Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 663: Dòng sông Tô

Chương 663: Dòng sông Tô


Phùng Nguyên Hoàn nhận nhiệm vụ chỉ huy đại đội trinh sát tiếp cận một số cây cao ở hậu quân La thành ngay trong đêm để chằng buộc pháo hiệu. Hai canh giờ sau, Phùng Nguyên Hoàn báo nhiệm vụ hoàn thành.

Theo kế hoạch, Phùng Hiền điều Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 1, Sư đoàn Bộ binh 1 Sơn Tây đến vị trí mai phục cách nơi La thành lập chiến lũy phong thủ khoảng 10 dặm về phía Tây Nam. Tiểu đoàn 2 di chuyển đến vị trí chỉ định, một cánh đồng tương đối trống trải ở mạn Tây, hướng sông Tô, cách vị trí Tiểu đoàn 1 mai phục chừng 4 dặm. Tiểu đoàn 3 với hai đại đội ở ngoài bờ tre thôn nhỏ không tên đóng vai trò dự bị.

Đầu trống canh Năm trinh sát nhận lệnh phát hoả. Pháo hiệu buộc trên các cây cao phía hậu quân La thành lần lượt bắn lên cao, âm thanh lụp bụp như pháo hoa, sáng một góc trời. Màu pháo hiệu khác nhau. Pháo hiệu hướng Tây Nam có màu đỏ trong khi hướng Tây có màu xanh. Những t·iếng n·ổ lớn nối tiếp nhau kinh động trời đêm do s·ú·n·g thần công đồng loạt khai hoả, đứng xa hàng chục dặm cũng có thể nghe được.

Sau màn pháo hiệu kèm những t·iếng n·ổ lớn là sự tĩnh lặng đầy c·hết chóc, chẳng có tiếng quân reo ngựa hí.

Trung quân La thành trấn bên chiến lũy nhốn nháo.

Toán trinh sát bám nắm gần vị trí kho lương thảo trông thấy pháo hiệu nổ liền bò vào gần, tung hàng chục quả lựu đ·ạ·n nổ, đốt cháy hai túp lều tạm bợ tạo ánh lửa rồi rút lui. Quân canh giữ kho lương lo d·ập l·ửa. Bách tính b·ị b·ắt phục dịch ba quân lợi dụng đêm tối tự tìm đường thoát thân.

Tướng sĩ La thành chẳng biết vì sao Thiên Đức quân lại xuất hiện sau lưng. Bấy giờ Sùng Hoán nai nịt gọn gàng yên vị trên lưng ngựa, nói với tả hữu:

- Hẳn Hoàng tướng quân và Nguyễn tướng quân đã bị Thiên Đức đánh úp ở mé làng Sở.

Bên ngoài chiến lũy, tiền quân báo với Cao Tòng Chinh, Vương Chí Linh rằng đã trông thấy pháo hiệu nổ ở hướng Tây và Tây Nam. Vương Chí Linh nhận định:

- Quân Sơn Tây đặt mai phục ở hướng Tây Nam chặn đường rút của binh triều, đó là tử lộ, hướng Tây là sinh lộ.

Nói đoạn, Vương Chí Linh lệnh quân nổi trống, phát pháo hiệu t·ấn c·ông. Cao Tòng Chinh, Vương Chí Linh cùng đốc quân áp sát chiến lũy La thành.

Sùng Hoán chống đỡ một hồi, ngoảnh trông sang thấy nhiều vị trí chẳng còn ai trông giữ. Tiền quân của Vương Chí Linh nhân cơ hội đó vượt qua vài đoạn lũy toả ra đánh phá tứ tung gây nhiều đ·ám c·háy lớn.

Sùng Hoán đâm hoảng, liệu thế chống đỡ không nổi, lại lo Thiên Đức quân từ sau đánh đến thì hết đường chạy bèn lệnh quân bản bộ tháo lui.

Hoán chạy thì các quân khác cũng tranh nhau chạy.

Vỡ trận, chiến lũy kiên cố dài đến mấy dặm bỗng chốc trở nên mong manh.

Vương Chí Linh, Cao Tòng Chinh cùng đại quân v·ượt l·ũy hè nhau truy kích binh triều lúc trời tờ mờ sáng.

Sùng Hoán dẫn đạo khinh kị nhắm hướng Tây Nam kéo chạy. Trông sang tả hữu, bộ quân binh triều tan hàng, kéo nhau chạy trên cánh đồng rộng mênh mông như đàn ong vỡ tổ. Do là quân kị, Sùng Hoán không thể chạy theo lối đằng Tây vì có sông Tô ngăn trở.

Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 1 quân Sơn Tây từ vị trí ẩn nấp đổ ra t·ấn c·ông vào gần cuối đội hình của Sùng Hoán. Hoán hay tin, định quay ngựa lại giao chiến vì biết địch quân chỉ có vài ba trăm người. Nhưng đúng lúc ấy có mấy t·iếng n·ổ lớn, Sùng Hoán ngoảnh trông về hướng Tây Nam nhìn thấy vài đám khói mỏng. Thiên Đức quân rời chỗ mai phục chạy băng băng trên những gò đống, hè nhau bắt sống Sùng Hoán. Hoán luống cuống, tiền hậu chẳng thể ứng cứu bèn cùng đám thân quân cắt đường nhắm hướng sông Tô thúc ngựa ra sức chạy trốn. Quân bản bộ của Hoán cùng nhiều bộ quân binh triều b·ị b·ắt hoặc hạ khí giới xin hàng rất đông. Thiên Đức quân chỉ bắt giữ quân tráng niên, còn lại tước khí giới, đuổi họ về làng theo lệnh Vạn Thắng vương đã ban trước đó.

Sùng Hoán, tức Lý Tùng Hoán, và đám tàn quân chạy dồn đến bờ sông Tô rất đông, loay hoay tìm cách vượt sông. Đằng xa thấp thoáng khinh thuyền triều đình xuôi dòng ứng cứu song thuyền còn chưa đến thì Phùng Hiền thống lĩnh mấy trăm sĩ tốt Sơn Tây đuổi đến. Sùng Hoán lệnh quân ra chống nhưng mệnh lệnh kém hiệu quả, quân sĩ tìm đường tháo chạy, nhiều kẻ nhảy xuống sông tìm cách bơi sang bờ bên kia, khung cảnh vô cùng nhốn náo.

Sùng Hoán tự tay chém vài tên quân chống lệnh bỏ hàng ngũ nhưng vô ích. Chẳng còn cách nào khác, Hoán phải cởi bỏ giáp trụ, ôm một thân chuối nhảy ào xuống sông Tô cố sống cố c·hết bơi ra giữa dòng. Binh sĩ Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 1 quân Sơn Tây đứng trên bờ nổ s·ú·n·g b·ắn h·ạ một số sĩ tốt binh triều dưới sông đến khi Phùng Hiền hạ lệnh ngưng bắn mới thôi. Sùng Hoán bơi ra giữa dòng được khinh thuyền La thành vớt đưa sang bờ bên kia.

Phùng Hiền tìm Sùng Hoán chẳng thấy, khảo tù binh chỉ biết Hoán đã nhảy xuống sông cùng đám loạn quân.

- Thằng khốn cao số thật!

Phùng Hiền bực dọc song cũng đành tiếc rẻ đứng trông ra sông. Quân pháo khiêng Hoả pháo đến nơi nhưng Hiền không cho bắn. Thay vào đó, Phùng Hiền phối hợp với bọn Vương Chí Linh, Cao Tòng Chinh tiến hành truy bắt tàn binh và tiến nhanh về hướng làng Cái, làng Sở.

Trần Hoàng Sinh hay tin bọn Sùng Hoán vỡ trận bèn chủ động lui binh, hợp với tàn quân các nơi trấn phía Bắc làng Sở. Chiều muộn, Phùng Hiền có trong tay đầy đủ binh lực của Sư đoàn Bộ binh Sơn Tây hạ trại cách làng Sở chỉ 3 dặm về hướng Bắc sẵn sàng tiến đánh. Quãng nửa đêm, Vương Chí Linh, Cao Tòng Chinh và Kiều Quân Kỷ hợp quân vây ráp phía Đông làng Sở.

Hoàng Hựu hay tin cánh quân Sùng Hoán vỡ trận bèn gấp rút lui binh, đụng với bọn Vương Chí Linh, Kiều Quân Kỷ cách làng Sở không xa. Hai bên giao chiến dưới trăng khuya, Hoàng Hựu quyết mở đường máu, vượt sông Tô về khu vực làng cái khi Lê Phụng Hiểu dốc binh t·ruy s·át suốt đêm.

Lý Mẫn đích thân đốc quân xuất thành giải vây cho Hoàng Hựu từ lúc chiều nhưng bị quân Sơn Tây chặn đánh. Mãi đến sáng hôm sau Hoàng Hựu dùng quân bản bộ mới đặt chân đến làng Đình.

Làng Sở bị vây kín ba mặt vào buổi sáng, chỉ còn hướng bờ sông chưa bị quân Sơn Tây chiếm giữ. Thiên Đức quân từ hướng Bắc và hướng Đông kéo đến mỗi lúc một đông, đâu đâu cũng trông thấy bóng tinh kì Thiên Đức bay phấp phới.

Làng Sở ở phía Bắc hoàn toàn bị chia cắt với Trang Khúc Giang ở mạn Nam. Trọng binh Thiên Đức chiếm giữ đường Thiên Lý, cửa ngõ dẫn vào cửa đông La thành.

Lệnh trên đưa xuống, nếu binh triều giữ làng Sở cố thủ thì không cần bắt tù binh. Trần Hoàng Sinh cố thủ đến đầu giờ chiều thì rút dần về hướng sông Tô bởi Thiên Đức quân dùng hoả công kết hợp với cơn mưa hoả khí từ ba mặt.

Khói lửa khắp nơi.

Làng Sở chỉ còn là đống tro tàn trong ánh nắng chiều.

Lê Phụng Hiểu, Phùng Hiền, Vương Chí Linh dồn ép binh triều xuống sông Tô. Cự thạch pháo, Hoả pháo được lệnh b·ắn h·ạ khinh thuyền La thành. Trần Hoàng Sinh cùng đạo quân cảm tử vì thế chỉ còn cách bơi qua sông Tô sang làng Dộc. Pháo Thiên Đức trên bờ thi nhau trút đ·ạ·n, Trần Hoàng Sinh t·ử t·rận trong đám quân lóp ngóp dưới sông. Phần lớn đạo binh cảm tử dưới quyền Trần Hoàng Sinh t·hiệt m·ạng, sáng hôm sau một khúc sông Tô dập dềnh xác người.

Chương rời chỉ huy sở đến phía Tây Bắc làng Sở, gần bờ sông. Quân Thiên Đức đóng trại dài hàng chục dặm dọc theo bờ hữu ngạn sông Tô, tung quân lùng bắt sĩ tốt binh triều ở Trang Khúc Giang.

Trữ quân lần nữa gửi thư nghị hoà đến Vạn Thắng vương. Chương đọc xong, bảo Mai Đắc Thắng thảo thư, yêu cầu Trữ quân cùng bách quan tự trói mình giao nộp.

Một mặt, Tô Trung Từ điều quân túc vệ và tráng đinh trong thành bảo vệ tả ngạn sông Tô. Mặt khác, Tô Trung Từ sai cấm quân hộ giá Trữ quân, hoàng thất và gia quyến họ Tô lần lượt rời thành, bí mật sang đất Đỗ Động Giang nương nhờ.

Tại bãi Tân Triều, Nguyễn Nặc vừa mới đứng chân được hai ngày thì Cao Mộc Lân kéo thuỷ bộ đến khiêu chiến. Nặc giữ bãi Tân Triều, Lân đóng bên kia sông. Lòng sông nhỏ chẳng thể bày trận thủy chiến, Nặc bèn điều bộ quân Đỗ Động Giang sang sông, kết hợp toán thủy binh dùng hoả công lợi dụng thuận dòng nước tiến đánh thủy quân. Thủy quân của Lân rút lui, bộ quân rút dọc theo bờ sông bảo vệ cánh thủy. Đương lúc thắng thế thì hậu quân cấp báo Hoàng Hựu, Sùng Hoán, Trần Hoàng Sinh chạy về bên kia sông Tô khiến Nguyễn Nặc phải thu binh trở lại bãi Tân Triều. Bên kia Cao Mộc Lân biết binh triều đang thất lợi, Nặc thu binh liền cho quân bá·m s·át.

Tại thôn Lủ, thông qua tin tức trinh sát báo cáo, biết bọn Hoàng Hựu lui về cố thủ ở làng Sở thì Sỹ Văn Thuận lệnh An Nhữ Hầu tập kích binh triều trấn ở Đơ Thao. Binh triều cố thủ Đơ Thao, lực lượng của An Nhữ Hầu mỏng, chỉ có thể uy h·iếp. Nặc nghe Đơ Thao bị t·ấn c·ông lại nghĩ cánh Hoàng Hựu đã chạy cả, Thiên Đức quân muốn chặn dường về thành bèn lên thuyền theo đường thủy về giữ mé Bắc Đơ Thao. Bộ quân của Nặc men theo hai bờ sông bảo vệ cho mấy chục khinh thuyền.

Cao Mộc Lân bám theo nhưng không giao chiến.

Sỹ Văn Thuận dẫn hai đại đội thuộc Tiểu đoàn 320 t·ấn c·ông bộ quân binh triều, bắt vài chục tù binh. Do Thuận tập kích, Nặc tin rằng Thiên Đức quân đã chiếm Đơ Thao nên chạy thẳng về làng Đông.

Binh triều giữ Đơ Thao sợ bị vây cũng bỏ vị trí rút trong đêm, sáng hôm sau An Nhữ Hầu mới biết. Hầu giữ làng Đơ Thao chờ Sỹ Văn Thuận và cánh Cao Mộc Lân. Chiều muộn hôm ấy, đạo bộ quân hơn ba trăm tinh binh do Lý An cử đến giúp sức bọn Sỹ Văn Thuận mới đến nơi. Theo lệnh Vạn Thắng vương, bọn Thuận, Hầu và Lân đóng trại thủy bộ ở phía Đông Nam La thành, phong toả đường thủy. Tính đến thời điểm này cánh quân phía Đông dưới quyền Lê Phụng Hiểu hợp với cánh phía Bắc của Vạn Thắng vương uy h·iếp mặt Đông kinh thành xem như đã bắt tay được với cánh phía Nam của Bàn Phù Sếnh, Lý An.

Nhằm phối hợp với các đạo binh khác, thời điểm này Yết Kiêu tổ chức nhiều đợt t·ấn c·ông kèm pháo kích suốt ngày đêm, nhờ đó chiếm được bờ hữu ngạn cửa sông Tô.

Tô Trung Từ muốn nghị hoà hòng kéo dài thời gian song không nhận được hồi đáp.

Dòng sông Tô tạm thời trở thành ranh giới giữa hai bên. Đứng trên vọng gác trông về phía Tây, Chương đã có thể trông thấy tinh kì bay trên tường thành ngoại, tức La thành, nơi chân trời.

Chương 663: Dòng sông Tô