Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Lê Dung

Unknown

Chương 250: Ngạo Mạn 1

Chương 250: Ngạo Mạn 1


(Chương thuần cung cấp thông tin/ không cần khóa)

Bọn gia thần bên ngoài không biết Lê Lễ cùng Lê Ý vào trong nói với Nguyễn Lý cái gì, vây hỏi Lý Nguyên Hạo thì hắn cũng chỉ ngậm miệng không nói, chỉ biết việc đầu tiên Nguyễn Lý làm sau khi ra khỏi khách sảnh là sai người dùng chim đưa thư về Đông Kinh.

Thư xong Lê Ý dắt theo Nguyễn Lý cùng Lê Lễ lên xe ngựa nội bộ đi về phía bắc khu công xưởng tiến thẳng về phía thung lũng Bình Xuyên.

Nói thật, tiếp đón loại lão thành cách mạng, à nhầm ... loại huân quý gộc như Nguyễn Lý không nơi nào thích hợp hơn trại lính tích hợp bãi chăn ngựa này.

Bất kể là Lê Khuyển trước kia hay Nguyễn Lý bây giờ đều giống nhau thôi, thấy bốn trăm quân Nam Xương nai nịt gọn gàng, khí giới đầy đủ diễn luyện cùng mấy trăm con ngựa tốt dạo chơi trên bãi cỏ là cách tốt nhất để làm vui lòng mấy lão già bò ra từ trong đống n·gười c·hết.

- ...

- Nghe nói năm ngoái mi đích thân đi Đông Doanh?

Nguyễn Lý mắt vẫn chăm chăm nhìn quân Nam Xương diễn luyện đội hình điểu thương, câu được câu mất hỏi chuyện Lê Ý.

- Bẩm ông! Có một số chuyện phải đích thân đi, tai nghe mắt thấy mới giải quyết được!

Nguyễn Lý hài lòng gật nhẹ đầu.

- Làm đúng lắm! Người xưa nói đọc vạn quyển sách không bằng đi ngàn dặm đường, mấy đứa con nhà ta cũng là vì năm đó được bảo bọc kỹ lắm, đến lúc trưởng thành cũng chưa từng gặp sương gió gì đáng kể. Đến mức bây giờ hối thì cũng đã muộn, không làm nên cơm cháo gì! Không như mi, tuổi còn nhỏ đã có thể đảm đương việc lớn, không uổng là đệ tử tiên nhân vậy!

Nghe lão Lý miệng liên miên bất tuyệt khen Lê Ý nhân tiện chửi mấy đứa con mình chung quanh chẳng kẻ nào đủ ngu để hưởng ứng, Lê Ý cũng không dám tiếp lời lão già này, chỉ có thể ậm ờ.

- Chuyện trong phận sự thôi ạ!

Nguyễn Lý đặt bàn tay thô dày của lão lên vai Lê Ý.

- Gánh nặng đường xa vẫn giữ bản tâm, được người đặt lên chỗ cao mà không hổng mũi. Lão phu cho là tương lai có thể giao trọng trách vào tay mi đó!

Lão già này càng khen tặng, Lê Ý lại càng cảnh giác, trước sau như một cụp đuôi tỏ vẻ ngoan ngoãn.

- Dạ! Ông lại quá lời rồi!

Nguyễn Lý thấy thằng này vững như lão cẩu, không nhịn được hơi hơi nghiền ngẫm, không lòng vòng nữa, hỏi vào việc chính.

- Nói cho lão già ta nghe! Dọc đường từ Đại Minh đến Đông Doanh đã làm những gì? Hôm bữa có ngồi ăn lẩu với bố mi, nghe hắn nói lướt qua, ta vẫn thường lấy làm tò mò lắm!

Lê Ý biết ngay mà, lão già này nghe tin nó đích thân ngoại bôn, chắc hẳn cho là nó lại kiếm được mối làm ăn gì mới nên mon mem muốn kiếm chác.

Không thể không thừa nhận đúng là cái mũi của lão già này còn thính hơn cả mũi c·h·ó, năm ngoái Lê Ý đi Đông Doanh thu hoạch không coi là nhỏ.

Trước hết cũng quan trọng nhất là giải quyết sự trì trệ của dòng chảy thương mại từ Quảng Châu vào trong nội lục nước Ngô, song song với đó - như là một hệ quả của sự "bảo bọc" mà thương hội Vĩnh Xương dành cho Quảng Châu thương hành - nó còn phải nhân tiện tạt qua Tuyền Châu giải quyết cái dạ dày đang ngày càng tham lam của thổ địa ở Đại Minh như Mân trung Lâm thị.

Vì sự nghiệp vĩ đại của thương hội Vĩnh Xương, tiểu hầu gia nhà chúng ta suýt chút nữa đã phải lấy thân ra ứng phó.E hèm ... trung thực mà nói ranh con Lâm Khiết trông cũng không tệ chút nào, chỉ là Lê Ý thực sự không có hứng thú gì với "thái bình công chúa" vậy nên mọi chuyện vẫn nên để sau này hẵng tính là hơn.

Nó đã gửi thư thông báo chuyện này cho Lê Khôi rồi, chỉ là chờ mãi chả thấy ông già phản hồi gì, không biết là còn cân nhắc gì nữa!

Thứ đến, quan trọng không kém là củng cố mối quan hệ bền chặt giữa thương hội Vĩnh Xương và nhà Đại Nội (gia tộc Ouchi).

Cái gia tộc đó quá hùng mạnh, hùng mạnh đến mức tương tự như nhà Lê Sơ, sự sụp đổ của nhà Đại Nội có thể gọi là thịnh vong chứ không phải suy vong.

Nếu Lê Ý nhớ không nhầm, trong vòng hơn một trăm năm nữa, thiết kỵ nhà Đại Nội quyền đấm nhà Sáp Xuyên (gia tộc Hosokawa) chân đạp nhà Vũ Điền (gia tộc Takeda, đúng rồi, bạn không đọc nhầm chữ nào đâu, kỵ binh nhà Takeda trước mặt thiết kỵ nhà Ouchi cũng chỉ là đồ chơi hạng 2) mông ngồi lên mặt nhà Đại Hữu (gia tộc Otomo) cai trị 7 phiên, là bá chủ có một không hai toàn bộ miền tây Đại Hoà.

Không chỉ đạt được các thành quả lớn lao về quân sự, nhà Đại Nội còn nổi tiếng là nhà bảo trợ hào phóng cho văn học, nghệ thuật và tôn giáo.

Không phải tự nhiên mà người ta nói đất đai của nhà Đại Nội là nơi hiếm hoi mà tín đồ Phật giáo có thể tường hoà nói chuyện thần học với tín đồ Ki-tô giáo.

Ở thời đại đó, lâu đài Sơn Khẩu (Yamaguchi) được gọi là Bình An kinh (Heian-kyo) thứ hai.

Thật vậy! Đến giữa thế kỷ 16, ngoại trừ Thiên Hoàng cùng một số cung nữ vẫn còn ở Bình An kinh ra hầu hết triều đình Đại Hòa đều đã di dời đến lâu đài Sơn Khẩu, biến nơi đây thành kinh đô trên thực tế của Đại Hòa.

Gia chủ nhà Đại Nội, có lẽ chỉ còn thiếu bước cuối cùng để thay thế nhà Túc Lợi (gia tộc Ashikaga) đảm nhiệm vị trí Chinh di Đại tướng quân.

Châm chọc thay, đỉnh cao quyền lực cũng là khởi nguyên cho tai hoạ của nhà Đại Nội.

Vì sự trọng thị quá mức của nhà Đại Nội dành cho các gia đình quý tộc mới từ Bình An kinh chuyển đến, các phong thần lâu năm của nhà Đại Nội như họ Sam Trọng (gia tộc Sugi) họ Nội Đằng (gia tộc Naito) cùng họ Đào (gia tộc Sue) đột nhiên cảm thấy địa vị của mình ở lâu đài Sơn Khẩu bị uy h·iếp.

Lo sợ sẽ thực sự mất đi quyền lực, các gia tộc phong thần này bất ngờ tổ chức một cuộc nổi loạn.

Gia chủ nhà Đại Nội lúc này vẫn không thể tin phong thần của mình lại làm loạn, đã thoả mái nói với tả hữu.

“Nhà Sam Trọng cùng nhà Nội Đằng là thân tín, tuyệt đối sẽ không bao giờ phản bội nhà Đại Nội chúng ta!”

Phải tự tin đến mức nào, phải tin tưởng phong thần của mình ra sao mới dám lạm phát cuồng ngôn như vậy cơ chứ, ha hả ...

Đến lúc phản quân kéo đến gần lâu đài Sơn Khẩu thì đã quá muộn, phần lớn binh lực của nhà Đại Nội không thể được điều động kịp thời. Gia chủ cùng phần lớn nhân vật cốt cán nhà Đại Nội bỏ chạy khỏi lâu đài Sơn Khẩu, cuối cùng hoặc là chiến tử, hoặc là bị ép phải t·ự s·át.

Hành động trảm thủ của phe nổi loạn diễn ra quá mau lẹ, đến khi các phong thần trung thành cùng q·uân đ·ội nhà Đại Nội nhận thức được tình hình thì chủ gia đã không còn dòng chính nào có thể đứng ra chủ trì đại cuộc. Bọn họ chỉ còn cách từ bỏ chống cự vô ích, những người không chấp nhận đầu hàng thì bị phản quân tru diệt.

Cơ ngơi bốn trăm năm nhà Đại Nội tan thành mây khói một cách lãng xẹt như thế!

Sự sụp đổ theo kiểu thịnh vong của nhà Đại Nội khiến cả Đại Hoà khó có thể phản ứng kịp. Trung Quốc (vùng Chugoku) nhanh chóng lâm vào hỗn loạn, các gia tộc mang quân chinh phạt lẫn nhau liên miên.

Trong hoàn cảnh đó, Mao Lợi thị (gia tộc Mori) nhanh chóng chớp lấy thời cơ bành trướng quyền lực của mình và trở nên nổi bật hơn hẳn, có thể nói bá chủ Trung Quốc thời đại Chiến Quốc (nhà Mao Lợi) thực tế là một con thú lớn lên từ cái xác thối rữa của nhà Đại Nội.

Chẳng qua, nó chưa và sẽ không bao giờ có thể đạt đến quyền lực khiến cả thiên hạ run rẩy như nhà Đại Nội.

Lại lan man rồi, quay lại chuyện cũ, Đại Hoà việc thắt chặt quan hệ với nhà Đại Nội đảm bảo cho thương hội Vĩnh Xương một đồng minh vững chắc và hùng mạnh trong vòng hơn một trăm năm tới ... ít nhất là về mặt kinh tế.

Đại Việt có nhu cầu gần như vô tận đối với các sản vật khác của Đại Hòa, từ đồng, bạc, lưu huỳnh v.v.

Về phần thép,tuy hiện tại Đại Việt đã không còn phụ thuộc vào nguồn thép ổn định từ Đại Hòa nữa, thế nhưng trên đời này có ai chê thứ vật liệu đó quá thừa cơ chứ? Kể cả Đại Việt không cần thì cũng có thể đem sản lượng thương hội Vĩnh Xương được chia tử Đại Hòa đem bán cho người Nữ Chân cùng người Mông Cổ, ắt hẳn thu hoạch cũng không tệ.

Đương nhiên, đây là giao dịch đôi bên cùng có lợi, thương thuyền Đại Việt ghé cảng Đại Hòa không chỉ đem lại cho nhà Đại Nội nguồn thương thuế đầy bồn đầy bát mà còn cung cấp cho bọn hắn một thứ mà cả Đại Hòa đều cực độ thèm khát ... sắt. Hay nói đúng hơn là nguồn sắt chất lượng cao.

Đại Hòa là một quốc gia nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, thực tế chưa bao giờ thiếu sắt, hiềm một nỗi quặng sắt của Đại Hòa là loại quặng sắt cát đen có chất lượng rất kém.

Thủ đà (lò tatara) thông dụng ở Đại Hòa không có khả năng loại bỏ lưu huỳnh cùng phốt pho trong loại quặng này đến tiểu chuẩn đủ để chế tạo v·ũ k·hí, vì vậy, trong suốt lịch sử của mình Đại Hòa luôn phụ thuộc vào nguồn sắt chất lượng cao từ lục địa.

Thương hội Vĩnh Xương đem đến lãnh địa nhà Đại Nội loại sắt tốt nhất, là sản phẩm của lò cao lớn được thổi hơi cưỡng bức bằng các máy thổi vận hành sức nước, chỉ cần chuyển hóa thành thép sẽ là nguyên liệu hoàn hảo cho bất cứ loại đao kiếm nào.

Nhà Sơn Danh (gia tộc Yamana) có xưởng sản xuất thép lớn nhất vùng Trung Quốc (Chugoku) đã xích lại gần với nhà Đại Nội một phần là nhờ nguồn lợi to lớn này.

Bú đẫm lợi ích từ nguồn sắt tốt mà nhà Đại Nội chia sẻ, Sơn Danh Trì Phong (Yamana Mochitoyo/ sau đổi tên là Yamana Sozen) không ngại bỏ qua thù xưa giữa hai nhà mà gả cháu gái làm chính thất của Đại Nội Giáo Hoằng (1).

Tiếp theo, trong cuộc ngoại bôn này Lê Ý đã kiếm được cho thương hội Vĩnh Xương một số lượng danh ngạch nhất định cho thương thuyền cập bến buôn bán ở Triều Tiên.

Cái xứ xở đó, tuy không giàu có chảy mỡ như thiên triều nhưng cũng không phải là tồi, bất kể là dược liệu, giấy, da lông động vật ăn thịt, gốm sứ, vải vóc xứ ấy đều có phong vị riêng, chất lượng có để dùng làm cống phẩm tới thiên triều là đủ hiểu. Trong đó đặc biệt nhất là ... giác cung (cung phức hợp Cao Ly).

Những năm gần đây thương hội nhà nó có trấm trộm b·uôn l·ậu được một ít mặt hàng đặc thù này.

Tương lai gần Đại Việt sẽ phổ cập s·ú·n·g tay, không có nhu cầu gì lớn lắm với cung phức hợp, vậy nên phần lớn đều đem bán xuống Nam Dương, rất được hồi quốc Mã Lạt Gia ưa chuộng.

Murhamad Shar đã nhiều hơn một lần gửi thư thúc d·ụ·c Lê Ý tăng thêm sản lượng thứ đồ chơi này, hắn sẵn sàng trả thêm tiền để có được lợi thế về vũ trang trước hạm đội đế quốc Mãn Giả Bá Di.

Cũng phải thôi, cái xứ khỉ ho cò gáy đó ngàn đời nay bọn thổ dân chỉ làm quen với cung tre hoặc cung gỗ, thử hỏi làm sao chống cự lại được sức hút của một trong tam tuyệt của nền văn minh ăn đũa vĩ đại cơ chứ (2) ha hả ...

Một cây giác cung mua từ Triều tiên có giá từ 20 đến 30 lượng bạc, đem

xuống Nam Dương chí ít cũng bán được 60 lượng.

Kiếp trước, Lê Ý từng nghe một ông anh chuyên nghiên cứu sử nhà Minh nói rằng đầu thế kỷ 15 Triều Tiên có thể cống nộp cho nhà Minh từ ba trăm tới một ngàn cây cung sừng mỗi năm, chứng tỏ sản lượng trong nước chỉ cao không chứ thấp hơn con số đó.

Có cầu ắt sẽ có cung, chỉ cần đảm bảo sản lượng giác cu·ng t·hương hội có thể thu mua lên mức một tới hai ngàn chiếc mỗi năm, đơn thuần buôn hàng xuống Nam Dương cũng đã kiếm được ba tới sáu vạn lượng.

Trùm buôn v·ũ k·hí, à nhầm ... thương nhân thiện lành như Lê Ý sao có thể bỏ qua mối lợi lớn đến mức này cơ chứ?

Nghĩ đến đám cung tre của đế quốc Mãn Giả Bá Di vài năm tới sắp được chiêu đãi đặc sản đến từ xứ kim chi, khóe miệng Lê Ý không nhịn được hơi nhếch, cười chắp tay trình bày với Nguyễn Lý.

- Bẩm ông, năm ngoái con ngoại bôn thực chất cũng chả có gì nhiều mà kể, chẳng qua là đói đầu gối phải bò thôi ...

Chú thích:

(1)Bác ruột của Đại Nội Giáo Hoằng là Đại Nội Nghĩa Hoằng (Ouchi Yoshihiro) phối hợp kế hoạch của tướng quân Túc Lợi Nghĩa Mãn (Ashikaga Yoshimitsu) đánh cho nhà Sơn Danh từ bá chủ vùng Chugoku, cai trị 11 phiên suy sụp chỉ còn nắm dữ 3 phiên.

(2)Người Minh cho rằng, cung Cao Ly, đao Đông Doanh cùng s·ú·n·g Giao Chỉ là tinh hoa trong thiên hạ.

Chương 250: Ngạo Mạn 1