Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Lê Dung

Unknown

Chương 79: Dạo Đầu

Chương 79: Dạo Đầu


Xe ngựa chạy rầm rập bên ngoài La Thành, đại doanh của Thiết đột Hữu dực Thánh quân ở phía tây nhưng muốn lên Hưng Hóa lại phải di chuyển đến phía đông thành Đông Kinh.

Lý do rất đơn giản, Đại Việt là xứ sông nước, từ xưa đến nay thường chuyển quân bằng thuyền, lần này xuất quân cũng không ngoại lệ.

Di chuyển từ Thập tam Trại ở phía tây thành Đông Kinh ra bến Bồ Đề ở phía đông, đại quân của Lê Ê sẽ lên thuyền từ đây ngược Nhĩ Hà thông sang sông Đà, rồi men theo sông Đà lên Bài Mộc, lại ngược suối Miêng lên Mộc Hạ, cuối cùng từ Mộc Hạ đi thượng đạo đến Mộc Châu.

Không chỉ là thói quen, thực tế là chỉ có chuyển quân, vận lương bằng đường thủy thì một phu mới có thể đảm bảo hậu cần cho một lính.

Năm xưa Triệu Tiết, Quách Quỳ kéo mười vạn quân Tống sang đánh nhau với Thái Úy Lý Thường Kiệt ở phòng tuyến Như Nguyệt, trước khi xuất chinh hai thầy trò nhà này đòi vua Tống Thần Tông phát ba mươi vạn dân phu mới đủ cung cấp hậu cần cho mười vạn đại quân, sau vua Tống chửi hai kẻ này là loại phá của, chỉ phát cho hai mươi vạn phu, nghĩa là hai phu hầu một lính.

Quân Thanh kéo sang nước ta thời Nguyễn Huệ cũng chỉ có đâu đó ba đến bốn vạn quân chính quy, còn lại dân phu các thứ tới mười hai vạn người.

Tổng cộng gần mười sáu vạn người cả lính lẫn phu, tỉ lệ lên tới ba đến bốn phu hầu một lính. Tôn Sỹ Nghị liền phô trương thanh thế viết hịch chém lên thành hai mươi chín vạn đại quân.

Sau khi ta đánh tan quân Thanh rồi cụ Ngô Thì Nhậm cũng mượn luôn bài hịch của Tôn Sỹ Nghị mà gáy thật vang.

Nói đùa cái gì, hai mươi chín vạn là chính chúng nó chém gió, giờ mình thắng rồi cứ theo đó mà gáy cho to, chúng nó cũng chẳng cãi được.

Xa xa nhìn Phủng Thánh quân đang cùng dân phu đưa pháo kéo cùng pháo cối lên thuyền, một luồng nhiệt huyết không nhịn được bừng bừng xông lên não Lê Niệm.

Phủng Thánh quân của hắn vốn chỉ có độ hơn hai ngàn quân, nhờ thao tác của Lê Nguyên Long mà bây giờ chỉ tính binh lính đã có gần hai ngàn sáu trăm người.

Cộng cả ngũ trưởng, đội trưởng, các thứ hiện tại đã lên đến hơn hai ngàn tám trăm người chia làm hai doanh.

Trong đó doanh đệ nhất là bộ binh hạng nhẹ, trang bị thuần s·ú·n·g hỏa mai, doanh đệ nhị được thử nghiệm làm đơn vị đánh công kiên, có tới ba cơ pháo kéo cùng ba cơ pháo cối.

Theo kế hoạch ban đầu doanh đệ nhị sẽ theo đường cũ của doanh đệ nhất, nghĩa là men theo bờ Lỗi Giang lên Tâm Châu (Quan Hóa) đến tàn tích mường Đốc Mai đi qua thung lũng mường Xẩm theo đường bản Nát lên Mộc Châu.

Thế nhưng vấn đề là mấy khẩu pháo kéo kia cả pháo lẫn khung gầm nặng tới hơn mười sáu tạ (> 960kg) đưa lên đường ven sông lẫn thượng đạo đều là cực hình.

Không còn cách nào khác, doanh đệ nhị của Phủng Thánh quân phải ngồi thuyền ra Đông Kinh rồi lại từ Đông Kinh tiếp tục đi thuyền lên Hưng Hóa.

Đứng bên cạnh doanh trưởng đệ nhị doanh - Đinh Bảng, Lê Niệm tập trung nhìn thật kỹ mấy khẩu pháo kéo, đây chính là loại v·ũ k·hí tiên tiến nhất thế giới hiện nay – ít nhất là kỹ sư của công xưởng Vĩnh Xương nói với hắn như thế.

Nhìn thật kỹ, loại hỏa khí này có vẻ giống một khẩu thần cơ thương pháo nhưng kích cỡ được phóng to nhiều lần rồi đặt lên khung gầm hai bánh, có chân chống ở phía sau có thể gập lại được.

Lê Ê phi ngựa đến bến tàu, lão nhanh nhẹn xoay người xuống ngựa chỉ vào mấy khẩu pháo kéo, hướng Đinh Bảng hỏi.

-Đây là hỏa khí mới của quân Phủng Thánh à?

Lê Niệm cùng Đinh Bảng hành quân lễ rồi hướng Lê Ê trả lời.

-Hồi tướng quân, đây đúng là hỏa khí công xưởng Vĩnh Xương mới đưa xuống huyện Thuần Hựu từ đầu năm nay.

Lê Ê đến gần khẩu pháo kéo, sờ lên ống đồng lạnh tanh hứng thú hỏi.

-Sức mạnh của loại hỏa khí này so với thần cơ thương pháo thì như thế nào?

Đinh Bảng trả lời.

-Hồi tướng quân, khẩu pháo kéo dưới tay ngài có thể bắn viên đ·ạ·n gang nặng ba cân bốn lạng (~2 kg) trúng một cái chuồng ngựa từ khoảng cách một trăm hai lăm trượng (500 m). Ở khoảng cách đó, nó có thể bắn xuyên tấm gỗ thông dày chín tấc (360mm).

Lê Ê nhíu chặt lông mày.

-Mạnh mẽ như vậy? Nếu ta muốn bắn sập tường đá dày ba thước (1,2 m) thì thế nào?

Nghe câu hỏi của Lê Ê, Đinh Bảng không khỏi cười khổ.

-Hồi tướng quân, công tử Lê Ý nói ở Cẩm Giang đang nghiên cứu loại pháo kéo cỡ lớn có thể bắn sập tường đá, nhưng khung gầm chưa đủ ổn định để đem đi đánh trận. Nếu tướng quân ngài muốn đánh sập tường đá thì dùng địa lôi hiệu quả hơn. Loại pháo kéo này chỉ có thể dùng để bắn vỡ cửa chính của thành nhỏ hoặc càn quét bộ binh thôi .

- Càn quét bộ binh?

Lê Ê tỏ vẻ hứng thú bừng bừng.

- Vâng, ở khoảng cách bảy mươi trượng (280 m) chỉ một phát đ·ạ·n ghém cứng có thể quét sạch cả một ngũ trọng giáp bộ binh.

Đ·ạ·n pháo của công xưởng Vĩnh Xương cơ bản có thể chia làm ba loại, đ·ạ·n đặc thông thường, đ·ạ·n ghém cứng và đ·ạ·n ghém mềm.

Đ·ạ·n đặc thì không nói rồi, nó chỉ đơn giản là một viên bi bằng gang hoặc chì được đúc hàng loạt.

Đ·ạ·n ghém mới là v·ũ k·hí sát thương lớn nhất của pháo kéo thời đại này.

Đ·ạ·n ghém mềm còn gọi là đ·ạ·n chùm nho, nghĩa là gói tất cả đ·ạ·n con vào một bao vải rồi nhồi vào nòng pháo, khi pháo bắn bao vải rách ra gây sát thương diện rộng theo hình nón trước mặt pháo. Vì vật chứa chỉ là bao vải nên đ·ạ·n mẹ rách sớm, khiến tầm sát thương của loại đ·ạ·n này chỉ là mười lăm đến hai mươi trượng (60-80 m).

Còn đ·ạ·n ghém cứng, đúng như tên gọi, nó là loại đ·ạ·n chùm tương tự như đ·ạ·n ghém mềm nhưng thay vì bao vải thì giờ đây đ·ạ·n con được xếp trong một vỏ cứng bằng gỗ hoặc kim loại. Khoảng trống giữa các viên đ·ạ·n con được chèn kỹ bằng mùn cưa để ngăn chúng va vào nhau khi viên đ·ạ·n được bắn ra. Nhờ đó gia tăng tầm bắn hiệu quả.

Nếu Lê Ý nhớ không nhầm thì bên Châu Âu tầm thế kỷ 17, 18 loại đ·ạ·n này có thể đạt tầm sát thương lên đến cả trăm trượng (~400m).

Hiềm một nỗi nội xưởng nhà nó nghiên cứu cỡ nào cũng chỉ đạt tấm sát thương hiệu quả bảy mươi trượng (~280 m) là hết nấc. Cái này chắc chắn phải đầu tư thêm nhiều tiền của.

Đèo mẹ!

Lê Ê hỏi như thế thôi chứ thực ra lão đã tương đối hài lòng, có những bảo bối này, việc công lũy Mường Mỗi trong mắt lão lại càng bớt khó khăn đi một phần.

Lão cầm bình nước uống một ngụm rồi liệng cho Lê Niệm, hắn uống vào mới biết đây là rượu hoa quả, vị táo mèo thì phải.

Đang định ý kiến thì lão già đã chạy đến sát cầu tàu đá đít mấy tên quản đốc, dặn chúng đốc sát dân phu đưa pháo của Lê Niệm lên thuyền nhanh lên.

Đại quân của lão đã làm lễ xuất quân từ hôm qua nhưng vẫn phải nán lại một ngày đường vì đám bảo bối này.

Thực ra Lê Ê cũng chẳng gấp, nhưng triều đình thì có, mồng bốn tháng sau là ngày giỗ đầu Lê Nguyên Long, Bệ Hạ cùng Thái hậu phải vào Lam Kinh chủ trì, đến ngày mười hai lại tham gia khai giảng Quốc học Lam Sơn nữa.

Nghe nói mấy vị sư sinh Quốc tử giám cũng khăn gói vào Thanh Hóa, tiếc là lão không được tận mắt nhìn thấy trò vui sắp tới.

Càng nghĩ càng thú vị, Lê Ê không nhịn được để khóe miệng kéo lên một đường cong.

Lão lấy tay che ánh nắng chói chang của ông trời, cuối chân trời đã bắt đầu có mây, thời tiết lại đặc biệt oi bức, hẳn là sắp có mưa.

Đối với nông dân đây có lẽ là mát lòng mát dạ, lão tặc thiên đã hơn tháng trời không cho mưa xuống rồi. Ngược lại, đối với q·uân đ·ội sắp xuất chinh theo đường sông thì đây chẳng phải tin tốt lành gì.

Lên đường ... à nhầm, xuống nước mà gặp lũ thì khốn nạn.

Lê Niệm liệng bình rượu táo cho thân binh của Lê Ê, trời bức bối thế này uống rượu đúng là ngu không ai bằng, vừa lau mồ hôi vừa hỏi.

-Ông Ê, nếu trước giờ trưa nay chúng ta xuất phát thì bao giờ lên đến Mộc Châu vậy?

Lê Ê nhíu mày.

-Gọi tướng quân, câu cú đầy đủ vào, đây là quân ngũ, không phải nơi hồ nháo.

Méo cả miệng, Lê Niệm vẫn phải hỏi lại.

-Bẩm tướng quân, nếu trưa nay quân ta xuất phát thì bao giờ đến Mộc Châu ạ?

-Từ Bồ Đề lên Bài Mộc hết độ bốn ngày, ở Bài Mộc chấn chỉnh một ngày xây dựng hành dinh rồi hành quân đến Mộc Châu hết độ hai ngày nữa. Tổng cộng tầm bảy ngày, cứ từ từ mà hưởng thụ.

Nói rồi lão sải bước lên lâu thuyền, bọn Lê Niệm lật đật chạy theo sau.

Đám pháo kéo lẫn pháo cối của Lê Niệm cuối cùng cũng được dàn xếp xong, hơn hai trăm chiếc thuyền hạo hạo đãng đãng nối đuôi sắp hàng chậm rãi di chuyển trên sông.

Trên lý thuyết, đây là một phần năm vốn liếng của thủy quân Đại Việt. Thực tế hiện tại thì ... hề hề ...

Đoàn thuyền vừa rời bến Bồ Đề thì mây đen kéo đến, ven vờ đất đá bị trận gió to mới nổi lên thổi bay mù trời, soái kỳ chữ “Lê” trên cột cờ bị gió thổi phần phật.

Lê Niệm cảm thấy Lê Ý nói đúng, cái thứ cờ viết độc một chữ thế kia trông phèn c·hết được. Kể từ lần trước cầm cờ “hoàng nhật hồng thiên” nhảy sang thuyền c·ướp biển c·hém n·gười đến nay hắn cảm thấy chỉ có loại chiến kỳ có ý nghĩa, có lý tưởng như thế mới khơi gợi được nhiệt huyết của binh sỹ.

...

Lão già Lê Ê cực kỳ vô sỷ nói giông gió là điềm tốt, báo hiệu lần này xuất quân sẽ như gió rung chớp giật, quét sạch bọn mán mọi ở Hưng Hóa.

Trời nổi cơn giông được một lát thì đổ mưa như trút nước, may mà đại quân di chuyển bằng thuyền chứ không đi đường bộ, chứ cái ngữ vừa xuất quân mà gặp thời tiết thế này chỉ có nước dừng quân hạ trại.

Đến lúc đó dân chúng Đông Kinh lại được dịp chém gió, cái gì mà triều đình chướng khí mù mịt bị trời ghét các thứ. Đầu năm nay những chủ đề như thế rất được anh hùng hào kiệt đầu hàng cuối quán hưởng ứng.

Binh lính lẫn dân phu đều chui hết vào khoang thuyền, Lê Niệm thì không trốn vào khoang thuyền được, thân là quan quân, hắn phải đứng ra phụ giúp lão Ê quán xuyến hành quân.

Mấy chiếc thuyền có buồm đều buộc chặt hết lại, trong sông này dùng mái chèo là được rồi. Mây đen che hết cả ánh mặt trời, đương buổi sáng mà tối sập lại như giờ dậu (5-7 giờ tối) đoàn thuyền phải liên lạc với nhau bằng đèn chớp.

Cách liên lạc này là học của thương thuyền Vĩnh Xương, sử dụng một bộ mã đặc biệt có thể liên lạc vào ban đêm.

Lê Niệm đứng trên lầu chỉ huy của lâu thuyền nhận lệnh của Lê Ê điều phối hết thảy.

Nước mưa hắt hết vào trong quần áo dinh dính. Vuốt bớt nước mưa trên mặt, nó nghe lệnh từ Lê Ê rồi nói với quan quân đèn chớp.

-...

-Ra lệnh cho tất cả các thuyền kiểm tra kỹ, chú ý không để quân nhu trên thuyền bị ướt.

-Rõ!

Nói đùa cái gì, gạo khô tuy đã bị đồ chín, không còn mọc mầm được nữa nhưng dính nước mưa vẫn có thể bị nấm mốc. Cứ cho là binh lính nhắm mắt cho qua cái hương vị mỹ diệu đó mà ăn chống đói thì bệnh tật theo kèm cũng là thứ không tướng quân nào có thể chấp nhận nổi.

...

Trịnh Tú xoay người xuống ngựa chậm rãi bước đến bụi cỏ cao quá đầu gối, vạch một lùm cỏ ra, trong đó là một thân ảnh rắn rỏi đang nằm ngửa. Trên cổ thân ảnh này có một lỗ thủng, có vẻ là bị một mũi tên xuyên từ phía sau cổ ra yết hầu.

Nhìn vào ánh mắt đã mất đi tiêu cự của cái xác, sắt đá hung tàn như Trịnh Tú cũng không nhịn được thở dài một hơi, lão nhìn lên bầu trời.

Bầu trời Hưng Hóa gần như vĩnh viễn là một màu thiên thanh như thế, cái màu xanh trong trẻo đó kéo đến tận chân trời.

Ở nơi đó, sau những dãy núi liên miên bất tuyệt kia là đám người Thái như u linh rình rập.

Dường như mỗi một gốc cây, khe nước đều có thể là nơi ẩn núp của chúng. Từ sau khi quân của lão làm chủ Mộc Châu, không ngày nào là đám người Thái này không tổ chức một vài trận q·uấy r·ối.

Đi về hướng Lê Chiêm đang vẫy tay. Lão nhìn thấy thêm hai cái xác nữa, bị đóng đinh trên thân cây.

Ba người một tổ, ba tổ một nhóm, hai nhóm một ngũ, đây là tiêu chuẩn của lính thá·m s·át từ thời Lam Sơn.

Không phải Trịnh Tú không biết tung thá·m s·át ra là sẽ có nguy cơ bị bọn người Thái phục sát, nhưng đây là bắt buộc.

Trừ khi lão tập trung hết quân vào ba đến bốn đại doanh, buông bỏ khống chế đối với tất cả các khu vực còn lại của thung lũng Mộc Châu.

Cái giá của việc để thế chủ động rơi vào tay địch là gì à? Cứ nhìn cách năm sáu vạn quân Minh bị chưa tới một vạn quân Lam Sơn bón hành cho d·ụ·c tiên d·ụ·c tử ở Tốt Động – Chúc Động là thấy.

Chiến tranh là thầy giáo tốt nhất dành cho con người, dưới áp lực của sắt và máu, bất cứ ai “không chịu” trưởng thành đều có nguy cơ nhiều hơn trước c·ái c·hết.

Đỗ Lam hiện tại cũng như vậy, không giống lần đầu tiên ra trận. Sau khi từ quỷ môn quan trở về, hắn không bao giờ lần nữa tỏ ra nóng nảy, tham công hay liều lĩnh cố tỏ ra mình đặc biệt.

Hắn bây giờ chỉ thực hiện mệnh lệnh được giao một cách lạnh lùng, chính xác mà nghiễm nhiên như ăn cơm uống nước.

Chậm rãi gỡ đồng đội bị đóng đinh trên cây xuống, hắn vuốt mắt cho tử sỹ, trong mắt không có bi ai, càng không có phẫn nộ, chỉ có cam chịu cùng kính sợ đối với c·ái c·hết.

“Bất cứ ai đã nhìn vào đôi mắt đờ đẫn của một người lính đang hấp hối trên chiến trường đều sẽ suy tư nhiều hơn trước khi dấy lên một cuộc chiến.”

---Otto von Bismacrk---

Chương 79: Dạo Đầu