0
Hiện tại diện tích nước Việt chiếm ¼ lãnh thổ vùng núi vao với chiều dài khoảng 10 ngày đường và chiều rộng khoảng 7 ngày đường.
Khu vực có rất nhiều thung lũng, đồng bằng nhỏ ven sông và suối.
Bởi đây là lần đầu trồng trọt nên Sơn cũng mất rất nhiều thời gian trước đó hưỡng dẫn cho trưởng các nhóm cũng như thăm thực tế làm việc của các nhóm lao động.
Sự khác biệt của người thông minh và 1 người không thông minh ở chỗ: người không thông minh thì chỉ biết làm theo còn người thông minh sẽ cải tiến phương thức cũng như dụng cụ để việc đó diễn ra hiệu quả hơn.
Vậy nên Sơn cũng cho các nhóm đã qua đào tạo cũng như các học sinh đang học cấp 2 toả ra các nhóm nhằm hỗ trợ cũng như cải tiến phương pháp làm giúp cho công việc tốt hơn.
Tất nhiên cái gì cũng có 2 mặt, sẽ có phương pháp hiệu quả, có phương pháp không nhưng quan trọng là rút kinh nghiệm để chọn ra phương pháp tốt nhất.
Lao động nông nghiệp lá quá trình đúc rút kinh nghiệm qua ngàn đời chứ không phải chỉ là 1 lần vậy nên mỗi người cũng sẽ có hướng phát triển kiến thức, kỹ năng riêng cho mình.
Số dân càng đông thì càng có nhiều kiến thức được gộp lại đó là câu trả lời cho việc tại sao các nước lớn thì lại mạnh bởi vì không chỉ tài nguyên, nhân lực mà trí lực họ cũng sẽ nhanh chóng phát triển nhanh hơn nước bé.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho những cây trồng, Sơn đã yêu cầu bộ nông nghiệp tập trung khai thác lãnh thổ của bộ lạc Cây và Đá Xanh cũ . bởi vì, 2 khu đất này rộng lớn, nằm ở mép tây lãnh thổ nhờ đó toàn bộ cây khoai
tây, khoang lang và củ thơm được tính là cây dài ngày bởi thời gian từ khi trồng tới lúc thu hoạch khoảng 100 ngày.
Với lượng giống cũng như khả năng chia nhỏ giống mà Sơn hướng dẫn cho bộ nông nghiệp thì lượng giống cho củ khoai có thể trồng với 10ha còn diện tích của củ Thơm thì rất nhiều lên tới 20ha.
Trong khi khoai tây có thể chia giống được ra đủ cho 5ha còn khoai lang cũng vậy được 5ha.
Thế nhưng khoai lang có 1 ưu điểm là có thể nhân giống bằng thân tức là từ 1 cây giống ban đầu sau khi nó phát triển và phân nhánh ta lại có thể lấy nhánh đó chuyển sang làm giống luôn cho nên sau khoảng hơn 1 tháng thì sẽ
có liên tiếp các ruộng khoai lang mới được trồng thêm. Nhờ đặc tính này mà có thể dùng khoai lang làm lương thực chủ lực được. Cây khoai lang thì có thể sử dụng toàn bộ, củ để ăn, thân cho gia súc ăn, ngọn non thì có thể luộc
hoặc xào ăn thân già thì gia súc ăn cũng tốt.
Do cỏ thơm phân bố ở khăp vùng núi, mỗi bộ lạc đều có thứ này nên khi gia nhập cũng như thâu tóm bộ lạc thì nước Việt đã có rất nhiều củ Thơm để làm giống, loại củ này chỉ bé bằng ½ so với củ khoai tây nhưng có hàm lượng
tinh bột rất cao, thịt củ màu hơi tím, thân thì giống với cây khoai sọ hiện đại nên từ đây Sơn cũng đặt tên củ này là khoai sọ.
Do thời kì này nước Việt đã có 1 mỏ đồng lớn ở trong khu vực nên đồ đồng là không thể thiếu trong lúc lao động.
Lượng xe kéo cũng nhiều lên đáng kể, vật kéo tất nhiên là dùng những con nai và đám bò rừng khoẻ mạnh kia, chỉ trừ những con non và cái đang mang thai ra thì tất cả đều được trưng dụng dể phục vụ sản xuất kẻ cả nai chiến.
Do sức kéo của nai và bò này không khoẻ như trâu nên Sơn sử dụng xe kéo đôi giống như xe kéo của người Cam, Thái ở hiện đại. tuy việc này tốn nai hơn nhưng đảm bảo sức khoẻ cho chúng còn sau này nếu bắt được trâu thì
hắn sẽ cho kéo đơn như người miền Bắc vậy.
Đường đi do 2 bộ lạc từ trước đã đi lại khá nhiều nên xe kéo đi vừa đủ ổn cộng với việc ít xuất hiện thú săn mồi khiến cho đoàn người cùng đám nai khá vui vẻ làm việc.
Tổng có tới 20 xe nai kéo được huy động chở vôi cục đã được nung, giống sau đó chở phân đã hoai mục tới từng khu vực tập kết.
Xe kéo cũng được thiết kế 2 loại cơ bản là xe kéo khung trượt được tận dụng từ xe kéo trong tuyết và xe kéo có gắn bánh, đương nhiên là xe gắn bánh di chuyển và ít tốn sức kéo hơn thế nhưng lại đòi hỏi kĩ thuật cũng như
công cụ đồng nhiều hơn vậy nên chỉ có thể tận dụng những cái xe kéo cũ. Và làm mới xe kéo có gắn bánh.
Còn ở bên cánh đồng, lúc này, đã có 500 người đang cùng dùng dao đồng, cuốc, thuổng đồng để tiến hành cày xới đám đất, những người còn lại thì dùng tay không để thu gom.
Sau khi dọn dẹp cây cối xung quanh chính là tiến hành dùng búa đồng đập vôi thật nhỏ sau đó dùng từng cặp quang gánh chứa đựng rồi đi tung lên đất rồi mới tiến tới dùng cuốc thuổng đào xới đất thật sâu.
Khi tung vôi bột cũng phải cực cẩn thận bởi nếu vôi bột hay vôi cục gặp nước sẽ dẫn tới phản ứng hoá học sinh nhiệt tạo thành Ca(OH)2. Nhiệt độ nóng đủ có thể khiến cho da người bị bỏng, thậm chí hiện đại nhiều người dùng
đĩa nhựa vung cũng đã bị nóng quá mà thủng cả đĩa luôn.
Vậy nên Sơn cho mọi người dùng đĩa gốm bởi tính dẫn nhiệt kém nên đỡ sợ bị bỏng cho người lao động. Khi vôi xuống đất sẽ hấp thu nước có trong đất sinh nhiệt diệt đi phần lớn mầm bệnh cũng như bổ sung ion Ca+ cho đất.
Canxi có vai trò rất lớn trong việc cấu tạo thành tế bào cũng như vỏ trái cây, củ. Nhiều loại trái cây hiện đại như cà chua mà quả thường bị thối nhũn cũng do việc thiếu Canxi này gây nên vỏ quá mỏng dẫn tới ruột chịu sự thay
đổi đột ngột nhiệt độ mới dẫ tới chết ruột bên trong, khi đó vi khuẩn sẽ phát triển mới gây ra thối nhũn.
Ngoài việc canh tác đây cũng là việc cải tạo đất, phải biết rằng đất ruộng không hề bằng phẳng mà do canh tác nhiều lần nhặt sạch đá cũng như cày bừa cào bằng mới ra được mảnh ruộng bằng phẳng vậy.
Chỗ nào gặp đá thì lại dùng cây để bật lên rồi lại tiến hành.
Đống cây vụi, cỏ thì được tận dụng cho đám nai ăn cùng với phơi khô sau này đốt bón cho cây.
Do tính chất đồng khá là mềm dẻo nên liên tục vừa làm lại có mấy nam giới chuẩn bị búa sẵn đây nếu có lưỡi cuốc hay dao nào bị lệch thì ngay lập tức được gõ lại.
Mùa xuân cũng là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, có rất nhiều loại rau xanh mới mọc và ăn cũng khá ngon ví như mầm cây mâm xôi chẳng hạn, loại này có chứa rất nhiều vi ta min, khoáng chất cùng với vị thanh mát, ngọt nhẹ
khiến đám nhóc được đi lao động cũng mọi người cũng có việc để làm chính là đi bẻ từng mầm này về cho người lớn.
Bởi vì khoai là các loại cây lấy củ nên Sơn yêu cầu bộ lạc đào phải sâu tới 20cm và chuẩn bị đất mịn sẵn, muốn có củ to thì đất phải mịn, tơi xốp đồng thời sau này khi cây mọc khoảng 15-20 ngày phải dùng cuốc để vun gốc vừa là
dọn cỏ vừa là vun chắc gốc rễ chống bị gió gây đổ cây.
Công việc triển khai cũng mất 10 ngày của cả nước Việt trong lúc đang ủ giống.
Củ khoai được chia giống bằng cánh ủ trong nhiệt độ ấm vừa phải kết hợp với bóng tối sẽ kích thích quá trình mọc mầm từ các mắt ngủ, sau khi có nhiều mắt sẽ dùng dao đồng chẻ củ khoai ra làm sao mỗi miếng có 1-2 mầm, lại
tiếp tục lăn các vết thương qua tro bếp để không bị ẩm dẫn tới vi khuẩn xâm nhập làm hỏng đi giống như vậy là có thể đem ra đất trồng được rồi.
Đối với 3 loại cây chính ở khu vực này bao gồm:
Khoai sọ trồng ở vùng cao nhất có khả năng chịu hạn và ít sâu bệnh cũng như năng suất thấp nhất với 10ha.
Khoai tây năng suất cao và phải chăm sóc nhiều được trồng ở vùng thấp và gần nguồn nước hơn với 5ha
Khoai lang được trồng ở gần khu vực nước Việt cũng như chỗ bộ lạc Cây ở cũ bởi vì cây khoai lang ngoài ăn củ còn có thể ăn ngọt, thời hiện đại chúng ta nếu có ngọn khoai lang xào tỏi hay ngọn khoai lang luộc chấm tương bần
thì tuyệt vời được trồng ban đầu 5ha ở vùng có khả năng trồng tới 30ha bởi tiềm năng của loại này gần như là vô hạn trong năm.
Riêng cây cà chua được trồng với diện tích ban đầu chỉ có 1000m2 do lượng hạt thiếu rất nhiều vậy nên Sơn chỉ trồng để lấy giống rồi sau đó sẽ nhân diện tích lên.
Việc chăm sóc tưới tiêu những cây này khá dễ dàng bởi phát minh guồng nước của kì thi tài năng Việt lần thứ nhất. Trên con suối đã xuất hiện tới 10 cái guồng quay liên tục suốt ngày đêm đem nước tưới tiêu cho đồng ruộng
ngoài ra guồng nước này còn có để đem nước về cấp cho sinh hoạt cho các ngôi làng, giảm đáng kể công sức con người bỏ ra.
Guồng nước sẽ đưa nước lên mương từ đó chảy vào các cánh đồng đã được mở đường dẫn nước sẵn.
Sau đó, Sơn dặn dò Riz kĩ quá trình chăm sóc bao gồm dọn cỏ, tưới nước phải liên tục thực hiện cũng như tránh việc động rễ cây.
Ngoài ra, tăng cường đặt thật nhiều các bẫy số 4 trong và xung quanh ruộng, từ đó có thẻ giảm thiểu các loại động vật phá hoại như chim chóc, đặc biệt là chuột đây là loài gặm nhấm cực kì đáng ghét bởi chúng không chỉ cắn 1
cây mà 1 đêm 1 con chuột trưởng thành có thể phá diện tích tới 5m2.
Bởi vì tính cấp thiết trong việc giết chuột nên chỉ tiêu của 4 tháng đầu năm là mỗi người phải nạp đủ 2 đuôi chuột mỗi ngày cho trưởng làng, ai không nạp đủ sẽ có hình thức phạt bằng việc cấp ít lại các vật dụng đời sống.
Chính vì sợ không có đủ quần áo cũng như thực phẩm mà đám nhóc hăng hái nhất trong việc này, gần như khắp xung quanh bộ lạc, trong ngoài ruộng đâu đâu cũng có bẫy chuột thậm chí những chỗ 1m lại có 1 chiếc bẫy được
đặt.
Cùng với việc này, Sơn đã cắt ra 700 người qua khu vực này chia thành 2 làng sống ở gần khu vực trồng trọt để những người này tiện chăm sóc cho những cây trồng đồng thời cắt đội của Le thống lĩnh qua đây bảo vệ họ. 2 ngôi
làng này được đặt tên là Âu Việt và Lạc Việt có nhân khẩu 200 người, trú binh thường trực 50 lính, đàn 200 con nai đa phần là nai đã mang thai. Trưởng của 2 làng này là Rich điều hành về cuộc sống còn chỉ huy cuối cùng cũng
như quân sự thì là Le.
Cự ly mỗi làng khá gần nhau và có đường lớn đủ cho xe bò đi cũng như ở giữa các làng là ruộng trồng khoai vậy nên việc vận chuyển nguyên vật liệu giữa các làng diễn ra khá dễ dàng.
Đây là khu vực ở sau làng Việt nên ở đây phòng thủ chủ yếu là hung thú mà thôi nhưng hung thú lại bị quét nhiều lần nên ở đây chỉ có vài con sói hoặc đàn sói nhỏ nên chúng không dám động tới con người cũng như nếu có con
nào thì người dân lại có thịt tươi càng ngon.
Ngoài việc trồng cây lương thực dài ngày, nước Việt cũng triển khai các thửa ruộng to nhỏ lớn bé đều có chuyên trồng các loại rau ngắn ngày như rau cải trời, rau cải ngot, rau diếp..... những loại rau ăn lá này lại được tập trung
nhiều ở làng Âu Việt bởi ở đây đất đai phì nhiêu nhất và cũng là nơi an toàn nhất do có tấm chắn là 2 làng ở trước rồi.
Đặc biệt là lúa nước, Sơn đã yêu cầu bộ Nông nghiệp phải quan tâm nhất là thứ này, hạt lúa phải được ngâm ủ kĩ 2 sôi 3 lạnh sau đó ủ trong 1 đêm rồi mới đem ra gieo mạ, đồng thời chuẩn bị sẵn phân xanh và phân hoai bón
ruộng, ruộng ở đây đã được cuốc cùng chày đập đất ra nát rồi mới cho nước vào ngâm, Sơn dự kiến sau khi lễ hội mùa xuân kết thúc, trở về cũng chính là lúc có thể nhổ mạ cấy lúa được rồi. nên hắn yêu cầu bộ nông nghiệp
chuẩn bị riêng 5ha cho việc trồng lúa này, xung quanh các ruộng trồng luôn thường trực quân đội canh phòng chim chóc cũng như động vật ăn cỏ vào phá.
Ngoài lương thực, thực phẩm người Việt còn trồng thêm các loại cây ăn quả như táo, bưởi, chanh ngoài ra còn có thửa ruộng lớn để trồng cây gây tê và nhiều loại thuốc để cầm máu, thuốc để chống đau bụng.....
Còn các loại cây gia vị được trồng nhiều nhất là Sả, gừng thì được trồng khắp mọi nơi miễn là có đất bởi cây này ngoài làm gia vị có thể đuổi muỗi, rắn, rết rất tốt ngoài ra lúc cảm ốm có thể lấy làm thuốc để xông hơi.
Tất cả cây trồng đều được phân bố phù hợp phát triển theo con suối và cũng dùng làng Việt để làm tấm chắn cho vùng sản xuất Âu Việt và Lạc Việt.
Để triển khai xây dựng 2 làng cùng với cánh đồng lớn tới 20ha dọc theo con suối này thì toàn bộ người của nước Việt cũng phải huy động làm việc trong 10 ngày mới xong.
Cùng với việc trồng trọt thì Sơn luôn phổ biến các loại gọi là kẻ địch buộc phải diệt đó là chuột nên yêu cầu các làng, hàng tuần mỗi người phải nạp 7 đuôi chuột mới đủ chỉ tiêu.
Ngoài ra sự phá hoại của động vật thì có thể cắt cử người trông coi.
Khi này, toàn bộ lãnh đạo của cả nước cũng phải tham gia điều hành trực tiếp, nơi an uống của mọi người cũng dã chiến tại đây luôn.
Chỉ còn lại 200 binh lính do Alank chỉ huy ở lại tuần tra bảo vệ bộ lạc mà thôi.
Đội kỵ binh cũng được huy động tối đa, chúng chính là nhưng nhân khẩu mạnh mẽ nhất còn có những con nai đực khoẻ mạnh, mùa này chúng ngoài làm việc ra còn chăm chỉ làm việc cày cuốc thửa ruộng nhỏ kia rất nhiệt tình.
Việc chăm sóc đám nai thì được giao cho lũ nhỏ khiến chúng vô cùng thích thú, mỗi dứa cầm 1 cành cây xoan đào thứ mà lũ nai thích nhất dụ dỗ chúng để được leo lên lưng cưỡi . Dường như đám nai này cũng rất biết ý, có đám
nhỏ ngồi trên lưng chúng cũng không chạy nhanh mà chỉ chầm chậm như vẻ sợ đám nhóc con này mà rơi xuống lại bị tai nạn đáng tiếc. Mà tai nạn đáng tiếc xảy ra thì sẽ không có đám nhóc cho chúng ăn sướng vậy nữa.
Thời gian này, tuyết ở mỏ muối cũng tan hết, bộ thực phẩm cứ 3 ngày lại cho người đi tiến hành đi lấy quặng muối để về tinh luyện, nhưng may mắn, mặt trên của mỏ muối thì quặng chứa nhiều đá còn mặt dưới thì đa phần là
muối cục, nên tỉ lệ muối chứa nhiều hơn khiến cho lượng nhân lực cũng được giảm đáng kể.
Mà giờ đây mỏ muối được nằm ngay cạnh làng Lạc Việt nên 10 người làm muối ở đây mỗi ngày có thể làm ra 200kg muối tinh và được cất ngay tại nhà kho ở làng mà chưa cần vận chuyển về nhiều. Việc vận chuyển thì đã có đội
kị binh làm việc, mỗi lần vận chuyển thì 1 con nai có thể mang tới 100kg muối mà mỗi ngày cả nước Việt chỉ dùng hết có 10kg muối chứ không nhiều.
Vì để tăng năng suất nên Sơn cũng cho người tới mỏ muối xây dựng hệ thống pha loãng, lọc, chưng cất riêng cho muối để tăng tốc độ sản xuất chứ không cần phải tận dụng như ở làng Việt nữa như thế mới đẩy cao năng suất
được.
Ngoài ra, thời gian này đội xây dựng cũng triển khai kiến thiết xây dựng thêm 1 ngôi làng cũng nằm sau làng Việt nữa ngôi làng này sẽ là nơi tiến hành làm các công cụ đồ gốm bởi ở khu vực này có lượng đất sét dồi dào đồng
thời khi tiến hành bới móc đất sét sẽ tạo ra các khu vực lổm nhổm sẽ rất mất mỹ quan nên Sơn quyết định đưa nó về 1 khu để chuyên sản xuất gạch nung, nung vôi, đồ gốm, đồ sành.
Làng này sau khi móc nhiều đất tạo thành ao lại có thể dùng ao đó làm nơi nuôi cá tăng gia sản xuất thực phẩm dự trữ cho làng bởi loài cá trê bắt được dưới sông là loài ăn tạp nuôi cực dễ mà sức sống lại cao rất phù hợp với ao
nuôi ở đây. Hằng ngày chỉ cần vứt rau, thịt, xương, động vật chết thậm chí cả phân chúng cũng ăn hết.
Khu tập trung đông dân, văn hoá, chính trị, quân sự nhất vẫn là làng Việt, đồng thời mỗi ngôi làng chia ra 1 vị trưởng làng phụ trách điều hành làng được tuyển chọn từ lớp nhân tài tốt nghiệp cấp 2. Cơ cấu của các làng cũng
được thành lập theo mô hình như nước Việt có người trưởng lang, có những người phụ trách các vấn đề khác trong cuộc sống cũng như an ninh của làng.
Giai đoạn này cùng với sự phát triển về chế độ thì Sơn cũng tiến hành bổ sung cho các lớp học từ cấp 1 đến cấp 2 các bài học về môn đạo đức chủ yếu dạy con người về: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Cùng với đó đào tạo về tình yêu
quê hương đất nước, bảo vệ đồng bào mình.
Với sự phát triển của công nghệ vượt thời đại cùng với sự xuất hiện của xe kéo đã khiến cho lượng quặng đồng, muối tích trữ trong bộ lạc được đẩy lên rất nhiều tuy nhiên Sơn không hề nghĩ tới đem quặng đồng ra trao đổi mà
hắn chỉ đem muối ra để trao đổi mà thôi. Hắn sẽ giữ đồng làm vũ khí vượt bậc so với các bộ lạc đồ đá kia. Trong khi với trữ lượng muối khổng lồ và đồ gốm hắn có dư tài sản để đem trao đổi bất cứ thứ gì rồi.
Bởi trong lễ hội mùa xuân này cuộc trao đổi lại diễn ra tại bộ lạc Đá Mặn, hắn cần thể hiện để các đối thủ kia biết về sự lớn mạnh cũng như các ưu điểm của bọn họ nhằm lôi kéo thêm nhiều nhân thủ tham gia.