Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Trò Chơi Sáng Tạo Thế Giới
Unknown
Chương 41: Chiến tranh nô lệ (2)
Mùa xuân tân đế đăng cơ năm thứ hai, sau khi chuẩn bị đầy đủ, quân triều đình dưới sự chỉ huy của tướng Dicroglossidae với quy mô khoảng hai trăm nghìn quân đổ bộ lên trên lục địa tại thành bang Tlazopilli nằm ở xa phía nam của Tlaxla cách các thành trấn bị chiếm khá xa.
Một số thành chủ nơi tiền tuyến sốt ruột khi vị đại tướng không chịu tiến công ngay đã cho người đến thúc giục nhưng Dicroglossidae không nghe theo.
Theo ông, lý do cho việc thất bại liên tiếp là do hậu phương không đủ vững chãi, các thành bang phận ai nấy chiến, không thống nhất, không có kỷ luật là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại.
Ngoài ra, ông còn cho rằng nguyên nhân thất bại của người tiền nhiệm của mình Conrauidae là do đã quá coi thường Pipidae, chỉ muốn vội vàng lập công trong khi hậu cần đang bất ổn.
Vậy nên rút kinh nghiệm từ các lần thất bại trước, Dicroglossidae không vội vã tiến công theo kế hoạch, mà cho xây dựng cơ sở quân sự hệ thống kiên cố. Đánh chắc ăn chắc.
Ông còn cho triệu tập tất cả thành chủ của các thành bang còn sót lại, yêu cầu giao ra quân quyền thống nhất quản lý chỉ huy và hậu cần. Một số thành chủ tức tối không đồng ý, ông bèn cho người xử tử lấy làm răn đe. Các thành chủ sợ đành phải nghe theo dù lòng vẫn còn uất hận.
Sau đó ông lại tổ chức lại quân đội, bổ sung thêm dân binh từ các địa phương, xen lẫn các cựu binh chỉ huy có kinh nghiệm từ chiến trường trước đây cùng các tân binh, xử phạt những kẻ làm trái khuôn phép. Ông còn lập hẳn ra một đội quân người địa phương chuyên dùng để vẽ bản đồ nghiên cứu địa hình, cốt để không dẫm lại vết xe đổ.
Việc vị chỉ huy không vội vàng đem quân trấn áp lũ phản loạn đến tai chủ nhân của Ansa vương quốc khiến ông cho người thúc giục vị tướng quân tiến công.
Trong lúc đó, Pipidae lại cho người gửi thư đến Dicroglossidae, trong thư lời lẽ rõ ràng, đanh thép, chỉ ra nguyên nhân cuộc nổi loạn đồng thời yêu cầu nghị hòa. Khác với Conrauidae đã gạt phắt lá thư, Dicroglossidae đã cho người hỏa tốc chuyển bức thư đến đức vua. Ông tin rằng việc này có thể giúp đất nước tránh một trận binh đao.
Tuy nhiên, vị vua của Ansa khi nhận được thư đã nổi giận đùng đùng, ông xé bức thư đồng thời ra lệnh cho Dicroglossidae lập tức tiến công, đồng thời một tia nghi kỵ cũng ở trong lòng nhà vua sinh ra.
Nhận được quân lệnh, Dicroglossidae chỉ đành bất đắc dĩ bắt đầu tiến quân.
Cùng lúc đó, Pipidae cũng đã nhận được tin viện quân của quân triều đình đã đến. Ông cũng củng cố quân đội bắt đầu điều quân giao chiến với quân của Dicroglossidae.
Cả hai bên bắt đầu giao tranh những trận đánh nhỏ lẻ dọc suốt theo chiến tuyến.
Lúc bắt đầu giao tranh, vị tướng triều đình đã bắt đầu nhận thấy kế hoạch lập ra từ trước bởi các Yansa có lỗ hổng vì lý do địa hình cũng như đánh giá thấp đối phương sức chiến đấu, khiến cho quân đội chịu nhiều tổn thất không cần thiết.
Dicroglossidae đã tự ý sửa lại bản kế hoạch tiến công, việc này khiến cho việc tiến công chậm lại rất nhiều nhưng số lượng tổn thất cũng dần dần giảm xuống.
Cuối cùng, bằng sự kỷ luật và khôn ngoan, quân của Dicroglossidae dần dần chiếm ưu thế trước đội quân nô lệ của Pipidae vốn chỉ được huấn luyện mấy tháng mà thôi.
Cuối cùng, sau một năm giao tranh, những nỗ lực của Dicroglossidae thực sự đã đạt được kết quả. Ông đã chiếm lại thị trấn quan trọng Meztli nơi tuyến phòng thủ chủ chốt và là chốt hậu cần của Tlaxla sau nhiều tháng bao vây và hành quyết tám ngàn nô lệ đầu hàng trước khi bao vây thành phố quan trọng Tlaxtla ở bờ đông bắc.
Tuy nhiên, ông không thể chiếm được thành phố đó. Những công sự kiên cố của Tlaxtla đã ngăn cản mọi cách công phá của vị tướng quân bên ngoài tường thành.
Biết không thể công phá từ bên ngoài, Dicroglossidae quyết định đóng trại chuẩn bị cho một trận chiến lâu dài bao vây hoàn toàn thành phố. Đồng thời chia quân cho người xây dựng đồn lũy phòng thủ cắt đứt đường cứu viện của Eztli với Tlxatla do phó tướng của ông là con trai của Conrauidae tên là Centroleninae người đã xin đi cùng để báo thù cho cha mình.
Trước khi chia quân, Dicroglossidae cũng căn dặn Centroleninae đóng quân giữa đường, đào hào sậu dựng lũy không nên tham công lớn mà chủ động tấn công.
Khi quân Pipidae đến tiếp viện cho Tlaxtla, đã thấy quân Centroleninae đào chiến hào, dựng trại giữa đường chặn đường, khiêu khích cỡ nào cũng không ra. Khi Pipidae sốt ruột cứu viện dự định cường công lúc. Chuyển cơ đã xảy ra.
Việc đánh mãi mà không hạ được Tlaxtla khiến quốc vương rất sốt ruột, ông sai hầu quan đến dò xét quân tình. Tên hoạn quan đòi ăn của đút mà không được Dicroglossidae đồng ý, bởi thế y căm giận, về triều tâu man rằng Dicroglossidae ru rú ở trong lüy cao không chịu đánh giặc, làm cho lòng quân chán nản. Triều đình nổi giận, vua Ansa đã yêu cầu Dicroglossidae về kinh thành trình bày nhưng ông không nghe.
Lại thêm hội thành chủ vốn bất mãn với sự tiếm quyền của Dicroglossidae đã phân chia quyền lực của mình cũng dâng sớ hoạch tội của vị tướng quân.
Cộng thêm sự nghi kỵ đã được sinh ra từ trước, nhà vua cuối cùng đã vì nổi giận mà quyết định cắt chức Dicroglossidae và đưa một vị tướng khác là Leiuperinae lên thay, việc này đã gây ra bất mãn đối với Centroleninae, người cho rằng mình mới là người xứng đáng với chức vụ thay thế Dicroglossidae.
Leiuperinae lên nắm quyền liền tổ chức tấn công dữ dội vào Tlaxtla. Cả hai phe đền tổn thất không nhỏ. Vua Ansa nhận được tin chiến báo tổn thất bất mãn với Leiuperinae.
Nhận được tin tức này, lại thêm biết được Centroleninae trẻ, y vẫn nghe lệnh của Dicroglossidae đến tận bây giờ là do uy quyền của đại tướng Dicroglossidae, nhưng giờ Dicroglossidae đã bị cách chức, Centroleninae vì muốn thay thế Leiuperinae nên sẽ nóng lòng lập công.
Pipidae quyết định thêm một mồi lửa, ông giả vờ tấn công vài ngày rồi rút quân, lúc rút lui, ông cũng giả vờ bị tên bắn trúng, Centroleninae thấy quân của Pipidae tan tác, cho là cơ hội lập công tới bèn dẫn quân đuổi theo.
Đuổi tới chân một ngọn đồi thì phát hiện quân Pipidae đã đứng chờ sẵn ở trên điểm cao dàn trận, kỵ binh tập kích hai bên sườn.
Centroleninae biết trúng kế chỉ đành phải bày trận quyết sống mái một phen.
Sau khoảng một giờ giao chiến, bằng ưu thế kỵ binh thọc hai bên sườn, quân triều đình đại bại.
Cùng lúc đó, tại Tlaxtla, sau nhiều tháng bao vây, giao tranh công thành chiến, lương thực trong thành đã dần cạn kiệt, thậm chí nhiều người còn phải ăn thịt
cả các xác c·h·ế·t để sống sót.
Chiều hôm ấy, Leiuperinae lại mở tiếp cuộc tấn công mới, tin rằng Tlaxtla sẽ bị công phá trong hôm nay. Trong thời khắc tuyệt vọng, khi viên tướng thủ thành cũng là cánh tay phải của Pipidae là Hyloxalinae dự định quyết tử mở một đường máu.
Thì từ đường chân trời, quân cứu viện của Pipidae đã tới với hai mươi ngàn kỵ binh. Thấy quân cứu viện tới, Hyloxalinae vui mừng mở cổng thành hai bên đánh bật ra.
Leiuperinae bị tên bắn c·h·ế·t, quân triều đình tan tác.
Đội quân bao vây bị phá tan. Đây là một thảm họa chưa từng có ở vương quốc Ansa.
Thừa thế thắng lợi, Pipidae nhân đà tiến công vào các thành bang còn lại trong lục địa ở phía Nam.
Vua Ansa nghe tin thấy thế vội vàng cử quân đến cứu viện nhưng liên tiếp ba vị tướng được cử đi bị đánh bại. Đội quân nổi loạn thế như trẻ tre.
Liên tiếp các thành bang, Tlacelel, Nopaltzin, Axayacatl, Zelmara lần lượt bị công phá.
Tuy nhiên đội quân nô lệ cuối cùng đã gặp phải một chốt chặn thực sự, đó là hệ thống phòng thủ lấy Tlazopilli làm trung tâm do đích thân Dicroglossidae thiết kế chuẩn bị từ trước phòng trường hợp phải đánh lâu dài.
Sự chuẩn bị đã tỏ ra có hiệu quả khi quân của Pipidae không thể công phá trong nhiều tháng trời. Hệ thống này đã giúp cho quân triều đình chặn đứng thế tiến công tránh cho việc Pipidae có thể chiếm được toàn bộ thành bang trên lục địa đồng thời câu được rất nhiều thời gian chờ cứu viện đến.
Và cuối cùng, sau gần một năm giao tranh, khi quân đội của Pipidae chỉ còn cách một vài thành bang nữa là có thể chiếm được lục địa. Cứu viện đã đến.
Và lần dẫn quân này, là do đích thân thái tử cũng là cháu trai của vua Asa, Alsodidae dẫn quân.