Khoác trên mình bộ lễ phục thiêng liêng của Lý gia, được thêu bằng chỉ vàng tinh xảo trên nền bạch sắc tao nhã, mang theo dấu ấn lịch sử của dòng tộc, đứng trước lễ đài, Lý Hạo Nhiên cảm nhận rõ rệt sức nặng của truyền thừa và huyết mạch đang chảy trong người.
Nhìn kỹ, những họa tiết cách điệu trên bộ lễ phục của Lý gia, tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa.
Mỗi hoa văn, đường nét đều được các bậc trưởng bối trong gia tộc lựa chọn và sắp xếp cẩn thận, không chỉ để tô điểm cho vẻ ngoài mà còn để lưu giữ cội nguồn của gia tộc.
Hình tượng những cành trúc thẳng đứng tượng trưng cho lòng trung kiên và bất khuất, những đóa sen nở rộ biểu trưng cho sự thuần khiết và trường tồn.
Những sự kiện lịch sử này, con cháu Lý gia, ai cũng phải biết, ai cũng phải nhớ lấy, và không ai được quên.
Lễ phục ấy, không chỉ mang lại vẻ uy nghiêm cho người mặc mà còn là một phần linh hồn của gia tộc, gợi nhớ về những giá trị thiêng liêng mà bao thế hệ trước đã vun đắp.
Chu Dĩnh Hi nhìn dòng người hối hả, nàng trong vô thức cũng bị cuốn vào không khí này, lòng tràn đầy rạo rực.
Tiếng trống rền vang, làm trỗi dậy ý chí chiến đấu mãnh liệt của đám đệ tử trẻ tuổi, ánh mắt họ sáng bừng lên, đầy quyết tâm.
Mặc trên người bộ lễ phục như vậy, con cháu thế hệ sau, ai mà không muốn cống hiến cho gia tộc, ai mà không muốn tên của chính mình sẽ được lưu truyền qua nhiều thế hệ về sau cơ chứ.
Mỗi một lần lão thái gia của hắn đọc xong một đoạn văn tế, một vị gia lão lại mạnh mẽ chém đầu một con Thiết Sơn Ngưu để hiến tế.
Cửu đoạn tế, cửu đầu ngưu.
Phía sau lưng bọn họ là những chi hệ của Lý gia, bọn họ cũng theo thứ tự này mà sắp xếp thành từng hàng chỉnh tề.
Lão thái gia ngẩng đầu, giọng nói hùng hồn vang lên như sấm, bao trùm cả không gian điện tế, khiến mọi người đều cúi đầu kính cẩn.
Mỗi người, từ những đời tổ tiên đầu tiên, đã góp sức xây dựng, bảo vệ và phát triển gia trang qua từng biến cố thăng trầm của lịch sử.
Và cũng là vị lão tổ đời thứ mười ấy, mấy ngày trước đã đạt đến cảnh giới Hoá Thần, chính thức đưa Lý gia trở thành danh gia vọng tộc, một trong những thế gia đứng đầu ở Đại Nam Thiên Triều.
Cây có cội, nước có nguồn, truyền thống và lễ nghi chính là xuất phát từ những sự kiện trong dòng chảy lịch sử mà hình thành.
Lão thái gia đọc xong văn tế, cũng là lúc chín con Thiết Sơn Ngưu Kết Đan kỳ bị chém đầu xong.
Và phía xa xa dưới chân thềm của điện tế lễ, là gia nhân của nhà họ Lý.
Cuối cùng, là bái các vị tổ tông, những bậc trưởng bối đã dày công vun đắp nên sự hưng thịnh của Lý gia.
Tiếng tù và báo hiệu vừa dứt, đệ tử của Lý gia dường như ngay lập tức di chuyển, bọn họ điên cuồng chạy về phía Sơn Nhai, tranh thủ từng phút giây một.
Lão nói xong, ngừng một lát, nhìn thế hệ trẻ tràn đầy hy vọng của Lý gia, rồi bất ngờ đanh thép tuyên bố.
Nếu tinh ý quan sát, người ta sẽ nhận ra những họa tiết cách điệu trên lễ phục ở trên mỗi đài sen đang khéo léo tái hiện lại những sự kiện trọng đại trong lịch sử Lý gia. Đầu tiên, những đường nét uốn lượn như con đường mòn, đi xuyên qua sơn lâm đại ngàn tượng trưng cho cội nguồn thương nhân của họ, khi tổ tiên đời đầu gây dựng cơ nghiệp gian nan mở đường sinh tồn cho cả một gia tộc chỉ vỏn vẹn trên dưới trăm người.
Hai má nàng hây hây đỏ, nhìn bóng lưng hắn khuất xa dần.
Đây đã là tập tục của Nam Châu bộ ngàn đời nay.
Cái cúi đầu này không chỉ là một nghi lễ, mà còn là lòng tôn kính và biết ơn vô hạn đối với những người đã đi trước, để lại di sản quý báu cho thế hệ sau.
- Nhị bái tiên hoàng.
Gần đó, biểu tượng của một tiểu gia tộc nhỏ bé nằm lọt thỏm giữa núi non hùng vĩ khắc họa hình ảnh lão tổ tông Kết Đan kỳ đời thứ sáu, người đã khai sơn lập tộc lần đầu tiên ở vùng Nam Châu Bộ hoang vu hẻo lánh này.
- Nhất bái thiên địa.
- Hạo Nhiên, muội chúc huynh luôn bình an!
Bái tiên hoàng, là để tôn kính các vị tiên hoàng của Đại Nam Thiên Triều, những người đã mang lại thái bình, hưng thịnh cho Tiên Quốc rộng lớn này. Chính nhờ công lao của các bậc quân vương mà thiên hạ thái bình, và cũng nhờ đó mà các gia tộc như Lý gia mới có thể phát triển.
Tiếp theo, một họa tiết kỳ bí mô phỏng cảnh lão tổ tông đời thứ ba chạm tay vào quyển tiên pháp đầu tiên, dấu mốc đánh dấu sự khởi đầu của con đường tu tiên mà Lý gia theo đuổi suốt nhiều thế hệ qua.
Lão thái gia hắn một mình đứng trang nghiêm ở vị trí cao nhất, phía sau lão thái gia là gia gia của hắn và các gia lão, kế tiếp là phụ thân hắn, cùng các vị thúc thúc và cô cô, cuối cùng là thế hệ trẻ như hắn.
Cắm xong chín cây nhang, lão tổ Lý gia đứng thẳng người, giọng nói vang vọng như tiếng sấm, bắt đầu đọc văn hiến tế một cách trang trọng.
- Tam bái tổ tông.
Vái xong ba vái trang nghiêm, lão tổ của Lý gia chậm rãi tiến về phía lư hương linh thiêng, nơi đại diện cho sức mạnh tín niệm và tổ tiên của dòng họ, cắm xuống chín cây nhang lớn, nhang vừa cắm vào lư, hương trầm đã toả khắp không gian, làn khói phiêu đãng bay lên tận trời cao.
Những bậc trưởng bối nhìn xuống với ánh mắt tự hào và chờ mong, bọn họ đều biết rằng những đứa trẻ này tuyệt đối sẽ không phụ lòng kỳ vọng của bọn họ và tổ tiên.
- Bái lạy đã xong, văn tế đã đọc, hiến tế cũng đã dâng. Bây giờ chính là lúc thế hệ trẻ các ngươi thể hiện lòng thành kính của mình với tổ tiên Lý gia, thể hiện sự dũng mãnh và tài trí của con cháu Lý gia.
Lão tổ Lý gia sau khi cung kính dâng lên văn tế đặt trên bàn thời thì mới chậm rãi quay xuống, ánh mắt sắc bén, giọng nói trầm ấm nhưng đầy nội lực, khiến mọi người đều chăm chú lắng nghe.
Tiếng chuông ngân vang, làm hắn tỉnh lại từ trong suy nghĩ, hắn chợt mỉm cười bình dị.
Nàng vẫn luôn dõi theo bóng lưng của hắn, đôi môi thì thầm trong gió.
Từng chữ, từng câu trầm bổng, hòa quyện với không gian thiêng liêng của buổi lễ, lão thay mặt toàn bộ Lý gia, gửi lời cầu nguyện đến trời cao, tổ tiên và các vị thần linh, cầu mong hồng phúc tề thiên cho con cháu Lý gia.
- Ta tuyên bố lễ hội săn bắn chính thức bắt đầu!
Họa tiết như một thanh kiếm và mặt trời bừng sáng trên một gia trang cách điệu kia là tượng trưng cho lão tổ tông đời thứ tám, người đầu tiên Hóa Anh, lập nên Lý gia gia trang, chính vị tổ tông này đã đưa Lý gia bước vào thời kỳ sơ khởi của sự hưng thịnh, khiến danh tiếng gia tộc vang xa khắp nơi ở phương Nam kéo dài đến tận hôm nay.
Nếu không có những năm tháng cơ hàn, vất vả đó, sẽ không có Lý gia ngày hôm nay.
Cảm giác hồi hộp xen lẫn hưng phấn nhanh chóng lan tỏa trong không khí.
Người đứng dưới mái hiên không thể không cúi đầu, bái thiên địa, chính là tạ ơn thiên địa tạo hoá đã ban cơ duyên và phúc lành cho Lý gia.
Cuối cùng, hình ảnh ngọn núi cao chọc trời, vân vụ phiêu đãng bao quanh chính là tổ sơn của Lý gia, nơi trang nghiêm nhất của gia trang.
Những họa tiết này không chỉ là trang sức trên y phục mà còn là lời nhắc nhở âm thầm với con cháu thế hệ sau, dù thời gian có thay đổi, truyền thống và lòng kính trọng với tổ tiên vẫn phải luôn được khắc sâu trong lòng.
Một tiếng tù và vang lên sau một hồi trống dồn dập.
Đây là công trình vĩ đại do lão tổ tông đời thứ mười tạo dựng nên khi lão đạt đến cảnh giới Hợp Thể, dời núi về đây để tạo thành hậu sơn hùng vĩ cho Lý gia gia trang, thể hiện quyền uy của Lý gia với toàn thể Nam Châu Bộ.
Đó là thời điểm mà Lý gia, từ một gia tộc nhỏ, bắt đầu vươn lên, xây dựng nền móng cho sự tồn tại của Lý gia ngày nay ở Nam Châu Bộ này.
Lời tuyên bố của lão tổ như một cơn gió thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt huyết trong lòng đệ tử Lý gia, không khí lập tức trở nên bùng nổ, bọn họ tràn trề nhựa sống, sẵn sàng cho trận chiến huy hoàng của bản thân.
Chính những công lao đó đã tạo nên một Lý gia bền vững và mạnh mẽ như ngày hôm nay.
Máu tươi chảy ra nhuộm đỏ cả thảm trắng trải ở bên dưới, đầu Thiết Sơn Ngưu ngay lập tức được gia nhân bê lên đặt trên bàn thờ.
0