0
Mấy chục ngàn tộc nhân của Tuất tộc cũng được chia thành từng nhóm chia đều tới các làng, ban đầu họ không muốn phải tách ra thậm chí lo sợ nhưng những người dân khác cũng đã giải thích với họ rằng tất cả người Việt đều sẽ tách ra chứ không ở tập trung từng bộ tộc nhằm cho việc đa dạng nguồn gen, tránh việc sinh con cận huyết dẫn tới thế hệ sau yếu kém.
Biết được điều này thì các tộc nhân của Tuất tộc cũng không có ý kiến gì nữa mà di chuyển tới các làng mới theo chỉ định. Chỉ có 1 số ít những người có kinh nghiệm sẽ ở lại tạm thời tại trấn Thái Nguyên để tư vấn cho Sắt về các đặc điểm cũng như cái nên và không nên khi ở đây.
Nói về đàn Vượn người ở phương bắc sau khi chỉ có 15 con chạy về được tới hang động thì chúng cũng thông tin lại cho con đầu đàn về thế lực hùng mạnh tại phương Nam khiến cho cả đàn lo sợ thế nhưng trong mắt con đực đầu đàn lại là ánh mắt căm hăn đỏ rực, nhìn vào đám thú đều sợ hãi không dám đến gần nó. Con đầu đàn muốn tổ chức 1 đợt t·ấn c·ông khac nữa xuống nhưng đã mất quá nhiều con thú vậy nên mùa đông năm nay chúng chỉ còn cách nhịn đói hoặc cố bắt những con thú đơn lẻ khác ăn mà thôi.
Trong mấy ngày liên tục từng đoàn người di chuyển bằng xe bò tới các làng mới định cư.
Bởi đường khá bằng phẳng nên tại đây cũng sử dụng xe bò 4 bánh, để giảm gánh nặng cho đám bò.
Trên xe được thiết kế đầy đủ như 1 căn phòng nhỏ, có chỗ nằm ngủ, có 1 cái lò đặt chính giữa để giữ ấm vậy nên việc di chuyển gần như không gặp khó khăn gì bởi mùa đông cho dù lạnh giá thì đã có nồi canh thịt ấm áp.
Để giữ sức khỏe cho đàn bò thì chỉ di chuyển khi trời ấm nhất cũng như thường xuyên nghỉ lại cho bò uống nước ấm cũng như ăn cỏ khô sẵn đó.
Bởi đồ đạc cũng không có nhiều nên gần như số xe bò ở đây đủ cho tất cả mọi người di chuyển.
Đa phần dân cư được bổ sung cho làng Trấn Ninh bởi nơi đó đang cần nhân lực để khai hoang nhất.
Dân cư đã di chuyển còn q·uân đ·ội lại đi ngược lại.
Sơn đã yêu cầu Sinh bố trí lập các đồn ở cao điểm hoặc bên sông, vị trí hiểm yếu để bảo vệ khu vực.
Do vậy mỗi đồn bố trí 500 quân, được xây dựng bằng gạch ngay bên sông nhằm bảo vệ đồng cỏ sau lưng khỏi đợt tập kích của đàn hung thú phía bắc.
Rải khắp chiều dài lãnh thổ bố trí 3 điểm chốt, đều có chòi gác cao để quan sát. Những binh sĩ tại đây được cấp đầy đủ vật dụng, thức ăn, y tế ngoài ra họ cũng có thể cải thiện bữa ăn bằng cách tự đánh bắt cá dưới sông kia, có quá nhiều đồ ăn cho họ nên không hề lo lắng.
Ngoài nhu cầu cơ bản để sống, Sơn còn suy nghĩ về tinh thần của họ, bất kì ai đều có gia đình nên việc yêu câu các binh sĩ đóng quân ở 1 nơi hoang vu lâu ngày sẽ sinh ra chán nản thậm chí là đào ngũ vậy nên Sơn cũng hướng Sắt, trong mùa đông cố gắng chuẩn bị vật liệu và chọn địa điểm xây dựng các ngôi làng nằm gần với các đồn. Như vậy, khi các binh sĩ tới đây cũng có thể đem gia đình mình tới sống tại làng gần nơi họ đóng quân, cũng vì có các đồn biên phòng này cùng với dân cư như vậy sẽ tạo nên 1 sức mạnh gắn kết bảo vệ biên cương bờ cõi.
Khu vực đồng cỏ dễ để làm nhất là chăn nuôi và trồng trọt, trong mùa đông do khu vực này chỉ lạnh chứ có rất ít tuyết nên vẫn còn nhiều cỏ vậy nên đàn thú nuôi cũng được chia nhỏ ra nhằm cho các hộ đều có 1 thú lớn để nuôi cùng với đàn thỏ khoảng 10 con chăm sóc.
Tại các làng mới ở biên giới này sẽ không tổ chức cho làm việc tập thể mà thí điểm kinh tế hộ, theo đó nhà nước sẽ cho các hộ dân vay vốn đó là thú lớn như trâu, bò, cừu, dê, lừa, ngựa, nai, thỏ, lợn, chuột lang. Ngoài thú nuôi đó còn có chó, mèo được chia cho các hộ có kinh nghiệm.
Yêu cầu đó là các hộ nhân nuôi sẽ phải trả lại gấp 2 lần số vật nuôi đã mượn ban đầu. Như vậy với tốc độ sinh sản của đàn thú thì chỉ sau 1 năm mỗi gia đình đều trả đủ số vật nuôi còn thiếu lại cũng chỉ có vật nuôi lớn như trâu, bò, ngựa. Còn lãi đám vật nuôi còn lại lại lãi rất nhiều. Như vậy họ có thể chủ động phát triển đàn cũng giúp cho hệ thống quản lí được giảm bớt lại nhiều.
Về ruộng đất lại đơn giản hơn rất nhiều, đất hoang có ở đó mọi người có thể thoải mái khai hoang trồng trọt, chăn nuôi tuy nhiên phải nộp thuế. Chính là trong 2 năm đầu sẽ không phải nộp thuế đất khai hoang nhưng sau 2 năm thì phải nộp 10% sản lượng làm được cho nhà nước. Ngoài ra với chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ không cần phải nộp thuế nhưng chăn nuôi với quy mô lớn cũng phải nộp lại 10% sản lượng. Ngoài ra quy định chung về thuế thân đó chính là mỗi người sẽ phải nộp 10kg thịt khô mỗi năm bởi vì hiện tại nước Việt đã phát triển chăn nuôi ví dụ như đàn thỏ chỉ 2 con trong 1 năm có thể phát triển đàn lên tới vài trăm con nên việc nạp thịt tương đối dễ dàng.
Để cho người dân các vùng này có đủ sản lượng nạp thì cho phép người dân tự trao đổi với nhau như vậy mọi người có thể tùy thuộc vào từng loại nhiều ít mà trao đổi để có đủ sản lượng nạp thuế.
Bởi trước kia hoạt động theo mô hình công xã nguyên thủy nên tất cả mọi thứ họ làm ra đều phải nộp lại hết cho bộ lạc sau đó lại được chia lại như vậy họ không hề được lam chủ tài sản của mình còn hiện tại họ chỉ cần nạp thuế đầy đủ thì những tài sản kia đã được chia luôn cho họ rồi nên cũng không ngại những vấn đề này. Bởi họ biết rằng những lương thực, thực phẩm này nộp lại cho nhà nước cũng chính là xây dựng công trình, q·uân đ·ội nhằm bảo vệ họ an toàn cũng như giúp cuộc sống họ tốt hơn.
Ngoài ra việc chia kinh tế hộ gia đình kia cũng giúp cho đàn thú phát triển mạnh hơn không bị chịu sức ép về quần thể trên đơn vị lãnh thổ, lấy ví dụ như chó, mèo nhà chẳng han, mỗi nhà đều có 1 con chó, 1 con mèo như vậy chỉ trong khoảng nửa năm gia đình họ đã có tới 1 đàn gần 10 con chó và 10 con mèo rồi. Sau đó, số chó, mèo này sẽ được đem trao đổi cho các gia đình khác hoặc bán lại cho nhà nước để lấy các vật dụng cần thiết như vải, quần áo…. Như vậy đàn mèo trong khu vực sẽ phát triển lớn kiểm soát được số lượng chuột p·há h·oại bởi dù sao nền kinh tế dựa vào nông nghiệp thì kẻ thù lớn nhất chính là chuột bởi nếu không có biện pháp diệt trừ chúng thì tốc độ sinh sản kinh hoàng của chúng sẽ phá hết toàn bộ công sức của cả nước.
Những con chó thì sẽ được tuyển chọn để phân chia cho các đơn vị đa phần là các đơn vị săn bắt, tuần tra biên giới, chúng có khứu giác tốt sẽ cảnh báo các mối nguy cơ, tăng khả năng phát hiện các hung thú tập kích hơn. Ngoài việc bổ sung vào quân khuyển thì chúng cũng sẽ được huấn luyện để canh giữ chăn nuôi tránh cho việc chăn nuôi bị các loài vật hoang dã ăn thịt, dù sao nước Việt mới phát triển được 1 năm, có rất nhiều vùng hoang vu trong đó lượng thú ăn thịt như hổ, báo, gấu, sói, chồn, cáo còn rất nhiều nếu không có đàn chó canh gác thì đám dã thú kia sẽ bắt ăn thịt thú nuôi mất, kể cả con người cũng là mục tiêu của chúng vậy nên nước Việt có quyết định chính là không chó phép ăn thịt chó, mèo trên khắp lãnh thổ như vậy sẽ bảo đảm cho việc tăng đàn của chúng.
Bởi đây là lần đầu tiên thử nghiệm mô hình kinh tế cá nhân bởi vậy nên Sơn cũng phải đến tận nơi xem cuộc sống của những cư dân mới sẽ như thế nào cũng như tiếp nhận các phản hồi của người dân nơi đây.
Có 1 cô gái chừng 25 tuổi tên Vi: thưa đức vua! Vậy lúc các hộ dân nhận con giống chăn nuôi mà lỡ bị c·hết mất do bệnh hay lỡ bị dã thú g·iết mất thì làm sao?
Sơn trả lời: Có câu đã mượn thì phải trả. Đó là điều hiển nhiên, tuy nhiên đây là các hộ đi khai hoang, định cư vậy nên ta sẽ tặng cho mỗi hộ 1 con trâu hoặc 1 con bò, 1 con lợn hoặc 1 con dê, 10 con gà hoặc 10 con thỏ cho nên mọi người. Ngoài ra nai, lừa, chuột lang mỗi nhà sẽ được chia cho 1 con để chăn nuôi. Toàn bộ số vật nuôi của mọi nhà đều là con cái để tiện sinh sản chỉ riêng thỏ và gà thì trong đàn sẽ có 1 con đực sinh sản. Nếu như trong lúc nuôi vô tình để vật nuôi bị c·hết cũng sẽ không bị đòi nợ thế nhưng cũng sẽ không được cấp lại mà phải mua, còn nếu đem những con giống ra mổ thịt thì sẽ bị tội tử hình. Mọi người phải biết trâu bò là sức kéo quan trọng trong nông nghiệp. Mọi người là những người may mắn nhất mới được tặng như vậy bởi đây là 3 làng đầu tiên thí điểm kinh tế cá thể.
Ngoài ra, tại làng này cũng sẽ tổ chức cho các trẻ em học chữ sau đó được đưa tới trường chỉ định để học lớp nâng cao hơn, toàn bộ chi phí học hành ăn ở sẽ được nhà nước nuôi. Cơ bản vẫn như hiện tại.
Lại nói về lãnh thổ Chó đen cũ.
Đầu tiên Sơn định danh cho vùng này gọi là xứ Thuận Hóa bới vì đây là vùng đất mà bộ lạc Chó Đen quy thuận gia nhập vào nước Việt.
Dòng sông lớn chảy quanh khu vực này được lấy tên là sông Dinh, theo đó những nhánh sông nhỏ chảy trên khu vực này được gọi là phụ lưu của sông Dinh.
Khu vực này có diện tích rất lớn phải gầ bằng nửa diện tích nước Việt hiện tại.
Toàn khu vực là đồng bằng bị chia cắt bởi các con sông nhỏ phụ lưu của sông Dinh nên lượng phù sa khá lớn. Vậy nên đây chính là đồng bằng trù phú cho cây cối phát triển cũng là nguyên nhân bộ lạc Chó Đen lại phát triển chăn nuôi đến vậy.
Tại trấn Thái Nguyên, Sơn cho xây dựng 1 bến cảng bên sông để từ đây xuất phát khám phá đồng bằng Thuận Hóa.
Cũng tại đây sẽ thiết kế làm thuyền lớn ra biển khám phá đại dương ở thế giới này.