0
Chương 24 tình hình phát triển của ninh Khải.
Về công nghiệp của hắn vẫn không có thay đổi đáng kể nào. Nhiều nhất là có một nhóm thần bí làm việc ở một khu cách biết, được tu la huyết vệ thân binh của Trần Thiên Ân canh trừng.
Một tháng trước hắn cuối cùng cũng tìm thấy nitrat kali hay là có tên khác diêm tiêu. Dân bản địa gọi nó là đá trắng, vì màu sắc trắng tinh thể.
Vậy là hắn sau khi vui mừng thì bắt đầu chế tạo thuốc nổ. Theo công thức 75% diêm tiêu 10% lưu huỳnh 15% bột than gỗ. Theo thuốc nổ xuất hiện, việc khai thác quặng sắt của hắn tốt hơn. Bây giờ đã có thể sản xuất cả nông cụ cũng như v·ũ k·hí.
Ngoài ra hai bức tường thành đã được hoàn thiệt. Một ở Ẩn Cốc cao mười mét rộng tám mét, cách lối ra ẩn cốc hai trăm mét. Ở đây Trần Thiên Ân cho quân lính phát quang hết bụi dậm.
Bây giờ nếu có ai vượt qua ẩn cốc. E rằng phải ngơ ngác vì trước mặt họ xuất hiện một tòa thành không biết từ bao giờ mọc lên. Mặt tường thành bóng loáng chặn trước lối ra. Phía bên trên lại có trọng binh canh gác. thật không biết ai có thể vượt qua được tòa thành này nếu như đánh trực diện.
Ngoài ra một dãy tường thành kép được xây dựng ở huyện Vạn Sơn, cách biển năm trăm mét. Thành được xây hai lớp, lớp trước và lớp sau cách nhau 100 mét ở giữa có sông hộ thành rộng 20 mét sâu 5 mét. Kéo dài tới hai huyện Vạn Phúc và Vạn Dân .Tường thành cao 12 mét chiều rộng 9 mét rưỡi.
Ninh khải là nơi phát triển gốc của trần Thiên Ân. Nên việc phòng thủ Ninh Khải là một vấn đề vô cùng quan trọng mà Trần Thiên Ân quan tâm.
Việc hai hai tuyến thành trì đã được hoàn thành, là bước đi đầu tiên tăng sự an toàn cho ninh Khải . Trước mối lo ngại về người Tống và sự xâm nhập từ bên ngoài Ninh Khải . Do các thám báo của của các gia tộc khác .
Về cơ sở hạ tầng Trần Thiên Ân đã phát triển một hệ thống giao thông quy hoạch hết sức chỉnh chu. Nó bao gồm các tuyến đường thủy và bộ, hệ thống nhà cửa được xây dựng hoàn toàn mới .
Công tác vệ sinh an toàn phòng chống bệnh dịch, được đẩy mạnh. Được các y sĩ do Trần Thiên Ân Phái đi, liên tục tuyên truyền cho từng hộ dân phòng chống dịch bệnh.
Hắn cũng phát ra nhiều mệnh lệnh như ăn sạch, thường xuyên tắm rửa, không tiểu tiện, đại tiện bừa bãi sả rác không đúng với quy định. Trần Thiên Ân còn quy định các luật lệ liên quan nên vứt rác bừa bãi và phạt tiền những ai vi phạm .
Trần Thiên Ân cũng lập ra một lực lượng mới gọi là cảnh vệ. Lực lượng này hợp nhất nha sai ở các phủ huyện . Thực hiện một nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, đảm bảo người dân an toàn lùng bắt tội phạm.
Lực lượng này được trang bị đoản đao, thép nỏ cùng với áo giáp la mã .Nếu như ai không biết còn nghĩ đây là cấm vệ quân của kinh thành Thăng Long. Vì cấm quân Đại Việt bất quá cũng chỉ vậy thôi . Áo giáp sắt nhẹ và một đoản đao cộng cung tiễn.
Ngoài ra hệ thống trường học được hoàn thiện. Hắn phân làm hai cấp, tiểu học và trung học . Trong đó tiểu học nhằm mục đích xóa mù chữ. Còn trung học dạy các kiến thức tốt hơn, cũng có các thợ lành nghề, thợ giỏi làm giáo sư chỉ dẫn dạy nghề tại đây .
Trần Thiên Ân rất quan tâm tới việc đào tạo hiểu biết và nâng cao tay nghề thợ . Tạo bước đệm cho việc chuẩn bị chuyển từ nông nghiệp sang phát triển công nghiệp . Không ngừng tuyên truyền giáo dục loại bỏ tư tưởng phân biệt các ngành nghề, dân tộc .
Xây dựng các trường sĩ quan, chuyên huấn luyện quan quân. Để cung cấp tầng lớp hạ sĩ quan cho quân đội . Quốc Tử Giám được xây dựng nhằm chọn lựa các quan văn. Họ được đào tạo theo hệ thống tư tưởng mới không cổ hủ.
Các trạm xá, bệnh viện được xây dựng. Hệ thống y sĩ được đào tạo không chỉ bằng các loại thuốc đông y, mà còn liên quan đến các loại phẫu thuật ngoại khoa.
Tuy nhiên việc này cũng lại làm cho Trần Thiên Ân bị một hố đau. Khi bị dân chúng kịch liệt phản đối về việc các y sĩ điên cuồng mổ xác người chết. Để thực tập và học tập hiểu biết về cơ thể con người.
Phải biết làm vậy là không tôn trọng người chết và việc tư tưởng thờ cúng cha mẹ, chữ hiếu đặt lên đầu. Những y sĩ này bị người dân gọi là y sĩ ma quỷ . Để giải quyết việc này Trần Thiên Ân lại nghiêm cấm việc các y sĩ ngoại khoa, tự ý tìm các thi thể tiến hành nghiên cứu .
Thay vào đó là dùng tiền để thu mua các thi thể từ những người đã chết qua người nhà của họ. Hoặc là những người chết hiến thi thể cho nghiên cứu y học .
Tuyên truyền cho người dân đây không phải hành động man rợ. Nó dùng để nghiên cứu y học giúp cứu sống những người bị bệnh sau này.
Thậm chí Trần Thiên Ân còn phải chọn lựa một số người bị bệnh, cho các y bác sĩ phẫu thuật trực tiếp những người bệnh đó trước đám đông. Để cho người dân hiểu đây là một cách trị bệnh mà không phải là tàn ác.
Về quân đội quân đội được gia tăng quân số một vạn . Hiện giờ tổng số quân của Ninh Khải là hai vạn 5.000 người . Trần Thiên Ân rất quan tâm vấn đề huấn luyện của quân sĩ. Đặc biệt là vấn đề thể lực và chiến đấu buổi tối .
Sau khi tìm hiểu các tư liệu về tình hình quân đội của các quốc gia Cửu Châu. Trần Thiên Ân phát hiện ra một điều. Đó là tình trạng bị quáng gà quân đội các quốc gia đều mắc phải nguyên nhân chính là do thiếu thịt và muối.
Cho nên Trần Thiên Ân ra tay rất hào phóng mỗi bữa cơm của chiến sĩ đều có thịt . Ngoài ra tiền lương tiền chết trận rất cao. Việc này đã khiến cho đi lính ở Ninh Khải, trở thành một nghề làm việc vô cùng đông người muốn tham gia.
Dựa vào trí nhớ kiếp trước Trần Thiên Ân đã tạo ra các mô hình huấn luyện của thời hiện đại. Huấn luyện các bài tập về tính chiến đấu tập thể, cũng như cá nhân hay đội hình. Là những bài tập bắt buộc phải tham gia .
Đồng thời thời gian huấn luyện quân đội cũng gia tăng gấp đôi một ngày 8 tiếng .Cửu Châu các nước cho dù quân đội có tinh nhuệ, cũng không huấn luyện quá sáu tiếng một ngày. Ngoại trừ các lực lượng đặc biệt như thân vệ của hoàng đế vân vân .
Nguyên nhân chủ yếu là do thức ăn không đủ đảm bảo năng lượng cho quân đội tập huấn. Ngoài ra Trần Thiên Ân cũng phát triển các loại vũ khí theo hiểu biết của hắn. Trong đó đáng nói nhất là cung tên và nỏ.
Cung tên và nỏ là hai loại vũ khí công kích tầm xa vô cùng đáng sợ trong chiến tranh vũ khí lạnh. Khác biệt là cung bắn nhanh hơn nỏ, cũng như tốc đô thay tên cung nhanh hơn.
Nhưng các cung thủ lại khó có thể đào tạo trong thời gian ngắn. Ngược lại nỏ binh chỉ mất khoảng một tuần là có thể đào tạo được.
Cửu Châu các nước phát triển cung tên đã rất lâu rồi. Nhưng hiệu quả của nó đối với cung trận xa nhất là cung nhà Tần, với tầm bắn hai trăm mét. Còn lại các nước khác cung chỉ có tầm bắn một trăm hai mươi, đến một trăm năm mươi mét.
Sau khi tìm hiểu thông tin này, Trần Thiên Ân đã cười không ngậm được mồm. Vì sao ư, vì hắn vô tình biết lý thuyết chế tạo một loại cung trận, là cung người anh" longbow" . Xuất hiện thời trung cổ.
Nó là cây cung mạnh có thể mang tên với đầu mũi sắt đi xa bốn trăm mét . Nhờ sở hữu loại cung này người anh đã trở thành huyền thoại khi có thể cân cả kỵ binh.
Cung Longbow được làm từ một khúc gỗ duy nhất. Cung Longbow có bề rộng bằng một một sải tay, chiều dài bằng chiều cao người bắn cung.
Đối vơi nỏ thì hắn biết mỗi làm thép nỏ với tầm bắn ba năm mươi mét. Được cấu tạo từ nhiều bộ phận như cánh nỏ dây nỏ, lò so, tay cầm... . Tuy nỏ có tầm bắn ngắn lên tên lâu. Nhưng nỏ lại có lực xuyên thấu mạnh hơn cung. Nên Trần Thiên Ân cho sản xuất hai loại này.
Ngoài ra Trần Thiên Ân cũng gọi công tượng để nói về ý tưởng các vũ khí công thành như tỉnh lan máy bắn đá trọng lực nỏ lớn. Thông qua các hình ảnh phim truyện mà hắn từng xem qua.
Đối với thứ này hắn không rõ lắm, nhưng Cửu Châu chiến hỏa liên miên, những thứ này đã xuất hiện . Bất quá cũng giống cung tiễn chúng có tầm bắn thấp. Trần Thiên Ân còn yêu cầu phải chế các máy bắn đá trọng lực để phòng thủ bờ biển .
- Lạc hầu Trần Vũ cử người tới báo thuyền ba cánh buồm đã hoàn thành rồi.
- Mau đến xưởng đóng tàu.
Đang hô hào tập luyện binh sĩ thì thằng Trần Mão đến báo cho Trần Thiên Ân . Chiến hạm mà hắn chờ đợi sản xuất năm tháng qua, cuối cùng cũng hoàn thành chiếc đầu tiên.