Qidian-VP truyện chữ, truyện convert hay dịch chuẩn nhất, đọc truyện online, tiên hiệp, huyền huyễn
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 14: Hướng về thành lớn (2)

Chương 14: Hướng về thành lớn (2)


Ồ, ta tin rằng các đọc giả đại nhân nên coi đây là một quốc gia đã bước vào thời kỳ cận đại hơn là cổ đại. Dù thực sự mà nói, những hiệp khách lưng đeo đao, tay vác kiếm vẫn không thiếu trong cái dòng người xô bồ của buổi chiều dần tối ấy.

Đó là một khung cảnh kỳ dị, về một thành phố cận đại đang tiếp đón những con người cổ đại, dù ngay cả chính nó vẫn mang một nét gì đó rất xưa cổ.

Những con đường đầy ắp những người cũ và mới. Những quần áo, những lối sống, những tiệm hàng, và phong cách nói chuyện.

Giao thời, một vẻ đẹp vặn vẹo và kỳ dị nhưng phản ánh rõ nét nhất về một xã hội đang được biến đổi.

Ồ, nó nghe có vẻ lạ. Nhưng ta luôn nói về những cải cách nhưng chẳng bao giờ miêu tả sự biến đổi đó một cách trực quan.

Ta không thấy cách họ thay cách ăn mặc, không thấy cách họ sống, không thấy cách mà những ngôi nhà xây nên và đập đổ.

Ta xây dựng nên hệ thống công nghiệp lớn trong trí óc nhưng lại cố phủ định chúng đi bằng cách lược bỏ sự kỳ dị.

Và khi ta chấp nhận nó, thì nơi đây cũng không kỳ ảo đến mức khó chấp nhận.

Dù thực sự đối với Nam, thì hắn ta chỉ cảm thấy kinh ngạc về lần đầu tiên thôi.

Còn về sau, hắn ta cũng chẳng màn gì tới cái bối cảnh điên rồ của một tên tác giả ưa thích kỳ ảo nào đấy.

Cứ như vậy, Nam tập hợp với hội người lớn, trong khi ra hiệu cho một người bán vé chạy tới chỗ họ.

Đấy là một thanh niên trẻ, mà như ta đã nói, người này ăn vận một bộ trang phục khá là kỳ lạ mà Nam cho rằng theo sự phát triển của nền công nghiệp dệt, thì những nhà tạo mẫu quần áo bắt đầu điên cuồng lên với những ý tưởng mới mẻ.

Quần ống rộng và một chiếc áo dày màu nâu. Quỷ mới biết vì sao nó lại được các người bán vé này mặc.

Dù sao thì, hai mươi năm không nói ngắn, khi vào thế giới của chúng ta, vào những năm hai ngàn thì chả ai tin được nó sẽ biến đổi như nào vào hai mươi năm sau. Nhưng muốn nói nó dài thì chưa đủ, ít nhất đây cũng chỉ mới là cái khoảng khắc giao thời kỳ dị do chính tay vị hoàng đế bệ hạ trên kinh thành Huế đạo diễn.

Mà nó thì tốt vài chỗ, tồi vài chỗ. Nhưng ta phải thừa nhận rằng đấy là một sự thay đổi khủng kh·iếp trên khắp các mặt từ kinh tế cho tới văn hóa.

Nhưng nói chung thì, cái người kỳ dị ấy chẳng có vẻ gì để ý đến cái nhìn có chút quái quái của những người chung quanh. Nguyên do thì tiền đã trả đủ cho cái quần cái áo kỳ dị này rồi.

Chỉ thấy, anh ta đi tới, liếc mắt nhìn lại cái nhìn xét nét của ông Đồ về một đứa kệch cỡm người không ra người, quỷ không ra quỷ, hay hai người đàn bà chuyện trò rất vui vẻ và rõ là tập trung hơn vào lũ trẻ thay vì tựa như ông Huỳnh đáng kính của chúng ta.

À quên, vẫn còn ông Điền và thằng con. Nhưng việc lái hai con bò thực sự kiếm rất nhiều tiền trong những buổi tối thế này nên hai vị này vừa để các hành khách xuống xe liền quay về ngay cho một chuyến khách nữa.

Vậy nên ánh mắt của chàng thanh niên này tập trung vào bảy người, trong khi lẩm bẩm:

"Sáu người lớn với một con nhóc. Năm xu thêm năm xu, rồi thêm năm xu..."

"Ba hào hai xu. cứ hai người là mười xu, tức một hào, sáu người tức ba hào, thêm hai xu nữa." Nam nói, trong khi xòe bàn tay ra với chỗ tiền.

Mà anh thanh niên kia nghe vậy liền ngáo ngơ một chốc, cũng bởi người này chỉ học tới phép cộng và phép trừ, nhưng ngẫm lại thì thấy cũng đúng nên xé toạt ra sáu tờ giấy người lớn cùng một tờ trẻ con đưa cho Nam.

Rồi với những suy nghĩ về cái phương pháp tính nhanh gọn ấy, anh ta đạp xe đi tới gặp những vị hộ khách mới.

Và sau đó nữa thì Nam bắt đầu phát giấy cho tất cả mọi người.

Khi ấy thì con Hạ như tỏa ra một sức sống thứ hai. Nó hớn hở lên theo cái cách mà một con oắt con đang thích thú với việc bỏ học đi chơi. Tuy nói Tí và Mỵ cũng hào hứng, nhưng nó khiếm nhã hơn rất nhiều trong khi hội người lớn thì nhường hết phần vui của mình cho lũ trẻ.

Riêng ông Đồ thì lại nhìn những người lái xe đạp nhiều hơn là tấm phiếu mà Nam đang dúi vào tay mình. Thành ra hắn ta mới hỏi:

"Cậu nhìn gì đấy?."

Ông Đồ tặc lưỡi một cái, đáp:

"Tao nhìn một bọn lố lăng, nhưng lại biết tính."

Câu nói này làm Nam chưng hửng. Vì hắn ta không biết vào thời ông Huỳnh, học sinh là thứ quân tử. Cũng tức là một bọn ngày ngâm kinh thi, đêm say cùng rượu. Hoặc thức sáng thức đêm, lo dân lo nước. Mà như bảo chúng mặc đồ thế đấy thì thà rằng chặt bỏ đầu chúng đi còn hơn.

Cũng may là dù thế, ông Đồ thì chẳng có vẻ gì muốn nói tiếp mà sải bước đến bên bà Huỳnh, rồi hơi gắt nhẹ với đám trẻ:

"Đi sớm về sớm này bọn bây."

Mỵ với Hạ khi ấy thì hoan hô. Nhưng Tí thì lại có chút đánh bạo lên tiếng:

"Thưa thầy, con muốn tới hiệu sách một chút."

Ừ thì chuyện Tí đi hiệu sách nó cũng chả có gì hiếm lạ cả. Vì lần nào lên thành lớn thì cô nàng này cũng đi đắm chìm trong hải dương tri thức mãi cho tới giờ về thì thôi.

Nhưng khi ấy là ban sáng, còn chiều tà thế này thì với một bậc lão đạo quắc thước như ông Đồ dĩ nhiên là không cho.

"Hử?." Ông Đồ nhăn mặt. "Tối vầy còn đi đâu nữa hử. Bỏ, bỏ..."

Chưa nói hết câu, bà Huỳnh đã kéo áo ổng lại. Rồi xen vào mà nói:

"Thôi ông, con nó đi với thằng Nam, sợ cái gì? Bà Dậu nói với tôi cái chuyện đấy rồi. Còn chẳng phải sợ ông lại ầm ĩ lên sao?."

Nghe vậy, dù ông Đồ rất muốn nói đạo lý, nhưng tác giả tiên sinh ta sao lại để một cơ hội bán cơm c·h·ó vuột mất như thế. Thành ra ngay khi ông ta gồng sức lấy hơi, một đám người có vẻ là quảng cáo cho buổi lễ vừa đạp xe vừa gào to xuất hiện.

"Chỉ tối nay! Chỉ tối nay bà con ơi, ta sẽ được coi cái 'Đèn điện' từ trên kinh thành bà con ơi. Mau mau đến xem."

Vào thời điểm đấy, dù bất cứ ai trong đoàn người đều không biết cái 'Đèn điện' là cái quỷ gì, nhưng nghe là đồ đến từ kinh thành thì đều như bị kích thích vậy.

Mà bà đồ thì nhân cơ hội ông Đồ hơi cứng họng liền mạnh mẽ lôi ổng đi, mặc cho ông Huỳnh đáng thương chỉ có thể la oai oái, trong khi nghe những lời 'Chuyển di sự chú ý' của bà vợ.

"Đi nè! Đi nè! Đi coi cái đèn điện nè!."

Rồi cũng vào cái khi ấy, cái cổ của Nam bị ấn xuống bởi một bàn tay.

Bà Dậu, khác với cái vẻ thành kính như hồi sáng. Trong xương người đàn bà bốn mươi tuổi này lộ ra một cái vẻ gì đấy của dân giang hồ hơn, dù cho làm nghề thợ săn thì bả cũng chẳng vừa khi hồi trẻ.

Ôi, giá như bà có thêm vài khung mà tác giả ta sợ bị đọc giả tát c·hết vì câu chương thì ta hẳn có ít nhất ngàn rưỡi chữ để lải nhải về gia đình của Tí. Nhưng vì để không bị tát c·hết khi viết quá nhiều về một nhân vật phụ chỉ xuất hiện khá ít nên tác giả ta đành miêu tả sơ sơ.

Giống như cái vẻ hổ báo cáo chồn khi bả nói:

"Nhớ, đưa nó về lành lặn, không tao g·iết mày."

Rồi khi bà Dậu gắt với Tí đang thẫn thờ:

"Đi thì đi mau đi con vịt giời này, lề mà lề mề."

Và cứ như vậy, dù có hơi gượng gạo, nhưng Tí cùng Nam cũng bắt đầu quay người bước đi.

Trời tối rồi, nhưng dòng người dường như chẳng có vẻ gì là bớt đi cả. Và những ánh sáng từ đèn lồng khiến cho nơi đây hiện lên một vẻ lung linh kỳ ảo.

Như không có những chiếc xe đạp chạy bon bon, những người thành tốp đi tới khu hội, và không có hai bóng lưng đã ngoặt vào một con hẻm thì đây là một bức tranh tuyệt.

Chương 14: Hướng về thành lớn (2)