Chương 35: Không Dễ
Người Chăm là một dân tộc nói ngữ hệ Nam Đảo, vào khoảng những năm một ngàn trước công nguyên đi thuyền đến khu vực ven biển miền Trung đuổi người nói ngữ hệ Môn – Khmer (tức là người Bahna) lên miền thượng.
Tại vùng đất mới chinh phục này họ đã kiến lập nên văn hoá Sa Huỳnh một thời huy hoàng.
Đến năm 111 trước công nguyên, người Hán xâm lược và tiêu diệt văn hoá Sa Huỳnh thành lập quận Nhật Nam gồm năm huyện Tây Uyển (bắc Quảng Bình) Tỉ Cảnh (nam Quảng Bình) Chu Ngô (Quảng Trị) Lộ Dung (Huế) Tượng Lâm (Quảng Nam, Quảng Ngãi).
Cứ như vậy đến hơn ba trăm năm sau, nhà Đông Hán nội loạn, hết loạn Khăn Vàng đến loạn Đổng Trác, chư hầu bắt đầu chinh phạt. Khu Liên, một thủ lĩnh địa phương bèn nổi dậy ly khai khỏi nhà Hán lập nên nước Lâm Ấp.
Ban đầu nước Lâm Ấp là một chính quyền trung ương tập quyền mang màu sắc Trung Hoa. Tuy nhiên, do tính chất dân tộc là một cộng đồng chuộng nghề đi biển từ thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh, người Lâm Ấp đã có điều kiện tiếp xúc với các thương nhân và tu sỹ Ấn Độ. Từ đó manh nha chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn.
Những người Ấn đến buôn bán đã truyền cho giới quý tộc địa phương văn minh cùng cách thức tổ chức xã hội của Ấn Độ. Khác với người Hoa tổ chức xã hội theo mô hình trung ương tập quyền, xã hội của người Ấn mang tính phân quyền cao hơn.
Nước Lâm Ấp là các vùng đồng bằng sông nhỏ bị chia cắt bởi núi non nên hình thành các cộng đồng biệt lập. Vì vậy văn hoá Ấn được tầng lớp thượng lưu địa phương ưa chuộng, sau khi Khu Liên q·ua đ·ời các thế lực địa phương đã tích cực phổ cập văn hoá Ấn Độ áp đảo văn hoá Hán.
Đặc điểm này đã quyết định mô hình quốc gia của người Chiêm từ đó về sau mãi mãi là một nền quân chủ phân quyền theo thể chế Mạn Đà La.
Ngược lại, chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hoá Trung Hoa hoà quyện với văn hoá làng xã, ở phía bắc người Lạc Việt đã tiến hành xây dựng mô hình nhà nước nửa trung ương tập quyền vào trước thời Lê Sơ. Từ thời Lê Sơ trở về sau thì áp dụng mô hình hiệu quả hơn là trung ương tập quyền tiệm cận hoàn chỉnh.
Nhờ vậy, tuy không quá vượt trội hơn người Chiêm về trình độ văn minh hay diện tích, dân số nhưng người Lạc Việt có sức mạnh quốc gia hơn hẳn người Chiêm. Vì vậy, trong hơn ba trăm năm kể từ khi người Việt lập quốc luôn chiếm ưu thế và thường thắng trận trước người Chiêm, ép họ cắt đất bồi thường.
Duy chỉ có thời đại Chế Bồng Nga là người Chiêm bật lại được, lão già đó đúng là hack game, với cái thể chế cùi bắp của Chiêm Thành mà lão vẫn đánh cho vua quan nhà Trần ba lần bỏ Thăng Long chạy dài, đúng là quái đản.
Nói đến Chế Bồng Nga, thông qua các chiến thắng liên tục cùng thu phục đất đai đã mất, lão đã chứng minh cho người Chiêm thấy Đại Việt không phải là không thể b·ị đ·ánh bại, đất đai đã mất không phải không thể được thu hồi.
Thế là từ sau khi lão c·hết c·hiến t·ranh giữa Chiêm Thành cùng Đại Việt dày đặc hẳn lên, mãi đến khi Chiêm Thành thua trận trước nhà Hồ, hai lần. Người Chiêm phải cắt Quảng Nam và Quảng Ngãi cho họ Hồ làm phủ Thăng Hoa.
Sau người Minh xâm lăng diệt họ Hồ, người Chiêm lại vào Thăng Hoa, dân họ Hồ di cư đến đây đã theo Thăng Hoa quận vương là Ma Nô Đà Nan chống người Chiêm. Ma Nô Đà Nan bại trận, người Việt theo hắn chống Chiêm Thành kẻ b·ị b·ắt làm nô, người bị g·iết, số ít người chạy được về Thuận Hoá, khổ không thể tả.
Thái Tổ đuổi quân Minh, tuy người Chiêm sai sứ sang triều cống nhưng từ đó đến nay ma sát nhỏ chưa khi nào ngừng. Lê Khôi sáu bảy năm trời trấn thủ Thuận Hoá là đánh loại trận như thế.
Năm Thiệu Bình thứ nhất (1434) Sứ tiết Chiêm Thành đến Đông Kinh bái kiến các vị huân quý đại lão, mời mấy lão già bọn hắn tới sông Nhĩ Hà chơi, nhân tiện xem múa apsara Chiêm Thành, tặng vô số châu báu mỹ nữ. Mấy lão già vô sỉ lên thuyền sứ Chiêm tặng gì thì nhận nấy, cười khà khà xem vòng eo như rắn của mấy ả vũ nữ.
Vừa ôm gái đẹp xứ Chiêm vừa nói với sứ tiết Chiêm Thành rằng Lê Khôi là tên ngu xuẩn, không biết xem bản đồ, lãnh thổ Việt Chiêm trong bản đồ rõ ràng như thế mà lẫn lộn cả. Triều đình sẽ hạ lệnh cho Lê Khôi quay về, sứ Chiêm mừng húm dâng càng nhiều vàng ngọc.
Lão già Lê Sát nghiêng người hỏi sứ Chiêm Thành.
-Nước ngươi vào trộm đất ta, bắt bớ dân chúng ở châu Hóa là cớ làm sao?
Sứ tiết Chiêm Thành đáp.
-Chúa nước tôi nghe nói Hoàng Đế băng hà, tân Đế lên ngôi, thế nhưng hai nước đến nay vẫn chưa trao đổi sứ thần nên cũng chưa tin hẳn. Vậy nên sai tướng lên biên giới dò xét, chẳng qua tướng quân nước tôi làm trái lời vua, bắt sáu người ở Hoá Châu đem về. Chúa nước tôi giận lắm, từ tướng quân trở xuống đều bị chặt chân, lại sai đưa người b·ị b·ắt về Hoá châu cả rồi.” (1)
Mấy lão già đê tiện nghe sứ Chiêm giải thích thì cười xoà, phất tay nói là không có gì, sứ Chiêm cứ an tâm về nước. Từ đó chuyện phát binh chinh phạt Chiêm Thành được đưa lên chương trình nghị sự của Nội mật viện.
Còn Lê Khôi, đúng là năm đó lão bị triệu về thật, nhưng là về Nghệ An đón Đinh Liệt, hai anh em dắt tay nhau đem hai vạn quân Nghệ An đi tuần biên giới với Chiêm Thành, nói là thương lộ không an toàn, tiễu trừ thổ phỉ các loại.
Cái gì, vì sao hai vạn quân Hải Tây chạy đến gần biên thành Chiêm Thành à, chắc là Đinh Liệt, Lê Khôi ở ngoài ngàn dặm tự tiện làm càn thôi, không phải ý chỉ từ Đông Kinh, bọn mi phải tin tưởng mấy lão già vô lại ở điện Hội Anh.
Ba Đích Lại hoảng sợ ngay năm sau sai sứ sang chầu, thực ra là thăm dò xem Đại Việt đã bắt đầu mộ binh chưa.
Năm ngoái (1442) Lê Nguyên Long nghe tin Ba Đích Lại c·hết, vua mới là Maha Bí Cai chưa ổn định được các tiểu quốc ở xa, liền cho duyệt binh ở Chí Linh chuẩn bị nhân mùa gió bấc giong buồm vào nam đánh Chiêm Thành, ai ngờ tháng tám vua băng.
Trong điện Hội Anh, hơn năm mươi văn thần tướng lãnh cao cấp đều đã ngồi ngay ngắn trước sập vàng, ai nấy đều hiện vẻ mặt nghiêm trọng. Thái Hậu khẽ gật đầu với Trịnh Khắc Phục, lão lật đật đứng ra chắp tay vái.
-Tâu Bệ Hạ, tâu Thái Hậu, người Chiêm Thành từ tháng trước đến nay mười bốn lần dò xét biên giới của ta, như loài muỗi vo ve, lại tập kích biên quân của ta, như loài ong châm chích. Tình hình thực là khẩn cấp, mong triều đình sớm có quyết đoán cho biên quân biên dân được sớm ngày thái bình làm ăn.
Tiếng Nguyễn thị Anh vọng hỏi quần thần.
-Việc này các khanh coi là thế nào?
Lê Thụ ngay lập tức đứng ra tâu.
-Tâu Bệ Hạ, tâu Thái Hậu, thần cho là chúng đã khiêu khích đến tận nơi như thế mà ta giả như là không thấy thì ngày càng quá, tháng càng hơn, sớm muộn gì chúng cũng cất quân ra đánh Tân Bình - Thuận Hoá. Vậy nên ta phải lấy thế sét đánh không kịp bưng tai mà trừng phạt, để chúng thấy thiên uy lồng lộng, từ đó không dám làm trò rình rập cắn trộm nữa.
Nguyễn Mộng Tuân đứng ra phản bác.
-Nhập nội Đô đốc Bình chương đại nhân nói sai rồi. Chiêm Thành nào phải là một nước nhỏ hay bọn mán mọi Cầm Quý, Cầm Cương có thể so sánh? Từ thời Thái Tổ đến nay đã chịu vòng giáo hoá, dốc sức thờ vua ta, những năm Thiệu Bình tướng Chiêm trái lệnh sang bắt dân ta liền bị vua Chiêm cắt chân làm trừng phạt. Nay ta hưng sư động chúng mà di diệt phiên thần như thế thử hỏi chư hầu sẽ suy nghĩ làm sao? Lại nói, tuy Chiêm Thành thờ nước ta làm chủ nhưng cũng đồng thời làm chư hầu của Đại Minh, nếu ta xuất quân đánh Chiêm Thành thì Đại Minh sẽ phản ứng như thế nào?
Chúng đại thần nghe Nguyễn Mộng Tuân phản bác đều đăm chiêu suy nghĩ. Lời Nguyễn Mộng Tuân mới nghe qua thì tưởng là hắn ảo tưởng về quan hệ Việt Chăm, nhưng hàm chứa trong đó là mấy vấn đề Đại Việt chưa thể giải quyết được.
Thứ nhất, Chiêm Thành là một nước lớn độc lập chứ không phải châu kimi của Đại Việt, động binh với Chiêm Thành tức là chinh phạt chứ không phải bình định.
Thứ hai, nước Chiêm Thành dù hành động xấc xược nhưng bề ngoài vẫn thờ Đại Việt làm chủ, Đại Việt không có cớ chinh phạt.
Khi không có cái cớ xứng đáng mà thiện dùng binh thì sẽ bị các nước lân bang xa lánh, Đại Minh cũng không nể nang gì mà bỏ qua cơ hội dấy binh can thiệp.
Chu Kỳ Trấn không phải Chu Chiêm Cơ, thằng nhóc mười sáu tuổi này chưa trải qua đ·ánh đ·ập như bố nó, bây giờ đang hừng hực khí thế trùng chấn hào quang Đại Minh giống như Chu Đệ. Gặp phải loại trung nhị bừng bừng nhiệt huyết này không cẩn thận là lại mở ra một trường đại chiến.
Nguyễn thị Anh đưa mắt nhìn Lê Khôi hỏi.
-Thái Giám đại nhân cho là thế nào.
Lê Khôi nhìn một vòng quanh điện Hội Anh, thấy đám người đều đang nhìn mình, lão đứng ra chắp tay nói.
-Hồi Bệ Hạ, Thái Hậu, thần cho rằng trận chiến này ắt hẳn là phải đánh, sớm hay muộn thôi. Tháng trước người của Nhập nội Kiểm sát ty báo về, các thành Cổ Luỹ, Chiêm Động đều đang tích cực tích trữ lương thảo, đá gỗ cùng vật tư xây thành khác cũng quy tập về hai thành này rất nhiều. Từ trước lại đã chặt hết cây ngoài hai thành này, chắc hẳn là chúng đã biết năm trước Tiên Đế duyệt binh chuẩn bị nam chinh nên mới tích cực chuẩn bị cho c·hiến t·ranh như thế.
Nguyễn Mộng Tuân lại chắp tay hướng Lê Khôi phản bác.
-Thái giám đại nhân hẳn là có thể kiểm soát được phản ứng của các nước lân bang chăng?
Lê Khôi khoan thai đáp.
-Ngài nên nhớ phản ứng hiện tại của người Chiêm là để chống lại việc năm ngoái Tiên Đế cho duyệt binh chuẩn bị nam chinh. Chính Tiên đế đã gửi một thông điệp cho Maha Bí Cai rằng Đại Việt đã đủ sức gây chiến. Ta không biết phản ứng của các nước lân bang như thế nào, ta chỉ biết nếu ta trù trừ không hành động thì chậm nhất một năm nữa, chúng sẽ hoàn thành các hạng mục xây đắp hai thành Chiêm Động cùng Cổ Luỹ. Đến lúc đó tám chín phần mười chúng sẽ học Thái Uý Lý Thường Kiệt mà thôi.
Nguyễn Mộng Tuân chắp tay lui vào hàng không nói nữa, xem ra cuộc chiến sắp tới là bắt buộc, không ai có thể ngăn chặn. Triều đình Đông Kinh là ngăn không được, triều đình Đồ Bàn là không dám ngăn.
Nguyễn thị Anh quay sang hỏi Trịnh Khả.
-Bình chương sự đại nhân cho là cần bao nhiêu quân có thể đánh được Chiêm Thành?
Trịnh Khả ngẫm nghĩ một lúc rồi nói.
-Hồi Bệ Hạ, Thái Hậu, cái này còn phải xem tính chất c·hiến t·ranh cái đã.
Nguyễn thị Anh nhướng mày.
-Ồ, mời Bình chương sự đại nhân nói rõ hơn.
Trịnh Khả liếc qua Lê Khôi, Lê Thụ, thấy hai lão gật nhẹ đầu thì mỉm cười thoả mái đáp.
-Nếu Thái Hậu muốn phòng giữ biên giới, đuổi người Chiêm x·âm p·hạm thì chỉ cần một vạn hai một vạn năm ngàn quân là đủ. Nếu Thái Hậu muốn đánh đến thành Đồ Bàn bắt chúng trả hai đất Chiêm Động, Cổ Luỹ thì sáu vạn quân là đủ. Nếu Thái Hậu muốn diệt nước Chiêm Thành thì không có mười hai vạn quân thứ cho thần hữu tâm vô lực.
Nguyễn thị Anh nhìn về phía Trình Thanh.
-Nội mật viện Chánh trưởng đại nhân cho quả nhân biết, triều đình có thể chu cấp cho mười hai vạn quân nam chinh sao?
Trình Thanh đứng ra hướng sập vàng bái nói.
-Hồi Bệ Hạ, Thái Hậu, từ năm trước đến nay tai dị luôn luôn, ngoại trừ số lương dự bị để chẩn tai còn phải chuẩn bị lương thưởng để năm sau triển khai đắp đường, quân dịch nữa ạ. Hiện tại quốc khố có thể phát đủ lương thưởng, cho ba vạn người cả lính lẫn phu trong sáu tháng.
Nghe Trình Thanh báo cáo, Nguyễn thị Anh hơi có vẻ sa sút phất phất tay.
-Vậy thì theo phương lược thứ nhất đi, thủ vững Thuận Hoá không cho chúng quấy phá là được. Chờ cho ta an ổn phổ cập điềm lành ba bốn năm, đến lúc đó binh nhiều lương đủ ta muốn để Quan Gia tế đầu Bí Cai ở Thái miếu.
Nghe giọng Nguyễn thị Anh ngồi đây bàn chuyện làm sao tế đầu Maha Bí Cai quần thần đều có chút vô ngữ. Mọi người cúi đầu đếm kiến coi như không nghe thấy gì. Lầm bầm một hồi, Nguyễn thị Anh hướng Lê Khôi hỏi.
-Thái giám đại nhân cho rằng ai có thể đảm nhiệm trọng trách thủ vệ Thuận Hoá.
Lê Khôi châm chước một lát hướng sập vàng chắp tay nói.
-Hồi Bệ Hạ, Thái Hậu, Đồng Tổng quản Lê Chích đại nhân hẳn là có thể đảm đương Thuận Hoá, có chăng nên để một người có năng lực lại cẩn thận cầm ba đến năm vệ vào Nghệ An làm thanh viện là được.
Nguyễn thị Anh nhướng mày hỏi.
-Nói như vậy Thái giám đại nhân đã có nhân tuyển.
Lê Khôi nghiêm trang đáp.
-Làm việc này không ai hơn Nhập nội Tư mã - Lê Khuyển đại nhân.
Đăm chiêu một hồi, Nguyễn thị Anh ung dung nói.
-Lê Khuyển tiếp chỉ.
Lê Khuyển bất đắc dĩ đứng ra hướng sập vàng vái.
-Thần, Lê Khuyển nghe chỉ.
Nguyễn thị Anh nghiêm trang tụng.
-Phong Nhập nội Tư Mã Lê Khuyển làm Sùng tiến Nhập nội Đô đốc, Bình chương quân quốc trọng sự kiêm quản Hải Tây đạo chư vệ quân sự. Đến Hải Tây lập tức đem quân đóng giữ ở Nghệ An cất cao cảnh giác, khi có phong thanh ngay lập tức đem quân vào Thuận Hoá tiếp viện.
Thừa chỉ Nguyễn Như Đổ nhanh tay theo lời Thái Hậu soạn chiếu chỉ ban xuống. Lê Khuyển "liếc yêu" Lê Khôi một phát rồi quỳ tạ thánh ân tiếp chỉ. Lão Khôi vẻ mặt vô tội đưa mắt nhìn trần nhà, không có gì tỏ ra là quan tâm đến ánh mắt ai oán của Lê Khuyển.
* Chú thích:
(1) ĐVSKTT, Bản kỷ, Quyền XI, tờ 16b, 17a.
0