Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Lê Dung
Unknown
Chương 94: Người Thái
Hình thái tổ chức xã hội của người Thái cấp thấp nhất là “bản” tương đương với thôn làng của người Việt.
Các khu định cư đông đúc và phồn vinh hơn gọi là “chiềng” tương đương với thành trấn của người Việt.
Lấy một chiềng làm trung tâm mà gom các khu định cư khác vào thì gọi là “mường” nghĩa là xứ. Người đứng đầu mỗi mường gọi là phù nạm (phù tạo, phụ đạo v.v. đều cùng một nghĩa cả).
Đương nhiên không phải mường nào cũng như mường nào, có mường to thì cũng có mường nhỏ.
Các mường nhỏ yếu thường chịu phụ thuộc vào các mường lớn mạnh hơn, tạo thành một mô hình minh chủ - chư hầu gọi là “mường luông” hay “châu”.
Người đứng đầu một châu họi là “Chẩu mường” hay “Chúa mường”.
Các Chẩu mường có quyền lực quyết định lệ cống nạp sản vật, lao dịch cũng như triệu tập các “quân đoàn chinh chiến” hay “hồng y quân” để tiến hành chinh phạt cũng như bảo vệ lợi ích của các mường.
Năm đó Lê Nguyên Long dễ dàng “tha thứ” cho Xa văn Thành như vậy là vì cha ông hắn đã hiệu triệu hồng y quân giúp Thái Tổ Lê Lợi trong cuộc khôi phục giang sơn. (1)
Đến đầu thời Lê Sơ, sau hàng loạt các cuộc c·hiến t·ranh chinh phạt, ở khu vực Hưng Hóa hình thành mười sáu “châu” gọi là “síp hốc chây Tai” hay “mười sáu xứ Thái”. (2)
Trăng sáng treo cao, không hiểu sao giữa tháng tám mà lẫn trong thứ ánh sáng trong trẻo đó có một luồng lành lạnh thấm tận tim gan.
Đêm đã về khuya, cửa căn nhà sàn lớn nhất giữa Mường Chanh đột nhiên bị gõ vang.
Cầm Sương cũng chưa ngủ, ngồi dậy ra mở cửa, nhìn thấy Cầm Thịnh thì hơi kinh ngạc, giờ này hắn đã đang ở Mường Moun (nay thuộc các xã Yên Sơn, Cò Nòi/ huyện Mai Sơn/ Sơn La, tác ngồi năm tiếng đồng hồ tra các loại tài liệu cổ mà không sao tìm ra phiên âm tiếng Việt được) đốc xúc trai tráng sẵn sàng hỗ trợ Cầm Thanh ở Chiềng Đông mới đúng.
Cầm Sương nhường lối cho Cầm Thịnh vào nhà, nhíu mày nghi hoặc.
- A Thịnh?
Cầm Thịnh gật đầu ngồi xuống bàn mới hướng Cầm Sương nói.
- Có chuyện cần nhắc nhở a Sương.
Cầm Sương ngồi xuống theo, xách ấm chè thấy đang còn ấm, rót cho Cầm Thịnh một chén cười hỏi.
- Chuyện gì mà quan trọng vậy?
Cầm Thịnh cầm chén nước lên cũng không uống, dùng tay chấm một ít nước rồi vẽ lên bàn nói.
- Mường Mụa (Mai Sơn châu) đúng là vùng đất trù phú, có thể nuôi nhiều người, mộ nhiều trai tráng, thế nhưng địa hình nơi này bằng phẳng, dù có đắp lũy đá cao cả trượng cũng là dễ công khó thủ, không đủ làm quân cơ trọng trấn.
Thấy Cầm Sương gật nhẹ đầu, cũng không phản bác, Cầm Thịnh mới nói tiếp.
- Nếu muốn phòng thủ trước người Kinh, một là rút hẳn lên Mường La (tp. Sơn La) nơi đó địa thế hiểm trở, dễ thủ khó công. Còn muốn cố giữ Mường Mụa thì đem hết quân xuống hẳn Mường Muon dựa vào thế Yên Sơn mà thủ, lại cùng Chiềng Đông hô ứng lẫn nhau, người Kinh muốn vượt núi đánh lên ắt phải chịu nhiều t·hương v·ong, sĩ khí ắt giảm.
Nghe Cầm Thịnh trình bày xong, Cầm Sương thở dài một hơi.
- A Thịnh, đúng ra hai ngày nữa quân Mường Thanh xuống đến nơi tao mới đem người xuống Mường Moun hợp quân với mày, khi đó sẽ trình bày hết thảy cho mày nghe. Hôm nay mày đã cất công về đây, xem ra không làm rõ với mày không được.
Cầm Thịnh nghiêng đầu ra hiệu đang nghe, Cầm Sương êm tai nói.
- Nếu là trước trận Bản Hàn (Tà Niết) tao sẽ tập trung lực lượng lại quyết chiến một trận với người xuôi ở Mường Moun như mày nói. Thế nhưng trong trận đó thứ v·ũ k·hí mới của người Kinh quá đáng sợ, rào gỗ ghép từ những khúc cây to bằng cẳng chân cũng không đủ để chống lại uy lực của thứ v·ũ k·hí đó. Nếu chúng ta tụ quân lại đối cứng thì đừng nói là non hai vạn người trong tay chúng ta bây giờ, kể cả quân số có nhiều gấp đôi cũng không đủ cho chúng tàn sát.
Cầm Thịnh nghe đến đây không nhịn được nhíu mày.
- Nói như vậy chúng ta không có cách nào chiến thắng cuộc chiến này?
Cầm Sương cười nhạt, tự tin nói.
- A Thịnh, c·hiến t·ranh không phải lúc nào cũng phải chém chém g·iết g·iết. Khi sức lực của chúng ta không đủ để chính diện quyết thư hùng với kẻ địch thì đơn giản là dùng biện pháp khác, tránh né mũi nhọn của chúng đi. Chiến tranh là công cụ để hoàn thành mục tiêu chính trị. Mục tiêu của triều đình Đông Kinh là dẹp xong loạn ở mười sáu xứ Thái trước khi mùa xuân năm sau đến. Vậy nên, chúng ta không cần liều sống liều c·hết với chúng. Ta chỉ cần giữ vững nhịp độ c·hiến t·ranh, không để chúng tìm kiếm được trận quyết chiến là được. Chúng không giải quyết được dứt điểm chúng ta thì không thể tập trung cho cuộc chiến với người Chiêm vào năm sau, ấy là ta đã là thắng to rồi.
Nghe Cầm Sương thuyết giảng, Cầm Thịnh không nhịn được đưa cốc nước chè lên thấm ướt cổ họng đã hơi khô, giọng vẫn chưa hết khàn.
- Đánh như vậy chẳng phải a Thanh cùng năm ngàn quân của nó ở Chiềng Đông c·hết oan c·hết uổng sao?
Cầm Sương cười mỉm vỗ vai Cầm Thịnh trấn an.
- A Thanh ở lại giữ Chiềng Đông chỉ có chưa tới ba ngàn quân thôi, con số hơn năm ngàn quân là nói cho bọn rác rưởi Thái gian nghe, thông tin này hẳn là đã bay đến doanh trại người Kinh. Mày yên tâm, ngay từ ban đầu tao đã không có ý định để a Thanh tử thủ ở đấy rồi. Mặt bắc Chiềng Đông có con đường thượng đạo, tao đã dặn nó khi nào cảm giác không thủ được nữa thì đem người theo đường này vượt đèo Chẹn chạy về Mường Moun hội quân với chúng ta, trừ khi nó ngu hết thuốc chữa, không thì c·hết thế nào được.
Cầm Thịnh gật đầu, chắc nịch nói.
- Được, nếu a Sương đã nói như thế thì tao cũng yên tâm!
Nói rồi liền đứng dậy rời đi, để lại Cầm Sương một mình tĩnh lặng nhìn bản đồ Hưng Hóa sa vào suy tư.
Trái với dự tính của hắn, tình hình mộ binh không được suôn sẻ lắm.
Theo lý thì hầu hết các xứ Thái Đen đã một lần nữa thần phục quyền lực của họ Cầm, ngay cả họ Bạc ở Mường Mỗi, Mường La cũng không còn chống đối ra mặt nữa.
Mường Mỗi vốn là đất của họ Bạc, chú hắn là Nghiễm dựa hơi cha hắn Cầm Cương đem quân đến lật đổ họ Bạc mà chiếm được đất ấy.
Đến khi Cầm Cương c·hết lại dựa lực Mường Mỗi mà c·ướp ngôi cháu ở Mường Thanh, tuy vậy vì lòng người không phục nên trước sau vẫn không dám đặt trị sở ở Mường Thanh mà vẫn loanh quanh ở Mường Mỗi.
Sau này Nghiễm bị triều đình Đông Kinh bắt g·iết, Cầm Sương lại được các phù nạm, thầy mo tả hữu ủng lập mà nhập chủ Mường Thanh.
Việc đầu tiên hắn làm là trả lại đất Mường Mỗi cho họ Bạc, lại cưới con gái họ Bạc làm vợ, xóa bỏ hiềm khích năm xưa.
Vì thế mà lần này họ Bạc ở cả Mường Mỗi lẫn Mường La đều hết sức ủng hộ Cầm Sương.
Năm nay nghe lời hiệu triệu của hắn, hai mường này trước sau ra tới hơn ba ngàn trai tráng.
Thứ khiến Cầm Sương đau đầu là lực của họ Bạc đủ sức giúp hắn nhiều quân hơn, nhưng hiềm một nỗi là vua của người Thái Trắng - Đèo Mạnh Vượng vẫn chưa tỏ thái độ.
Gia tộc họ Đèo từ thời họ Trần đến nay nối đời làm vua Thái Trắng, danh chính ngôn thuận ngự ở Mường Lễ mà kiểm soát khắp một dải từ Mường Lễ, Mường Tiến, Mường Chúp, Mường Mi v.v.
Khi cần có thể điều động cả vạn trai tráng cầm v·ũ k·hí sung vào hồng y quân.
Đèo Mạnh Vượng là phường tầm thường thì cũng thôi, đàng này hắn cũng là phường hiệt kiệt, nóng lòng muốn kế thừa hào quang của cha hắn - Đèo Cát Hãn.
Năm xưa Đèo Cát Hãn đã một lần nhân người Thái Đen nội đấu xua quân xuống đánh Mường Mỗi, Mường La để chính Đèo Mạnh Vượng lên làm tri châu.
Giờ đây mà điều hết người có thể cầm v·ũ k·hí ở đây xuống chặn đánh người Kinh thì không gì đảm bảo Đèo Mạnh Vượng sẽ không học theo cha hắn Đèo Cát Hãn kéo quân xuống đánh úp Mường Mỗi lần nữa.
Vậy nên họ Bạc dù muốn hay không cũng phải để gần nửa trai tráng ở lại đề phòng Đèo Mạnh Vượng. Thực sự khó lòng cắt thêm người xuống giúp Cầm Sương.
Nghĩ đến đây, Cầm Sương đưa tay lên day day trán hơi có chút bất lực thở dài lầm bẩm.
"Ông già à ông già, năm đó thế lực họ Cầm chúng ta như mặt trời ban trưa, ngài chọc ai không chọc đi dây vào Hoàng Đế làm chi để giờ con cháu phải khổ thế này!"
…
Hai ngày sau quân Mường Thanh, Mường Mỗi đúng hẹn xuống Mường Mụa hội quân, quân Mường Tấc ở xa, hẳn là phải dăm bảy ngày nữa mới đến.
Hơn chục ngày nay Cầm Sương sai Cầm Sinh đi mộ quân khắp từ các chư hầu quanh Mường Mụa, từ Mường Lầm, Mường Lạn, Mường Lói v.v. đều lấy hơn trăm người. Những nơi nhỏ hơn như Chiềng Chung, Chiềng Mung, Chiềng Mại v.v. thì lấy từ ba mươi đến năm mươi người..
Hết thảy mộ được thêm hơn một ngàn ba trăm người có thể cầm v·ũ k·hí nữa.
Cộng với tất cả các đội quân từ các mường xuống tăng viện, tổng cộng lực lượng của Cầm Sương trên tất cả các cứ điểm đã chạm ngưỡng hai vạn người.
Cầm Sinh nghe chừng đã vượt qua v·ết t·hương tâm lý từ chiến bại ở bản Hàn (Tà Niết) cùng Mường Sang. Hắn một lần nữa lấy lại khí thế, vừa báo cáo tình hình hội quân các mường xong đã càu nhàu nói.
- Anh Sương, ngay cả trai tráng khỏe mạnh, nhanh nhẹn nhất ở Bản Hàn cũng chống không lại người Kinh. Anh bắt em mộ hơn ngàn trung niên như thế có tác dụng gì?
Cầm Sương cười khổ nhìn em trai trên mặt viết hai chữ “ghét bỏ” to tướng luếc xéo đám nhân mã chắp vá vừa mộ về. Nhìn kỹ trong hơn ngàn người đó còn có non nửa là trung niên cùng thiếu niên. Ngay cả số tráng niên còn lại cũng không phải đều xứng đáng với chữ “tráng”.
Cầm Sinh từ trước theo hầu Cầm Sương, sau theo hầu Bạc Thường đều quen thuộc cầm những bộ hạ tinh nhuệ nhất, vừa thấy đám này đã cực kỳ khó chịu, chỉ muốn giải tán ngay đám hổ lốn này đi cầm tinh binh của hắn.
- Vì thanh thế!
- Thanh thế?
- Đúng, người Kinh có ít nhất một vạn năm ngàn người chưa tính phu, kể cả loại trừ đám thổ binh,chỉ tính lính người Kinh thì con số cũng là gần một vạn người. Người Thái tập hợp ở đây phần lớn là tàn quân của ông già nhà chúng ta mấy năm trước bị người Kinh đuổi g·iết từ Mường Vạt lên Mường La, Từ Mường Mỗi lên Mường Lễ. Toàn bộ chiến dịch năm đó chỉ có giáp trận, b·ị đ·ánh tan, tái tập hợp, rồi lại b·ị đ·ánh tan. Lá gan của bọn chúng sớm đã không còn đủ để đương cự với khí thế của người Kinh nữa. Chất không đủ thì lượng tới bù, chỉ có để chúng cảm thấy mình có ưu thế ít nhất gấp đôi người Kinh về quân số chúng mới dám đương đầu với hãn tốt của người Kinh.
Nghe được chua xót trong giọng nói của anh trai, Cầm Sinh cũng không khỏi thổn thức, rên rỉ.
- Anh Sương! Lịch sử dân tộc chúng ta là vung gươm đi chinh phạt đất đai của chư Xá. Từ khi nào người Thái Anh hùng chúng ta phải có quân số gấp đôi đối phương mới dám đương cự với kẻ thù vậy?
Chú thích:
(1). Trong lịch sử Xa Khả Sâm (cha Xa văn Thành) sống đến tận đầu thời Hồng Đức. Vì quan hệ của Xa Khả Sâm với tông tộc họ Lê tương đối tốt, Xa Khả Sâm gần như là một dạng cầu nối của triều đình Đông Kinh với các châu Thái ở Hưng Hóa.
Nếu ông còn sống, sẽ không bao giờ có chuyện họ Xa ở Mộc Châu cùng các mường phụ thuộc làm loạn.
Vậy nên tác buộc phải thay đổi một chút, để Xa Khả Sâm c·hết sớm, Xa văn Thành lên thay, giữa Xa văn Thành và triều đình Đông Kinh không đủ tín nhiệm nhau thì mới có chuyện Xa văn Thành lo sợ triều đình Đông Kinh. Dẫn đến các tình tiết trước thì theo Cầm Cương, sau thì theo Cầm Sinh nổi loạn.
(2) Mười sáu xứ Thái lần lượt là: Mường Lò, Mường Tiến (còn gọi là Mường Thu hay Chiêu Tấn, nay là các huyện Than Uyên cùng Tân Uyên. Lai Châu) Mường Tấc (Phù Yên) Mường Sang (Mộc Châu) Mường Vạt (Yên Châu) Mường Mụa (Mai Sơn) Mường La (tp. Sơn La) Mường Muổi (Thuận Châu) Mường Thanh, Mường Lễ (tx Mường Lay/ Điện Biên) Mường Tùng (Tùng Lăng) Mường Hoàng (Hoàng Nham, nay là các xã Nậm Kè, Mường Toong/ h.Mường Nhé/ Điện Biên) Mường Bẩm (Muang Boum - Lễ Tuyền, nay là tt.Mường Tè cùng các xã Bum Nưa, Bum Tở) Mường Tinh (Châu Khiêm) Mường Chúp (Tuy Phụ, nay là tây bắc h.Mường Tè/Lai Châu) Mường Mi (Hợp Phì, nay thuộc huyện Lục Xuân/Hồng Hà/ Vân Nam)”.
(3) “Xá” là từ người Thái dùng để chỉ ngoại tộc, tương tự như người Hán cùng người Việt sử dụng các từ “man” “mọi” để chỉ dị tộc.