Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Việt Linh
Unknown
Chương 98: Tổng Động Viên Toàn Dân
Sau khi cổ động mọi người lập thành Đại Việt tộc thành công, Nguyễn Long cũng không nhiều lời mà giao lại sân khấu cho Lý Thân.
Lý Thân là một trong bốn người nắm quyền chỉ huy q·uân đ·ội, ba người khác là Phạm Bạch Hổ, Cao Bá Bao và Hoàng Văn Đủ.
Lý Thân bước ra, trước hết là phổ biến một ít luật lệ trong quân cho họ. Dĩ nhiên chỉ nói những điều trọng yếu nhất như phục tùng thượng cấp, cấm hãm hại đồng đội, phản bội dân tộc,... Phần lớn những điều này họ cũng đã biết nên cũng không quá mất thời gian.
Kế đến là việc tuyển chọn và phân chia các cơ cấu trong quân.
Trong số hơn ba ngàn năm trăm người có mặt, trừ đi người già và trẻ em dưới 12 tuổi cùng một số người chăm sóc chúng, thì có đến hơn ba ngàn người đang xếp thành hàng ngay ngắn sẽ tham gia chiến trận.
Trong hơn ba ngàn người, lại trừ đi những người thuộc biên chế Hồng Lâm quân, Trinh Sát quân và Việt Nữ quân thì cũng còn khoảng hai ngàn bảy trăm người.
Việc tuyển chọn lần này cũng không quá khắt khe, hầu hết những người đang xếp hàng phía dưới cũng đã đủ điều kiện để gia nhập. Mục đích điều này là để phân chia họ vào những nhiệm vụ thích hợp.
Trong q·uân đ·ội đâu phải ai cũng lao ra chiến trường đâm chém đánh nhau, việc hậu cần, quân lương, cơm nước, chăm sóc y tế, liên lạc, dọn dẹp chiến trường... cũng chiếm một phần rất quan trọng trong cuộc chiến. Do đó Nguyễn Long mới cho phép cả những em từ 12 tuổi trở lên tham gia. Huấn luyện thì vẫn huấn luyện, còn đánh nhau thực sự thì dễ gì hắn để cho bọn nhỏ ra trận.
Sau gần nửa ngày bận rộn, cuối cùng việc chia quân cũng hoàn tất.
Hai ngàn bảy trăm người sung quân được chia làm hai mươi bảy đại đội, mỗi đại đội một trăm người. Cộng với Việt Nữ Quân một đại đội, Trinh Sát Việt Quân một đại đội và Hồng Lâm quân hai đại đội thì tổng số đại đội hiện có là ba mươi mốt đại đội, với ba ngàn một trăm năm mươi quân (Trinh Sát quân có một trăm năm mươi người).
Nói chung là gần hết những người có khả năng chiến đấu của thành Thái Bình.
Trong ba mươi mốt đại đội, ngoài Trinh Sát quân chịu trách nhiệm đặc biệt, ba mươi đại đội còn lại sẽ được hợp thành các tiểu đoàn và trung đoàn.
Mỗi ba hoặc bốn đại đội sẽ hợp thành một tiểu đoàn (có sáu tiểu đoàn ba đại đội và ba tiểu đoàn bốn đại đội) ba tiểu đoàn hợp thành một trung đoàn, ba trung đoàn hợp thành một sư đoàn.
Nói cách khác, một sư đoàn sẽ gồm ba trung đoàn hợp thành từ chín tiểu đoàn với ba mươi đại đội.
Một trung đoàn sẽ gồm ba tiểu đoàn hợp thành từ mười đại đội.
Một tiểu đoàn sẽ gồm ba hoặc bốn đại đội.
Về quân số, đại đội có một trăm người, tiểu đoàn có ba trăm hoặc bốn trăm người, trung đoàn có một ngàn người, sư đoàn là ba ngàn người. Và Đại Việt cũng chỉ có một sư đoàn duy nhất.
Dĩ nhiên sư đoàn này cũng không đủ tiêu chuẩn là sư đoàn, thậm chí còn không bằng một trung đoàn của người ta.
Thông thường một trung đoàn phải từ hai ngàn đến bốn ngàn quân, còn sư đoàn phải từ mười ngàn đến hai mươi ngàn quân.
Trong cơ cấu q·uân đ·ội của thành Thái Bình chỉ có tiểu đoàn và đại đội là được phân chia gần với thực tế nhất.
Bên dưới đại đội còn có trung đội, dưới trung đội là tiểu đội, dưới tiểu đội là tổ.
Trong một đại đội sẽ gồm ba trung đội và một đại đội trưởng, mỗi trung đội gồm ba mươi ba người. Dưới trung đội là ba tiểu đội, mỗi tiểu đội gồm mười một người. Trong một tiểu đội sẽ có ba tổ, một tổ ba người và hai tổ bốn người.
Nói cách khác là mỗi đại đội sẽ là một trăm người gồm một đại đội trưởng và chín mươi chín người thuộc ba trung đội, chín tiểu đội và hai mươi bảy tổ.
Mỗi trung đội sẽ có ba mươi ba người thuộc ba tiểu đội và chín tổ.
Mỗi tiểu đội sẽ có ba tổ và một tổ sẽ có ba hoặc bốn người.
Vị trí chủ chốt nhất trong toàn bộ q·uân đ·ội Đại Việt vẫn là hai đại đội Hồng Lâm quân và một đại đội Việt Nữ quân. Mỗi đại đội sẽ thuộc về một trung đoàn, lãnh đạo trung đoàn đó và là mũi nhọn tinh nhuệ trong các trận chiến.
Ngoài ra, không phải đại đội nào cũng có nhiệm vụ như nhau, có đại đội sẽ chuyên lo hậu cần, có đại đội chuyên liên lạc, có đại đội chuyên chăm sóc thương binh,...Trong mỗi trung đoàn sẽ có những đại đội đặc biệt như thế.
Còn về những người già không tham gia quân ngũ cũng có bổn phận riêng, bổn phận của họ là ở nhà...giữ trẻ. Phải biết phần lớn những người già cả nơi đây đều rất khoẻ mạnh, hoàn toàn vẫn còn khả năng làm việc. Họ sẽ giúp chăm sóc những đứa bé khi cha mẹ chúng tham gia huấn luyện hoặc ra trận.
Tất nhiên đối với các em bé sơ sinh, sẽ có bố hoặc mẹ chúng ở nhà chăm sóc.
Như đã nói từ trước, chống lại thú triều không nhất thiết phải đánh nhau với chúng, do đó việc xung quân lần này mục đích chính vẫn là giúp huấn luyện quân luật cho mọi người, để bọn họ không quá hỗn loạn khi thú triều đến mà hoạt động nhịp nhàng theo mệnh lệnh chỉ đạo. Đồng thời cũng đề phòng tình huống xấu nhất, lỡ như thành Thái Bình không ngăn nổi thì ít ra bọn họ cũng có vốn để liều mạng chứ không đứng ngơ ra đó chịu c·hết.
Ngoài ra, bọn họ còn một sứ mệnh quan trọng khác là dọn dẹp chiến trường thú triều. Trong quá trình di chuyển của đám dã thú, việc chúng cắn g·iết lẫn nhau là điều không tránh khỏi, những xác c·hết đó để lâu ngày không được xử lý sẽ dễ gây ra d·ịch b·ệnh. Đặc biệt là nếu chúng ở gần khu vực Gò Hồng, không cẩn thận thì có khả năng không c·hết vì thú triều mà lại c·hết vì xác thú triều.
Bên cạnh đó, việc dọn dẹp chiến trường cũng bổ sung nguồn thức ăn khá dồi dào cho mọi người. Mặc dù lương thực dự trữ của thành Thái Bình có thể giúp toàn thành ăn trong cả năm nhưng ai biết thú triều khi nào mới kết thúc.
Có người sẽ thắc mắc, nếu chỉ dọn dẹp chiến trường thì cần gì phải tổ chức q·uân đ·ội huấn luyện này kia cho mất công, chỉ cần cử vài nhóm người có sức khoẻ ra là được rồi.
Dĩ nhiên mọi chuyện không dễ dàng như thế. Việc ra ngoài dọn dẹp chiến trường khi đang có thú triều là một việc hết sức nguy hiểm. Chưa kể bọn chúng có rút đi hay không, cho dù có thì chỉ trong giây lát chúng hoàn toàn có thể xuất hiện trở lại. Nếu bị thú triều bao vây mà không có chút khả năng phòng thủ nào thì c·hết chắc.
Ít nhất khi được huấn luyện, kỹ luật và trận hình cũng giúp họ cầm cự một khoảng thời gian chờ cứu viện hay đột phá vòng vây. Nói chung là Nguyễn Long đã tính toán rất kỹ lưỡng để tăng cao khả năng sống sót của mọi người trong đợt thú triều này.
Sau khi sắp xếp xong mọi việc, Nguyễn Long mới cho mọi người giải tán. Ngày hôm nay bọn họ sẽ được về nhà, ba ngày sau mới bắt đầu bước vào huấn luyện. Khi đó mọi người sẽ phải ở chung với đồng đội của mình. Điều thú vị là trong ba trung đoàn thì trung đoàn do Việt Nữ quân đứng đầu hoàn toàn là nữ và lịch trình huấn luyện của họ cũng không khác gì nam giới.
Ba trung đoàn cũng có tên gọi lần lượt là trung đoàn Hồng Lâm 1, trung đoàn Hồng Lâm 2 và trung đoàn Việt Nữ. Các tiểu đoàn, đại đội,...cũng đều có tên gọi của mình, dĩ nhiên cũng theo một quy định thống nhất. Từng câu khẩu hiệu cũng bắt đầu xuất hiện, vang lên khắp thành Thái Bình.
Bầu không khí c·hiến t·ranh bắt đầu lan ra khắp Đại Việt.