Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 84: Nguyện Vọng Gieo Ước Mơ Bóng Đá

Chương 84: Nguyện Vọng Gieo Ước Mơ Bóng Đá


Khu trung tâm thể thao Thường Thục. Tô Châu. Trung Quốc.

Đội tuyển U-23 Việt Nam đã có mặt tại sân vận động Thường Thục để tập luyện cho trận đấu diễn ra với đội tuyển U-23 S·yria. Các cầu thủ đang chăm chú luyện tập theo các bài tập của huấn luyện viên Jeon Byung Hoon. Như thường lệ, trong khi các cầu thủ đang tập luyện, ông Jeon thường dạo một vòng xung quanh để uốn nắn hoặc nhắc nhở cho học trò những gì mà ông thấy là cần thiết.

Thấy cầu thủ đã ổn định với các bài tập, ông Jeon Byung Hoon để cho các trợ lý huấn luyện viên theo dõi sát sao quá trình luyện tập của cầu thủ. Trợ lý ngôn ngữ Lê Tất Bình vẫn luôn đi theo ông Jeon Byung Hoon không rời nửa bước, trừ khi có những trợ lý huấn luyện viên người Hàn Quốc khác nhờ vả Lê Tất Bình dịch thuật lại lời nói của mình cho các cầu thủ hiểu rõ hơn thì Lê Tất Bình mới tất tả chạy đến chỗ trợ lý người Hàn Quốc ấy. Còn bình thường thì Lê Tất Bình luôn bá·m s·át Jeon Byung Hoon như hình với bóng vậy.

Jeon Byung Hoon đến chỗ Nguyễn Hoàng Đức đang tập tâng bóng, cười hỏi: “Tinh thần hôm nay thoải mái quá hả Đức?”

Nguyễn Hoàng Đức nhoẻn miệng cười: “Dạ thầy, trận sắp tới không gặp áp lực lớn như hai trận trước nên tinh thần thoải mái hơn rất nhiều. Thầy xem, không riêng gì em, mà các cầu thủ khác cũng vậy.”

Jeon Byung Hoon tủm tỉm cười nói: “Tinh thần thoải mái là tốt, nhưng các cậu cũng không được lơ là. Trận đấu sắp tới với S·yria cũng nhất quyết không được để thua bọn họ. Chứ để thua thảm bại là các cậu không xong với tôi đâu.”

Trong bảng D của vòng chung kết U-23 Châu Á năm nay, đội tuyển U-23 Việt Nam đã đứng ở ngôi đầu bảng và cầm chắc tấm vé vào vòng đấu loại tứ kết. Ở lượt trận thứ hai, đội tuyển U-23 S·yria và U-23 Hàn Quốc đã hòa nhau 0 – 0. Như vậy sau hai lượt trận, Việt Nam xếp thứ nhất với 6 điểm. Australia xếp thứ hai với 3 điểm. Hàn Quốc xếp thứ ba với 1 điểm. S·yria xếp chót bảng với 1 điểm do thua Hàn Quốc ở hiệu số bàn thắng bàn thua.

Như vậy là ở lượt đấu cuối cùng của bảng D này, Việt Nam dù cho có thua thì cũng vẫn có được tấm vé vào vòng trong. Các đội còn lại muốn đá thắng thua loạn xà ngầu kiểu nào đi chăng nữa thì Việt Nam vẫn có thể vào tứ kết. Thậm chí là vẫn có thể nhất bảng nếu như Australia thắng Hàn Quốc, bởi vì Việt Nam đã thắng Australia trong trận đối đầu giữa hai đội bóng.

Chính vì lẽ đó mà các cầu thủ có một tâm lý cực kỳ thoải mái trong trận đấu sắp tới. Dù cho có hòa 0 – 0 hay thua trận mà không thua quá mất mặt mũi thì chúng ta vẫn có thể vào được vòng trong. Nhưng không ai muốn mình lại chịu thua cả, vì màu cờ sắc áo Việt Nam vô cùng quyết tâm không để thua trận.

Bất quá, huấn luyện viên Jeon Byung Hoon cũng sẽ không để cho các cầu thủ phải bung hết toàn bộ sức lực vào trận đấu với S·yria. Bởi vì điều ấy là vô nghĩa, dù cho có thắng đẹp, thắng giòn giã 3 – 0 hay 4 – 0 thì cũng chẳng để làm gì cả. Có khi còn phí phạm sức lực vào một trận đấu với đội tuyển U-23 S·yria đang có hy vọng rất mong manh để vào vòng trong. Sức lực ấy nên để giành cho trận đấu loại tứ kết mới là thượng sách. Quyền tự quyết đang nằm ở trong tay chúng ta cơ mà. Trận cầu ở lượt đấu cuối cùng này khác rất nhiều so với trận cầu đen tối với Thái Lan tại Sea Games 29 diễn ra năm ngoái.

Huấn luyện viên Jeon Byung Hoon quyết định vẫn áp dụng sơ đồ 5 – 4 – 1 cho trận đấu với S·yria và chiến thuật phòng ngự phản công đã tạo nên hai trận thắng oanh liệt trước đó. Tấn công hoa mĩ với một đội tuyển U-23 S·yria ư? Không cần thiết. Hòa là được, đó chính là mục tiêu mà ông Jeon đặt ra.

Ngước mắt nhìn các cầu thủ siêng năng luyện tập cùng với các trợ lý huấn luyện viên, Jeon Byung Hoon cảm khái nói: “Lứa cầu thủ này của Việt Nam quả là một lứa cầu thủ xuất sắc. Những chàng trai ngập tràn nhiệt huyết được chiến đấu, được ra sân thi đấu. Tôi không mong gì hơn nữa khi cùng được làm việc với các bạn.”

Ông Jeon nói xong, như nghĩ đến điều gì đó, ánh mắt xa xăm, khe khẽ thở dài.

Nguyễn Hoàng Đức nhìn Jeon Byung Hoon, chậm rãi hỏi: “Có phải thầy đang lo nghĩ về tương lai không?”

Jeon Byung Hoon gật gù: “Tuy mới chỉ mới đến Việt Nam và làm việc với các cậu không lâu, nhưng tôi cảm thấy mình như được tái sinh vậy. Dường như tôi đã được hồi sinh lại ở nơi đây. Tôi thực sự xem nơi này là quê hương thứ hai của mình. Khoảng thời gian qua, tôi đã nghiên cứu rất nhiều về nền bóng đá Việt Nam. Thực sự mà nói, bóng đá Việt Nam còn rất yếu ở khâu đào tạo trẻ. Đây chính là nỗi niềm lo lắng của tôi.”

Nguyễn Hoàng Đức lên tiếng: “Em hiểu ý của thầy. Vậy theo thầy thì những yếu điểm ấy có thể khắc phục được không?”

Jeon Byung Hoon không trả lời trọng tâm câu hỏi của Nguyễn Hoàng Đức mà nhẹ nhàng nói: “Ở Hàn Quốc và Nhật Bản, bóng đá học đường rất mạnh, rất được xem trọng. Các trường học của học sinh và sinh viên ở Hàn Quốc, Nhật Bản đều có câu lạc bộ bóng đá được phát triển quy củ. Liên đoàn bóng đá còn tổ chức các giải đấu thường xuyên cho những câu lạc bộ bóng đá cấp học sinh và sinh viên này. Còn ở Việt Nam thì ngược lại, bóng đá học đường không được xem trọng. Tôi muốn phải làm sao đó để vực dậy bóng đá học đường ở Việt Nam, từ đó thì Việt Nam mới có thể có nguồn lực tài năng trẻ xuất hiện cuồn cuộn không dứt được.”

Những nhận xét của ông Jeon Byung Hoon luôn như thế, luôn nhất châm kiến huyết. Khi vừa mới đáp chuyến bay xuống Việt Nam, ông Jeon dự khán trận Việt Nam đá với Campuchia, tuy đó là trận thắng đậm Campuchia, vậy mà ông đã nhìn ra những điểm yếu chí mạng của đội bóng và đưa ra những lời nhận xét cực kỳ xác đáng. Và những lời này của ông Jeon cũng thế. Việt Nam khó mà có được nguồn nhân lực tài năng trẻ tiếp nối tầng lớp đàn anh liên tục bởi vì Việt Nam không phát triển mạnh bóng đá học đường như Hàn Quốc và Nhật Bản. Lẽ dĩ nhiên, trong vấn đề bóng đá học đường có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, những vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều tầng yếu tố ở bên trên, nhất thời không thể tháo gỡ hết được. Việt Nam muốn làm được như Hàn Quốc và Nhật Bản thật sự là quá khó.

Khi Nguyễn Hoàng Đức định nói gì đó thì Jeon Byung Hoon giơ tay lên ngăn lại và ông tiếp tục nói: “Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn cho nên tôi được tiếp xúc với bóng đá rất chậm. Vì vậy mà tôi thấu hiểu sự khó khăn của trẻ em ở những vùng nông thôn của Việt Nam. Có rất nhiều nơi mà những đứa trẻ Việt Nam không thể tận hưởng bóng đá vì điều kiện còn nhiều trắc trở. Tôi dự định lên kế hoạch làm gì đó để hỗ trợ cho những đứa trẻ, nhất là những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Tôi muốn gieo ước mơ bóng đá cho những đứa trẻ ở vùng thôn quê khắp đất nước hình chữ S này.”

“Ước muốn của thầy cũng là ước muốn của em. Kế hoạch này của thầy, em sẽ hỗ trợ hết mình.” Nguyễn Hoàng Đức mỉm cười cất tiếng.

Quả thực kế hoạch mà Nguyễn Hoàng Đức đã vạch ra cũng trùng khớp với kế hoạch của ông Jeon. Nay đã có ông Jeon đi đầu thì Nguyễn Hoàng Đức rất sẵn lòng thuận nước đẩy thuyền, kết hợp với ông Jeon để đi gieo ước mơ cho trẻ em ở các vùng nông thôn trong cả nước.

Jeon Byung Hoon vỗ vai Nguyễn Hoàng Đức, hài lòng nói: “Quả thực tôi đã không nhìn lầm cậu. Cậu đã không một chút do dự trong ánh mắt, nguyện cùng đồng hành với tôi một kế hoạch chẳng mang lại lợi lộc gì cho bản thân này. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy cậu thi đấu trên sân Mỹ Đình, tôi đã nhận ra một nhân cách lớn trong trái tim bóng đá của cậu. Cố lên, không gian phát triển của cậu sẽ còn phát triển mạnh mẽ lắm. Mạnh mẽ đến nỗi mà tôi không thể nào mường tượng được.”

Chương 84: Nguyện Vọng Gieo Ước Mơ Bóng Đá