(Trấn Ninh là 1 tỉnh thuộc Việt Nam từ trước tới thời nhà Nguyễn, sau này khi pháp gộp 3 nước Đông Dương lại thành 1 thể sau đó khi tách ra lại chia vào đất Lào nay là tỉnh Hủa Phăn)
Hiện nay diện tích lãnh thổ còn quá nhiều trong khi đó diện tích đưa vào khai thác chưa được 10% vậy nên Sơn cũng tiến hành mở thêm 1 ngôi làng nữa mục tiêu của ngôi làng này là vùng tập trung sản xuất nông nghiệp.
Ngôi làng lấy tên là Trấn Ninh, là khu vực nằm về phía Tây Nam lãnh thổ nước Việt.
Khu vực này có địa hình trung du lòng chảo, có 1 dãy núi chạy dài theo con sông lớn mà Sơn liền đặt là sông Cái theo cách gọi bình thường của người Việt khi gặp sông lớn vậy.
Dãy nũi chạy được 1 khoảng thì lại dừng lại tạo nên 1 đồng bằng khá rộng có thể lên tới 4000ha dọc theo con sông, phía ngoài cùng sát bờ sông là khu rừng cản gió rất giống với địa hình khu vực cũng như các con sông ở miền
Trung nước ta. Ngoài cánh đồng dọc theo con sông đó còn có các các thung lũng, đồng bằng nhỏ của các nhánh sông này tạo ra giúp cho khu vực này có ưu thể phát triển nông nghiệp tốt.
Ngoài ra, còn có các con sông nhỏ chảy ra con sông đó cũng tạo nên các khu vực bằng phẳng diện tích lớn và vị trí khá cao có khả năng 1 năm canh tác 1 vụ xuân hoặc vụ hè thì sẽ thiết kế thêm guồng nước để đem nước lên thì
có thể canh tác cây lạc hoặc đậu, ngô, lúa mì 2 vụ 1 năm. Từ đó vùng sản xuất của làng Trấn Ninh có thể đạt tới tối đa là 5000ha sản xuât
Đồng thời khu vực có nguồn nước dồi dào nên cũng tiến hành trồng cỏ diện tích lớn phục vụ chăn nuôi nhất là những cây có thể tồn tại vào mùa đông mà lần trước đàn nai sừng tấm đã ăn, nhất thiết phải trồng thật nhiều để có
cỏ tươi cho đàn thú ăn.
Đặc biệt chăm sóc trồng cỏ cũng phải giống như trồng các loại cây lương thực kia đều phải được chăm sóc, tưới nước đầy đủ.
Hiện nay, mỗi ngày đều có những con thú mới được bắt về để thuần hóa và nuôi dưỡng nên số vật nuôi đã chạm ngưỡng 5000 gia súc rất khổng lồ rồi vậy nên việc lập làng mới cũng chính là di chuyển những con thú từ các làng
khác nhau tập trung thành đàn mới.
Các công tác lập làng mới đi kèm công việc như quy hoạch, xây công trinh, bố nhiệm chức vụ, phân bố dân cư thì mọi người đã khá quen thuộc nên cũng không có khó khăn gì, ngoài ra làng Trấn Ninh này được xây dựng dọc
theo con núi trải dài tới 5km gần sông nên việc làm đập là không thể tuy nhiên có thể đào giếng. Cũng gần sông nên nước ở đây khá dồi dào, chỉ cần đào sâu xuống 5-10m là có thể có nước rồi.
Bộ xây dựng tiến hành đào rất nhiều giếng nước lớn để phục vụ nhiều người, tận dụng cơ chế ròng rọc để vận chuyển đất lên còn ở dưới 2 người sẽ luân phiên dùng xà beng, cuốc đồng để đào rồi dùng xẻng để xúc cho vào giành rồi cho người ở trên quay con lăn đưa lên.
Mọi công việc đều quen tay vậy nên các bộ phận có thể đồng loạt tiến hành, đồng thời dân cư chuyển tới ở lần lượt chứ không vội vàng.
Mục đích lập làng mới ngoài việc sử dụng tài nguyên còn là tạo nên cộng đồng mới để đa dạng hóa nguồn gen bởi làng mới lập từ các thành viên của làng cũ tách ra ví dụ như nhà có 2 anh em trai thì lại cho 1 gia đình anh hoặc
em đi còn gia đình người kia ở lại.
Làng mới lập ra có quy mô rất lớn có thể chia ra thành 3 khu thượng trung hạ, mỗi khu có thể chứa tới hơn 3000 người điều này chính thức tạo nên ngôi làng đông dân nhất.
Cũng đúng thôi bởi vì làng này 1 mặt phía nam có dòng sông chắn, mặt phía tây có dãy núi chắn, mặt phía đông lại có làng Mân Việt chắn rồi nên khá an toàn, còn mùa đông khi mặt sông đóng bang thì mới gặp nguy hiểm, tuy
nhiên khi đó 1 mình nó lại là rào chắn các bộ lạc từ phía nam lên rồi nên có thể đưa quân sang tập luyện ở đây nhằm vừa đánh bắt cá lại có thể huấn luyện và phòng ngự cho cả nước.
Dự tính đám người bộ lạc mới gia nhập từ Hươu cao cổ và Voi sẽ được dạy trong 1 tuần rồi cũng chia tới các làng này nên việc di chuyển người ngay lập tức được tiến hành nhằm vừa có nhân lực để xây dựng vừa là để giãn
dân.
0