Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Vạn Xuân Đế Quốc
Unknown
Chương 661: Cao Mộc Lân chạm trán binh triều
Chiều ngả bóng.
Trung tuần tháng 3 tối muộn. Gần cuối giờ Dậu trời tối hẳn. Nhánh sông Tô chỉ rộng hơn mười trượng, một trung đội Thiết kị 321 lặng lẽ bơi qua sông buộc mấy đầu dây chão. Hơn trăm ngựa chiến được đưa qua trước. Việc đưa hết đám ngựa qua sông mất hơn một canh giờ vì mỗi bè chuối chỉ chở được 1 chiến mã.
Tiểu đoàn 320 chất quân trang lên các bè chuối, người nào không biết bơi thì ngồi trên bè níu dây chão, một vài người khác dùng sào dài đẩy bè sang sông. Quãng cuối giờ Tuất trời bỗng đổ mưa, cơn mưa nặng hạt. Đại đội 3, Tiểu đoàn 321 qua sông cuối cùng.
Mưa lớn kéo dài đến nửa đêm mới ngớt, nước sông Tô dâng cao, chảy xiết.
Sỹ Văn Thuận và An Nhữ Hầu phá bè thả trôi theo dòng trước khi dẫn đạo binh đi sâu vào trong một quãng độ 1 dặm rồi mới ngoặt trái. Trinh sát Tiểu đoàn 320 vượt lên trước đội hình khoảng 2 dặm dò đường trong khi trung đội trinh sát thuộc Tiểu đoàn 321 bá·m s·át bờ sông.
Nửa đêm về sáng trăng tỏ, thuận lợi cho việc hành quân, xác định phương hướng. Gần gà gáy, trinh sát Tiểu đoàn 321 báo cáo, phát hiện nhiều bóng người di chuyển quanh khu bãi bồi Tân Triều bên kia sông. Sỹ Văn Thuận càng thêm khẳng định lực lượng binh triều mai phục ở bãi Tân Triều rất đông.
- Cách hơn 4 dặm về hướng Tây Bắc có một làng nhỏ đã bỏ hoang từ sau Tết. - Sỹ Văn Thuận nói. - Phải gấp rút đến đó trước khi trời sáng, cứ mặc kệ bọn nó mai phục ở bãi ấy.
Hai đạo thiết kị vào ngôi làng nhỏ hoang tàn ẩn náu trước khi trời sáng rõ. Đồng ruộng quanh làng đầy cỏ dại. Chỉ mới bỏ không chừng hai tháng mà dây leo đã bò khắp nơi. Sỹ Văn Thuận và An Nhữ Hầu tung nhiều toán trinh sát ra các hướng do thám và cảnh giới, đặc biệt là hướng bờ sông.
- Thôn Gia này cách nhánh sông Tô hơn 1 dặm lại bỏ không, chắc Trữ quân kéo dân về thành rồi.
Kiểm tra một lượt từ đầu đến cuối thôn, An Nhữ Hầu trở lại báo với Sỹ Văn Thuận.
- Cho anh em nghỉ ngơi chờ tin trinh sát báo về sẽ liệu.
Đầu giờ chiều, mấy toán trinh sát hướng nhánh sông Tô về báo tin, phát hiện một đạo năm trăm thủy binh từ hướng thượng nguồn di chuyển xuống hướng bãi Tân Triều. Gần một canh giờ sau, trinh sát bám hướng bãi Tân Triều cho hay, phục binh ở bãi Tân Triều lộ diện, không rõ binh lực nhưng không ít hơn một nghìn, tiến dọc bờ sông về phía rừng chuối hạ du. Đạo thủy binh tiến song song.
- Có lẽ mật thám của chúng phát hiện ra rừng chuối. - An Nhữ Hầu nhận định.
- Cũng có thể. - Sỹ Văn Thuận gật đầu đồng tình. - Nếu vậy càng tốt, ngay khi trời tối chúng ta vượt sông tiến sang Trang Khúc Giang. Từ đây đến đó không xa.
Sĩ tốt nhận lệnh đốn hạ hàng trăm cây tre quanh thôn Gia, kết mươi cái bè tre sẵn sàng vượt sông sang Trang Khúc Giang ngay khi trời tối.
Nhắc đến Cao Mộc Lân dẫn binh đến Đơ Bùi, gặp toán binh Thiên Đức cắt cử cảnh giới ngoài thôn rồi đến gặp bọn Đặng Lương Xá. Đặng Lương Xá hay tin, dẫn tả hữu chiến phục binh triều chỉnh tề ra đón quân tiếp quản. Cao Mộc Lân không ở lại lâu, nhờ Đặng Lương Xá điểm cho vài mươi quân dẫn đường về hướng hồ Móng Ngựa. Do đem theo nhiều thuyền nan, Cao Mộc Lân quyết định theo lối hồ Móng Ngựa thông ra nhánh sông Tô, gần ngã ba hợp lưu với sông Nhuệ rồi ngược lên thượng du. Thuyền không đủ, phân nửa đội hình của Cao Mộc Lân cắt hướng Tây, gặp cánh thủy tại thôn Bằng vào sớm tinh mơ hôm sau. Bằng là thôn nhỏ chỉ có hai mươi mấy nóc nhà, trong thôn không có bóng dáng đàn ông.
Sở dĩ Cao Mộc Lân chọn đi theo lối này thay vì từ chỗ bọn Đặng Lương Xá đi về hướng Tây Bắc là bởi theo lối Sỹ Văn Thuận sẽ đi nhất định không đuổi kịp vì đã chậm hơn một ngày đường. Và bọn Cao Mộc Lân hơn nửa đội hình vốn là thủy binh, đi đường sông nước vẫn hơn. Từ thôn Bằng, Cao Mộc Lân ngược nhánh sông Tô đi lên bãi Tân Triều cách vài chục dặm về hướng Bắc. Nhánh sông uốn lượn, đạo bộ binh và thủy binh cùng tiến, lúc đi gần, khi thì đi xa.
Sau đêm mưa lớn, nước dâng cao hơn. Hành quân dược hơn chục dặm đường, thủy binh phát hiện nhiều thân chuối lớn vướng trong đám lau lách ven bờ. Cao Mộc Lân dừng chân xem xét một hồi, đồ rằng phía thượng du ắt có thủy quân La thành trấn giữ ở mạn Trang Khúc Giang.
Ngang qua vườn sắn, quân do thám phát phía trước đội hình phát hiện nhiều dấu vết còn mới của cả người và ngựa tiến lên phía Bắc để lại khiến Cao Mộc Lân lấy làm ngạc nhiên:
- Dấu vết chỉ theo một hướng, chẳng lẽ bọn anh Thuận cũng theo lối này?
Xem hoạ đồ, Cao Mộc Lân cho là không phải vì lối này chẳng dễ đi. Thiết kị quân lại quen tác chiến trên lưng ngựa, ưa đất bằng hơn vùng lau sậy, cỏ tranh um tùm, lầy lội gần sông. Tuy vậy Cao Mộc Lân cẩn trọng, lệnh ba quân dò xét kĩ các dấu vết hãy còn mới. Dấu vết để lại đến quãng rừng chuối bạt ngàn bỗng mất dấu. Cao Mộc Lân dừng binh, sai quân sĩ vào rừng chuối xem xét. Một lúc sau quân trở ra bẩm báo, sâu trong rừng chuối đầy những tàu lá hãy còn tươi. Dấu vết cho thấy có vài trăm người ẩn nấp bên trong rừng chuối, có cả dấu chân ngựa.
- Như vậy cánh anh Thuận mới ở đây, họ đã vượt sang bên sông thay vì men theo bờ bên này là cớ làm sao?
Cao Mộc Lân gọi mấy binh sĩ dẫn đường đến hỏi tường tận một hồi rồi phái thêm ba toán trinh sát vượt xa khỏi đội hình chính.
Trời nắng gắt!
Cao Mộc Lân cảm thấy bất an khi Sỹ Văn Thuận vượt sông thay vì đi thẳng. Bởi vậy, Lân cho đội hình tản ra và lệnh quân hoả khí mau chóng lắp ráp hơn mười khẩu Hoả pháo liên hoàn có trong đội hình. Lân đặt 8 Hoả pháo cỡ nhỏ ven bờ sông, lẫn trong đám cỏ tranh. 4 khẩu còn lại, Lân cho đặt lui về phía sau, mé bên tả nhằm đảm bảo chi viện cho quân trú trong rừng chuối và cả dưới nhánh sông Tô nếu cần thiết. Đồng thời, đạo thủy binh chống sào neo thuyền sát bờ, lẩn mình vào đám cỏ tranh, cỏ lau, lùm cây cao ngang đầu người ven sông tránh nắng.
Cao Mộc Lân cử một toán tiền trạm dọc bờ sông. Toán tiền trạm đụng phục binh La thành, ba người chạy thoát về báo tin. Bấy giờ Cao Mộc Lân chắc mười mươi trước mặt có binh triều mai phục nên quân thiết kị mới vòng đường khác mà đi. Nửa canh giờ sau, quãng chính Ngọ, binh triều dàn quân hàng ngang càn đến gần. Cây cối um tùm, chờ khoảng cách thu hẹp chỉ còn hơn mươi trượng, Cao Mộc Lân mới lệnh cho mấy khẩu Hoả pháo liên hoàn phóng liền ba loạt đ·ạ·n nổ. Binh triều vội vàng rút về phía sau phóng tiễn đáp trả song không gây ra thương tích nào.
Chiến trường bỗng im lặng một cách đáng sợ.
Đồ rằng binh triều sẽ sớm đưa quân tăng viện đến, Cao Mộc Lân bèn đưa 4 khẩu Hoả pháo liên hoàn rời khỏi vị trí cũ, đưa đến ven rừng chuối. Chẳng bao lâu sau, quân sĩ Thiên Đức phát hiện chiến thuyền La thành từ phía thượng du.
- Nhánh sông này nhỏ, chúng chỉ dùng khinh thuyền, sẽ không có máy bắn đá! - Cao Mộc Lân truyền đạt cho chỉ huy đạo thủy quân. - Chúng nó đến, các cậu cứ chèo thuyền ra, dùng hoả mai, hoả hổ mà đánh. Chú ý, quả nổ sẽ cắt ngắn dây cháy chậm.
Đoàn khinh thuyền La thành di chuyển chậm, quân sĩ trên thuyền giương cung phóng hoả tiễn vào các lùm cây ven sông. Trong khi đó, bộ quân La thành huy động lực lượng đông đảo, hơn một nghìn quân, càn đến. Tuy địa hình không thuận lợi nhưng binh triều khiêng 3 khẩu Cự thạch pháo đặt phía sau đội hình tiến hành bắn đ·ạ·n dọn đường. Ban đầu mấy khẩu Cự thạch pháo bắn ra đ·ạ·n đá to bằng quả dừa tươi, sau đó đổi sang các loại hoả đ·ạ·n, quyết thiêu cháy đối phương.
Cao Mộc Lân có chuẩn bị sẵn, lệnh ba quân cắt ngắn dây cháy chậm để quả nổ hay lựu đ·ạ·n tre nổ trên không trung hoặc p·hát n·ổ khi vừa chạm đất do quanh khu vực có nhiều chỗ sình lầy, nước, bùn ngập đến mắt cá chân. Tuy nhiên, Hoả pháo liên hoàn thua thiệt về tầm bắn nên sau gần nửa canh giờ đấu pháo qua lại, Cao Mộc Lân buộc phải huỷ 4 khẩu Hoả pháo bắn loạt đặt cạnh bờ sông vì lộ vị trí, Cự thạch pháo La thành bắn hoả đ·ạ·n gây cháy lan.
Đạo thủy binh của Cao Mộc Lân quay lưng vào bờ chặn đánh thủy binh La thành. Một bên dùng tiễn các loại, một bên sử dụng hoả mai bắn trả. Thủy binh La thành vài lần áp sát song phải dạt ra bởi thủy binh Thiên Đức dùng hoả hổ. Không còn Hoả pháo yểm trợ, Cao Mộc Lân quyết định rút toàn bộ đạo thủy lên bờ. Thủy binh La thành dự định đổ bộ, phối hợp với đạo bộ quân vây ép hai mặt, dồn Cao Mộc Lân về phía rừng chuối. Trước tình hình đó, Cao Mộc Lân quyết định phóng hoả đốt trụi đám cỏ tranh, cỏ lau um tùm dọc bờ sông. Lửa c·háy l·ớn, đạo thủy binh La thành không thể tiếp cận bèn xuôi dòng vài dặm, đổ quân lên bờ đánh tập hậu bọn Cao Mộc Lân.
Bộ quân Thiên Đức giao chiến với bộ quân La thành ở phía Bắc rừng chuối. Do không có tiễn cứng bắn xa, bộ quân Thiên Đức ẩn nấp sau các lùm cây, mô đất, thân chuối dùng hoả mai b·ắn h·ạ sĩ tốt binh triều tiếp cận. Do Cao Mộc Lân vẫn còn 8 khẩu Hoả pháo liên hoàn nên sau hơn một canh giờ, bộ quân binh triều vẫn chưa thể tràn vào khu rừng chuối bạt ngàn.
Binh triều khiêng ba khẩu Cự thạch pháo tập trung trút đ·ạ·n. Ban đầu đ·ạ·n rơi ngoài rìa rừng chuối, càng về sau càng rơi sâu vào bên trong gây ra một số t·hương v·ong. Lúc này, Cao Mộc Lân biết thủy binh La thành đang đổ quân lên bờ đánh tập hậu bèn lệnh quân sĩ khiêng 4 Hoả pháo đặt lùi thêm về phía sau bắn chặn cầm chừng. Nhận định binh triều sẽ chờ trời tối thừa cơ ập vào, Cao Mộc Lân quyết định phóng hoả chặn hướng tiến công của binh triều ở phía Bắc rừng chuối.
Trời nhập nhoạng. Ba quân tướng sĩ Thiên Đức thuộc quyền Cao Mộc Lân lần lượt rút theo hướng Đông Bắc. Mấy khẩu Hoả pháo liên hoàn vẫn bắn cầm chừng cho đến trời tối mịt mới ngưng. Cao Mộc Lân rút lui cùng toán hậu quân, đem theo 3 khẩu Hoả pháo về phía Đông Nam rừng chuối.
Không còn tiếng đ·ạ·n nổ đì đùng từ quả nổ lẫn s·ú·n·g hoả mai, binh triều từ hai mặt Bắc và Tây Nam cẩn thận tiến vào. Trời tối nhưng trăng chưa lên, đứng trên một cây cao quan sát, Cao Mộc Lân trông rõ hàng trăm bó đuốc thấp thoáng trong rừng chuối. Không thấy bóng dáng quân Thiên Đức, binh triều toả ra các hướng truy lùng, đặc biệt để tâm mạn Đông Nam, hướng rút lui khả dĩ nhất của Cao Mộc Lân.
Cao Mộc Lân ra lệnh cho Hoả pháo liên hoàn bắn cấp tập khi những bó đuốc còn cách vị trí quan sát chừng ba, bốn mươi trượng. Hoả pháo liên hoàn bắn được mấy loạt thì hết đ·ạ·n, quân sĩ dùng rìu phá s·ú·n·g rồi lẩn vào bóng đêm. Sĩ tốt binh triều t·hương v·ong chẳng bao nhiêu nhưng được phen kinh hồn bạt vía, nằm rạp ôm đầu. Dẫu đ·ạ·n nổ không còn nữa song họ không dám tiến lên vì trời tối, mãi sau binh mã kéo đến đông mới dám tràn đến sục sạo nhưng chỉ còn thấy những khẩu Hoả pháo bị bỏ lại sau một bụi cây lớn.
Cao Mộc Lân lui binh hơn chục dặm đường mới dừng chân trên một cánh đồng hoang cỏ mọc cao ngang ngực. Chờ đến sáng hôm sau không thấy bóng dáng binh triều, điểm quân một lượt. Cao Mộc Lân lệnh đưa hơn sáu mươi tử sĩ cùng khoảng một trăm thương binh về chỗ bọn Đặng Lương Xá. Ngẫm thấy lực lượng hao tổn không đáng kể, chỉ thiếu hoả khí yểm trợ nên Cao Mộc Lân quyết định cắt theo hướng Tây Nam tìm lối vượt nhánh sông Tô, đi đường vòng đến Trang Khúc Giang. Nửa đêm hôm ấy, Cao Mộc Lân còn cách thôn Gia khoảng mươi dặm về phía Nam thì đụng quân La thành mai phục. Binh sĩ Thiên Đức có s·ú·n·g hoả mai nên chiếm lợi thế trong cuộc giao chiến. Tuy nhiên, do không rõ binh lực La thành có bao nhiêu, lo bị vây ráp, Cao Mộc Lân một lần nữa phải lui binh nhằm bảo toàn lực lượng. Đạo binh của Cao Mộc Lân nghỉ chân ven rừng tre gần nhánh sông Tô lúc rạng sáng, tướng sĩ mệt nhoài. Cao Mộc Lân ngả lưng chợp mắt chưa được bao lâu, quân sĩ ra sông lấy nước chạy về cấp báo trông thấy khinh thuyền từ mé hạ du đi ngược lên, trông kì hiệu như là quân Đỗ Động Giang. Là con thủy tướng, lại từng xuôi ngược gần khu vực này nên Cao Mộc Lân chẳng suy nghĩ nhiều, đốc quân đến ẩn nấp dọc bờ sông nhỏ. Đội hình vừa ổn định thì khinh thuyền Đỗ Động Giang theo hàng dọc đến gần, trước sau có đến bốn, năm mươi chiếc.
- Bọn này đến tiếp ứng La thành phòng thủ Trang Khúc Giang. - Cao Mộc Lân nói với tuỳ tùng. - Ta chỉ có hoả mai. Cậu chạy lên kia, nói anh em di chuyển ngược lên một quãng. Chúng ta khoá đầu khoá đuôi.
Thuộc hạ nghe lệnh, lom khom chạy đi truyền đạt.
Cao Mộc Lân chờ đoàn khinh thuyền đi qua gần hết mới khai hoả tập trung vào 3 thuyền đi cuối đội hình. Hàng trăm khẩu hoả mai thi nhau bắn, khói s·ú·n·g bốc lên mù mịt, lộ vị trí ẩn nấp. Sĩ tốt trên ba khinh thuyền một số t·hiệt m·ạng ngay trong loạt đ·ạ·n đầu tiên, số khác nhảy ùm xuống sông nấp vào mạn thuyền tránh đ·ạ·n.
Nghe tiếng s·ú·n·g nổ ran ở mạn cuối đội hình, đạo binh còn lại cũng khai hoả vào mấy thuyền đi đầu. Một vài quả lựu đ·ạ·n tre rơi vào lòng thuyền p·hát n·ổ, hai thuyền bị chìm giữa dòng, hàng chục binh sĩ Đỗ Động Giang t·hiệt m·ạng.
Sau phút đầu hoảng loạn, thủy quân Đỗ Động Giang bắt đầu phản ứng bằng hoả tiễn. S·ú·n·g hoả mai giảm tác dụng khi quân Đỗ Động Giang lật vách thuyền có treo sẵn những tấm phên bện rơm trát bùn ẩm. Giao chiến gần nửa canh giờ, quân sĩ cấp báo có đạo bộ quân binh triều đến cứu viện nên Cao Mộc Lân bèn lệnh rút quân dọc theo bờ sông.
Thủy binh Đỗ Động Giang bị chìm mất 6 thuyền, b·ị t·hương và t·hiệt m·ạng cả trăm sĩ tốt. Đạo binh này hợp với toán binh triều đến tiếp ứng kéo lên đóng tại bãi Tân Triều. Trong khi đó, Cao Mộc Lân sắp hết đ·ạ·n dược bèn tìm chỗ đứng chân, phái một đại đội tức tốc tìm đường về thủy trại làng Am lấy hoả khí và khinh thuyền.