Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Việt Linh
Unknown
Chương 99: Đi Bước Trước
Gần một tuần sau.
Trong một khu rừng rậm rạp, cây cối to lớn vô ngần che khuất ánh mặt trời, có một đội ngũ hơn trăm người đang chậm rãi di chuyển.
Bọn họ đầu tóc cắt ngắn, trên thân khoát áo cộc được ghép từ từng miếng da thú được may cắt cẩn thận che đi những chỗ yếu hại, những nơi không được che chắn lộ ra nhiều hình xăm chi chít, dưới chân mang giày cỏ. Bên hông mỗi người đều giắt một thanh dao găm, trên tay thì cầm một cây nỏ, sau lưng còn đeo thêm một cây mác dài tầm một mét hai.
Phục sức của họ tuy không hoàn toàn đồng bộ nhưng cũng có đến tám phần giống nhau. Hơn nữa, dù đi trong rừng rậm nhưng tất cả đều di chuyển rất nhịp nhàng, tạo nên sự một đội hình khá đẹp mắt.
Dẫn đầu đoàn người là một thanh niên khuôn mặt rắn rỏi, ánh mắt sáng như sao, thỉnh thoảng lại loé lên tinh quang đầy trí tuệ. Y phục của hắn có chút khác biệt những người còn lại, tấm áo da thú liền mạch che hết phần thân trên, trên lưng thay vì đeo mác thì là đeo một cặp côn bằng sắt.
Bên cạnh hắn là một con gấu. Phải, là một con gấu cao hơn hai mét, thân hình to lớn. Điểm đặc biệt là con gấu này không bò bằng bốn chân mà đứng thẳng người đi bằng hai chân.
Qua những miêu tả trên, không khó để nhận ra đoàn người này đến từ tộc Đại Việt mới thành lập ngụ trong thành Thái Bình trên Gò Hồng.
Người thanh niên đi đầu không ai khác chính là Nguyễn Long, bên cạnh hắn là "anh" gấu Hùng Đảm, thiếu chủ Hùng Linh tộc, còn những người phía sau là đại đội chủ lực nhất của trung đoàn Hồng Lâm 1.
Trung đoàn Hồng Lâm 1 là một trong ba trung đoàn mới thành lập của Đại Việt gồm trung đoàn Hồng Lâm 1, trung đoàn Hồng Lâm 2 và trung đoàn Việt Nữ. Trong đó mũi nhọn tinh nhuệ nhất của ba trung đoàn là ba đại đội, hai đại đội Hồng Lâm quân và đại đội còn lại là Việt Nữ quân. Đại đội đang đi cùng Nguyễn Long này đích thực là một trong hai đại đội Hồng Lâm quân. Họ được huấn luyện bài bản nhất, phối hợp tốt nhất và trang bị v·ũ k·hí đầy đủ nhất so với những đại đội khác.
Điều này cũng dễ hiểu, các trung đoàn của Đại Việt được thành lập chỉ có tính chất tạm thời, qua đại nạn thú triều có lẽ sẽ giải tán. Tuy nhiên, ba đại đội chủ lực thì khác, họ sẽ vẫn được tiếp tục giữ lại cho đến khi hết thời hạn trong quân mới thôi.
Hiện tại, bên cạnh Nguyễn Long, Hùng Đảm và đại đội Hồng Lâm quân, còn có một vị danh tướng khác là Triệu Quang Phục. Hắn chính là chỉ huy của đại đội trong lần hành quân này. Đồng thời, Triệu Quang Phục cũng là một trong bảy thành viên đầu não của q·uân đ·ội Đại Việt.
Thực ra ban đầu khi xác lập cơ cấu mới, chỉ có bốn người là Lý Thân, Hoàng Văn Đủ, Phạm Bạch Hổ và Cao Bá Bao chịu trách nhiệm về q·uân đ·ội, bao gồm tất cả các hoạt động liên quan từ nghĩa vụ quân sự, đến trinh sát, huấn luyện chính quy.
Nhưng sau đó số lượng quân ngày một tăng lên nên Triệu Quang Phục, Trưng Nhị và Triệu Thị Trinh được bổ sung thêm.
Hiện tại bảy người này sẽ cùng nhau nắm quyền q·uân đ·ội, dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Long.
Triệu Thị Trinh trước kia làm phó thủ trưởng tài chính nên khi chuyển qua q·uân đ·ội đã giao lại cho một người khác chức phó thủ trưởng của mình, bởi vì theo quy định của Nguyễn Long, không ai được vừa nắm quyền q·uân đ·ội vừa là thủ trưởng hay chi trưởng.
Những thủ trưởng chi trưởng tham gia q·uân đ·ội lúc này chỉ được coi là tướng quân, giúp chỉ huy, huấn luyện trong lúc thú triều chứ quyền hành thực sự là ở bảy người kia và bản thân Nguyễn Long.
Bên cạnh những thay đổi về mặt q·uân đ·ội, Nguyễn Long cũng đưa ra một số thay đổi khác về mặt hành chính. Đại Việt là tên gọi chung của tất cả các tộc, tên gọi riêng của từng tộc hay từng nhóm đã bị xóa bỏ. Người Hồng thôn hay người Hồng Lĩnh đều được gọi là người Đại Việt.
Thành Thái Bình sẽ thay thế Hồng thôn trở thành đơn vị hành chính lớn nhất, bao trùm toàn bộ khu vực Gò Hồng và những đồng ruộng đã khai phá xung quanh.
Mười hai chi thôn sẽ được nâng lên thành thôn, thuộc về thành Thái Bình, những người Hồng Lĩnh sẽ được chia đều ra các thôn. Các chi trưởng cũng được nâng lên thành thôn trưởng. Các thôn sẽ có tên gọi cụ thể, trong đó tên gọi Hồng Thôn* được lấy lại để đặt cho một trong mười hai thôn mới. Trong các thôn lại tiếp tục chia ra các chi thôn như trước. Khác biệt là mỗi thôn chỉ có vài chi thôn chứ không nhiều như Hồng thôn lúc trước.
Toàn bộ các thôn, chi thôn hay thành Thái Bình sẽ được tính theo địa giới chứ không tính theo con người như trước. Nói cho dễ hiểu, lúc trước khi nói một người là ngưòi Hồng thôn thì dù người đó có chuyển đến bất cứ vị trí nào khác sinh sống cũng sẽ được gọi là người Hồng thôn, địa danh Hồng thôn sẽ gắn c·hết với người đó, tương đương với tên gọi cả tộc. Còn bây giờ, nếu chuyển đi nơi khác sinh sống sẽ được gọi là người của vùng đất mới đó.
Tên địa danh không còn dùng để chỉ chung cả tộc người như trước mà chỉ để gọi những người đang sống trong khu vực đó mà thôi. Ra khỏi khu vực đó sẽ không còn dùng tên đó nữa. Tên chung để gọi cả tộc người chỉ có một là Đại Việt chứ không dùng một tên địa danh nào khác.
Ví dụ nói người thành Thái Bình thì có nghĩa là người Đại Việt sống ở thành Thái Bình, chứ không bao gồm hết mọi người Đại Việt sống ở nơi khác như ngày xưa. Hay ngược lại, người Đại Việt chuyển từ thành Thái Bình qua sống ở Hồng Lĩnh thì được gọi là người Hồng Lĩnh chứ không còn được gọi là người thành Thái Bình nữa. Và tất cả dù sống ở Hồng Lĩnh hay thành Thái Bình thì đều là người tộc Đại Việt, đều giữ mối quan hệ cùng một tộc, đều có thể chuyển đổi vị trí sinh sống qua lại lẫn nhau.
Sở dĩ có sự phức tạp như thế là để khi Đại Việt mở rộng địa bàn, phân chia đất đai sẽ không gây ra tình trạng cát cứ, mỗi khu vực sẽ lập thành một tộc người riêng biệt không qua lại với nhau, như tình trạng xưa kia của Bách Việt, khi phân chia đất đai thì tách ra thành những tộc người khác nhau luôn.
Quay trở lại với đại đội đang di chuyển trong rừng.
Mọi người không ai nói với ai câu nào, nhưng mỗi bước chân rất đều đặn. Nếu để ý kỹ sẽ thấy, ngay cả tiếng hít thở cũng gần như đồng bộ với nhau.
Nguyễn Long và Hùng Đảm đi phía trước hết, còn Triệu Quang Phục lại đi sau cùng. Điều này cũng không có gì lạ, trong toàn bộ sư đoàn Đại Việt thì Nguyễn Long mới là người có quyền tối thượng nhất.
Còn Hùng Đảm, hắn chính là người dẫn đường của lần hành quân này. Mục đích của cả bọn lần này là tìm diệt yêu linh để giảm sức ép khi có thú triều xuất hiện.
Đây là kế hoạch đi bước trước của Nguyễn Long. Thay vì chỉ ở nhà ngồi chờ đợi thì chủ động tìm kiếm yêu linh, vừa luyện quân vừa ngăn ngừa một phần nguy cơ. Sở dĩ Nguyễn Long không làm như cách của Khúc Hạo ở Dương Việt là g·iết sạch mọi dã thú là vì hắn không muốn qua đợt thú triều này, cả khu vực sẽ sạch bách không còn con thú nào. Đánh rắn phải đánh dập đầu, g·iết yêu linh sẽ có lợi hơn. Hơn nữa hắn có một thợ săn yêu linh cực chất là Hùng Đảm, kẻ có thể dễ dàng phát hiện yêu linh đang ẩn núp ở nơi nào. Với lại, đánh nhau với yêu linh mới có thể giúp hắn tăng tiến tu vi, đột phá cảnh giới.
* Hồng thôn ban đầu có nghĩa là thôn của người Hồng Việt, chữ thôn không viết hoa vì nó là một danh từ chung chỉ một cái thôn có tên Hồng (của người Hồng Việt) nhưng do gọi lâu ngày thành quen nên khi đặt lấy lại để đặt cho một thôn mới sẽ lấy luôn hai từ Hồng Thôn, và từ này nay sẽ trở thành tên riêng nên sẽ viết hoa. Và cái thôn đó sẽ có tên là thôn Hồng Thôn.
Vấn đề tên gọi khá phức tạp, tác k có chuyên môn sâu nên có thể sẽ không đúng quy tắc. Ngoài ra việc dùng từ Hán Việt và từ Thuần Việt cũng là một vấn đề. Ví dụ như từ "sông Hậu" là cách gọi kết hợp giữa một thành tố Thuần Việt là "sông" và Hán Việt là "Hậu". Đúng ra nếu gọi theo cách Thuần Việt phải gọi là "sông Sau" hoặc Hán Việt là "Hậu giang". Ngoài ra còn một cách gọi theo một quy tắc kỳ lạ là "sông Hậu Giang" (tuy ít phổ biến nhưng có cách gọi này, thường dùng trong các đơn vị hành chính trang trọng). Chữ "Giang" trong trường hợp này đã biến từ danh từ chung thành danh từ riêng, trường hợp sông Hoàng Hà hay sông Trường Giang cũng như thế.
Do đó tác cũng sẽ sử dụng cách gọi này cho từ "thôn Hồng Thôn" ngoài ra còn có các từ như "sông Đà Giang" hay "sông Hồng Hà" sẽ được sử dụng linh hoạt tùy ngữ cảnh để không mất chất truyện mà cũng không lạm dùng từ Hán Việt như truyện Tàu (thực ra truyện Tàu cũng do người Việt mình dịch, hơn nữa từ Hán Việt cũng là từ ngữ của Tiếng Việt mình chứ không phải tiếng Trung Quốc, mình đã vay mượn và biến đổi nó thành của mình từ lâu rồi) miễn sao mọi người hiểu là được. Nếu có ý kiến thắc mắc xin mọi người góp ý trao đổi thêm. Cám ơn mọi người.