Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Lê Dung

Unknown

Chương 98: Kẻ Kia

Chương 98: Kẻ Kia


Đoàn thương thuyền của thương hội Vĩnh Xương rời cảng Tuyền Châu được hơn nửa tháng thì đến Đại Hòa.

Nó vốn còn muốn ghé qua Lưu Cầu nghỉ chân vài bữa, đảo quốc này cũng không tệ chút nào, hiềm một nỗi Lâm Mậu chèo kéo nhiệt tình quá, khiến nó lãng phí thời gian ở Tuyền Châu bảy tám ngày trời, lại còn phải làm cho lão hai bài thơ.

Đến ngày thứ tám không nhịn nổi nữa nó phải kiếm cớ chuồn êm ngay.

“Đèo mẹ, lão già c·hết tiệt!”

Lê Ý sợ chỉ cần mình ở đó thêm dăm bảy ngày nữa thì sớm muộn gì cũng phải gọi lão già vô sỉ Lâm Mậu là bố vợ.

Đành rằng nó chưa có chút ác cảm nào với Lâm Khiết (mà trong hôn nhân chính trị thì không có ác cảm đã có thể con đàn cháu đống với nhau được rồi) thế nhưng gì thì gì, Lê công tử nhà chúng ta vẫn có cái giá của mình.

Chưa nói chuyện chưa hỏi ý Lê Khôi, ít nhất cũng phải qua lại một thời gian xem tâm tính nha đầu kia như thế nào đã.

Một vạn lần không may cưới một nha đầu hổ lang về làm chính thê thì khác gì đội thêm một bà mẹ trên đầu, phận làm trai mười hai bến nước, bên đục bên trong mấy ai hay.

“Haiz … đời là bể khổ!”

Hàng hóa của thương hội Vĩnh Xương đến Đại Hòa quan trọng nhất là lụa dệt từ tơ sống.

Loại lụa này giữ dáng tốt, mỏng, nhẹ lại tương đối trong suốt. Có thể dùng làm khăn voan che mặt hoặc các lớp khoác ngoài chắn gió mà không mất tinh tế.

Phối hợp với các loại lụa khác dày hơn tạo thành y phục nửa che nửa hở, có thể khéo léo khoe da thịt mà không thô thiển, chư vị phu nhân, tiểu thư Đại Hòa coi đây là món v·ũ k·hí lợi hại chốn hậu trạch.

Đại Hòa thiếu rất nhiều thứ, thứ duy nhất không thiếu là vàng bạc, thế nên nữ chủ hậu trạch xứ này chi trả cho thứ lụa lạ này không bao giờ tiếc tay.

Chỉ đơn giản là đưa hàng đến bến cảng đã có thương nhân sẵn sàng trả mười hai đến mười lăm lượng bạc một xấp (1).

Ngược lại, thương hội Vĩnh Xương nhập từ Đại Hòa các mặt hàng như đồng, thép, lưu huỳnh v.v.

Đồng ở Nhật Bản được bán với giá năm đến sáu quan tiền mỗi tạ, trong khi giá đồng ở Đại Minh lên tới hai lăm đến ba mươi quan tiền mỗi tạ.

Hơn nữa còn phải b·uôn l·ậu mới có chứ quan phương Đại Minh tuyệt đối không cho phép buôn bán đồng.

Lưu Huỳnh cũng tương tự như vậy, mua ở Đại Minh sẽ phải trả giá mười tám đến hai mươi quan tiền một tạ, trong khi đó giá lưu huỳnh ở Đại Hòa chỉ là ba đến bốn quan tiền một tạ.

Nhờ đó mà giá thuốc s·ú·n·g mẻ mới ra lò đầu năm nay đã giảm từ 5 tiền một cân xuống còn chưa đến hai tiền một cân.

Kể cả thời kỳ loạn lạc như hiện tại nhưng ngạch buôn lụa sống cũng chưa bao giờ ngừng lại.

Ngay khi đoàn thuyền vừa cập cảng Lê Ý đã ngay lập tức thông báo cho Đại Nội thị (gia tộc Ouchi) biết rằng nó đích thân theo thuyền sang đây bàn chuyện làm ăn.

Nói đùa cái gì, tình thế Đại Hòa hiện tại đối với thương hội Vĩnh Xương chính là mỏ vàng không bao giờ cạn.

Nó còn biết tình thế này sẽ kéo dài thêm ít nhất hơn trăm năm nữa, đến khi Đức Xuyên Gia Khang (Tokugawa Ieyasu) một lần nữa cơ bản thống nhất Nhật Bản thì mới an ổn trở lại.

Nói đến loạn lạc, bắt đầu từ khi Thiên Hoàng Hậu Đề Hồ (Go-DaiGo Tenno, trị vì từ 1318-1339) tìm cách lật đổ Chinh di Đại Tướng quân Nguyên thị (gia tộc Minamoto/ Mạc Phủ Kamakura) rồi ban hành Kiến Vũ tân chính nhằm khôi phục lại quyền lực Hoàng gia.

Đến sự trỗi dậy của Túc Lợi thị (gia tộc Ashikaga/ Mạc Phủ Muromachi) thay thế Nguyên thị trở thành Chinh di Đại Tướng quân, Đại Hòa trong suốt hơn một trăm năm qua gần như không lúc nào an ổn.

Ngay cả khi Túc Lợi thị đã ngồi lên vị trí Chinh di Đại Tướng quân, kết thúc hơn năm mươi năm n·ội c·hiến Nam - Bắc triều (1337-1392).

Nhưng vì các Chinh di Đại Tướng quân nhà Túc Lợi bội ước, bất tuân các điều khoản kế vị luân phiên đã ký kết trước đó với Nam Triều (Theo đó, để kết thúc c·hiến t·ranh Nam - Bắc triều, hai bên đã thống nhất với nhau rằng hai dòng Thiên Hoàng của cả miền nam và miền bắc sẽ thay phiên nhau kế vị) nên tình hình vẫn cực kỳ căng thẳng.

Sự thất tín của Chinh di Đại Tướng quân là không thể chấp nhận được trong mắt phe Nam Triều, các lãnh chúa trung thành với Thiên Hoàng Nam Triều tiếp tục nổi dậy chống đối đến tận thời c·hiến t·ranh Ứng Nhân (c·hiến t·ranh Onin 1467-1477).

Không những thế, ngược lại thời gian trăm năm trước - để tranh thủ sự ủng hộ của các Thủ hộ Đại danh (Shugo Daimyō) - các tướng quân nhà Túc Lợi đã phải liên tiếp nhân nhượng những quyền tự chủ ngày càng lớn hơn cho các phiên thuộc.

Đây chính là lý do độ trăm năm trở lại đây các Thủ hộ Đại danh càng ngày càng có quyền lức lớn hơn.

Đến mức một số Thủ hộ Đại danh đã có niềm tin rằng sức mạnh của mình là đủ để thách thức quyền lực của Chinh di Đại Tướng quân ở Kinh Đô (Kyoto).

Để giải quyết những vấn đề nảy sinh này, Chinh di Đại Tướng quân Túc Lợi Nghĩa Giáo (Ashikaga Yoshinori cầm quyền từ 1418-1441) liên tục can thiệp vào trình tự thừa kế của các gia tộc Thủ hộ Đại danh, qua đó đảm bảo những người thân cận với mình lên làm chủ sự ở địa phương.

Các Thủ hộ Đại danh đương nhiên là không vui vẻ gì trước thái độ ngày càng cứng rắn của Chinh di Đại Tướng quân, thế là mấy năm gần đây một số Thủ hộ Đại danh công khai làm loạn.

Lớn nhất phải kể đến Ứng Vĩnh chi loạn ở vùng Quan Đông (Kanto).

Sau khi mấy cuộc nổi loạn liên tiếp đều bị đàn áp, các Thủ hộ Đại danh nhận ra Mạc Phủ vẫn còn quyền lực tương đối mạnh mẽ, vậy nên họ thay đổi cách tiếp cận vấn đề.

Tướng quân Túc Lợi Nghĩa Giáo cuối cùng bị á·m s·át trong một buổi tiệc mừng chiến thắng trận Kết Thành (trận Yuki) mở ra Gia Cát chi loạn (loạn Kayoshi).

Kết quả là đứa con tám tuổi của Túc Lợi Nghĩa Giáo ngay lập tức được đưa lên làm Chinh di Đại Tướng quân kế tục.

Đương nhiên là Túc Lợi thị vẫn tiếp tục kế vị chức Chinh di Đại Tướng quân, tuy nhiên, quyền lực thì không bao giờ khôi phục được như thời tướng quân Túc Lợi Nghĩa Giáo nữa.

Người ta thường nói Chiến tranh Ứng Nhân hơn hai mươi năm sau đó mới là lý do dẫn đến thời đại Chiến Quốc tanh máu. Thế nhưng thực tế thì mầm mống của chiến loạn đến sớm hơn nhiều.

Sự thật trần trụi của vụ á·m s·át Tướng quân Túc Lợi Nghĩa Giáo đã mở ra một tiền lệ nguy hiểm về lòng trung thành của các Thủ hộ Đại danh trước minh chủ của mình.

Tiền lệ giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp bẩn thỉu này đã khiến cả nước Nhật Bản bây giờ đang như một thùng thuốc s·ú·n·g.

Châm chọc thật - một lần nữa kể từ thời Bắc Điều thị (gia tộc Hojo) thao túng Mạc phủ Nguyên thị - Chinh di Đại Tướng quân, biểu tượng của quyền lực thao túng cả Thiên Hoàng giờ đây lại thành tượng đất, mặc cho các phiên thần của mình bài bố.

Mất đi sự cân bằng từ Mạc Phủ, các Đại danh bây giờ đã đang tích s·ú·c lực lượng sẵn sàng sống c·hết với nhau để tranh giành lợi ích, thứ còn thiếu bây giờ là một mồi lửa mà thôi.

Đây cũng là một trong những lý lẽ Lê Ý dùng để thuyết phục ông già nó khoanh chân bó gối ngồi trong thành Đông Kinh.

Chỉ có đe dọa Lê Khôi rằng tính mạng của Lê Bang Cơ bây giờ chính là cán cân để ngăn cản đám huân quý lao vào tàn sát lẫn nhau mới đủ để khiến lão có điều lo sợ.

Chứ không với tính cách của lão lại chả sớm cắp đít chạy lên Hưng Hóa ủi một mạch từ Việt Châu đến Phục Lễ Châu rồi.

Quay lại tình hình Đại Hòa hiện tại, nhu cầu về c·hiến t·ranh khổng lồ khiến cho việc thu mua thép của thương hội Vĩnh Xương từ hai nưm nay đã trở nên cực kỳ khó khăn.

Nghe đâu đối tác của thương hội Vĩnh Xương ở Đại Hòa là Đại Nội thị năm ngoái mới kéo quân xuống đảo Cửu Châu (đảo Kyushu) đánh nhau với Thiếu Nhạc thị (gia tộc Shōni) đuổi gia tộc này chạy ra đảo Đối Mã (Tsushima).

Phải biết trước kia mỗi năm thương hội Vĩnh Xương đều chuyển đến Đại Hòa hàng chục tấn sắt thông qua con đường của gia tộc Đại Nội nhờ bên thứ ba chuyển hóa thành thép.

Đương nhiên là thành quả đạt được gia tộc Đại Nội cùng bên thứ ba chịu trách nhiệm luyện thép chia nhau chiếm đến sáu bảy phần mười sản lượng nhưng như thế Lê Ý cũng đã cực kỳ thỏa mãn.

Vì chiến dịch này nên Đại Nội thị thắt chặt nguồn cung, cả năm ngoái thương hội Vĩnh Xương chỉ nhận được bảy phần mười kế hoạch.

Đối với gia chủ hiện tại của Đại Nội thị - Đại Nội Giáo Hoằng (Ouchi Norihiro) - kể cả đắc tội với đối tác lớn như thương hội Vĩnh Xương mà thêm một phần đảm bảo cho cuộc chiến này thì cũng đáng.

Với chiến thắng này, lần đầu tiên sau bốn mươi bốn năm kể từ khi Đại Nội Nghĩa Hoằng (Ouchi Yoshihiro) bại trận, bị Mạc Phủ đàn áp trong Ứng Vĩnh chi loạn (1399) - qua ba đời gia chủ - cuối cùng Đại Nội thị đã một lần nữa trở lại sức mạnh đỉnh cao của mình.

Lo chuyện trong nhà xong xuôi, Đại Nội Giáo Hoằng cũng rất muốn nhanh chóng khôi phục lại dòng chảy buôn bán khắp nơi.

Vì vậy ngay khi nhận được tin báo của Lê Ý cho biết lần này nó đích thân theo thuyền buôn đến thăm liền cho thuyền xuống cảng biển tiếp đón.

Thuyền đón khách của nhà Đại Nội đưa Lê Ý cùng đoàn tùy tùng hơn trăm người từ cảng Bắc Cửu Châu một mạch men theo bờ biển mà về Trung Quốc (Chugoku) sau đó ngược sông Fushino đến trị sở của gia tộc Đại Nội - lâu đài Sơn Khẩu (Yamaguchi).

Mùa thu ở Nhật Bản là mùa chạy sản lượng của đám thi nhân. Sắc đỏ, sắc vàng từ những chiếc lá phong, lá thích như muốn nhuộm màu cho cả đất trời rực rỡ trước mùa tuyết nhàm chán băng giá.

Bờ sông uốn lượn mềm mại, nước trong xanh hiền hòa, những chiếc thuyền nhỏ chở du khách đi ngắm cảnh, tạo nên một bức tranh rực rỡ với những mảng màu thơ mộng và lãng mạn. Tuy nhiên, tịnh tâm mà nhìn thì xen vào không gian diễm lệ ấy là vài vệt buồn man mác.

Vung tầm nhìn ra hân hưởng phong cảnh chung quanh, trong đầu Lê Ý không khỏi gợi lên một thân ảnh cứng cỏi mà hào sảng.

“Kẻ kia quy thiên hẳn là cũng đã gần hai năm. Ngu xuẩn! Chúng nó hành thích Tướng quân thì mặc mẹ chúng nó đi, sính anh hùng làm cóc khô gì kia chứ!”

Miệng thì chửi thế nhưng bản thân nó cũng tự biết mình, nếu tên kia không phải loại anh hùng hào sảng lỗi lạc như thế chắc gì cả hai đã là bạn vong niên.

Nghĩ đến đây, tận trong đáy lòng nó không khỏi dâng trào một luồng cảm xúc khó tả.

Chắp tay sau lưng nhìn phong cảnh hai bên bờ sông Lê Ý không nhịn được xuất khẩu thành thơ.

- Thu phong xuy động hà ngạn biên/ Lạc diệp phân phân phiêu thủy diện/ Ngư chu khinh diêu tùy ba đãng/ Viễn sơn như họa ánh vãn hà.

(Gió thu thổi động bên bờ sông

Lá rơi lả tả nhẹ bay trên mặt nước

Thuyền đánh cá lay nhẹ theo sóng nhỏ

Núi xa như được vẽ bằng ánh ráng chiều) (2)

Phía sau Lê Ý chợt có một giọng thanh niên nói tiếng Hán không được tiêu chuẩn lắm.

- Khách quý dường như có tâm sự.

Lê Ý quay người lại chỉ thấy một thân ảnh đã đứng sau lưng mình tự lúc nào.

Người này cao độ hơn bốn thước hai tấc (1,68 m) mũi cao, hàm én, mắt sáng như sao trời, duy chỉ có mái tóc là hơi lưa thưa, không biết có phải gia truyền hay không.

Nó vén tay áo chắp tay cười khổ nói.

- Tại hạ vô lễ rồi, còn xin thứ tội.

Người kia cũng chẳng có vẻ gì là để bụng, đại khí chắp tay theo kiểu nhà Đường cực kỳ tiêu chuẩn tự giới thiệu.

- Bỉ nhân Đại Nội Giáo Hoằng, những năm đó gia huynh còn sống nhiều lần khen ngợi Lê công tử trước mặt ta. Giáo Hoằng vẫn có lòng không phục, hôm nay nhìn thấy tài tình của ngài, xem ra không phục không được!

Lê Ý không khỏi nghiêm túc một lần nữa đánh giá kẻ này.

Đại Nội Giáo Hoằng, em trai yêu quý, niềm tự hào lớn thứ nhì cuộc đời kẻ kia.

Lần trước nó sang Đại Hòa vì mở mối làm ăn mà quen biết kẻ kia.

Đối với em trai nhỏ (đồng thời là người thừa kế) của mình, có thể nói là lão già đó cực kỳ hài lòng.

Há miệng ra "Giáo Hoằng thế này" ngậm miệng lại "Giáo Hoằng thế kia".

Hiềm một nỗi hồi đó Đại Nội Giáo Hoằng đang ở An Bình Kinh (Heian-Kyo/ Kyoto) học tập, trấn thủ phủ đệ của nhà Đại Nội ở Kinh Đô kiêm con tin của nhà Đại Nội trong tay Chinh di Đại Tướng quân.

Vậy nên Lê Ý ăn nhờ ở đậu trong lâu đài Sơn Khẩu này gần hai tháng trời mà trước sau vẫn không có duyên nhìn thấy niềm tự hào của kẻ kia.

Đến hôm nay được nhìn thấy mặt, đúng là phong thái khác hẳn người thường.

Nó chìm trong suy tư một hồi lâu, đoạn thở dài một hơi chắp tay nghiêm trang hành lễ.

- Đối với danh tiếng Giáo Hoằng Đại danh, Ý cũng là như sấm bên tai, Trì Thế Đại danh năm đó cũng rất nhiều lần khen ngợi các hạ trước mặt Ý. Ngài ấy khi còn sống luôn luôn thích nâng đỡ nhân tài, nhiều khi đến mức khoa trương như vậy, không phải sao. Nói ra Ý cũng là cực kỳ khâm phục mắt nhìn người của ngài ấy …

Nói đến đây giọng nó không khỏi trầm xuống, rên rỉ.

-Vốn cho là đời này vẫn còn cơ hội được nghe Trì Thế đại nhân dạy dỗ, Tiếc là Ý vừa về nước được mấy tháng thì nghe tin ngài ấy lâm nạn, thương thay!

Giọng điệu của nó có chút hoài niệm, bi thống lại luyến tiếc.

Đại Nội Giáo Hằng cũng thổn thức nhắm hai mắt lại.

Cha hắn (Đại Nội Thịnh Kiến) và cha của Đại Nội Trì Thế là anh em ruột, vì vậy quan hệ giữa hắn và Đại Nội Trì Thế là đường huynh đệ (con chú con bác). Tuy nhiên, vì cha hắn dứt khoát coi Đại Nội Trì Thế là người kế thừa thứ nhất của mình nên ngay từ nhỏ quan hệ của bọn hắn đã cực kỳ thân cận.

Hắn cùng Đại Nội Trì Thế chênh lệch tới hơn hai mươi tuổi, vì cha hắn luôn luôn chinh chiến ở đảo Cửu Châu nên việc dạy dỗ Đại Nội Giáo Hoằng đều do Đại Nội Trì Thế một tay sắp xếp cả.

Năm hắn mười một tuổi, cha hắn t·ử t·rận, huynh trưởng một tay gồng gánh cả gia tộc, một tay thay chú lo cho em nhỏ.

Có thể nói vừa là cha vừa là anh nuôi dạy hắn nên người.


- Năm đó ta trốn huynh trưởng trèo tường đi kỹ viện, ngươi không biết huynh ấy tức giận như thế nào …

- Hà hà … kém, kém quá … Trì Thế đại nhân còn đích thân dẫn ta đi kỹ viện, năm đó tính cả tuổi mụ ta mới mười ba tuổi á, ha ha ha …

- Bốc phét, huynh trưởng ta là cỡ nào phong thái, há lại đi kỹ viện với thằng nhóc chưa mọc đủ lông như ngươi, ken két …

- Ha ha … ghen tỵ chứ gì …


Hai tên thanh niên một cao một thấp song song với nhau đi dạo trong hoa viên, Đại Nội Giáo Hoằng nắm chặt tay Lê Ý mồm liếng thoắng không ngừng.

Đối với chủ đề về Đại Nội Trì Thế, hai tên này đúng là không thiếu đề tài chung.

Giữa hai người không bàn chuyện thiệt hơn, ít nhất hôm nay là như thế.

Chú thích:

(1) Xấp lụa, lĩnh Đại Việt thường dài độ 12m, rộng tối thiểu 60cm).

(2) Thơ của tác nên nghe sẽ hơi chuẹch choạc so với chư vị đại gia lưu danh thiên cổ.

Chương 98: Kẻ Kia