0
Trấn Thái Nguyên.
Thái Nguyên là vùng khai thác mỏ, quặng, chế tác v·ũ k·hí q·uân đ·ội
Hiện tại, đã phát hiện được 2 mỏ sắt khả lớn nằm tại trấn Thái Nguyên cùng với 1 mỏ đồng từ ban đầu. Ngoài việc tìm ra quặng thì đoàn địa chất đã tìm ra 1 mỏ than đá lộ thiên cực lớn mà chỉ cần sử dụng cuốc chim là có thể khai thác số lượng lớn rồi.
Vì là nơi tập trung rất nhiều mỏ khai thác nên khu vực trồng trọt ở gần mỏ được giảm hẳn mà các khu vực trồng, chăn nuôi được đưa ra xa các khu vực khai thác để tránh ô nhiễm nguồn nước cũng như thực phẩm.
Với tâm lý rằng, các địa phương sẽ tự phục vụ rau xanh và 1 phần lương thực cùng thịt vậy nên các vùng trồng của Thái Nguyên cũng được hình thành song song với sự phát triển ngành khai khoáng và luyện kim.
Đối với ngành khai khoáng thì chủ yếu sử dụng các tù binh c·hiến t·ranh hoặc các phần tử tù tội do vi phạm hiến pháp của nước Việt.
Tất cả Tù binh sẽ được phân thành từng nhóm có nhiệm vụ đào quặng, vận chuyển quặng ra tới xe trâu.
Công tác đào quặng được sử dụng thường là 2 dụng cụ 1 là cuốc chim có hình dạng 1 đầu lưỡi bẹt và 1 đầu mũi nhọn để xuyên phá các vật thể cứng chắc. Sau đó sẽ sử dụng tay không để nhặt hoặc vác các vật nặng đó cho vào giành hoặc thúng tiếp tới sẽ có 1 người gánh những thứ đó ra xe.
Khi ra tới xe sẽ được vận chuyển đến lò nung, nhờ tìm ra được than đá mà toàn bộ việc nung đốt kim loại được dùng than đá để thay thế.
Công đoạn làm kim loại sẽ có 2 phần gồm phần nung tách kim loại và nung chảy kim loại.
Nung tách kim loại được diễn ra trong lò thường có độ cao ống thấp hơn để có nhiệt độ thấp hơn, các cục quặng kim loại sẽ được đập thành viên nhỏ giúp cho trong quá trình nung quặng thì sắt sẽ bị nóng chảy và chảy ra ở phần dưới do quặng có chứa rất nhiều chất khác.
Sau khi nung xong thì phần kết quả nung sẽ được đem ra hạ nhiệt độ bằng nước, khi đó sẽ tách được 2 phần sắt và xỉ .
Phần Xỉ sẽ được tái sử dụng để pha chế và trộn với đá xanh cùng với ít sẽ có điều chính để sau quá trình nung sẽ tạo ra thành phẩm xi măng chất lượng hơn cho xây dựng.
Phần sắt chảy ra sẽ được tách riêng và cho vào lò cao, tại đây sẽ sử dụng than đá để đốt, nung chảy sắt thành hình thù khi chảy ra tại các khuôn, thông thường sẽ tạo thành các thanh sắt hình hộp chữ nhật có kích thước dài dài 10cm, rộng 5cm và cao 1m.
Thường sẽ tạo những thanh sắt như vậy bởi từ thanh sắt này có thể tạo ra các dụng cụ tương ứng lớn nhất như vậy còn nếu dụng cụ nhỏ hơn thì thợ rèn tại các vùng có thể cắt nhỏ chúng ra.
Về phần để nung được sắt nóng chảy thì cần nhiệt độ lên tới 2000 độ C. Như vậy cần sử dụng than đá và chiều cao của thân lò tối thiểu 4 tới 5m tuỳ vào chất liệu làm lò đa phần được làm từ bùn sét bởi tính dẫn nhiệt và nứt vỡ của lò an toàn hơn xi măng dễ bị bể lò.
Ở phần chậu lò cũng được làm từ gốm để chịu nhiệt tốt cùng với đó trong quá trình này Sơn cũng chỉ cho các kỹ thuật tại xưởng sắt này biết về cách chế tạo các loại vật liệu thay thế sắt nhằm đạt hiệu quả cao hơn như gang hoặc thép.
Bằng cách pha chế bột các bon từ than đá vào trong thép ở quá trình nung mà chúng ta có thể tạo ra tuỳ thuộc vào nồng độ các bon trong hỗn hợp đó. Nếu như lượng Các bon cao thì sẽ tạo ra gang còn thấp hơn sẽ tạo ra thép đó là điều cơ bản tuy nhiên cần cho bao nhiêu thì đó là quá trình thực tế thử nghiệm bởi mỗi 1 chất cho vào sẽ có hàm lượng nồng độ nhất định chứ không có gì tinh khiết ở đây.
Ưu điểm của thép trong q·uân đ·ội rất rõ ràng đó là mang lại cho quá trình cải tiến v·ũ k·hí đáng kể bởi ví dụ 1 thanh đao bằng sắt hay đồng sẽ cực nặng mà lại không có tính dẻo, dễ bị gãy hơn trong khi sử dung thanh đao bằng thép như thế sẽ nhẹ hơn vì Câc bon có tính nhẹ hơn sắt rất nhiều.
Nếu như có thể tiến tới nghiên cứu v·ũ k·hí giống như làm được thép giống thanh kiếm nhật đó là bên trong cứng chắc, sắc bén lại khó bị gãy thì đó là bước tiến lớn của ngành v·ũ k·hí.
Ngoài làm v·ũ k·hí thì thép còn phục vụ cho công tác làm giáp chiến.
Bởi ngoài trọng kị binh thì có bộ binh hạng nặng toàn bộ đều mang giáp chiến đấu vậy nên cũng không thể để họ mang quá nặng dẫn tới quá tốn thể lực được, vậy nên việc thay thế thép cho đồng là bắt bược.
Sơn có yêu cầu cho q·uân đ·ội nghiên cứu áo giáp phù hợp đó là kiểu áo giáp khuôn sẵn hoặc áo vảy cá. Tất cả vật liệu làm giáp thép sẽ được tán mỏng tới mức độ phù hợp để giảm tối đa về trọng lượng nhưng vẫn đạt hiệu quả chống đâm chém.
Để kiểm tra có đạt hiệu quả hay không thì rất dễ dàng, chỉ cần làm xong giáp sau đó mặc cho người gỗ rồi thử đao thép mà thôi.
Đến cuối cùng giáp vảy cá là phù hợp hơn giáp cứng bởi vì tính linh hoạt của vảy cá khi xếp nhiều miếng thép nhỏ với nhau giúp cho người dễ vận động, cùng với việc xếp vảy cá tạo các không gian giúp cho lực tác động không đồng nhất như vậy tạo thành nhiều lớp giúp cho giáp có tính đàn hồi cao hơn điều này ứng dụng cho câu nói của các cụ “dao sắc không bằng chắc đe”.
Cũng giống như thử nghiệm 1 nắm tóc buộc chặt và 1 nắm tóc không buộc mà bù xù vậy khi chặt lên nắm tóc buộc chặt sẽ dễ đứt hơn nắm không buộc vậy.
Đối với bộ binh thông thường sẽ được cấp áo giáp bằng da hoặc vỏ cây, ngoài ra giáp này sẽ được may miếng thép lớn ở chính giữa ngực để bảo vệ phần nào cho họ.
Như vậy hình thành trang bị cơ bản cho 1 bộ binh hạng nặng tiêu chuẩn gồm:
Mũ lót bằng vải chống trầy xước và chấn động, khuôn mũ giống 1 cái nồi chụp vào bởi vì khuôn mũ hình như vậy sẽ không có điểm gờ chịu tác động lực khi đó có v·ũ k·hí hay vật gì chém vào thì chỉ cần tiếp xúc không vuông góc tại điểm sẽ nhanh chóng bị trượt ra giúp bảo vệ an toàn hơn cho chiến binh bởi đầu là bộ phận cực kì quan trọng mà sợ nhất chính là bị va đập vào nên việc lót bên trong giúp cho khi lực tác động vào sẽ được giảm tác động vào đầu chiến binh, ngoài ra còn có dây buộc để mũ được cố định. Tổng trọng lượng mũ nặng 2kg
Áo giáp toàn thân che từ cổ cho tới ngang hông. là tấm áo được thiết kế cổ áo riêng biệt gò từ thép mỏng có tác dụng hạn chế nguy hiểm cho bộ phận cổ sau đó là thép hình vảy cá sẽ được đan vào nhau tạo thành áo cho tới cổ tay và xuống tới ngang hông, áo được cố định cũng như siết vừa với người bằng khuy cài 2 bên hông. Tổng trọng lượng của áo giáp là 10kg.
Tiếp tới là hộ uyển và bao tay: trong khi hộ uyển là phần bảo vệ bắp tay được làm bằng thép gò và có 1 đường thép gồ lên ở dưới bởi hộ uyển ngoài tác dụng bảo vệ còn có tác dụng làm khiên đỡ di động cho cơ thể cũng như là dùng để t·ấn c·ông. Đôi găng tay được làm bằng thép vảy cá may lại bên ngoài găng tay bằng da, tổng trọng lượng ở hộ tuyển và găng tay là 2kg cho 2 bên.
Quần: Quần lại được làm bằng cách may các tâm thép chắn trước sau lên vải bố như vậy đảm bảo được tính chắc chắn cũng như tính linh hoạt ở các khớp. trọng lượng quần nặng 4kg.
Ủng: được làm hoàn toàn bằng da trâu hoặc lợn để dày hơn, đáy bằng gỗ bọc gang và được may thép tại xung quanh giày, các miêng thép sẽ tuỳ vào vị trí mà lớn nhỏ khác nhau tuy nhiên sẽ tạo thành các đường đứt gãy tránh việc bị t·ấn c·ông vào vết rãnh, ủng cao tới bắp chân và được bó bên trong bởi vậy nên rất an toàn. Trọng lượng cặp ủng nặng tới 2kg.
Vũ khí: dù sao chiến binh cũng cần nhất là v·ũ k·hí sát thương, đối với bộ binh hạng nặng không thể nhảy bổ vào quân địch bởi vì quá nặng mà chỉ có thể từ từ đi vào mà thôi vậy nên v·ũ k·hí cũng phải tận dụng lợi thế sức nặng của bộ trang bị. Vậy nên Sơn quyết định sử dụng Trảm mã đao trang bị cho đội quân này,
Thanh trảm mã đao dài 2m có 1 lưỡi và phần lưỡi dài 1,5m, phần sống đao được thiết kế chắc chắn có thể đập, với trọng lượng thanh đao này nặng tới 15kg. Đây là v·ũ k·hí khi mà bộ binh có thể dùng thanh đao này vụt ngang dọc không thứ nào chịu được bởi lực tác động với tay đòn dài cùng với lực chắc từ tâm có thể tạo ra lực xung kích cực kì lớn mà kẻ chịu lực mặc dù chặn được đòn thì cũng phải bị văng ra do tổn thương trong khi lực t·ấn c·ông chìm vào sẽ giúp người cầm v·ũ k·hí không bị chịu lực phản chấn. ( mấy cái này ai học võ sẽ hiểu t·ấn c·ông lực chìm sẽ như thế nào)
Tổng trọng lượng của bộ trang bị bộ binh hạng nặng lên tới 35kg là cực kì khủng kh·iếp với con người để vác 35kg chiến đấu liên tục vì thế nên phải chọn những người cực kì cường tráng khoẻ mạnh mới vác bộ trang bị chiến đấu này được.
Cùng với sự khó khăn trong sản xuất cũng như tìm được người phù hợp thì Sơn chỉ cho phép tạo đội quân bộ binh hạng nặng 50 người mà thôi.
Phải biết rằng trang bị cho 1 bộ binh bình thường chỉ có giáp da, ủng và 1 thanh đào 5kg mà thôi, so với đầu tư cho 1 bộ binh hạng nặng chính là gấp hơn 10 lần về đầu tư sắt thép cũng như hàng trăm lần về công nghệ.
Đội bộ binh hạng nặng này được giao cho Lê phụ trách và được đặt tên là trung đội Sắt hay gòn gọi là đội con cưng như các binh lính thường hay gọi bởi họ ngoài được trang bị bộ giáp vững chắc bảo vệ và t·ấn c·ông còn được bố trí 2 con ngựa 1 để cưỡi và 1 để mang đồ nhằm giữ sức khoẻ cho việc chiên đấu. Dù sao những người to con và bộc phát sức mạnh thì sẽ kém về độ bền là điều tất yếu.
Sơn không muốn đội quân ra tới chiến trường đã bị mất sức do mang vác đồ mà trở thành 1 cột sắt cho người ta đánh không thể phản công.
Về phần trọng kị cũng được làm tương tự tuy nhiên trọng kị sẽ có thêm giáp vảy cá cho kị cũng cần được bảo vệ kĩ từ trên thân cho tới chân và dưới bụng để tránh đối phương t·ấn c·ông vào các vị trí bị hở.
Về v·ũ k·hí cũng là sự khac biệt bởi vậy nên trọng kị đều sử dụng thanh đao giống với thanh của Quân đang sử dụng được Sơn đặt tên đao này là Định Đông đao, khác biệt của những thanh đao này là sẽ nhỏ hơn thanh của Quân bởi sự khác biệt về thể chất của tướng lĩnh với binh lính cũng như trang bị khác nhau.
Đối với v·ũ k·hí của mỗi người đều được cấp riêng cho từng người cũng như là người bạn bảo vệ tính mạng nên đều được vệ sinh cũng như bảo quản thật tốt, mỗi ngày đều đem ra lau bóng loáng, còn có những chiến binh có đôi bàn tay khéo léo hơn lại dùng nước sơn từ cây Sơn mà vẽ lên đó những hình thù đặc sắc đủ mọi hình ảnh để thể hiện nỗi niềm.
Nhưng đặc biệt nhất vẫn là chuôi đao bởi vì đặc biệt chuôi đao cấu tạo ở cuối phình to giúp cho người cầm không bị tuột vậy nên ở đây rất thích hợp buộc thêm dây hoặc vải, ban đầu chuôi này được buộc vải dài để cuốn vào tay cho chắc chắn trong chiến đấu nhưng có 1 lần Sin sử dụng thanh đao đồng này trong chiến đấu với bộ lạc Đá Mặn nên hắn đã sử dụng miếng da thú của vợ hắn gửi cho lúc lên đường mà quấn chặt bàn tay cũng từ đó tạo nên phong trào người thân thường là vợ hoặc người yêu sẽ buộc cho chồng mình hoặc người yêu mình dây vải buộc được trang trí với niềm tin rằng dây vải may mắn sẽ theo người thân của họ ra chiến trường chiến đấu, nắm chắc thanh đao để người chiến binh g·iết địch cũng như bảo vệ người thân bình an trở về bên gia đình.
Thường thì dây vải này sẽ rất sặc sỡ màu đỏ, màu vàng... cũng là biểu hiện cho thấy người chiến binh nọ đã có vợ hay người yêu vậy nên những thanh đao nào không được trang trí dây buộc lại trở thành mục tiêu cho những cô gái còn độc thân hay đến tuổi lấy chồng.
Bởi được gia nhập q·uân đ·ội chứng tỏ rằng người đó khoẻ mạnh và đầy đủ vinh dự cũng như trách nhiệm, quyền lợi, phải biết rằng tất cả chiến binh hay người thân đều được đặc cách đối xử hay phân chia quyền lợi tốt hơn so với gia đình bình thường khác. Còn về vấn đề an toàn sinh mạng thì nước Việt luôn dùng lợi thế để t·ấn c·ông do vậy chịu rất ít tổn thất về sinh mạng, đa phần những c·ái c·hết đó đều do chủ quan mà ra thôi.
Vậy nên mỗi lần q·uân đ·ội diễu hành hay trở về đều là 1 lượt tập trung rất đông nhất là các cô gái trẻ cho các chàng trai tha hồ lựa chọn, chỉ cần cô gái này chuẩn bị 1 dây buộc thật đẹp đi tới buộc lên cán đao mà chàng trai đó không tháo ra có ngĩa rằng chàng trai đã chấp nhận cô gái này điều đó đồng ngĩa rằng không ai được phép tiếp cận cô gái này nữa thậm chí họ có thể cùng nhau lên quản lý làng mà đăng kí kết hôn luôn được, những ai mà dám tơ tưởng hay động tới các cô gái hay người thân của quân nhân đang làm nhiệm vụ thì có thể chưa phạm pháp nhưng đã là động tới niềm tin và kiêu hãnh của nhân dân, họ biết ơn những chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ bình an cho họ nên sẽ ra sức bảo vệ người thân chiến sĩ, ai động vào người thân chiến sĩ nhẹ nhàng có thể bị nói và xua đuổi thế nhưng nặng có thể bị cả làng hội đồng mà kết quả rõ ràng rồi, khi mà cả làng hội đồng thì không còn hình dạng người nữa. Sự việc người mà bị cả dân làng quây đ·ánh c·hết thì cũng sẽ bị người quản lý tại đó ngó lơ đi, có thể ghi vào c·hết do t·ai n·ạn mà thôi bởi dù sao có sai tới mức nào mà bị cả làng đ·ánh c·hết cũng rất đáng đời.
Chính sự bảo vệ và niềm tin tại hậu phương được xây dựng vững chắc mới có thể giúp cho chiến sĩ sẵn sàng lăn xả chiến đấu nơi sa trường được chứ không giống mấy người lính 3 que xưa coi đi lính chỉ là việc làm kiếm tiền không giống với người lính chiến đáu vì tư tưởng bảo vệ bình yên cho dân tộc, chiến đấu để bảo vệ cho người thân bình yên ở sau lưng vậy nên họ chiến đấu càng hăng máu hơn, càng máu lửa hơn là vậy.