Cuối thu
Cuối thu cũng là lúc các chiến binh trở về với thắng lợi, tất nhiên bởi lần tiến đánh 2 bộ lạc này ngoài chất lượng về v·ũ k·hí trang thiết bị đi kèm còn có áp đảo hơn về số lượng cũng như chiến thuật.
Không ngoài dự đoán, đội quân mang thêm trở về tới gần 10 ngàn người trong đó có tới 4 ngàn người là những chiến binh, thợ săn đầu hàng, đại đa số các thủ lĩnh đều đã bị g·iết c·hết hoặc trên đường bị q·uân đ·ội nước Việt
đầu độc mà c·hết mât không biết lý do.
Thế nhưng Sơn cũng không lo lắng bởi đám người này trở về được tẩy não bằng thức ăn và nhà ở còn được ăn đầy đủ dinh dưỡng cũng không ngu ngốc mà bỏ đi, thử hỏi có bộ lạc nào ở thời kì này có được nhiều loại thức ăn
phong phú tới vậy chứ.
Cuối thu cũng là lúc tiết trời khá se lạnh, việc phơi nông sản là không thể tuy nhiên chỉ có 1 số thứ mới cần phải sấy khô mà thôi, thế nhưng Sơn cũng thiết kế 1 lò sấy nông sản cỡ lớn ở các làng, gọi lò sấy cho nó oai thôi chứ
cũng chỉ là thiết kế 1 bếp ở dưới, trên đó là 1 chiếc nồi đất cự đại rồi đem nông sản như lúa lên đó đảo còn dưới đốt lửa, nồi đất sẽ làm cho nhiệt độ lan đều ra khắp nồi khiến cho hơi nóng tiếp xúc hạt lúa mà không đến mức
là rang. Vậy nên hạt lúa được khô lại và để bảo quản được.
Với diện tích canh tác lên tới 4000ha trong đó toàn bộ là canh tác cây lương thực. Chưa tính những diện tích trồng rau ăn lá.
Năng suất trung bình 1 ha lên tới 10 tấn lương thực. Vậy là cả nước Việt có tới 40000 tấn lương thực cho cả nước như vậy vẫn không đủ cho cả nước ăn uống.
Sau khi sấy cũng như nghiền bột ra có được gần 15 nghìn tấn khô và khoảng 20 tấn giống cho vụ sau.
Với số lượng lương thực đó vừa đủ cung cấp cho 100 nghìn người ăn trong 6 tháng nhưng với dân số hiện tại lên tới 120 nghìn người thì chỉ còn 5 tháng sử dụng. Từ đó nảy sinh ra vấn đề cần tìm vùng tiếp tục canh tác trong
mấy tháng tiếp tới.
Câu trả lời đó là Trấn Ninh, tại đây mùa đông vẫn chỉ lạnh thôi chứ không có tuyết ngoài ra, mùa đông vẫn có nhiều loại cây phát triển được.
May mắn là nước Việt ngoài sử dụng lương thực còn có rất nhiêu rau tươi cùng thịt tươi có sẵn trong đó thỏ, gà, chuột lang là những thực phẩm có sẵn.
Riêng đám trâu, bò, ngựa, lừa, nai sừng tấm, hươu, lợn thì đám này còn được giữ lại để sinh sôi thêm nhiều hơn nữa.
Đám chuột, thỏ, gà thì do tốc độ sinh sản nhanh nên nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của cả nước.
Ngoài đó ra còn có cá, dưới sông và các con đập bởi có rất nhiều sông suối có nhiều cá lớn thoải mái đánh bắt, còn có động vật hoang dã ngoài kia tha hồ săn bắt.
ở thời kì này, Sơn cũng đã hướng cả nước đào tạo việc săn bắt không được g·iết những con thú đang mang thai hoặc đang trong thời kì giao phối.
nhất là đám cá thì mùa xuân không được săn bắt còn mùa thu và mùa hè lại thoải mái bắt những con cá to còn những con cá nhỏ phải thả lại tự nhiên để chúng sinh sản.
Ngoài ra, Sơn còn nghĩ đến nghành thủy sản tức là nuôi tôm cá tuy nhiên việc này có vẻ chưa làm được do nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang còn khá nhiều đồng thời hiện nay các săn bắt cá của nước Việt còn chưa phát triển
do vậy chưa ảnh hưởng gì lớn tới môi trường do đa phần sinh sôi ở đây là cá trê vào mùa xuân hè, thu đến mùa đông thì lại là dòng cá xứ lạnh như cá hồi, cá chó.
Tuy các trê an thật sự không ngon bằng 2 loại này nhưng khả năng sinh tồn, ăn uống rất phàm không tha thứ gì, cũng như phát triển thật sự đáng nể, đặc biệt tại đầm lầy gần làng trung tâm, trước kia còn có cá sấu kìm hãm
cá trê nhưng từ khi nước Việt chủ trương tiêu diệt toàn bộ cá sấu dẫn tới cá trê phát triển quá mạnh tới mức không thấy các loài cá khác xuất hiện luôn.
Nhận thấy vấn đề này cũng là lúc tích trữ lương thực cho mùa đông. Vậy nên lúc này Sơn đã yêu cầu bộ lương thực- thực phẩm bổ sung cho đội đánh bắt cá, tập trung bắt đi rất nhiều cá trê tại khu vực đầm lầy này, tạo điều
kiện cho loài khác phát triển.
Nhờ lượng công nhân đông nhiều cùng công cụ sẵn có mà mỗi ngày thu hoạch tại đầm lớn này được tận 10 tấn cá, liên tục mỗi ngày vậy mới dừng để không làm suy kiệt giống loài này.
Sơn dự kiến mỗi năm sẽ tổ chức 1 lần săn bắt cá vậy nhằm để các loài cá có không gian phát triển cũng như thu hoạch được năng suất cho nhiều cá hơn còn nếu bắt liên tục thì sẽ dẫn tới việc suy kiệt nguồn cá.
Còn việc bắt cá mùa đông lai khác bởi vì mùa đông thì các loài cá trê này sẽ lặn sâu tới đáy hoặc chui vào bùn ngủ đông chứ không bơi ra kiếm ăn như các loài cá mùa đông này, vậy nên loài cá trê sẽ được bảo tồn tới mùa xuân
sinh sản tiếp.
Số cá bắt được sẽ để 1 ít lại cho làng dùng ăn tươi sống còn phần nhiều còn lại thì sẽ được ướp muối, sả, quế, ớt sau đó sấy khô hoặc gác bếp để giữ được mùi vị bởi đây sẽ là thực phẩm cho mùa đông sắp tới.
Mọi công tác chuẩn bị cần làm thật kĩ bởi mục tiêu trong mùa đông tới mùa xuân là mỗi người sẽ được ăn 1kg bao gồm thịt, cá, rau, tinh bột/ ngày.
Vậy nên vụ cuối thu này là lúc quyết định đồng thời vào đầu xuân cũng chưa có bao nhiêu đồ ăn bởi đa số động vật hoang dã đều khá gầy trừ mấy đang thú di chư nhưng chúng đa phần là động vật ăn cỏ thì Sơn lại không
muốn g·iết mất.
Với lượng thực phẩm kia sẽ dư dả do mỗi cá nhân phát triển đầy đủ mà không lo bị suy dinh dưỡng vào mùa đông.
Vậy nên cuôi thu này cũng là lúc Sơn huy động đám nhóc chăm chú vào đàn thỏ, chuột lang hơn nữa. Dây khoai không cho ăn tươi lúc này thì mùa đông sẽ còn rất ít vậy nên bọn nhóc cũng phải cho đám thỏ và chuột lang, lợn
ăn nhiều dây khoai hơn nữa làm sao cho dây khoai không bị bỏ hỏng trong mùa đông.
Đến cuối thu thì cũng là công việc thu hoạch tất bật nhất của nước Việt bởi lúc này chính là mùa thu hoạch vụ hè thu.
Hàng ngàn ha đồng ruộng rải từ bắc tới nam, khắp nơi đều cần phải thu hoạch gấp.
Thứ được ưu tiên nhất chính là lúa bởi 400ha lúa đây ước tính mỗi ha như vụ trước đã cho 3 tấn thì bây giờ đã có thể cho tới 4 tấn nhờ dinh dưỡng đất khá tốt cộng thêm có kinh nghiệm chăm sóc.
Với 1600 tấn lúa này sẽ để 500 tấn làm giống cho vụ xuân bởi Sơn dự định mùa xuân sẽ cho gieo trồng tới 3000ha lúa nước.
Hơn 1000 tấn lúa còn lại sẽ được chia cho các làng thành phần thưởng dự trữ bởi so với khoai lang hay khoai tây thì gạo vẫn ngon hơn rất nhiều.
Còn diện tích 1000ha trồng khoai tây cho thu hoạch tới 20 tấn/ha tính ra được tới 20 ngàn tấn.
Diện tích khoai lang đem thu hoạch là 2000ha cũng cho thu hoạch tới 40 ngàn tấn.
Còn 200ha khoai lang chưa thu hoạch do Sơn đang muốn giữ dây khoai ở đó tươi cho gia súc ăn dần.
Riêng khoai môn được trồng cực kì nhiều phải có tới 2000ha do loại cây này ít phải chăm sóc và cây này cũng được tận dụng rất nhiều trong chăn nuôi bởi lá cây khoai môn thì con người không ăn được nhưng ngược lại
động vật ăn cỏ lại rât thích đặc biệt là trâu bò cho nên diện tích lớn cũng là mục đích đó vừa lấy củ cho con người lại có lá và thân cho vật nuôi. Sản lượng khoai môn cũng rất khủng có tới 10tấn/ha vậy nên.
Ngoài các loại cây chủ lực kia, còn có sắn và lúa mì cũng được thu hoạch riêng sắn thì được giữ lại giống trên đất tuy nhiên 2 loại này chưa phải trọng tâm phát triển của nước Việt như sắn chỉ trồng để phong phú thức ăn và
giữ giôgns nên chỉ trồng ở 100ha mà thôi. Còn lúa mì do giống còn quá ít nên chỉ trồng ở 5ha và toàn bộ được giữ lại để làm giống vụ sau.
Vậy nên ngoài dự tính của Sơn, tổng sản lượng tinh bột chỉ tính riêng các loại khoai đã có tới 100 ngàn tấn. Vậy nên việc quan trọng là dựng ngay các lò sấy nông sản, nghiền bột bởi lượng nông sản dư thừa này ngoài để
giống nhằm phát triển diện tích ra Sơn cũng đem đi trao đổi với các bộ lạc ở đồng cỏ nhằm kiếm thêm nhân khẩu và thịt cho bộ lạc bổ sung thêm dinh dưỡng vào mùa đông.
Mùa thu hoạch, ngoài 1 số đơn vị biên phòng canh giữ ra thì tất cả đều được điều động vào công tác thu hoạch.
Ngoài lượng khoai tương đương mỗi người 1 tấn còn có rất nhiều lá làm rau ăn cũng như thân cho vật nuôi càng nhiều hơn.
May mắn là nước Việt đã từng trải qua 1 đợt thu hoạch mùa xuân nên không còn lạ lẫm, mỗi làng đều có 1 hệ thống điều hành hoàn chỉnh.
Việc bảo quản thô thì dễ nhất vì được cho vào từng bao tải sợi gai hoặc sọt đựng rồi cất vào kho.
Chỉ việc làm bột lại yêu cầu cao hơn 1 chút.
Bởi muốn làm bột yêu cầu lại là cắt lát phơi khô sau đó mới có thể nghiền vậy nên lượng bàn sát lại được bổ sung cấp tốc, vì trong nước Việt đã áp dụng kim loại vào đời sống nên chỉ cần 1 người ngồi sát khoai thì 1 ngày
người đó có thể sát tới 1 tấn là quá bình thường, thậm chí Sơn thấy mỗi người sát chỉ được 1 tấn lại tốn người phụ quá lâu nên đã nghĩ tới máy sát khoai cỡ lớn.
Thiết kế rất đơn giản bao gồm 1 cánh quạt 3 lưỡi sắc quay trên 1 trục ngang có động cơ quay tay, ống dẫn khoai sẽ được thiết kế đổ lên.
Thiết kế lưỡi cắt đặt đứng còn ống tiếp khoai đặt nghiêng để khoai liên tục được đổ vào mà không bị tắc như khi lưỡi cắt đặt ngang.
Theo đó chỉ cần 1 người ngồi lên ghế để giữ chắc sau đó quay trục lưỡi đã được gắn với chân giống như bánh xe vậy là liên tục khoai sẽ được cắt lát mỏng, 1 máy ngày cần tới 2 người vận hành nhưng 2 người này có thể làm
được 10 tấn/ ngày.
Ngoài lượng lương thực đem đi chế biến thành bột thì còn để lại 1/5 lượng làm giống cho vụ sau còn nữa những bột khoai được chế biến ra sẽ được để trong các chum gốm và có nắp đậy để bảo quản không bị mốc hỏng.
Bởi năm nay, khu vực núi cao sẽ không tổ chức lễ hội nữa bởi còn có 1 mình nước Việt nên sẽ tham gia lễ hội trao đổi với các bộ lạc khác ở đồng bằng phía đông kia, Sơn dự định sẽ mang bột khoai đi trao đổi bởi đây là thứ chi
1 mình nước Việt có đồng thời bột khoai được chế biến thành bánh ăn rất ngon so với việc các bộ lạc đồng bằng chỉ biết tới món thịt nướng.
Bột khoai ở nước Việt đươc chế biến thành bánh bao nhân thịt, bánh nướng nhân thit, cháo khoai, nhất là món bánh mì được ưa chuộng nhất bởi trong đó có thit, 1 ít ớt, trứng rán, rau mùi cho vào trong ổ bánh thực sự là
món rất kì công nhưng luôn được mong đợi nhất là đám nhóc vậy mà ăn xong còn tranh nhau nữa.
Công việc thu hoạch của nước Việt tập trung vào 2 tuần cuối thu gần như toàn bộ lúa, khoai đều được thu hoạch hết chỉ còn khoảng 500ha rải rác tại các làng được thu hoạch dần để có rau ăn và củ khoai tươi ăn dần.
Sau khi đã ổn định các công việc thu hoạch chuẩn bị vụ đông, Sơn cũng không muốn cả nước ngủ đông như những năm kia mà tập trung làm đường.
Bởi hiện tại, chỉ có con đường từ làng trung tâm tới 3 làng là ổn còn các con đường khác tới các làng mới thì chưa tốt, chủ yếu cũng chỉ có con đường rất nhỏ nhiều khi còn lầy lội.
Vậy nên tận dụng đầu đông tiết trời khô ráo lao động thì sẽ khiến cơ thể ra mồ hôi lại được ăn uống tốt nên sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất diẽn ra nhanh khiến cho cơ thể khỏe mạnh.
Vậy nên gần như cả nước ra quân làm đường nối liền các làng với nhau.
Ngoài ra khi đường được đào ra thì cũng cho mọi người dùng cây gỗ lớn lăn lên mặt để nén lại.
Thậm chí ở nhiều nơi còn dùng cát, sỏi, vôi để làm đường thêm vững chắc.
Trước kia con đường chỉ bé xíu vừa đủ 1 xe bò đi thì bây giờ cả nước dùng 3 tháng để hoàn thiện toàn bộ con đường đủ 2 làn xe bò đi mà vẫn còn thừa 1 đường đi bộ. Nhờ có đồ đồng nên các công việc không gặp nhiều khó
khăn tuy nhiên đặc tính của đồng khá dẻo nên chỉ dùng được 1 lúc lại phải gò lại thẳng hơn.
Về an bài các nhân khẩu mới vẫn áp dụng như cũ, Sơn cho tẩy não bằng dạy học, viết chữ cơ bản đồng thời lao động và cho ăn còn 1 số tên vẫn cứng đầu thì cho làm nhiệm vụ đào mỏ đồng, đào đất, vác đất, bốc vác nông sản.
Bởi đa số những tên cứng đầu này là những thợ săn có địa vị trong bộ lạc cũ. Nếu như có thể thay đổi thì dần sẽ được đối đãi tốt hơn còn nếu như vẫn tiếp tục cứng đầu nữa thì làm việc nặng đó cả đời đi dù sao công việc vẫn
cần có người làm.
Bằng việc dư thừa thực phẩm cũng là tiền đề để cả nước phát triển ở đây sẽ là thu hút thêm các nhân công bằng cách gom các bộ lạc yếu ở đồng cỏ và khích lệ sinh sản bởi thời này con người quá ít dẫn tới nhiều nơi hoang
vu chỉ toàn hung thú ngự trị cũng dẫn tới nguy hiểm cho con người đồng thời việc mở rộng đất nước thì thứ cần nhất đó là con người, đối với hắn con người thời này có bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Với lượng lương thực, thực phẩm này hắn có thể dư sức nuôi 200 ngàn người chứ đừng nói là chỉ có 120 ngàn người như bây giờ.
Mặc dù mấy nam nhân ở đây cũng chăm chỉ cày cuốc để mỗi ngày đều cho ra tới 100 đứa trẻ nhưng chừng đó vẫn là chưa đủ.
Với lượng phụ nữ ở độ tuổi sinh sản chiếm tới quá 60% như thế này cần phải đẩy mạnh việc sinh sôi của cả nước.
Hiện nay, cả nước đã và đang có tới 1000 phụ nữ mang bầu lớn và đang trong giai đoạn 3 tháng sau sinh, những người này được ở nhà thoáng mát mùa hè và ấm mùa đông ngoài ra hằng ngày họ chỉ việc đi lại hoặc phụ giúp
mọi người quét dọn nhà cửa, làng xóm còn nữa hầu như không phai lao động gì đã vậy họ cũng là những người được chăm sóc kĩ lưỡng nhất. Hằng ngày thức ăn của họ luôn được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo sức khỏe, mỗi
ngày đều có bác sĩ tới thăm khám. Vậy nên so sánh với tât cả thì họ là những người sướng nhất.
Những đứa nhóc được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ và các bà v·ú trong 15 tháng đầu rồi mới cai sữa dần bởi hơn ai hết Sơn hiểu rằng sữa mẹ là tốt nhất đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. (câu này nge quảng cáo
riết quen).
Sau thời gian cai sữa các bà mẹ có thể đem con gửi ở nhà trẻ rồi đi làm mà không phải lo lắng, ở đây sẽ có các cô bảo mẫu trong bộ giáo dục chăm sóc các bé ăn uống ngủ nghỉ, ở kiếp trước có rất nhiều trường hợp b·ạo h·ành
trẻ em đã diễn ra chủ yếu là do mức độ công việc quá nặng nhọc và thu nhập không được tốt so với các công việc khác cũng không ngoại trừ những thành phần có vấn đề về tâm lý vậy nên điều này Sơn rất lưu tâm.
Con người xã hội này có sức sinh tồn mạnh mẽ, đến những đứa nhóc cũng vậy thường chúng ở các bộ lạc khác cũng chịu bữa đói bữa no chứ không được như ở đây vậy nên việc chăm bọn nhóc cũng không phải là cực nhọc
cho lắm.
Điều nữa là đây là 1 công xã không có tiền lương… chỉ có thức ăn chia đều vậy nên các công việc đều được ăn uống đầy đủ trừ 1 số công việc đặc thù được ăn uống khac đi cũng như các công việc quan trọng được đối đãi tốt
nhất, ăn uống cũng vậy mà việc chăm sóc trẻ này cũng vậy đều được cho vào công việc được đối đãi tốt nhất vậy nên không có người nào dại mà bỏ công việc này được ăn ngon, việc nhàn lại chạy ra ngoài làm lụng vất vả lại
không ngon.
Lại nói về đàn chuột lang nước, loài này là loài lớn nhất trong họ nhà chuột mỗi con trưởng thành nặng trung bình 50kg đã vậy bộ long của chúng không khac gì loài chuột khá là dày vậy nên rất phù hợp làm áo mùa đông cho
mọi người.
Thức ăn cho chúng lại dễ hơn chỉ cần dây, lá khoai lang đôi khi có ít cỏ khác vậy là đủ bởi đám này rất thích lội nước, thức ăn ưa thích của chúng ngoài khoai lang thì còn có lục bình, mà lục bình ở đâu nhiều nhất thì chính là ở
đầm lầy gần làng trung tâm.
Ở đầm lầy có nhiều loại cỏ, có bèo lục bình lại gần ruộng khoai lang, mà quan trọng nhất chính là có đầm nước.
Biết được sở thích của đám chuột nước này vậy nên ở các làng đều có các chuồng nuôi lớn được tạo tại các đầm. mà đàn lớn nhất của nước Việt chính là ở đầm gần làng trung tâm.
Đây gần như chỉ có 1 mình nó được nuôi duy nhất trừ các, bởi đầm này đã được tiêu diệt sạch cá sấu nên đám chuột này phát triển đàn cực nhanh. Từ 300 con ban đầu bắt được từ đầu xuân thì đến cuối mùa thu đã có 5 đàn
hình thành quanh đầm tổng cộng có tới 5000 con chuột lang ở đây nhờ vào tốc độ sinh sản nhanh của nó chỉ cần 4 tơi 5 tháng lại sinh 1 lứa mà mỗi lứa có gần 10 con. Không bị nguy hiểm bởi thú săn mồi lại có không gian lớn
hoạt động, thức ăn đầy đủ, môi trường phù hợp thì nhanh chóng phát triển vậy cũng không lạ.
Đầm được quây lại bằng tường gạch xung quanh cao tới 1m vừa tầm con người quan sát. Xung quanh đầm có 10 phòng để đàn chuột tránh vào mùa đông. Phòng này được thiết kế bằng gạch để cho mùa đông chỉ cần người
chăm sóc đi vào đổ than vào trong lò sưởi được che chắn cao thì sẽ cấp hơi ấm đủ cho lũ chuột này khỏe mạnh, để chuẩn bị chuồng nuôi kiểu đó, bộ nông nghiệp cũng đã suy ngĩ dụ chúng bằng gì cuối cùng là bằng củ khoai
hỏng. Khi đốt lò thì sẽ sưởi ấm được cái bể nước nhỏ ở trong đó, nhiệt lượng duy trì vừa phải chỉ đủ giữ ấm giúp cho đàn chuột nếu muốn cũng có thể bơi trong mùa đông.
Mà đầm nước cũng không hẳn là 1 cái đầm mà đây là 1 đoạn của con sông nhỏ, tại khu vực đầm thì nước được tụ lại 1 nơi, trước kia cũng có nhiều cá sấu theo dòng di chuyển đi các nơi và tụ lại ở đầm phát triển tạo thành
đàn lên tới 1000 vì có nhiều cá sấu vậy nên đầm này được lấy tên là đầm cá sấu mặc dù hiện tại chẳng còn con cá sấu này, hiếm hoi lắm có con cá sấu xuất hiện nhưng mới xuất hiện đã bị đội thợ săn vây g·iết bằng được nên
có chăng chỉ là 1 2 cá thể cá sấu nhỏ chưa tạo nguy hiểm.
Để an toàn cho đàn chuột lang thì ở đây cũng được xây dựng 1 khu huấn luyện, đám chiến sĩ ngoài việc huấn luyện thì còn tăng gia sản xuất cây lương thực như khoai cùng với đó lấy lại phế phẩm cho đám chuột lang nước
này ăn.
Ngoài việc chăm chuột lang thì đàn heo cũng được đám chiến sĩ này phụ trách. Khu chăn nuôi heo này được đặt ngay cạnh khu đầm lầy.
Hàng ngày ngoài việc chăm sóc đàn thú nuôi, cho ăn thì những người được phân công còn có nhiệm vụ dọn dẹp vệ sinh chuồng trại.
Hố phân sẽ được đào thành 1 chuỗi dài về 2 góc của chuồng nuôi nhờ vậy mà 8 hố phân sẽ thay nhau là nơi ủ ngoài ra hố phân này được đào khá rộng và sâu bởi vì khi tẩy rửa chuồng còn khá nhiều nước ngâm phân chảy
theo.
Về chuột lang chỉ có 1 loại chuột lang nước nhưng đàn lợn lại có khá nhiều loại khác nhau như lợn rừng mặt ngựa, lợn đen, lợn da trắng, lợn vết loang, lợn vòi.
Ban đầu các loại lợn này được bắt về nguyên đàn bởi các chiến binh đa phần sử dụng bẫy hố bùn để bắt giữ chúng được nguyên bản để thuần dưỡng, trong vòng 1 năm thì lượng lợn đã lên tới con số khổng lồ gần 10 ngàn
con lớn nhỏ.
Bởi các loại lợn này đa phần đều là thuần chủng nên Sơn cố gắng tạo ra các con lai bằng cách cho chúng giao phối chéo kết quả tạo ra 2 loại lợn có ưu thế như:
Ưu thế phát triển thịt: lợn rừng lai lợn trắng nhờ kết hợp sức sống mạnh, dễ chăm sóc của lợn rừng và bộ khung xương lớn của lợn trắng và sức ăn của chúng tạo ra loài này có khả năng ăn rất nhiều loại phế phẩm và ăn
cũng rất nhiều so với các loại khác. Những loại lợn kia nặng nhất là lợn trắng sau 4 tháng cũng mới được có 40kg còn lợn lai này sau 4 tháng đã nặng tới 60kg tuy có tốn thức ăn hơn nhưng cũng chỉ là rau dại cái này thì nước
Việt không thiếu.
Bởi vì lợn là loài động vật ăn tạp nên Sơn cũng hướng dẫn cho đội chăn nuôi dùng thức ăn thừa hoặc xương xẩu, ốc sên rồi hầm thật kỹ cho lợn ăn tránh bị sán bởi người Việt rất mê món tiết canh sau khi được Sơn hướng
dẫn nhưng món này cần đặc biệt là lợn nuôi phải thật sạch nếu không con người cũng sẽ bị nhiễm sán thông qua máu lợn hoặc bị n·hiễm k·huẩn.
Tiết canh tuy nhìn có vẻ ghê tởm thậm chí lại không an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng đây lại chính là 1 nét văn hóa đặc trưng của nước Việt.
Nguyên liệu
+ Tiết lợn, tim, gan, cuống họng, một ít thịt tai, mũi, mặt, một ít thịt nạc.
+ Hành củ nướng chín, bóc vỏ, băm nhuyễn
+ Rau răm, rau húng
+ Lạc rang
+ Gia vị.
Cách làm
Chuẩn bị
+ Pha sẵn tỉ lệ nước và muối là 6 – 3 (sử dụng muỗng để ước lượng) hoặc 2 muỗng muối và nửa cốc nước. Hoặc nước mắm pha loãng tỉ lệ 3 nước 2 mắm.
+ Rang lạc giòn, bóc vỏ, giã dập.
+ Rau húng, rau răm rửa thật sạch, để ráo.
+ Hành củ băm nhuyễn, để riêng.
Hãm tiết canh lợn
+ Băm tim, cuống họng, thịt, thịt tai, mũi, mặt sau đó trộn đều, thêm một chút hành củ đã băm nhuyễn. Để nguyên gan không băm để khi ăn mới thái lát để lên trên bát tiết canh.
+ Trộn đều phần nhân chia ra đĩa hoặc các bát nhỏ.
+ Khi cắt tiết lợn chú ý hứng tiết thẳng vào bát đừng dung dịch hãm. Dung dịch này chính là nước muối loãng đã pha, hoặc có thể dùng nước mắm pha loãng. Khi tiết chảy xuống dùng đũa khuấy nhẹ nhàng.
+ Khi thấy tiết chảy ra đã hơi đông và sẫm màu thì lập tức dùng bát khác hứng tiết, không hứng thêm sẽ khiến tiết bị đông cứng.
+ Lấy một ít nước lọc hoặc nước luộc thịt đánh tan cùng tiết đã hãm ở trên.
+ Dùng muôi múc tiết đổ trực tiếp vào các bát nhân đã chia sẵn.
+ Để nguyên không di chuyển các bát tiết canh vừa đánh vì có thể làm long chân, không đông.
+ Thái lát gan thành miếng mỏng, để lên mặt bát tiết canh cùng vài ngọn rau húng, rau răm.
Thành phẩm
Tiết canh đạt chuẩn có màu đỏ tươi, đông cứng, khi ăn sắt thành miếng được, không vỡ, ít nước, vị vừa ăn, không quá nhạt không quá mặn.
Ăn tiết canh thì phải ăn cùng với ớt thái mỏng, thêm chút hạt tiêu và miếng chanh cắt miếng là bạn đã thưởng thức trọn vẹn món ăn cực ngon và đầy thi vị.
Tuy nhiên đó chỉ là phương pháp ở hiện đại, còn thời kì này không có đủ vậy có thể thay thế bằng 1 số vị lạ khác như tiêu có thể thay bằng tiêu rừng, nước mắm thay bằng muối.
Với những gia vị đó cũng dư sức tạo thành món đặc sản của nước Việt rồi.
Về đàn trâu ở nước Việt hiện tại cũng có 3 loại bao gồm
Trâu đầm lầy bắt được ở gần phía đồng cỏ, loại này ít long, sừng cong chọc lên phía trước, loại này to nhất con nặng nhất lên tới 1 tấn và cũng rất hung dữ, đám động vật săn mồi ở đồng cỏ nếu như không có đàn lớn thì cũng
không dám trêu chọc chúng bởi loại trâu này tập hợp đàn rất lớn có tới 500 con lớn nhỏ và do 1 con đầu đàn nặng hơn 1 tấn. Đàn này được bảo vệ bởi 50 con đực khỏe mạnh vậy nên mỗi khi đi ăn cỏ hay đi đâu thì 50 con này
sẽ đứng vòng ngoài vừa canh chừng vừa bảo vệ cho những con cái và con non ở trong.
Để thuần hóa đàn trâu này rất khó khăn những con trâu này cứng đầu lại có bản tính hoang dã thế nhưng bản chất đều là động vật ăn cỏ nên khá hiền vậy nên quá trình thuần dưỡng không quá lâu cũng chỉ mất hơn 5 tháng
đã hoàn thành với đa phần đàn trâu chịu ngoan ngoãn nge lời cũng có vài con cứng đầu bị đem ra lấy giống sau đó làm thịt đỡ mất thời gian.
Loại trâu thứ 2 là loại trâu nhiều lông hay ở thời kì hiện đại còn được gọi là trâu ý. Loại này thân hình nhỏ hơn so với 2 loại trâu kia nhưng bù lại chúng có lớp lông khá dày được phân bố ở khu vực phía bắc loài này do khu vực
có nguồn cỏ không tập trung nhiều như đồng bằng nên đàn trâu cũng chỉ có hơn 100 con vẫn được dẫn dắt bởi con đầu đàn, tuy không có thể hình cao lớn cộng với quy mô đàn khủng nhưng cũng là đàn đoàn kết nên rất ít khi
bị các đàn sói hay hổ g·iết, những con bị g·iết thịt đa phần là những con bị tách đàn mà thôi.
Loài thứ 3 chính là loài trâu ngố hay người Việt Nam vẫn gọi là trâu nội, loại trâu này thể hình to lớn cũng gần được 1 tấn tuy nhiên lực lưỡng và sừng lại móc hình lưỡi liềm hướng lên trên, thể hình loại này cao to nhưng khá
hiền lành và nge lời thậm chí Sơn còn ý tưởng sau này sẽ tổ chức hội đua trâu hay chọi trâu, hội thi cày nữa.
Sẽ không như thế giới hiện đại những con đạt giải đem thịt mà con trâu ở đây là tài sản cực lớn cung cấp sức kéo vậy nên con nào đạt giải thì người chăm sóc con trâu đó sẽ được thưởng và chính con trâu đó cũng vậy sẽ
được thưởng nhiều con cái cho nó giao phối đồng thời đó là cách tuyển chọn theo định hướng của con người.
Trải qua nhiều lần vậy bắt các đàn trâu thì tổng đàn trâu đã lên tới trên 10.000 con lớn nhỏ, trong đó cũng có nhiều con đang mang bầu.
Ngoài việc bắt trâu tự nhiên, Sơn cũng cho thử nghiệm phối giống các loài để đưa ra các loại trâu phù hợp bởi vì cả lãnh thổ nước Việt rộng lớn, mỗi vùng 1 tiểu khí hậu thậm chí khu vực làng Trấn Ninh ở tít phía nam ngay
giáp con sông nge các lão người lang thang kể thì vùng này ấm nhất trong cả khu vực, nó hầu như ít khi bị đóng băng thường cả mùa đông chỉ bị 1 tháng nên khu vực này mùa đông tập trung khá đông các loại động vật.
Mặc dù Sơn biết các loài trâu chịu lạnh khá kém thậm chí ở thế giới hiện đại nước ta cũng có rất nhiều trâu bò ở miền núi mùa đông lạnh quá mà c·hết mất.
Vậy nên ngoài việc lai tạo giống mới thì cùng với đó là thiết kế cùng hướng dẫn cho các bộ phận chuyên môn ở các làng cách phòng chống, che chắn cho đàn trâu trong mùa đông cũng như phương pháp đốt lửa sưởi ấm giống
như các vật khác.
Ngoài ra, các loại động vật khác cũng bắt được nhiều loại khác nhau sau đó nhờ vào kiến thức mà Sơn truyền dạy cho các thành viên bộ nông nghiệp mà từ đó bắt đầu nghiên cứu lai tạo ra giống thích hợp bởi dù sao việc lai
tạo chọn giống đây chính là việc phải thực nghiệm mới biết giống nào tốt và hiệu quả.
Đặc biệt là loài ngựa bởi chúng không chỉ cung cấp sức kéo mà đây còn có thịt và sức kéo mà còn để chuyên chở đi lại.
Ngựa được bộ quốc phòng bắt về rất nhiều loại từ chân to dáng thấp tới chân thon dáng cao các kiểu.
Từ đây Sơn cũng chi lai tạo các giống mới bởi kí ức của hắn về loài ngựa của nước Việt Nam đã thuần chủng tầm vóc rất nhỏ bé chỉ khoảng trên 100kg dẫn tới trong lịch sử Việt Nam cũng rất ít khi nhắc tới đội kị binh bởi vì
đặc điểm này ngựa Việt quá nhỏ để cho chiến binh cưỡi còn muốn có ngựa chiến thì lại rất đắt trong khi mối quan hệ bang giao với các nước phương bắc có ngựa chiến tôt thì lại không thể mua ngựa do họ cũng không muốn
q·uân đ·ội Việt Nam mạnh lên.
Gần như toàn bộ ngựa bắt được Sơn cũng chỉ chia 3 loại ngựa lớn vòng ngực, thân hình to thì cho q·uân đ·ội lập trọng kị binh
Ngựa cao dáng thanh, bắp chân lớn vòng ngực vừa thì làm khinh kị binh
Còn ngựa chân ngắn, chân to bè thì được làm ngựa kéo xe cũng giống như đám lừa, bò chúng chuyên dùng để kéo xe nhỏ.
Những loại mang vác đồ nhỏ như lừa ngựa đa phần chở đồ bằng cách thồ hàng bằng cách thiết kế 1 tấm vải da hoặc 1 chiếc giá được gắn da ở dưới sau đó có thể chất hàng hóa lên 2 trên mà không bị rơi rớt.
Tiếp tới chính là đàn bò, ở đây Sơn thấy bắt được nhiều loại bò nhưng chủ yếu nhiều nhất là bò trắng ấn độ và bò vàng Việt Nam ngoài ra còn có bò tót tuy nhiên những con bò tót này thì lại rất khó thuần hóa vậy nên Sơn
quây nguyên 1 vùng rộng lớn nằm giữa 3 làng đầu tiên để làm nơi bảo tồn các loài mà hắn cần lấy giống lại không thể thuần. Bằng cách liên tục cho các con bò cái sau giao phối với bò tót đực sau nhiều đời thì con non sẽ lấy
được những điểm mạnh của giống bò tót lại không bị tính hoang dã của nó mang lại.
Tuy nhiên các việc lai giống cũng là việc diễn ra rất nhiều đời và nhiều lần, với khả năng 1 năm sinh 1 lứa và con bò phải mất 2 tới 3 năm thì mới trường thành để tiếp tục giao phối thì việc đó là vấn đề thời gian mà Sơn cũng không có các nào khác là phải chờ đợi chứ không như kiểu có hệ thống nào lại có thể buff cho vật nuôi phát triển hay mang thai nhanh hơn được. thế giới này vốn dĩ không có thần linh nào cả cũng không có hệ thống nào hết, tất cả đều phải dựa vào sức và trí óc của mình chứ không phải là có thể lực siêu nhiên nào tác động hết.
0