0
Chương 34: Hơi Thở Chiến Tranh
Lê Ý hai tay đón tấm giáp ngực từ tay tên thợ rèn, không nặng lắm, khoảng chưa tới tám cân (4,8kg) đúng tiêu chuẩn giáp ngực cho bộ binh. Mảnh giáp ngực cho kỵ binh sẽ nặng gấp rưỡi, cỡ mười hai cân(7,2kg).
Thiết kế như vậy không hẳn là vì kỵ binh là tài sản quý giá hơn bộ binh, được rồi, nó thừa nhận là kỵ binh thực sự quý hơn bộ binh nhiều lần, nhưng đó không phải là tất cả lý do. Một nguyên nhân khác quan trọng không kém là kỵ binh thì cơ động bằng ngựa còn bộ binh phải cơ động tác chiến trên hai chân của mình.
Việc cưỡi ngựa cho phép kỵ binh có thể thoả mái chất giáp dày nhất có thể. Một bộ giáp kỵ binh hoàn chỉnh mà nó đang cho xưởng rèn nghiên chế gồm đẩy đủ giáp ngực, giáp lưng, hộ thủ, giáp vai-cánh tay cùng ủng chiến nặng tới ba mươi sáu cân (~21,6kg).
Với cái thời tiết như ở Đại Việt nói riêng và Đông Nam Á nói chung mà để bộ binh mặc bộ giáp như vậy thì nội chuyện thở cũng làm con người ta lao lực.
Vậy nên nó đã hạn chế khối lượng giáp bộ binh không nặng hơn hai mươi cân (12kg). Quanh đi quẩn lại một hồi thì nó rút ra tỉ lệ phù hợp là tám cân cho giáp ngực trước, sáu cân cho giáp lưng(3,6kg) ba cân cho khôi mạo (1,8kg) và ba cân cho giáp vai – cánh tay, bỏ hoàn toàn giáp váy cùng ủng chiến.
Lê Ý sờ vào viền dưới giáp dày độ một phân (4mm) phần giáp viền trên dày chừng một phân rưỡi (6mm) Lê Ý đưa tấm giáp cho Lê Điền kiểm tra rồi hỏi tên thợ rèn.
- Tấm giáp này phân bố cụ thể như thế nào.
Tên thợ chính chắp tay vái nói.
- Dạ, bẩm cậu lớn, mảnh giáp này nặng bảy cân mười hai lạng (4,65kg) rèn thành hình giọt nước, giữa ngực giáp dày nhất khoảng hai phân (8mm) mỏng dần về các rìa, rìa trên dày một phân rưỡi, viền dưới dày một phân. Con cho rằng ở khoảng cách mười lăm trượng trở lên cản đạn súng hoả mai không là vấn đề gì lớn ạ.
Lê Ý ra vẻ hài lòng quay sang hỏi Lê Điền.
- Chú điền thấy tấm giáp này thế nào, tốt hơn bố diện giáp chứ?
Chưa trả lời vội, Lê Điền cầm tấm giáp bằng một tay, tay còn lại vê râu đăm chiêu, đột nhiên lão rút con dao găm ba cạnh ra đâm thật mạnh vào phần bụng của tấm giáp.
[Két ~] Tiếng thép rít chói tai vang vọng khắp xưởng thép, con dao của lão xuyên lút cán phần bụng tấm giáp. Lê Điền nhẹ nhàng như không rút con dao ba cạnh ra, rồi lại đâm thật mạnh vào giữa ngực giáp.
[Két~] Lại xuyên, lần này con dao vào được một phần ba rồi dần chững lại, đến một nửa thì không tiến được nữa.
Hơi tốn sức hơn một chút, Lê Điền rút con dao ba cạnh ra, xem xét m·ũi d·ao một lát rồi cười nói với Lê Ý.
- Hồi thiếu chủ, nếu đối phương là cao thủ nhất phẩm đỉnh cao, trang bị dao ba cạnh thì áo giáp này chưa đủ. Còn đám lính tráng bình thường thì không cách nào dùng v·ũ k·hí lạnh gây tổn thương cho người mạc tấm giáp này được. So với bố diện giáp chỉ có hơn chứ không kém.
Nghe được lời khẳng định của Lê Điền, Lê Ý thở phào một hơi rồi nói với Bùi Sái.
- Hôm nay đã tương đối muộn rồi, ngày mai chú Sái đem mấy khẩu súng hoả mai đi bắn thử. Nếu có thể chặn đạn súng hoả mai từ ngoài mười lăm trượng thì đại công cáo thành, ha ha ha …
Lại ngồi chờ thợ rèn còn lại rèn đao, một thanh đao từ thép “điền cương” với thợ có tay nghề trung bình, không yêu cầu chất lượng quá cao thì cần khoảng hai canh giờ, thép mới của Cao Giáp thì thợ rèn chưa biết tính chất như thế nào nên vừa rèn vừa dò xét, mãi đến cuối giờ tí (qua 12h30 đêm) mới xong.
Cầm trên tay cây đoản đao mới được mài thô chưa đánh bóng, Lê Điền múa may vài đường rồi chém thẳng vào khúc gỗ nhãn to bằng bắp đùi. Nhìn khúc gỗ bị cắt làm hai ngọt xớt bằng cây đao mới mài thô, Lê Ý nuốt một ngụm nước bọt.
“ Chú Điền mới là nhất phẩm cao thủ đã khủng kh·iếp như thế này, thử hỏi Tông sư như ông già còn kinh khủng đến mức nào. Thảo nào người ta bảo nhân vật thuộc hàng binh chủ có thể quyết định thắng bại một trận tao ngộ chiến.”
Nhìn thấy thành quả từ nhát chém của mình, Lê Điền ra chiều hài lòng lắm. Vuốt vuốt búng búng lưỡi đao rồi lại bẻ ngang cây đao thành góc ba bốn mươi độ, thả ra thấy đao vẫn thẳng, lão gật nhẹ đầu nói với Lê Ý.
- Loại thép này có độ cứng cùng độ đàn hồi đều khá tốt, cây đao này không hẳn là tốt nhất nhưng đã là trên mức trung bình. Thép trong xưởng của triều đình làm đao quá nửa không bằng cây đao này.
Được như vậy là nó đã rất hài lòng, yêu cầu của nó khi bắt đầu nghiên cứu phép đổ thép là tạo ra thứ thép có sản lượng cao, chất lượng đồng đều và có thể kiểm soát. Nó chưa ảo tưởng đến mức vừa đầu tư chưa được chục năm đã chế ra thứ thép có chất lượng khoáng cổ tuyệt kim.
Lê Ý tự tin trước sau gì mấy xưởng nghiên cứu của nó cũng chế ra thứ thép vượt trội thời đại này. Nào thép niken, thép coban, thép mangan, thép crom v.v. sớm muộn gì nó cũng sẽ vươn tới những đỉnh cao luyện kim đó. Còn bây giờ, thép carbon đã là niềm vui ngoài ý muốn khiến nó nằm mơ cũng có thể cười tỉnh rồi.
Ngửa mặt lên trời cười phách lối chi cực, nó sảng khoái nói với Cao Giáp.
- Cao Giáp, nghe thưởng.
- Bẩm cậu lớn, Giáp tại.
…
Hoàng Thành Đông Kinh mấy ngày nay đều bận rộn chuẩn bị thánh tiết cho Lê Bang Cơ.
Lễ thánh tiết là một ngày lễ truyền thống của người Hán, sau lan truyền trong các nước đồng văn, từ Việt, Triều, Nhật đều thế cả. Lễ thánh tiết có ý nghĩa là tưởng nhớ và tôn kính tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những n·gười đ·ã k·huất. Vì vậy vào dịp này người ta thường đến viếng mộ, dọn dẹp, trang hoàng và cúng dường cho người thân quá cố.
Ban đầu, lễ thường tổ chức vào tiết Thanh Minh, vì đây là khoảng thời gian giao hội giữa mùa xuân và mùa hạ, thiên nhiên trong lành, cây cối xanh tươi, hoa cỏ mơn mởn. Sau khi bái tế tổ tiên có thể ra ngoài hưởng thụ thiên nhiên, tận hưởng những ngày cuối của mùa xuân. Thường thì người ta có thể đạp thanh, hát hò, ngâm thơ làm phú cùng các hoạn động xã hội khác để tận hưởng tiết trời trong trẻo, mát lành trước khi hạ đến.
Tuy nhiên, sau này lễ thánh tiết cùng tiết Thanh Minh dần tách nhau ra. Vì vào ngày sinh nhật cũng thường phải làm mâm cúng tế bái tổ tiên, vậy nên các quân chủ phong kiến thường lấy ngày sinh của mình làm ngày thánh tiết cho con dân trong nước luôn.
Giả dụ như Lý Thánh Tông đặt ngày sinh làm Thừa Thiên thánh tiết, Lê Thái Tổ đặt ngày sinh của mình làm Vạn Thọ thánh tiết, Lê Thái Tông lại đặt ngày sinh của mình làm Kế Thiên thánh tiết.
Năm nay thánh tiết lại lấy ngày sinh của Lê Bang Cơ, gọi là Hiến Thiên thánh tiết. Từ sáng sớm Hoàng đế phải tự thân đi lễ bái trời đất ở tông miếu. Chuẩn bị kỹ càng, nghi trượng phức tạp, lễ vật phồn đa, Lê Khôi quỳ phía sau Lê Bang Cơ lắc nhẹ đầu.
Thằng quý tử nhà lão từ nhỏ đã có tiếng là thần đồng nhưng muốn học liền học, không muốn học trêu gà chọc chó tắm sông chả thiếu món nào. Nhìn lại Lê Bang Cơ, từ mười lăm tháng trước đến mồng chín tháng này mới hơn hai mươi ngày đã phải “chủ trì” hai cái lễ lớn, vừa tròn hai tuổi đã phải làm việc của người lớn, không phải quá sức sao.
Lão đang suy nghĩ miên man thì tên Điển lễ quan xướng lớn.
- Lễ tất.
Quân thần hướng cái án lớn lạy bốn lạy. Xong xuôi Thái Hậu Nguyễn thị Anh bế vua nhỏ di giá dẫn theo quần thần hồi cung. Thiết yến ở điện Cần Chính, chủ trì đương nhiên là Lê Bang Cơ, mấy thằng nhóc Lê Niệm, Lê Thọ Vực, Đỗ Văn Lão v.v. làm chân chạy bưng bê đồ ăn cho đám lão già khệnh khạng.
Đinh Liệt ngồi ngay bên cạnh Lê Khôi chỉ con lão là Đinh Mục cười nói.
- Khôi, mi thấy thằng con trưởng nhà anh thế nào, năm nay mười sáu đã là tam phẩm đỉnh cao, đao mâu cung kích không môn nào không thạo, ba mươi sáu kế binh pháp không đường nào không tinh, anh mới lấy tự cho nó là Quán Chi.
Hí mắt liếc qua Đinh Mục, hạ bàn vững chắc, hơi thở đều đặn, chạy bàn từ đầu buổi đến giờ mặt không đỏ tim không nhanh, cũng coi là một nhân tài. Gật đầu ra chiều khen ngợi, Lê Khôi chậm rãi nói.
- Nếu thật là thông binh pháp thì bảo nó mười lăm tháng này đem hồ sơ đến quân Ngự tiền võ sĩ, em cho nó làm đội trưởng.
Được như ý nguyện Đinh Liệt vỗ đùi cười sang sảng.
- Chú nhớ đấy, đúng mười lăm anh cho đòi thằng Mục qua chỗ chú, trăm sự nhờ chú cả.
Lê Khôi chậm rãi gật đầu khẳng định, nhấc cốc rượu lên mời Đinh Liệt, đúng lúc này, Lê Văn Linh cũng lân la bò qua cụng với hai lão, than thở với Lê Khôi.
- Thái giám đại nhân đúng là có thằng con quý hoá, rượu hổ phách này vừa liệt lại dịu, vừa vào miệng thì liệt, trôi qua họng hậu lại ngọt mà êm dịu, đúng là cực phẩm nhân gian.
Cười xoà hai tiếng, Lê Khôi trả lời.
- Nếu Tri Từ tụng sự đại nhân yêu thích, chốc nữa ta bảo Lê Cẩn đem vài chục vò sang biếu, có đáng gì đâu.
Ngửa cổ uống một hơi hết nửa cốc rượu, Lê văn Linh đồi phế nói.
- Lão không còn ở triều đình này được lâu nữa rồi.
Lê Khôi cười sang sảng.
- Khí sắc của Tri Từ tụng đại nhân hẵng còn tốt lắm, có khi bọn chúng ta xuống lỗ rồi ngài vẫn còn ngồi ngôi cao trên triều đường ý chứ.
Thấy Lê Khôi hời hợt tránh né hàm ý ẩn trong lời của lão, Lê Văn Linh đành phải nói thẳng.
-Lão già rồi, không biết còn sống được mấy năm nữa, con cháu chả đứa nào đủ sức chèo lái gia tộc, đành phải nhân cơ hội cái mặt mo này còn chút chỗ dùng mưu cầu phú quý cho bọn chúng.
Biết không làm lơ được nữa, Lê Khôi đành thở dài nói.
- Ý của Tri Từ tụng đại nhân Khôi đã hiểu, nhưng ngài cũng biết đấy, thương hội Vĩnh Xương không phải của mình nhà ta.
Thấy Lê Khôi có vẻ đã nhả ra, Lê Văn Linh từ tốn nói.
- Thái giám đại nhân cứ về tham khảo ý kiến của các nhà còn lại. Lão nguyện vào vốn một lượng vàng.
Lê Khôi trợn mắt nhìn Lê văn Linh.
- Một lượng vàng? Ngài chắc chứ?
Lê văn Linh nghiêm trang gật đầu.
- Quân tử nhất ngôn.
Nghe được câu trả lời chắc chắn của Lê văn Linh, Lê Khôi nghiêm trang chắp tay vái.
- Được lời này của Tri Từ tụng đại nhân, Khôi có bảy phần nắm chắc thuyết phục các nhà còn lại, buổi tiểu triều ngày mai sẽ cho đại nhân một câu trả lời chắc chắn.
Nắm chặt cốc rượu trong tay, Lê văn Linh đưa lên mời Lê Khôi, Đinh Liệt ngồi bên cạnh trơ mắt ếch không hiểu hai tên này vừa nói thứ ngôn ngữ gì. Cái gì mà gia nhập thương hội Vĩnh Xương? Cái gì mà một lượng vàng?
Lê Văn Linh cắp đít rời đi, Lê Khôi cùng Đinh Liệt tiếp tục bắt cặp với Trịnh Khắc Phục, Lê Sao. Đinh Liệt liệng chuyện một lượng vàng ra khỏi đầu, gặng hỏi Trịnh Khắc Phục.
- Anh Phục bị sao vậy, sao mặt cứ hằm hằm như thế.
Trịnh Khắc Phục bực dọc lầu bầu.
- Thằng Trà Hoa Bí Cai nước Chiêm Thành mới lên làm vua hơn một năm đã rục rịch sai người gây hấn ở biên giới. Cứ đà này năm sau kiểu gì cũng có đánh lớn.
Lê Khôi lo việc bảo vệ cho thánh tiết của Lê Bang Cơ, đã gần mười ngày không xem tài liệu của Nhập nội Kiểm sát ty. Giờ nghe Trịnh Khắc Phục nói Bí Cai muốn động binh thì hơi bất ngờ, vẻ mặt bình tĩnh hỏi.
- Bí Cai gây hấn bao lâu rồi?
Lê Sao ở bên cạnh trả lời.
- Từ tháng trước, chúng chưa đánh lớn, nhưng đã bắt đầu cho quân trinh sát tảo thanh dọc biên giới, chặn đánh thuơng buôn. Chúng dám chặn đánh cả thuyền buôn của thương hội Vĩnh Xương, thuyền của ta phải bắn đại pháo thị uy chúng mới từ bỏ.
Ngẫm nghĩ một lát, Lê Khôi lại hỏi.
- Em nghe nói hoàng tử Vàng Bu Lý (Wangburi tức vua Chakkaphat Phaen Phaeo) đã lên cầm quyền to ở Mường Sua, có khi nào Bí Cai có liên hệ với Vàng Bu Lý không ?
Bốn anh em đều lặng thinh, phải biết nước Vạn Tượng kể cả trong thời gian bốn năm không có vua vẫn tích cực đưa quân tướng can thiệp các mường Thái ở châu lộ Gia Hưng cùng lộ Quy Hoá. Giờ này nếu có sự liên kết giữa hai láng giềng này để chống Đại Việt thì không sung sướng gì.
Chưa nói đến mặt quân sự, chỉ cần bọn chúng cản trở thương lộ Đại Việt – Miến Điện (Myanmar) cùng Đại Việt – Mã Lạt Gia (Malaca) đã đủ để thương hội Vĩnh Xương khó thở. Thương hội Vĩnh Xương mà khó thở thì Đại Việt rất dễ bị hụt hơi.
Quần thần ai nấy cơm no rượu say ra về duy chỉ có mấy người biết chuyện là vẫn ngồi lại, chốc nữa còn phải sang điện Hội Anh bàn chuyện, đàng nào về rồi Nguyễn thị Anh cũng gọi vào cung thôi.