Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Vạn Xuân Đế Quốc
Unknown
Chương 662: Sơn Tây quân xuất trận
Trinh sát nắm tình hình phía sau báo cáo có giao chiến ác liệt giữa binh triều và Thiên Đức quân gần khu rừng chuối ven sông song không rõ đạo binh Thiên Đức thuộc cánh quân nào. An Nhữ Hầu đề nghị dẫn Tiểu đoàn 321 quay trở lại ứng cứu. Sỹ Văn Thuận cân nhắc thiệt hơn, không đồng ý với đề nghị này. Thuận nói:
- Nhiệm vụ của chúng ta là đến Trang Khúc Giang chiếm làng Đơ Thao. Theo phán đoán của tôi, ông Hiểu đã phá được Nguyễn Nặc và cử một đạo xuống hồ Bầu hoặc lí do nào đó tương tự. Đạo binh đang giao chiến với binh triều có thể là cánh Cao Mộc Lân hoặc Trịnh Hoàng Sâm. Tuy nhiên… tôi nghiêng về khả năng chỗ anh Lân đảm trách đạo binh tiếp viện cho ta. Lân là tay mưu lược, dày dạn chiến trận.
An Nhữ Hầu tỏ vẻ sốt ruột, đứng nheo mắt trông về hướng Nam, nơi cột khói đen bốc cao trong ánh chiều tà. Sỹ Văn Thuận động viên:
- Dằn lòng lại, Cao Mộc Lân chẳng phải tay vừa, nếu cự không được binh triều, Lân sẽ rút. Chúng ta phải tận dụng cơ hội này luồn sâu là hơn.
Trước khi sang đất Trang Khúc Giang lúc trời tối, Sỹ Văn Thuận thả chim câu. Nhờ người dẫn đường thông thạo địa hình, hai đạo binh ngậm tăm luồn sâu dưới ánh trăng khuya. Cuối canh Ba, An Nhữ Hầu cùng Tiểu đoàn 321 tiếp cận thôn Lủ, phía Đông Nam làng Đơ Thao, khống chế hơn ba trăm người dân. Dân trong thôn toàn người già, đàn bà và trẻ nhỏ. Nam thanh nữ tú thôn Lủ đã được triều đình huy động đi chống Thiên Đức từ dạo Tết.
Sau khi kiểm soát được tình hình, Tiểu đoàn 320 từ bên ngoài tiến vào thôn Lủ cùng những con chiến mã thế chân Tiểu đoàn 321. Ngay sau đó, một trung đội trang bị gọn nhẹ cùng An Nhữ Hầu theo chân người dẫn đường rời khỏi thôn Lủ đi về hướng Đông Nam. Mục tiêu An Nhữ Hầu nhắm đến là điếm canh nằm cạnh gốc cây gạo cổ thụ cách thôn Lủ gần 2 dặm. Điếm canh có mấy người đang ngủ, chẳng tổ chức canh gác. An Nhữ Hầu dễ dàng không chế những người này. Một trong số họ là quân triều đình, mấy tráng niên còn lại là dân thôn Lủ.
Điếm canh này do dân thôn Lủ và một thôn khác lo canh giữ luân phiên, mỗi phiên là nửa tuần trăng. Sau khi tra khảo, An Nhữ Hầu sai quân sĩ đổi y phục tù binh, thế chỗ họ. Một tiểu đội được cắt cử hỗ trợ, chọn nơi ẩn nấp cách điếm canh vài mươi trượng.
Trời tờ mờ sáng, chưa tỏ mặt người. Quân cảnh giới cách bờ tre thôn Lủ hơn trăm trượng bắt được bốn sĩ tốt triều đình tay nải đang tiến về thôn. Nửa canh giờ sau, quân cảnh giới bắt thêm hơn chục binh sĩ khác ở hướng Bắc thôn Lủ. Từ miệng tù binh, Sỹ Văn Thuận biết Nguyễn Nặc và Hoàng Hựu đã lui binh lập phòng tuyến mới. Và tù binh đều thuộc cánh quân tiền trạm của Nguyễn Nặc.
- Nội trong một canh giờ nữa sẽ có một đạo binh hơn trăm người đến chốt ở thôn Lủ. - Sỹ Văn Thuận hào hứng nói với An Nhữ Hầu. - Túm chứ hả?
Hai mắt An Nhữ Hầu sáng lên:
- Nếu chừng ấy quân thì bắt gọn rồi giả trang chúng trà trộn ban đêm thì chẳng gì bằng. Chủ tướng đã chiếm được lũy, bọn chúng dạt xuống đây hòng tìm lấy một chiến thắng, thật buồn cười.
- Nặc thực sự cần một chiến thắng rửa mặt vì tinh thần ba quân triều đình lúc này chẳng tốt khi thua trận liên miên. - Sỹ Văn Thuận gật gù. - Nhưng muốn đến Đơ Thao lúc này rất khó. Binh triều hẳn đã phục sẵn ở đó rồi.
- Vậy ta giữ tạm làng Lủ làm chỗ đứng chân anh ạ. - An Nhữ Hầu nói. - Tình hình chuyển biến mau lẹ. Ta tiến có thể đánh Đơ Thao mà lùi sẽ đến Tân Triều. Nói gì thì nói đều là tập hậu cả.
- Tôi cũng tính như vậy. - Sỹ Văn Thuận đồng tình. - Cậu phổ biến với anh em 321 thêm lần nữa. Chúng ta binh mỏng, không được coi thường địch, không được hành động khinh suất.
An Nhữ Hầu chỉ về hướng Nam:
- Tính theo đường chim bay, em áng chừng từ đây đến chỗ ông Sếnh chỉ ba, bốn mươi dặm. Chi bằng ta cử trinh sát đến mượn ông Sếnh một đạo bộ quân cùng hoả khí.
Sỹ Văn Thuận trù trừ vì Đơ Thao có thể trở thành một cạm bẫy đón đợi Thuận và ba quân.
- Chẳng có quân lệnh từ trên liệu có được không nhỉ?
An Nhữ Hầu nói, giọng chắc nịch:
- Chiến trường mỗi lúc mỗi khác. Ông Sếnh rất muốn vào thành mà hiện tại chỉ nhận nhiệm vụ uy h·iếp là chính. Em nghĩ, ông Sếnh sẵn lòng giúp ta một đạo binh. Nếu không đến được đây chí ít cũng kéo đến quấy ở bãi Tân Triều.
Sỹ Văn Thuận ngẫm nghĩ chốc lát rồi quyết:
- Được! Vậy đem binh phù của tớ đi. Cậu chọn lấy ba anh em nhanh nhẹn, tin cẩn với người nào thông thuộc đường đi lối lại chứ đụng phải binh triều lợi bất cập hại.
An Nhữ Hầu chọn ra ba binh sĩ, căn dặn họ kĩ càng rồi đưa binh phù của Sỹ Văn Thuận cho họ. Ba binh sĩ bèn cởi bỏ quân phục thay bằng bộ quần áo lấm lem của dân thôn Lủ rồi nhắm hướng sông tìm đường mà đi. Sỹ Văn Thuận đứng bên bờ tre trông theo bóng ba người lính khuất sau những tán cây thêm một lúc với quay trở vào thôn. Thuận triệu tập đám tráng đinh thôn Lủ b·ị b·ắt ngoài điếm canh cùng gia đình của họ. Thuận cho mỗi gia đình 3 nén bạc và 1 giờ giấy đóng triện đỏ, bảo với họ rằng nếu con cái nghe theo Thiên Đức quân sẽ thưởng thêm mỗi nhà 3 nén bạc. Tờ giấy đóng triện đỏ là bùa hộ mệnh, sau quân Thiên Đức có đến làng cứ đưa giấy đó ra sẽ được trọng đãi vì có công giúp sức. Muốn hay không họ đều phải nhận bởi thân quân đứng sau Thuận người nào người nấy đao tuốt khỏi vỏ, sáng quắc, lạnh người.
Sau đó, mỗi tráng đinh sẽ dẫn ba người lính Thiên Đức toả ra các hướng trinh sát kĩ địa hình và cách bố phòng của binh triều.
Dân thôn Lủ sợ quân Thiên Đức vì gương mặt chẳng lấy gì làm thân thiện của họ. Hơn nữa, triều đình bảo rằng một khi Thiên Đức đến sẽ bêu đầu, moi bụng dân La thành…
An Nhữ Hầu cùng Tiểu đoàn 320 mật phục ngoài cánh đồng thôn Lủ đón lõng đạo binh triều mãi đến đầu giờ Ngọ mới trông thấy bóng tinh kì đằng xa. Đạo binh có hơn một trăm bộ quân theo hàng dọc thẳng tiến đến thôn Lủ thì bất thần bọn An Nhữ Hầu từ các vị trí ẩn nấp đồng loạt xông ra khoá đuôi. Cùng lúc ấy, 2 đại đội thuộc Tiểu đoàn 321 từ thôn Lủ xông ra chặn đầu. Binh triều bị vây vào giữa, địch không nổi bèn hạ khí giới đầu hàng, không ai t·hiệt m·ạng.
Sỹ Văn Thuận giữ tù binh trong thôn Lủ, trực tiếp hỏi cung mấy tiểu tướng binh triều.
Lại nhắc Trung đoàn 1 Bộ binh Sơn Tây sau 2 ngày chuẩn bị kĩ lưỡng, cứ hai người khiêng mấy thân tre theo sự dẫn đường của Phùng Nguyên Hoàn và đại đội trinh sát hành quân đến một bờ đầm cỏ cây cao quá đầu người vào lúc trăng chưa lên. Tại đây, binh sĩ Trung đoàn 1 Bộ binh Sơn Tây bắt đầu đem tre mang theo làm cọc đóng xuống đầm lầy. Cọc đóng đến đâu, binh sĩ sẽ đặt ván ghép từ thân tre đến đó. Đến quãng cuối canh Tư, nghĩa là hơn ba canh giờ, thì một lối đi có bề ngang chừng 2 thước, dài khoảng sáu, bảy mươi trượng đã hoàn thành. Cây cầu được làm từ hàng nghìn cọc tre chỉ cách bờ sông Tô chưa đầy 2 dặm nhưng vì đầm phá bùn nhão ngập đầu người, thuyền bè không đi lại được, lau sậy và các loại cây dại xanh tốt nên khinh thuyền La thành tuần tra dọc sông Tô không phát hiện ra, nhất là vào ban đêm. Bộ binh Thiên Đức theo lối này di chuyển sang bờ kia của khu đầm lầy. Đến tảng sáng, các loại hoả khí như thần công, Hoả pháo liên hoàn, vài khẩu Cự thạch pháo được tháo rời đã qua đầm an toàn.
Trong khi Trung đoàn 1 Bộ binh Sơn Tây toả ra ẩn nấp quanh khu đầm thì Phùng Nguyên Hoàn cùng đại đội trinh sát thá·m s·át xung quanh, đặc biệt chú ý ngôi làng nhỏ cách khu đầm chừng 3 dặm về hướng Tây. Trong bờ tre của làng ấy có vài tháp canh mới được dựng lên, phải đến gần, quan sát kĩ mới thấy sĩ tốt binh triều thoắt ẩn thoắt hiện trong những ngọn tre.
Nhằm nghi binh, hỗ trợ cho cánh Phùng Hiền. Bọn Vương Chí Linh, Cao Tòng Chinh, Phạm Bạch Hổ đem hơn ba nghìn binh mã khiêu chiến với binh triều trấn giữ lối đường bộ từ Kính Chủ về Loa Sơn. Vương Côn Sơn và Cao Tòng Chinh nhiều lần đốc binh xông lên. Nhưng ngay khi binh triều phóng tiễn lại dạt ra xa cho thần công khai hoả. Những quả đ·ạ·n đầy uy lực bắn ra từ mươi khẩu thần công chẳng thể làm suy suyển đoạn lũy được dựng lên từ đất, rơm rạ.
Các viên đ·ạ·n tròn dính ở bờ lũy.
Binh triều nhận thấy những sọt đất, nệm rơm trát bùn… có tác dụng thì vui mừng khôn tả bèn hè nhau chửi bới, khiêu khích Thiên Đức. Cuộc chiến chẳng có mấy t·hương v·ong ấy diễn ra từ sáng sớm cho đến chiều tà, quân Thiên Đức lui binh mới ngưng.
Đoạn lũy đất dài năm, bảy dặm chắn lối về Loa Sơn uốn lượn ven mương nước nhỏ chảy ngang qua. Mương này khá cạn, dẫn nước vào khu đầm lớn ở mé Tây Bắc. Binh triều đắp lũy gần đến mé đầm và chắc mẩm Thiên Đức quân muốn vượt qua phải trả cái giá rất đắt. Thiên Đức có thể tiến vòng lên hướng Đông, nơi có đạo cảm tử quân và các đạo binh khác, lẫn với bách tính, dựa vào làng mạc tử thủ.
Trong khi Vương Chí Linh, Cao Tòng Chinh khiêu chiến với binh triều thì Kiều Quân Kỷ cũng nhận lệnh dẫn Trung đoàn 5 Sơn cước bày trận, tỏ ý một mất một còn nhằm cầm chân bọn Trần Hoàng Sinh cùng vài đạo binh nhỏ lẻ khác. Mặc cho Kiều Quân Kỷ kêu cha réo mẹ, triệu ba đời tổ tông thì Trần Hoàng Sinh nhất định không đem binh ra đối chiến mà cố thủ sau chiến lũy. Mỗi khi Kiều Quân Kỷ lại gần, Cự thạch pháo sau lũy ném các loại đ·ạ·n ra ngăn bước. Kiều Quân Kỷ cùng vài bộ tướng xuôi ngược trước trận tiền, lúc chạy lên Đông Bắc, khi ngược xuống Tây Nam, lúc thúc ngựa vào gần rồi lại ra xa, quyết tìm cách phá trận địa của Trần Hoàng Sinh.
Trời ngả về chiều, Tiểu đoàn pháo binh thuộc quân Thần Sấm bắn thêm vài loạt thần công trong vô vọng. Kiều Quân Kỷ chán nản thu kì hiệu hạ lệnh lui binh 5 dặm, hẹn Trần Hoàng Sinh sớm mai sống mái một phen. Dẫu liên tục nhận tin tức thất lợi nhưng Trần Hoàng Sinh vẫn vô cùng kiên định chống Kiều Quân Kỷ, phải lúc có lệnh của Hựu thì Trần Hoàng Sinh mới chịu lui binh.
Đêm xuống…
Phùng Nguyên Hoàn và vài mươi tay xạ tiễn cởi trần, toàn thân trát bùn đen lặng lẽ bò, nhích từng chút một dưới ánh trăng khuya khi mờ khi tỏ hướng về ngôi làng nhỏ gần khu đầm. Gần 2 canh giờ sau, vầng trăng khuyết treo trên đỉnh đầu thì bọn Hoàn mới đến gần bờ tre. Thêm 1 canh giờ nữa trôi qua, bọn Hoàn hạ được hơn chục lính canh quanh lũy tre làng mà chẳng có tiếng c·h·ó sủa. Hoàn và một toán bò sâu vào trong thôn. Một toán khác thế vị trí quân canh dùng lửa làm hiệu cho Phùng Hiền. Toàn bộ Trung đoàn Bộ Binh 1 Sơn Tây dàn hàng ngang xuất hiện sau đám cỏ cây um tùm, cùng trườn bò về phía thôn nhỏ.
Hoàn luồn lách về hướng cổng làng ở phía Tây dẫn ra sông Tô và hạ gục toán lính canh đang ngủ gà ngủ gật gần cổng chùa làng.
Đâu đó trong thôn có tiếng c·h·ó sủa nhấm nhẳng.
Trời còn chưa sáng, một số nhà trong thôn nhỏ vừa cầm sào đẩy cánh cửa tre lên thì có những bóng đen ập vào. Giống như nhiều làng mạc gần kinh thành, thôn này chẳng có bóng dáng tráng niên hay thôn nữ tuổi trăng tròn. Bởi vậy binh sĩ Thiên Đức dễ sàng khống chế toàn bộ gần ba trăm già trẻ trong thôn.
Phùng Hiền dùng thôn nhỏ làm nơi ẩn nấp đại bộ phận lực lượng, số còn lại tản ra ngoài làng tìm vị trí thuận lợi chờ trinh sát nắm tình hình ở hướng Đông Bắc, Đông và Đông Nam mới liệu thế hành động.
Trời mờ sáng, một toán trinh sát về báo, phát hiện kho lương thảo của binh triều cách thôn nhỏ chừng 7 dặm về hướng Đông Bắc. Kho lương chỉ có hơn trăm binh sĩ canh gác, còn lại là dân chúng lo phục dịch cho quân. Các toán trinh sát khác chưa về nên Phùng Hiền tạm án binh bất động chờ đợi.
Một ngày nắng cháy trôi qua, đến tối các toán trinh sát mới về đủ. Phùng Hiền họp các chỉ huy phân công nhiệm vụ, quyết định hành động.