Chương 1: Làm loạn
“Phạch, phạch, phạch…” một con quạ lớn đậu xuống cành cây đa. Nó nghiêng đầu, chớp chớp đôi mắt màu đen. Bỗng đồng tử nó giãn ra rồi biến thành 2 con ngươi màu vàng kì dị. Trong đôi trùng đồng ấy hiện lên một khung cảnh cổ quái.
Một đám người mặc đồ trắng, 2 má hồng đi trước khiêng một chiếc lồng nhỏ, trong đó có nhốt một đôi đồng nam, đồng nữ tầm 3 tuổi. Đứa bé gái thì hai hốc mắt đã đỏ hoe, trên hai bờ má phúng phính còn hằn lại từng vệt nước mắt. Nó cố với tay ra sau như là muốn tìm thấy hình bóng thân thuộc nào đó. Trái lại thì đứa bé trai lại cười khúc khích. Cơ hồ nó vô cùng khoái cái cảm giác được người ta kiệu thế này.
Trong đám người đi phía sau có tiếng một người phụ nữ gào khóc thê lương. Bà lấy hết sức gạt đám người đang giữ mình ra, chạy đến phía trước đoàn rước, bám lấy cổ chân một người rồi hoảng loạn nói:
“Vu nữ đại nhân, người, người tha cho con tôi đi”.
Người phụ nữ đeo khăn trùm đầu màu trắng, được gọi là Vu nữ trong ánh mắt hiện lên có chút thương cảm, bất lực, giọng lãnh khốc đáp:
“Năm nay là đến lượt nhà cô”.
Người phụ nữ đã được thông báo về điều đó, nhưng với bản năng làm mẹ, cho dù là một cơ hội nhỏ nhất vẫn muốn tìm cho con trai mình một đường sống.
Hơn nữa cũng là do sự áy náy trong lòng bà. Nhà chồng bà ta, mấy đời độc đinh như là bị dính lời nguyền nào đó. Đến đời chồng bà, lấy bà, lại càng bĩ cực hơn. Bà là người phụ nữ khó sinh. Tuy chồng bà luôn miệng nói là không có con cũng được nhưng trong lòng bà hiểu trên đời này không có ai khao khát có một mụn con như người đàn ông của bà.
Mỗi lần đi rừng hắn đều đi tới nơi thâm sơn cùng cốc, tìm những vị thuốc quý về bồi bổ thân thể cho vợ mình. Dù cho có mấy lần c·hết hụt nhưng chồng bà vẫn cứ đi. Cực nhọc hơn 20 năm trời hai vợ chồng mới có một mụn con. Ấy vậy mà cứ thế mà lại…
Người phụ nữ cơ hồ vẫn như là muốn tin vào một phép màu nào đó, bà dập đầu xuống đất bôm bốp, nước mắt cùng với máu làm cho khuôn mặt trở lên thê lương cực độ.
Rồi bà gào lên: “Nhưng con trai tôi, đứa nhỏ mới có 3 tuổi. Theo lệ là 5 tuổi cơ mà”.
Bỗng linh quang chợt loé, khoé miệng người phụ nhân kéo lên, người phụ nữ nói với giọng chan chứa vui mừng, chùng hi vọng:
“Hay, hay là Vu nữ đại nhân, ngài có thể đổi một gia đinh khác được không. Đúng đúng, nhà lão Quý, hắn mấy hôm trước còn tổ chức cái sinh thần rõ to cho thằng con trai lên 5 tuổi. Hay nhà bà Hoa, con trai nhà bà ta cũng đã 5 tuổi mấy tháng rồi…”.
Người phụ như lúc đang đuối nước nắm được cọng rơm cứu mạng, càng nói càng to, một hơi chỉ ra 5 sáu hộ có con trai đã 5 tuổi.
Đoàn người đi sau có một vài người khuôn mặt bắt đầu xám xịt. Bỗng có một người đàn ông cao lớn, có chút mập, ông ta mặc trang phục người H’Mông, cổ có đeo một chiếc vòng bạc khá lớn. Tuy vậy nếu nhìn kĩ thì người đàn ông này có chút lạ, khuôn mặt ông ta có đôi nét giống người Trung Quốc. Đây là “lão Quý” mà người phụ nữ nhắc tới.
Ông ta khi nghe người kia điểm tên mình thì vội quát lớn:
“Cái mụ điên kia, nhà ta không oán không cừu gì với nhà bà, cớ gì lại đẩy tội c·hết cho nhà ta. Mụ, mụ có câm đi không thì bảo”.
Người đàn bà đang quỳ dưới chân vu nữa kia nghe vậy thì ngửa cổ lên trời cười dài, Sau đó bà lại nghiến răng ken két, chỉ về phía sau mà quát, giọng đầy căm phẫn:
“Không thù không oán. Đúng! Chúng ta không thù không oán, thế sao đợt này lệ làng lại đổi. Thế sao lại chọn con ta. Thế sao lại bảo già làng cùng các người đã họp rồi mới đưa ra ý kiến quyết định. Thế già làng đâu. Ngày trọng đại như thế này, tại sao lại không thấy Già”.
Nói đến hai từ “trọng đại” người phụ nữ càng thêm nhấn mạnh, giọng đầy mỉa mai.
Đoạn bà lại mắng tiếp, càng gay gắt hơn:
“Hay là lũ c·h·ó má chúng mày, lang tâm cầu phế, chúng mày đã làm gì Già rồi. Nhân lúc trồng tao không có ở đây…”. Nói đến đây, người phụ nữ có chút nghẹn lại.
Bà hít sâu một hơi:
“Hay là việc chồng tao ngã núi cũng là do chúng mày bày ra hại anh ấy. Chồng tao sống c·hết còn chưa rõ thế mà chúng mày đã bảo là anh ấy đã tận số. Cả cái làng này, có nhà nào mà không mang ơn chồng tao. Ấy vậy mà lũ s·ú·c sinh chúng mày, không những hại anh ấy mà còn hại nốt cốt nhục của chồng tao. Lũ chúng mày, còn không cả bằng cầm thú”.
Người phụ nữ chửi một tràng dài, sau khi hết một hơi, cô mới tạm ngừng, nhưng nước mắt lại lã chã rơi. Đang định lấy hơi chửi tiếp thì bỗng có một người phụ nữ phía sau vội đi lên, kéo tay cô nói:
“Thím Quyên à, không phải như thím nghĩ đâu”
Người con gái tên Quyên ấy, có một cái tên H’Mông rất hay, “Páu” nghĩa là hoa đỗ quyên. Cha cô là người vùng này còn mẹ cô có nguồn gốc là người dưới xuôi. Vì thế cô có cả tên tiếng Việt lẫn tiếng bản địa. Cha cô đặt tên cô là loài hoa đỗ quyên mong muốn cô mạnh mẽ hiên ngang toả sắc giữa trập trùng núi rừng Tây Bắc.
Nhưng lúc này người phụ nữ đã từng là thiếu nữ đẹp nhất non cao này còn đâu hương sắc khi xưa nữa, bị người đàn bà kia níu tay kéo về phía sau, cô lúc này đã mệt lả, chả còn sức mà chống cự nữa, chỉ cố lấy hơi tàn mà chửi:
“Không phải cái rắm, chồng bà là con hổ của núi rừng, là con ưng của bầu trời. Thế mà có thể ngã núi được sao. Lũ s·ú·c sinh, s·ú·c sinh chúng mày…” Càng về cuối giọng người phụ nữ càng nhỏ dần như không còn hơi nữa.
“Nhét rẻ vào miệng nó, lôi ra phía sau, đợi xong lễ cúng lại xử trí, không thể để mụ điên này làm loạn tập tục được. Bỗng người đàn ông đi đầu đoàn rước lên tiếng”.
“Vâng, thưa Mo”. Có hai thanh niên lên tiếng đáp lại. Vội vã đi lên, nhét rẻ vào mồm người phụ nữ rồi kéo bà về phía sau.