Nhờ lực lượng lao động lớn cùng với tài nguyên thiên nhiên tại Trấn Ninh còn rất nhiều vậy nên làm bè ở đây còn khá dễ dàng. Bởi bè hoàn toàn sử dụng tre nứa thứ lại có sẵn ở đây cũng như cực dễ khai thác mà có nhiều hữu dụng.
Khu vực này quanh năm không bị tuyết che phủ nên cũng có nhiều cây thuộc khí hậu nhiệt đới như tre. Ở đây có 1 rừng tre lớn đúng hơn ở hiện đại sẽ gọi là luồng bởi thân to, rỗng, lóng dài. Ngoài ra, Sơn còn phát hiện ra rất nhiều cây chuối trong đó đa phần là loại chuối ăn được do sự hướng dẫn của 1 đám thôn dân mới sống tại đây cho biết.
Tìm thấy tre và chuối thì Sơn không khó làm ra chiếc bè, bởi bè chế tạo nhanh gọn, chở được nhiều thậm chí xuôi dòng chỉ cần phải chỉnh hướng đồng thời đến khu vực thành còn có thể dùng tre làm thang cây hay còn để xây dựng rất tuyệt vời.
Đầu tiên Sơn cho đám nam nhân khỏe mạnh vác rìu đồng, dao đồng đi vào rừng tre chặt những cây tre già sau đó chặt khúc 10m rồi đưa lên xe trâu kéo ra tập kết ngay bãi cạnh sông.
Đám phụ nữ thì sẽ đi chặt những cây chuối già ở đây rất nhiều sau đó dùng dao tách thành các bẹ lá. Tiếp tới công đoạn ép nước thì Sơn cho những phụ nữ này dùng dậy gập qua những bẹ lá sau đó dùng 2 người mà vắt. Tuy nước Việt đã có dây thừng nhưng lượng dây thừng rất hạn chế do đan lâu và khá tốn Sợi gai bởi đa phân sợi gai đang được ưu tiên để làm quần áo, túi, vải. Vậy nên các miếng tàu chuối đã vắt gần hết nước sẽ được gác lên bếp để nhanh chóng rút nước, nếu như mùa hè còn có thể phơi nhưng trực tiếp dùng hơi nóng của lửa không phải nhanh nhất sao.
Sau khi hong khô sẽ được các sợi dây nhỏ lúc này lại để phụ nữ, người già và trẻ nhỏ ngồi đan dây chính là dùng 3 sợi dây dan qua lại vào nhau để tạo sợi dây dài và chắc.
Sau đó lại dùng đám nam nhân bó các cây tre với nhau, cứ 7 cây sẽ làm thành 1 bó, mỗi bó sẽ được buộc ở 4 điểm lại để không bị bung ra do ngâm nước.
Sau khi các bó tre được bó xong sẽ được đặt trên 1 mặt rải dầy các cây tre tròn, các cây tre tròn này có tác dụng sẽ làm con lăn để trong quá trình xuống nước của bè sẽ bớt nặng bởi mỗi bó tre cũng đã nặng tới 150kg rồi.
Sau khi xếp đều đặn các bó sát nhau rồi lại dùng 2 cây tre buộc trên dưới ôm lấy các bó gắn kết lại nhau bằng trục ngang, liên tục làm vậy tại 5 đoạn thì đã hoàn thành được 1 chiếc bè hoàn chỉnh.
Chiếc bè này sẽ được lái bằng 1 cây tre khác được buộc cao lên ở trên bè, đầu còn lại được đan 1 tấm hình vuông gép chặt và ở trong lòng nước vậy khi bè trôi đi thì có thể dùng như vậy bộ phận này gọi là tay lái.
Đặc điểm của tre luồng chính là thân to, rỗng nên khá nhẹ và rất nổi vậy nên ở các miền núi vùng Thanh Hóa vẫn hay sử dụng loại này hơn cả nứa để làm bè vì nó còn bền hơn nứa.
Như vậy mỗi chiếc bè được làm từ 20 bó tre như vậy nên mỗi bè có thể chở được tới 30 người cùng các vật dụng thiết yếu của họ.
Bởi vì quãng đường di chuyển phải mất hơn 10 ngày mới tới địa điểm thành mới vậy nên trên bè cũng được thiết kế bếp nấu nướng rất đơn giản bằng cách lấy bùn đắp thành 1 chỗ trên bè để đảm bảo ngọn lửa hoặc than sẽ không đến thanh tre cũng như lớp đất sẽ là lớp cách nhiệt, cách nước cho bếp có thể cháy tốt.
Để ở 10 ngày trên đây thì Sơn cũng hướng dẫn mọi người đan mái che, tre được tận dụng tối đa từng cây sẽ được chẻ đôi ra sau đó dùng dao bỏ đi các mắt bên trong thân tre lại tiếp tục đập dẹp vậy tạo nên 1 miếng ván nhỏ, dùng miếng tre này đan lại với nhau như vậy đã có 1 tấm phên tre chắc chắn cũng như đảm bảo mưa gió không tới đầu.
Như vậy đã có nơi trú, có bếp lửa còn đồ ăn lại là dễ dàng. Chỉ cần mang theo bột và rau cùng với lõi chuối còn thịt thì không cần, trong lúc di chuyển trên sông thì mọi người sẽ treo rất nhiều lưỡi câu có sẵn mồi xung quanh bè, mỗi 1 bè phải có tới 50 cái lưỡi câu liên tục để đó cứ bắt được con cá nào lại cho vào chum nước sẵn trên bè, bao giờ muốn ăn thì cứ ra đó bắt lên mà ăn thôi.
Mặc dù có lượng bột khoai rất phong phú nhưng Sơn luôn khuyến khích người dân ăn thêm nhiều thịt bởi thịt sẽ cho nhiều hơn các vitamin và khoáng chất khác giúp cơ thể mạnh khỏe hơn. Bột khoai sẽ được chế thành bánh hay cháo… để ăn tránh nhàm chán.
Trên sông Cái bởi nước sâu nên có rất nhiều cá từ cá nước ngọt hiền lành ăn cỏ ăn ốc cho tới các loài cá săn mồi đều có hết vậy nên đây cũng là lần mở ra phương thức săn bắt cá hiệu quả bởi hiện tại Sơn vẫn chưa hướng tộc nhân chỉ dẫn làm lưới đánh cá bởi hắn là người miền núi để săn bắt thì biết nhưng đan lưới thì hắn mù tịt cộng với hắn chưa có thời gian rảnh để suy nghĩ về làm tấm lưới như thế nào thế nên có nhiều kim loại việc gì không làm lưỡi câu để thay thế.
Lần di chuyển để làm thành Gia Định này, Sơn đã huy động 5000 người tại làng Trấn Ninh di chuyển thành nhiều đợt đa phần đều là đi đường thủy.
Bè tre này ngoài chở người thì chở vật dụng rất hiệu quả, đa phần là các vật dụng thiết yêu như quần áo… còn các vật dụng khác như nồi… chỉ cần mang 1 ít trên đường thôi còn xuống tới thành Gia Định sẽ làm thêm mới sau nên không cần mang quá nhiều, chủ yếu là thực phẩm và đồ.
Bộ nội vụ còn đang định đưa nhiều người ở làng Trấn Ninh đi hơn nhưng Sơn cản lại bởi hiện tại tới mùa đông khắp lãnh thổ nước Việt chỉ còn Trấn Ninh là không bị đóng băng nên sẽ cần nhiều người hơn ở đó để tiến hành bắt cá cũng như sản xuất, thậm chí còn cần phải chuyển thêm người từ làng trung tâm về Trấn Ninh nhằm khai thác thêm tiềm năng của nơi đây.
Các bè sẽ được nối với nhau liên tục để đảm bảo không có bè nào bị dòng nước đẩy trôi khỏi đoàn. Cứ 10 bè lại thành 1 đoàn bè để xuôi dòng.
0