Xứ Hưng Hóa thời Trần gọi là đạo Đà Giang, nơi này từ khoảng thời Đường đã được người Thái (Tày) di cư từ Nam Chiếu xuống khai khẩn, canh tác. Bắt đầu từ Mường Thanh (Điện Biên) người Thái lan tỏa ra khắp bắc và trung bộ Đông Nam Á lục địa.
Miền bắc xứ Hưng Hóa, tức phủ Quy Hóa là khu vực sinh sống của người Thái Trắng (Tày Khao) thủ lĩnh người Thái Trắng từ xưa đến tận cách mạng tháng tám đều là người họ Đèo.
Ở phía nam, tức khu vực phủ Gia Hưng lại là khu vực sinh sống của người Thái Đen (Tày Đăm) người Thái đen ở phía tây phủ Gia Hưng (Điện Biên, và một phần Sơn La ngày nay) chịu phục họ Cầm, còn miền đông thì không có minh chủ mà chia thành từng châu, mường.
Mộc Châu thuộc về họ Xa, Mai Châu chịu phục họ Hà, Việt Châu lại nằm trong tay họ Hoàng v.v. cứ như thế ai biết việc nhà nấy.
Các triều đại phong kiến Lạc Việt từ khi lập quốc đến nay đối với xứ Hưng Hóa đều áp dụng chính sách kimi, nghĩa là triều đình chỉ yêu cầu thần phục để yên bờ cõi chứ không trực tiếp cai trị.
Các châu, mường đều có mức độ tự trị cao, có chính sách thuế khóa, quân sự riêng biệt, chỉ thụ phong từ triều đình Thăng Long/ Đông Kinh và (phần nào đó) thống nhất với triều đình về chính sách ngoại giao để nhận sự bảo hộ trước các thế lực lớn hơn như Trung Hoa, Nam Chiếu và Vạn Tượng.
Đương nhiên cũng có những lúc ngược lại, khi họ trở cờ rồi hợp tác với các nước lân bang chống lại Đại Việt, giả dụ như thời Lý thổ ty Hưng Hóa hợp tác với Đại Lý đánh đại Việt (1014) thời Trần chúng lại cấu kết với người Vạn Tượng (1279) đến thời Hồ lại có Đèo Cát Hãn theo hầu nhà Minh đánh Đại Ngu.
Tuy nhiên, vì không có năng lực cai trị những vùng biên viễn như thế, các triều đại trong lịch sử đều chỉ đánh dẹp quân nổi loạn, bắt g·iết kẻ cầm đầu rồi lại cho thân tộc hoặc thủ lĩnh địa phương tiếp tục tự trị.
Lê Chiêm thỏa mái ngồi trên lưng ngựa đi giữa đoàn quân, bên cạnh hắn là Trịnh Tú, gia thần nhà Lê Niệm, theo sau là tám tên chân chó, quan lang của người Mường, phù nạm (phù nạm, phụ tạo hay phìa tạo, trong tiếng Thái có nghĩa là thủ lĩnh) của người Thái đều có.
Trịnh Tú vốn là thân binh đi theo Lê Lai, Lai đem năm trăm quân đổi ai c·hết thay vua dặn Tú ở lại chăm nom các con của Lê Lai.
Trịnh Tú cùng Lê Lạn (anh trai Lê Lai) nuôi dạy ba đứa con trai của Lê Lai nên người, tưởng thế đã là hoàn thành lời thề với chủ.
Thế nhưng, trời khéo triêu ngươi, thứ tử Lê Lộ t·ử t·rận khi đánh châu Trà Lân (Con Cuông/ Nghệ An) trưởng tử Lê Lư t·ử t·rận khi đánh thành Nghệ An, cuối cùng là con út Lê Lâm t·ử t·rận khi đánh Ai Lao trả thù cho Lê Thạch.
Ba đứa con của Lê Lai đều c·hết trận vì nước, ngay cả Lê Lạn cũng c·hết trận khi đánh ải Khả Lưu. Lê Lai cả nhà trung nghĩa hai thế hệ c·hết không còn một mống vì việc nước, nhà Lê Lai bây giờ chỉ còn mỗi một mống là Lê Niệm con trai độc nhất của Lê Lâm.
Thái Tổ rất thương, lấy cả cơ nghiệp Hoàng triều ra thề độc, nếu bạc đãi con cháu Lê Lai thì nhà Lê suy tàn. Thế còn chưa đủ, trước khi c·hết còn ra lệnh sau này như là tổ chức cúng giỗ cho vua thì phải cúng dỗ cho Lê Lai trước một ngày, thế nên mới có câu.
“Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi.”
Nào phải tự nhiên Lê Khôi ghé qua nhà Lê Niệm thấy nó bắn cung một tạ tám liền rút kiếm chém hai tên gia thần rồi xách cổ nó ra Đông Kinh cho ăn học.
Cầm quyền ở triều đình Đông Kinh rặt một lò chú bác Lũng Nhai cả, đối với trẻ mồ côi nhà Lê Lai đều vô cùng chiếu cố.
Lê Niệm mới mười ba tuổi đã được nhậm chức Cận thị cục Chánh chưởng, mười sáu tuổi lại nhậm chức Môn hạ sảnh Tham tri Tây Đạo quân dân bạ tịch kiêm Tổng Quản vệ Phủng Thánh của Hải Tây quân.
Không những thế, thương hội Vĩnh Xương còn mặc nhiên chia cho Lê Niệm ba phần trăm cổ phần, là ba phần trăm cổ phần mà không cần góp vốn.
Lê Niệm năm nay mới chưa tròn mười bảy tuổi, quan lộ, tài lộ đã đến mức người khác phấn đấu cả đời không đến.
Đương nhiên là hiện tại nó vẫn ở Đông Kinh học tập, tháng sau có lẽ sẽ về quốc học Lam Sơn trau dồi thêm một hai năm gì đó mới thân chưởng quyền hành. Bây giờ thân binh của nó ở Thanh Hóa đang nằm hết dưới tay Trịnh Tú.
Sự ưu ái của tất cả các vị đại lão đến mức gần như hữu cầu tất ứng này khiến cho mọi hành động của Lê Niệm đều có thể được châm chước. Vì lẽ đó, hơn hai ngàn Phủng Thánh quân của Lê Niệm đương nhiên lọt vào tầm nhắm của cặp chú cháu vô sỷ Lê Nguyên Long, Lê Ý.
Nói gì cũng được, chỉ nhõn bốn ngàn hộ vệ mỏ sắt vẫn chưa đủ thỏa mãn khẩu vị hai chú cháu nhà này, vậy nên Lê Nguyên Long “vô cùng hào sảng” để vệ Phủng Thánh của Lê Niệm tràn biên chế từ hai ngàn lên hai ngàn tám trăm người.
Lê Ý cũng nhanh chóng bắt liên lạc với thủ lĩnh gia thần nhà Lê Niệm là Trịnh Tú rằng thương hội sẽ đài thọ cho thân binh của Lê Niệm cải cach theo chương trình tân quân. Không chỉ trang bị mà cả biên chế, diễn luyện, đội hình đều khác hẳn với q·uân đ·ội nhà Lê.
Cứ như thế, vệ Phủng Thánh giờ đây gồm hai doanh, mỗi doanh mười hai cơ trang bị toàn súng hỏa mai với lưỡi lê.
Lần này để che dấu tai mắt của người có tâm, Lê Ý buộc phải sử dụng con bài tẩy này, Phủng Thánh quân bí mật từ đường thượng đạo Tâm Châu (Quan Hóa) kéo sang phủ Gia Hưng.
Nhìn gần một ngàn ba trăm tân quân của doanh đệ nhất, xếp thành ba hàng bồng súng di chuyển giữa ánh mắt kính sợ của hơn ba ngàn thổ binh Lê Chiêm không khỏi chẹp miệng nói với Trịnh Tú.
-Nên nhanh hơn một chút nữa, tốt nhất là lần này phải tiêu diệt được chủ lực của chúng, khiến cho họ Cầm không còn sức khôi phục bá quyền của mình ở phía tây phủ Gia Hưng nữa, có như thế tương lai đặt quan lại trực trị ở đây mới dễ dàng hơn được.
Trịnh Tú nghe thế gật đầu thúc ngựa sai người đi dục các quân tăng tốc.
Chuyện quân Việt nghi binh ở Mộc Châu rồi đi đường vòng lên đánh úp Việt Châu đã diễn ra được bốn ngày. Tin tức này lan đến tai Cầm Sương ở Mộc Châu chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi.
Hôm đó quân Việt tập kích ban đêm, chiến trường rất hỗn loạn, muốn một lưới bắt hết nói nghe thì dễ. Kể cả khi Lê Chiêm đã căn dặn thổ binh Thái, Mường chia người án ngữ chặt đường ngang ngõ tắt khắp chung quanh Việt Châu, kiểu gì cũng có kẻ đương đêm theo đường rừng chạy trốn thành công.
Nhớ lại thư tay Lê Khôi gửi cho cũng đã nói rõ việc này, thành ra hắn cũng chẳng lấy làm phiền lòng lắm. Cho quân nghỉ ngơi thỏa sức c·ướp b·óc hai ngày.
Đừng vội hỏi vì sao Lê Chiêm lại tung quân c·ướp b·óc như thế, phần lớn quân của hắn là thổ phiên mà, để cho chúng thỏa sức phát tiết mới dễ dùng, hơn nữa lại còn tàn phá một điểm định cư của người Thái, lợi cho việc cai trị sau này.
Lại nói, hành quân đánh trận liên tục từ hăm mốt tháng sáu đến mùng ba tháng bảy, mười mấy ngày liên tục dù là thổ binh hay Việt quân đều đã thấm mệt, không nghỉ lại sức không được. Tạm gọi là một công đôi ba việc.
Đừng ai hỏi tù binh, hỏi đến chính là “bọn giặc ngoan cố chống cự tới cùng, gần hai ngàn tên tặc phỉ đều là tử trung với họ Hoàng không ai đầu hàng”. Gần ba ngàn phụ nữ trẻ em còn lại, tay bồng lưng gánh bị Lê Chiêm cắt ba trăm thổ binh đi sau xua như vịt, tương lai đây sẽ là thê thất mới của đám lính tráng bên đảo Quỳnh (Hải Nam).
Nhổ trại rời Việt Châu đã hai ngày, lần này hắn không theo đường cũ trở về mà cho vượt sông Đà xuống Chiềng Sàng, từ hướng tây bắc phối hợp với vệ Ưng Dương cùng thổ binh người Mường vây đánh phản quân của Cầm Sương ở Mộc Châu.
Dọc đường các cứ điểm của chúng như Chiềng Kim, Chiềng Pằn đã không thấy bóng dáng tên phiến loạn nào, hẳn là chúng đã biết tin mà chạy trước.
Lê Khiêm cười nhạt, bây giờ từ Mộc Châu thoát vây chỉ có ba con đường. Con đường lớn nhất theo hướng tây bắc về Mường Thanh đã bị hắn dùng hơn ba ngàn quân đoạn mất.
Con đường thứ hai chính là theo đường ban đầu của hắn theo hướng đông bắc đi Việt Châu, rồi từ đây đi đường thượng đạo về Mường Thanh.
Hiềm một nỗi Lê Chiêm đã để lại đó gần hai ngàn thổ binh, muốn đi qua đó thì phải bỏ lại bốn đến năm ngàn cái xác, một khi Cầm Sương đã thiệt hại như thế thì Lê Chiêm cũng đã đạt được mục đích.
Con đường cuối cùng là theo hướng tây nam qua đại doanh Mường Sang của vệ Ưng Dương, cũng có hai ngàn quân nhưng là quân chính quy, muốn đánh hạ được cứ điểm này chắc chắn phải trả giá đắt hơn đi đường đông bắc.
Nói cách khác, chỉ cần quân Ưng Dương của Lê Bồi cùng thổ binh của bọn Cao Tiến, Tòng Thanh đừng làm trò ngu xuẩn thì mười phần chắc chín.
Đang suy nghĩ miên man thì Lê Chiêm nghe thấy tiếng vó ngựa từ xa gấp gáp chạy đến, một tên tiếu kỵ chắp tay báo.
-Bẩm đại nhân, phía trước ngay gần Tà Niết phát hiện nhóm lớn quân địch.
Lê Chiêm ngồi trên ngựa nghiêng người về phía trước hỏi.
-Biết được chúng có bao nhiêu người sao?
Tên tiếu kỵ chắc chắn nói.
-Không ít hơn hai ngàn, không nhiều hơn ba ngàn người.
Cao Tung ở phía sau Lê Chiêm cất tiếng hỏi.
-Ô ông, theo tin ta có được, quân của Cầm Sương vây đánh Mường Sang lần này không ít hơn năm ngàn người, lại lấy quân ở các châu, mường khác xuống họp ở Mộc Châu hẳn là không ít hơn một vạn ba ngàn quân mới đúng.
Lê Chiêm nghe thấy vậy thì gật đầu cho là đúng, đoạn lại quay sang nhìn Trịnh Tú điềm nhiên như không, lão cất tiếng cười thỏa mái nói.
-Hắn bỏ chạy rồi, lưu thủ ở đây quá nửa là quân Mộc Châu của nhà họ Xa làm chủ lực.
Cao Tung khó hiểu.
-Quân ta đã bịt hết đường lớn ra khỏi Mộc Châu, chúng muốn di chuyển cả vạn quân ra khỏi Mộc Châu chẳng lẽ lại đi bằng đường rừng?
Ngoáy ngoáy lỗ tai búng một cái, Lê Chiêm chỉ về phía bắc chắc nịch nói.
-Từ phía tây Mộc Châu có một con đường núi đủ cho hai người đi song song, cứ theo đường ấy lên hướng tây bắc là đến Mường Lụm, lại từ Mường Lụm băng rừng sang đến Chiềng Sại là có thể men theo sông Đà lên phía bắc độ hơn bảy mươi dặm là đến Mường Khoa, từ đây có thể vòng ra Mường Mỗi (còn gọi là châu Thuận Muỗi, nay là tt Thuận Châu/ Sơn La) sau lưng chúng ta.
Bọn quan lang, phù nạm cùng trầm tư, Quách Luân nhăn mày.
-Nói như vậy không phải là công cốc sao? Chúng ta mất công chạy đường vòng xa như thế chẳng lẽ chỉ để đánh lũ tôm tép nhãi nhép này hay sao?
Cao Tung nhíu chặt mày, sau đó dãn ra cười theo Lê Chiêm, chắp tay nói.
-Ô ông cao tay ấn, Tung không phục không được
Lê Chiêm lại càng đắc chí, vuốt râu cười vang.
...
Xa văn Thành cực kỳ kính nể Bạc Thường, kính nể là một chuyện, hắn không phải loại người có lý tưởng vững chắc, dám hy sinh vì một luồng huyết dũng như Bạc Thường.
Là phù nạm Mường Mộc, hắn phải chịu trách nhiệm cho nhân sinh của hơn hai vạn người Thái nơi đây, hoặc chí ít là một vạn ba ngàn quân dân ở thủ phủ của Mường Mộc - Mường Sang.
Nói cách khác, ngồi ở vị trí này, hắn không dám, càng không được phép dám làm mấy chuyện nghĩa bạc vân thiên như Bạc Thường.
Năm đó Cầm Cương nổi dậy làm rung chuyển cả xứ Hưng Hóa, hắn cũng đem hơn một ngàn anh em Mộc Châu theo hầu, nhưng nhờ nhiều toan tính nên hắn chỉ cho quân của mình ở vòng ngoài đổ nước.
Đừng hiểu nhầm, không phải hắn không muốn chung tay thành lập vương quốc Thái mới ở xứ Hưng Hóa này, là thủ lĩnh một châu, còn lớn hơn mường, hắn nghiễm nhiên là người hưởng lợi từ sự thành lập của vương quốc Thái mới.
Chẳng qua, hắn thực sự không dám, cũng không có quyền áp hết vốn liếng vào cửa của Cầm Cương.
0