Ở dưới này phía thành Gia Định, bộ xây dựng đã điều động nhân công đóng cọc làm cầu để các bè có thể neo đậu và tháo bè lấy tre xây dựng. Đám công nhân đầu tiên tới đây cũng chính là những người từ làng Trấn Biên xuống.
Thành Gia Định đã được Sơn vẽ hình dạng trước, nó sẽ bao gồm 3 phần chính: sông thủ thành, tường thành, nội thành.
Ngoài ra bắt buộc sẽ có hệ thống đường sông, hệ thống đường bộ đủ vận chuyển hàng hoá cỡ lớn.
Trong nội thành sẽ chia thành: nơi trú quân, khu dân cư, phủ thành chủ, khu buôn bán, khu vui chơi.
Để đi lại trong và ngoài thành sẽ có 2 phương thức là đường bộ và đường thủy vậy nên sông hộ thành phải đủ lớn để 2 thuyền đi song song mà không v·a c·hạm vào nhau. Cũng như nội thành sẽ có trục chính lớn tương tự đủ cho vận chuyển hàng hóa cũng như lưu thông trong thành.
Nội thành còn được thiết kế 1 chiếc hồ cực lớn, trên hồ sẽ thiết kế đảo nôi là phủ thành chủ nhằm tạo cảnh quan cũng như điều hòa khí hậu cho khu vực. Vậy nên muốn vào phủ thành chủ sẽ có 2 con đường 1 là đường thuỷ 2 là đường bộ đi qua cầu.
Sông hộ thành được thiết kế rộng 8m bao quanh tường thành, lớp tường thành sẽ được xây dựng cao 6m rộng 4m, ngoài ra còn có các điểm dựng nhà cũng như các mô gia tăng sư vững chắc cho tường thành.
Ngoài ra để đảm bảo không khí trong thành thì tại đảo trung tâm hay bên các con đường, cạnh sông sẽ được trồng thêm nhiều hàng cây tạo cảnh quan, bóng mát cũng như tạo nơi trú ẩn cho những động vật.
Rất nhanh chóng có tới 20 nghìn người tập trung tại đây trong 5 ngày, tổng chỉ huy công trình này, dự kiến đây sẽ là công việc chính của nước Việt trong mùa đông năm nay.
Đồng thời Sơn còn cho người đi tới các bộ lạc thuê nhân công, những nhân công này sẽ được bao ăn ở đồng thời trả công bằng muối ăn, đồ gốm và bột khoai đó là thứ mà bộ lạc nào cũng cần nên nhanh chóng huy động được lực lượng công nhân lên tới 100 nghàn người.
Đầu tiên Sơn cho toàn bộ nhân công tiến hành đào đường sông nôi thành và hồ nội thành, toàn bộ lượng đất đó sẽ được nhào nặn và tạo thành phần lớn đồ gốm, sành, sứ tới các bộ lạc để đổi lấy thêm vật nuôi đồng thời thuê hoặc mua thêm nhân khẩu cho lao động này.
Nhờ thế mỗi ngày đều có tới 100- 200 người tới để lao động với mức giá 1 tháng làm việc sẽ được 3 chiêc nồi cùng bộ dụng cụ bát, đũa, thìa, muôi đây cũng đã là cái giá rất hời cho các bộ lạc bởi nếu không họ phải mất 1 phụ nữ trưởng thành mới có được vật phẩm như vậy.
Điều này cũng khiến cho nhiều bộ lạc xung quanh tranh nhau đưa người tới lao động thế nhưng nước Việt chỉ nhân người khoẻ mạnh chứ không nhận người ốm yếu, ưu tiên nhận nam bởi dù sao nam vẫn khoẻ hơn nữ vậy.
Để chi trả tiền thuê đám nhân công này rất dễ chính là đồ gốm và muối nhưng để nuôi họ thì cũng có đại lượng thực phẩm được vận chuyển từ các vùng khác của nước Việt, đa số là các sản phẩm từ cá, đặc biệt Trấn Ninh là nơi cấp nhiều nhất, mỗi ngày Trấn Ninh cung cấp tới 60 tấn cá được đánh bắt từ sông Cả và các con suối xung quanh. Tất cả loại cá to đều có thể cung cấp làm thịt hết. Với con sông lớn và kéo dài tới gần 500km như vậy thì lượng 60 tấn vẫn là quá nhỏ đối với nó vì dù sao trước giờ chưa có ai đánh bắt, thậm chí những con cá nặng tới 100kg là không thiếu.
Ngoài số đất nung đồ gốm ít ỏi do chỉ đất set làm được thì toàn bộ đất còn lại được dùng cho làm gạch bởi để làm bức tương thành lớn như vậy sẽ rất tốn đất, đá.
Như vậy khu nhào trộn vào nung đốt gạch cũng như đồ gốm đề do người Việt đảm nhận còn công việc đào sông kia sẽ để cho các công nhân thời vụ kia.
Ngoài phải đào 10km sông nội thành còn có 15km sông hộ thành nữa, đã vậy lại còn cái ao rộng 1000m2 cùng với móng của thành cũng phải đào dài 20km sâu tương đương với sông là 5m may là đất đai ở đây có tầng thịt khá dày nếu không chỉ với đồ đồng khó mà làm được đại công trình đó.
Bởi vì vật liệu sắt rất khan hiếm vậy nên đa số đồ sắt được chế tạo ra là những chiếc thuống hoặc xà beng để có thể phá vỡ những đất cứng hay là phá đá còn những việc còn lại thì chủ yếu là sử dụng đồ đồng như xẻnh đồng…
Ngoài nhân công thì vôi cũng được vận chuyển tới từ các làng Trấn Biên trên các xe trâu, đồng thời gỗ để làm nhà, lá làm mái đều được vận chuyển từ làng Trấn Ninh bằng bè.
Lượng xe trâu tại đây cũng được huy động lên tới 1000 chiếc, đồng thời lượng thực, thịt khô, cũng đã được tập kết liên tục từ trước. Về rau xanh thì sẽ được trồng ngay trong thành để tiện chăm sóc và thu hái cho mọi người nhưng đa phần rau xanh chỉ dành cho người Việt còn các bộ lạc khác chỉ ăn thịt và bột bởi họ không biết ăn rau ngon vậy.
Tại công trường này cũng thấy rõ sự khác biệt về đối đãi đối với người dân Việt, trong khi người dân Việt được thoải mái chọn món từ cá tươi dưới sông đến thú hoang săn bắt được ăn kèm với bánh hoặc cháo thì đối với đám người của bộ lạc kia chỉ được ăn suất cố định cháo cá hoặc cháo thịt gia vị cũng chỉ có muối, tuy rằng như vậy đã rất tốt so với cuộc sống của họ nhưng chính sự khác biệt này cũng khiến cho động lực gia nhập nước Việt lại được đẩy lên cao hơn.
Ngoài ra, cùng lúc đào sông, làm đường, thì tại đây cũng liên tục dựng nhà đa phần là lối kiến trúc nhà theo mỗi hộ gia đình có 80m2 sinh hoạt ngoài ra còn có thêm 20m2 vườn rau còn chất thải sinh hoạt thì được chảy vào hố ủ phân các ngăn của gia đình mà lưu lại sau thời gian dài ủ làm phân bón cho cây trồng, ngoài ra bên đường còn có mương nước luôn chảy mặc dù chỉ sâu 60cm rộng 50cm nhưng đây là nơi cung cấp nước tưới cho cây cối cũng như là hệ thống thoát nước của thành bởi hắn không muốn thành Gia Định xây xong cứ mỗi khi trời mưa là lại lênh láng nước khắp nơi.
Ở công trình này tổng chỉ huy là Sơn còn kiến trúc sư phụ trách là Arhi do đã tham gia xây dựng rất nhiều công trình, làng mạc của nước Việt nên đây cũng chỉ là quy mô lớn hơn và có thêm thành trì, việc này không làm khó được cô.
Đại công trình được chia thành nhiều khu cùng tiến hành theo đúng như thiết kế ban đầu để nhanh chóng hoàn thành công việc cũng như không dẫn tới ùn ứ bởi lượng nhân công lớn.
Đa phần tập trung làm theo hướng từ trong ra để đảm bảo con đường vận chuyển nguyên vật liệu.
Như quá trình đào hồ trung tâm có diện tích lớn lên tới mấy chục ha. Hồ được đào sâu tới 8m để đảm bảo các thuyền cỡ vừa có thể đi vào trung tâm nhằm vận chuyển hàng hóa được.
Do đó nhân công phải tiến hành đào sâu, sau đó lại dùng đất đào lên được để đắp cho đảo nổi giữa hồ cũng như làm gạch để kè xung quanh đảo cùng ven hồ nhằm chống việc s·ạt l·ở. Để tránh s·ạt l·ở ngoài việc kè bằng gạch đỏ ra thì toàn bộ bờ đều được kè theo hình nghiêng cũng như thiết lập các bậc lên xuống để lên xuống dễ dàng hơn ngoài đường băng trượt được thiết kế riêng nhằm vận chuyển hàng hóa dễ dàng.
Trong lúc tiến hành đào hồ, sông nội thành, để lấy đất kè cũng là lúc tiến hành xây dựng các bến cảng lớn nhỏ trong thành hoàn toàn được làm bằng gạch và xây trát bằng xi măng được vận chuyển từ Trấn Biên xuống.
Phía dưới sẽ chia cho các nhóm chỉ huy các công trình riêng biệt gồm có :
-K phụ trách đào sông
-Stone phụ trách xây nhà, các bức tường, mương nước.
-Su phụ trách hậu cần, săn bắt cá, nấu nướng, phân chia,
-Orn được Sơn đổi tên thành Ôn thành viên bộ nội vụ mới được gia nhập phụ trách tuyển cũng như phân bố nhân công.
Vói đại công trình này thì gần như cả bộ máy nước Việt phải hoạt động hết công suất, cũng như lượng lương thực dự trữ cũng phải dùng tới rất lớn, may mắn nhò có trồng trọt chống đỡ phần lớn nếu không đại công trình này không thể tiến hành được.
Cũng lợi thế đây ngay cạnh con sông mà các bộ lạc ở đây lại không biết các cách bắt cá đơn giản như lưới hay bẫy cá vậy nên đàn cá khá là ngốc cứ hễ thấy mồi thả xuống là cả đàn lao vào tranh nhau khiến cho mỗi ngày đội bắt cá do Su phụ trách cũng thu hoạch được hàng tấn cá phục vụ nhu cầu của mọi người thậm chí còn có dư thừa để tận dụng lò nung làm luôn cá gác bếp huyền thoại.
Tại đây tuy công trường ngổn ngang nhưng cũng đã lập 1 trung tâm thương mại để các bộ lạc khác đến trao đổi vật phẩm, nói là trung tâm nhưng cũng không có nhà cao tầng gì cả chỉ có 1 khu thiết kế hình tròn theo đó sẽ được chia mỗi gian rộng 4m sâu 4m có mái che tử tế để con người đứng bán, các vật nuôi đem đến trao đổi sẽ chỉ đem 1 con vào để làm vật tượng trưng còn đa phần để tại chuồng nuôi bên cạnh.
Những ngày này mùa đông nên thực phẩm khá khan hiếm do đó các bộ lạc cũng tích cực mang đồ tới trao đổi, bọn họ đều biết nước Việt rất thích vật còn sống sẽ được giá cao hơn so với thịt khô hay gì với mức giá 1 đổi 1,5 tức là 1 kg vật sống sẽ đổi được 1,5kg thịt khô có muối. Đây quả là món lời đối với các bộ lạc bởi như vậy thịt khô họ chỉ cần có thêm nồi bỏ nước vào thì 1kg sẽ biến thành 5kg ngoài ra còn có muối mà không mất tiền trao đổi. Vốn dĩ Sơn cho muối vào thịt khô bơi trước sau gì đám tộc nhân của bộ lạc khác cũng là của mình vậy nên chăm sóc sức khỏe họ tốt 1 chút sau này sẽ có những tộc nhân mạnh khỏe, không đi đâu mà thiệt.
Cũng nhờ phương thức trao đổi này mà nước Việt có thêm rất nhiều giống vật nuôi khác nhau nhằm đa dạng nguồn gen tạo giống loài tốt hơn như: trâu, bò, dê, lừa thậm chí còn có bộ lạc Chó đen mang tới giống chó thân hình cao to lực lưỡng lại nhiều lông, mũi đen mỗi con nặng tới 50kg nhìn qua Sơn nhận ra ngay đây là giống cho Béc- giê. Điều này khiến hắn không khỏi vui mừng vậy nhưng đám người bộ lạc Chó đen dẫn đầu là Phèn thủ lĩnh lại rất khôn, chỉ mang tới chó đực mà không mang tới chó cái bới chúng sợ đàn chó này sẽ sinh sản vậy.
Dự kiến toàn bộ công trình cơ bản sẽ phải mất 3 tháng mới xây xong còn các nhà dân cư sẽ được dựng từ từ chứ không vội vàng.
Ngoài ra mỗi ngày đều có thêm các người dân bộ lạc khác tới xin được làm thuê vậy nên tốc độ làm việc cũng được tăng đáng kể.
Ngoài việc thiết kế thành vậy 4 cửa thành ở 4 hướng đều có các cầu treo theo đó, lựa chọn 2 4 cây gỗ thật lớn làm trục sau đó dùng các cây nhỏ hơn buộc ngang lên 4 cây đó, bởi vì hiện tại chưa có sắt nên không thể đóng lên đây được bắt buộc phải dùng cách này, cầu sẽ là cách để ra vào thành ngoài ra còn có thủy môn tại hướng ra sông cái, thủy môn được mở tuy nhiên trên thủy môn có treo cửa bằng hàng rào cọc gỗ chắc nếu như có phát sinh biến cố có thể hạ hàng rào xuống vậy có thể không cho người hoặc thú vật lớn tiến vào thành.
Dự kiến cuối mùa đông sẽ hoàn thành đồng thời, Sơn sẽ cho chuyển bộ máy lãnh đạo tới đây để hoạt động bởi mục tiêu kế tiếp sẽ là chinh phục đồng bằng còn khu vực vùng núi đã ổn định bây giờ chỉ là đào tạo nhân tài để khai thác mà thôi.
0