0
Lúc này về cơ bản các công cụ sản xuất vải đã có gần như đủ tại nước Việt gồm: sợi dây gai, sợi chuối, kén tằm, lông cừu, các vật dụng vao động như dao, kéo...
Do vậy, để đáp ứng nhu cầu của dân cư mới cũng như tiêu dùng của người dân thì cần phải thay đổi phương thức sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa tập trung, có vậy mới nâng cao hiệu suất làm việc cũng như giảm giá thành sản phẩm và chỉ có cách này mới đáp ứng đủ nhu cầu của người dân Việt đang gia tăng với cấp số nhân hiện tại.
Cây gai là loại cây rất thân thuộc với Việt Nam trong đó lá được làm thành món đặc sản bánh gai. Vỏ cây gai đã được Sơn hướng dẫn cho người nước Việt làm dây cung, dây thừng, lưới, đan 1 số quần áo tuy nhiên do chưa để tâm tới nhiều nên đa phần vẫn là xe sợi khá to nếu làm áo thì hở nhiều không đủ ấm.
Bởi ở đầu vụ xuân hắn đã cho nhân giống trồng rất nhiều cây gai, gần như trồng ở khắp các ngọn núi, bờ bụi bất kì nơi nào có thể đều trồng cây này.
Vậy nên giờ đây hắn tập trung vào làm sợi gai chủ yếu là hắn cho đám phụ nữ tách vỏ gai ra khỏi cây còn gốc để lại mọc lên cây sau, mỗi 1 gốc có thể cho thu 10 lần đồng thời nhân giống ra băng cách chia nhiều gốc ra trồng.
Vỏ gai sau khi tách ra được ngâm trong ngước cho rã hết thịt ra sau đó đem vò với nước xà phòng để sạch sợi.
Khi đã được sợi đó sẽ đem ra phơi khô, sau công đoạn phơi khô để bao quản.
Sau đó đống sợi sẽ được cho vào nồi nước nóng vừa đun vừa kéo sợi bằng cách cuộn giống như sợi tơ tằm cuốn lai thành từng ống, bởi vì cây gai chỉ cao khoản 1,7m cho nên mỗi sợi dài chừng này sau khi sợi hết thì sẽ được xe lại với sợi kế tiếp cứ vậy làm được những sợi dây cực dài và rất bền.
Cùng lúc trên trục dài gắn nhiều ống chỉ vậy là 1 lúc chỉ có 1 người nhưng có thể làm cùng lúc nhiều ống chỉ vậy.
Ngoài việc cuốn ống chỉ, Sơn còn cho người đi lấy nhiều loại cây về để làm màu cho vải từ đó mà co được đủ màu: xanh đỏ tím vàng lục lam chàm tím, thậm chí còn có thể pha màu với nhau tùy vào người thợ pha màu.
Đối với các sợi to để làm vải bố trước kia thì có thể đan sợi to sau đó dùng tay đan nhưng Sơn nghĩ tới giờ đã đến thời kì cải tiến công cụ rồi, sợi chỉ nhỏ cũng không thể để công nhân ngồi đan từng sợi thành vải được.
Việc làm thành vải thì lại cần tới khung cửi thiết kế này bao gồm giá cố định, hệ thống nâng hạ từng sợi dây và miếng dập, con thoi.
Giá cố định gồm 1 khung hình chữ nhật, trên đó sẽ cố định trục dọc của miếng vải.
Hệ thống nâng hạ bởi vì cơ bản vải cũng là đan như vải bố nhưng sợi nhỏ hơn vậy nên hệ thống nâng hạ này gồm có sợi dây được buộc lên cao kéo thêm 1 thanh xà nhỏ nâng nửa số dây và 1 thanh xà nối nửa số dây còn lại. Sợi dây được treo lên cao và lại gắn với bàn đạp ở dưới theo cơ chế như ròng rọc, vậy mỗi khi chân này đạp xuống thì thanh xà nhấc 1 nửa số dây lên sau đó lại ném con thoi đi qua kẽ giữa 2 hệ thống dây đó sau đó lại đến lượt chân kia đạp chân này nhả lại ném lượt con thoi nđi trở về, tiêp tới bàn dập như chiếc lược được dập vào để sợi dây ngang đi sát vào sợi dây trước đó cứ vậy liên tục lặp đi lặp lại nhiều lần mà tạo ra miếng vải.
Nhờ có công nghệ như vậy mà tốc độ làm dệt vải và quần áo được tăng lên gấp 10 lần so với trước kia nhờ đó mà Sơn yên tâm về khả năng vượt đông của cả nước Việt.
Đối với kén tằm cũng được làm tương tự từ 1 số kén được lấy ra làm thử nghiệm với công việc chần kén trong nước ấm sau đó người phụ nữ sẽ tìm mối đầu sợi kén rồi sẽ kéo sợi tơ ra trong nước, ở phía trên sẽ có con quay 3 sợi tơ thành 1 sợi chỉ vì thế nên cải thiện được đáng kể tốc độ làm kén cùng với sợi tơ của tằm có thể dài tới 400-500m trong khi sợi của dây gai hay sợi chuối thì chỉ 1 tới 2m mà thôi vậy nên chất lượng cũng khác nhua.
Ở Việt Nam cận đại vẫn sử dụng phương pháp kéo tơ này cho tới khi ngành công nghiệp phát triển để máy móc vào thay thế cho con người ở nhiều công đoạn vậy.
Cũng vì thế mà hình thành nên các làng nghề nuôi tằm, người buôn kén tằm, làng quay sợi, làng nhuôm, làng dệt....
Sự hình thành các làng nghề cũng là điều tất yếu để phát triển bởi mỗi làng sẽ nắm giữ 1 công đoạn giúp cho những người thợ đó thành thạo hơn và nâng cao được tốc độ cũng như chất lượng công việc hơn nữa.
Tiến tới lâu dài thì sợi gai chuyên sử dụng để làm túi, làm áo khoác ngoài còn vải lụa tơ tằm thì được làm áo trong để tránh cọ xát gây vết thương trên da.
Về phần lông cừu sau khi dùng kéo cắt đi lớp lông bên ngoài đi thì con cừu sẽ thoải mái hơn trong mùa hè, cũng như số lông đó sẽ được ngâm rửa sạch sẽ cuối cùng phơi khô và nó sẽ được dùng để may lên các miếng vải lụa hoặc vải bố nhằm tạo không gian bên trong giúp tạo thành những chiếc áo ấm mà nhẹ nhàng cũng như đẹp hơn và có thể sản xuất số lượng lớn thay thế cho da thú đang dần thiếu hụt do sự phát triển của con người.
Ngành giày dép.
Sự phát triển của ngành chăn nuôi cũng kéo theo sự phát triển các ngành ngề liên quan
Ví dụ như trồng trọt bởi vật nuôi ngoài cung cấp sức kéo cho sản xuất còn cung cấp rất nhiều phân quay lại cho cây trồng đó là quan hệ vòng tròn hoàn hảo.
Có nhiều loại vật nuôi phục vụ sữa cho dinh dưỡng con người như cừu, bò, dê...
Thứ cực kì quan trọng lại chính là ngành may mặc.
Bởi ngoài việc cung cấp da, lông làm quần áo thì thứ đặc biệt quan trọng đối với những chiến binh hay cả đời sống con người là da .
Bởi da lộn chính là 1 loại xa xỉ phẩm với con người
Da lộn vốn là chất liệu được những quý ông thuộc dòng trâm anh tài phiệt người Pháp cực kỳ yêu thích. Vào khoảng thế kỷ 19, cái tên da lộn xuất hiện thông qua việc người Pháp nhập khẩu những đôi găng tay da mềm mại từ Thụy Điển. Từ đó cái tên ‘gants de Suède’ (găng tay da lộn của Thụy Điển) được nhiều người sử dụng.
Năm 1960, da lộn bùng lên là một loại chất liệu bao phủ ngành thời trang với nhiều mẫu mã thiết kế.
Đến nay, chất liệu này được nhiều nhà sản xuất đưa ra thị trường và thiết kế ra những sản phẩm nổi bật. Nó không còn chỉ được dùng cho những giới nhà giàu, quý tộc mà còn phổ biến rộng rãi tới mọi tầng lớp. Có rất nhiều thiết kế sử dụng da lộn mà nổi bật nhất là: áo khoác, giày…
Tất cả da lộn đều giống như những loại da thông thường khác mà bạn vẫn nhìn thấy trong cuộc sống (thường là da dê và da cừu) khi đã được loại bỏ hết những tạp chất. Quá trình loại bỏ tạp chất này để lộ ra một bề mặt da mềm mại, bông xù (như tuyết) và có thể được tiếp tục phân loại hoặc cắt bỏ để đạt được chất liệu đẹp nhất như mong muốn.
Da lộn thường mỏng hơn và xốp hơn da ở trạng thái nguyên sơ, qua quá trình sản xuất nên nó trở nên mềm mại hơn da tự nhiên rất nhiều. Màu sắc trở nên sắc nét hơn da tự nhiên.
Trong đó da lộn thường được làm từ các loại động vật có lớp da dày như bò, lợn, cừu, trâu.
Bởi văn hoá người Việt xưa cho tới thời kì cận đại vẫn có thói quen đi chân đất còn người có vị thế trong xã hội thì đi guốc mộc loại này gây rất nhiều vấn đề nhất là đau chân và khá dễ hỏng vậy nên tại sao da trâu ít được làm giày vì châu Âu ít có trâu mà thường chỉ nuôi bò, cừu, heo mà thôi.
Nghĩ vậy nên Sơn cũng bắt đầu tiến hành cải tiến giày da bởi trước đây nước Việt thường sử dụng ủng da và dày da thì có lớp đế khá sơ sài, cùng với sử dụng da chuột làm giày nên khá mỏng manh, dễ bị hỏng vì thế trong 1 số cuộc chiến những chiến binh vẫn phải chịu vết thương ở chân mà chân đau không di chuyển được tức là mất sức chiến đấu không chỉ 1 người mà là 3 người vì phải mất 2 người khiêng nữa.
Để cải thiện vấn đề này, Sơn đã cho bộ kỹ thuật thiết kế các khuôn chân, về cơ bản con người nếu đi chân trần nhiều thì các ngón chân sẽ xoè ra tuy nhiên sau thời kì đi dép cũng như đi giày thì các ngón chân sẽ dần kép lại vậy nên thiết kế cơ bản từ nhỏ tới to đều phải có hết.
Khuôn chân thường được làm từ gỗ chắc sau đó các thơ thủ công sẽ dùng đục để tạo các đường vân ngang để việc di chuyển tránh trơn trượt thẳng, ở cạnh 2 bên sẽ có đường vân dọc tránh việc dẫm vào chỗ nào naò lại bị trượt ngang.
Tiếp tới lại cho các thợ rèn thiết kế các đinh gim giống hệt với ghim giấy hiện đại, nó được làm từ thanh sắt nhỏ nhọn 2 đầu và có thể đóng 2 đầu vào.
Việc cần làm tiếp là thợ mộc sẽ dùng đục và dao để tạo các hình bàn chân mẫu để các thợ thủ công sẽ làm giày theo các mẫu chân như vậy.
Khi này, các thợ thủ công sẽ dán 1 lớp da lên mặt trên của đế giày, tiếp tới dùng 1 tấm da bó theo các cạnh của đế giày sau đó lại dùng đinh ghim cố định chúng qua 1 lớp nẹp được làm bằng da giúp cho da ngoài của giày không bị tuột mất.
Sau khi đã đóng xong, các thợ sẽ cho bôi nhựa cây có tính kết dính cao vào các kẽ đã bị tạo ra kia để giảm bớt lỗ hổng cũng như giúp chúng dính lại dễ hơn.
Cuối cùng là công đoạn cắt giày tức là sẽ đo tuỳ vào khuôn giày để cắt những miếng gia hợp lí mà có thể tạo nên hình thù chiếc giày.
Giày sẽ được tạo 1 đường có thể xỏ dây vào để kéo ở 1 bên hông giúp cho người đi có thể căn chỉnh độ to nhỏ của cổ giày cho phù hợp mỗi người hơn.
Với những công đoạn như thế có thể hoàn thành hoàn hảo các mẫu giày chắc chắn và bền cho người dân Việt.
Đa phần là những chiếc giày da này sẽ được dùng những lúc trang trọng trong đời người như lễ cưới, hỏi...
Còn trong cuộc sống lao động thì Sơn vẫn ưu tiên hướng bộ kĩ thuật làm giày cỏ bởi vì tính rẻ, tiện dụng và quan trọng nhất là rẻ cùng với dễ làm, cần ít tài nguyên hơn. Đồng thời tất cả người Việt đều có thể nắm băt và làm được.
Sơn luôn biết 1 điều: 1 vật dụng phổ thông tức là tất cả mọi người đều có thể tiếp cận và sử dụng bình thường.
Giày cỏ này đã được cải tiến khá tốt gồm có đáy lót bằng miếng lót vải, thậm chí có lõi bên trong bằng vải cũng có thể luôn bởi sau này khi mà cỏ hỏng đi rồi vẫn có thể giữ lại vải và thay thế cỏ lên cũng như may cố định lại được.