo đám thân binh dừng tay.
Lão gọi một tên thân binh đến, đưa cho hắn một miếng lệnh bài, nói.
- Mi cầm lệnh bài này chạy đến phủ Huyện Hầu Đỗ Bí, nói với hắn thằng con ngu độn của hắn bị người ta xỏ dây vào mũi dắt đi như một con bò, để kẻ này thừa kế tước Huyện Hầu nhà hắn c·hết không chỗ chôn thây.
- Vâng, Hầu gia.
Đỗ công tử hai tay ôm mặt đang thầm thề phải để ông già nhà hắn băm đám mán mọi này đem nuôi chó thì thấy tên vừa h·ành h·ung hắn chắp tay gọi kẻ trong xe là "Hầu gia" lại nghe kẻ kia gọi thẳng tên ông già hắn không kiêng nể gì cả. Sắc mặt xám như tro tàn, lầm bẩm.
"Tới ... tới số rồi, chuyến này không bị ông già đ·ánh c·hết mới lạ."
Tên thân binh chạy xa rồi xe trâu mới lững thững tiếp tục vòng qua mặt đông Đại Hồ, Lê Khôi liếc qua tầng hai của một quán trà lớn, miệng lẩm bẩm.
- Những kẻ tự cho là thông minh còn nhiều lắm đâu.