0
Hiện tại, đã có tới 8000ha đã và đang trồng trọt trong đó diện tích lúa lên tới 3000ha. Ngoài ra diện tích trồng dâu nuôi tằm cũng được thúc đẩy lên tới 500ha và đang tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn nữa xuống khu vực đồng bằng. Chuối và các loại cây ăn quả cũng đã trồng được tới 1000ha còn lại là diện tích trồng khoai và các loại rau màu khác đặc biệt là tập trung sản xuất lương thực.
Kết thúc mùa đông cũng đánh dấu mùa vụ thu hoạch lớn nhất cả nước có tới gần 80 nghìn tấn lương thực được sản xuất ra đa phần là khoai tây và khoai lang, khoai môn còn 1 phần nhỏ hơn là lúa đây là sản lượng thu được từ năm đầu sản xuất vụ đông tại Trấn Ninh với sản phẩm chủ lực là khoai tây và khoai lang, từ đây cũng có lượng lớn giống chất lượng được tuyển chọn để mang tới các vùng trồng khác trong nước nhất là khu vực bộ lạc Chó Đen cũ với diện tích đồng bằng rộng lớn nhiều năm chỉ chăn nuôi mà chưa trồng trọt nên lượng chất mùn cũng như dinh dưỡng trong đất cực lớn mà gần như không cần phải bón thêm phân. Thế nhưng tư tưởng canh tác của Sơn luôn nhất quán trước sau ngĩa là lấy đi bao nhiêu thì sẽ phải bổ sung lại bấy nhiêu thậm chí dư thừa hơn đa phần là từ phân đã ủ hoai của con người và vật nuôi.
Bởi vì chất lượng giống cũng như kĩ thuật chưa được phát triển nên sản lượng trung bình của 1ha lúa chỉ đạt 3-4 tấn mà thôi so với mục tiêu 5 tấn/ha có vẻ còn rất xa vời.
Cũng vì việc thu hoạch tại Trấn Ninh mà gần như huy động toàn bộ xe trâu bò cũng như huy động lực lượng lao động ¾ cả nước tập trung ở đây để khai thác, sơ chế, chế biến cũng như vận chuyển giống đã chọn lọc tới các vùng đất trồng mới chuẩn bị cho vụ xuân.
Nhưng như vậy cũng đã rất nhiều rồi vì ở các làng khác còn sản xuất nữa những không phải tất cả các làng đều đủ lương thực ví dụ như trấn Thái Nguyên nơi đây tập trung chủ yếu khai thác mỏ nên không có đủ nhân lực trồng trọt, việc trồng trọt được triển khai sang lãnh thổ mới nhưng đó là điều về sau này.
Ngoài vấn đề lương thực được tập trung vào các vùng sản xuất chính gồm: Trấn Ninh, Trung tâm, Chó Đen, Biên Hòa, Gia Định.
Những khu vực này đều là những vùng có nhiều vùng trồng rộng lớn và bằng phẳng do vậy nên có thể tiến hành áp dụng các phương thức sản xuất theo dây chuyền cũng như tạo ra sản lượng lớn lương thực làm kinh tế chủ lực tại địa phương.
Từ đó cũng kéo theo ngành chăn nuôi để hỗ trợ cũng như tăng gia sản xuất cho nông nghiệp đặc biệt là chăn tại vùng trồng nhiều khoai lang bởi đây cũng là loại cây được triển khai trồng khá nhiều lại có thể tận dụng tối đa từ nó.
Tại các vùng trồng chủ yếu chăn nuôi các loại lấy thịt như: Lợn, gà, thỏ, trâu, bò, lừa, ngựa, nai, chuột lang, gà
Những loại này tương đối dễ chăm sóc ngoài ra mỗi ngày chúng có thể cho ra lượng lớn phân để bón cho cây trồng cũng như cung cấp sức kéo chủ lực cho địa phương như trâu, bò, ngựa, lừa, nai.
Những vật nuôi ngắn hạn như gà, chuột lang, thỏ, lợn đều là những loại vật nuôi cung cấp thịt cũng như có khả năng tăng đàn nhanh mà từ đó cung cấp 1 phần nhu cầu thịt của địa phương cũng như nhu cầu trong mỗi gia đinh.
Riêng đàn lớn như ngựa, nai, dê thì được nuôi tại những đồng cỏ rộng lớn nhằm phát triển riêng đàn này cho cung cấp thịt cũng như vật cưỡi phục vụ cho q·uân đ·ội. Tại đây, khu vực chăn nuôi có diện tích rất rộng bởi khả năng canh tác trồng trọt là chưa thể hết bởi nhân lực có hạn cũng như cơ giới hóa nông nghiệp chưa được tiến hành vậy nên các đàn gia súc sẽ được chăn nuôi theo từng vùng theo kiểu du mục và cứ sau 1 thời gian thì đàn thú này sẽ được di chuyển tới vùng đất mới để có thời gian cho những cây cỏ tại vùng đất cũ có thời gian sinh trưởng, đồng thời môi trường tự nhiên, quang đãng, đàn ngựa được thoải mái chạy nhảy cũng là nơi thích hợp cho chúng sinh sản hơn với việc nuôi nhốt cũng như không gian hẹp khiến chúng nảy sinh tư tưởng và tâm lý bị ức chế.
Còn các vùng bị chia cắt còn lại đều không lấy nông nghiệp làm chủ lực mà lựa chọn các ngành khác thế nhưng vẫn duy trì 1 ít công tác trồng trọt và chăn nuôi nhỏ phục vụ 1 phần nhu cầu gia đình bởi tại đây không có diện tích lớn liền mảnh để trồng trọt hay sử dụng các loại máy trong tương lai thế nhưng trông 1 số loại rau và trồng cỏ cũng như các loại cây ăn quả lại rất vừa bởi mỗi khu có thể trồng 1 ít như vậy có thể bù đắp sự thiếu hụt về đa dạng chủng loại thực phẩm với các vùng với nhau nhờ thế mà vẫn duy trì kinh tế địa phương được còn để đẩy mạnh kinh tế thì cần phải chọn thứ phù hợp hơn như luyện kim hay đóng thuyền…
Ngoài ra, tại làng Trấn Ninh còn phát triển khác so với các làng khác là giao thông đường thủy, đóng thuyền và khai thác cá. Với tầm nhìn dài hạn ra biển lớn vậy nên chắc chắn việc đóng thuyền đi biển đó là tất yếu của đất nước.
Ngành dệt vải của làng Trấn Ninh mỗi tháng có thể sản xuất ra 1 số lượng nhất định nhưng khá tốn công sức vậy nên đa phần tằm được nuôi ở các hộ gia đình và sau đó thu gom lại ở 1 xưởng kéo sợi, xe chỉ sau đó mới đem tới xưởng dệt vải, cuối cùng là công đoạn cắt, may đo. Sợi của vải tơ tằm khá mềm nên thường được may làm áo lót mặc trong còn áo sợi gai thì mặc ngoài như vậy sẽ đỡ tổn thương da cũng như giữ ấm cơ thể vào mùa đông tốt hơn.
4 làng ban đầu hiện tại đã hoàn thiện bộ máy tuy nhiên diện tích để phát triển các làng vẫn còn tiềm năng rất lớn về nông nghiệp. Nhưng hiện tại sản lượng nông nghiệp của 4 làng đã đủ để nuôi sống cả nước rồi, bởi đây là những làng gần trung tâm nhất nên là nơi được thử nghiệm cũng như thực thi những sáng kiến cũng như là nơi dc Sơn chú ý nhiều hơn nên sản lượng cao hơn các khu vực khác cũng là điều đương nhiên.
2 làng mới thiết lập về phía 2 bộ lạc cũ cũng đang đi vào hoàn thiện cơ sở cũng như chuẩn bị giống cho năm sau tuy nhiên hiện tại do mùa đông nên khu vực này chủ yếu diễn ra xây dựng nhà cửa cùng khai thác gỗ…
Trấn Thái Nguyên đây lại là trọng điểm phát triển ngành công nghiệp luyện kim của cả nước nên không thể chặt hạ quá nhiều cánh rừng xung quanh mà phải giữ lại.
Theo dòng sông Dinh đi ra biển vậy nên tại trấn Thái Nguyên cũng là nơi tổ chức đóng thuyền quy mô lớn đi biển.
3 làng mới được lập tại lãnh thổ mới sát nhập, tại đây sẽ diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp dùng để nuôi sống khu vực luyện kim cũng như công xưởng ở Thái Nguyên.
Riêng về thành Gia Định đây là nơi được định hướng là nơi kinh doanh buôn bán cũng như là bộ mặt của nước Việt vậy nên được bố trí rất khoa học thành từng khu.
Nội thành có dân cư sống và làm việc trong đây còn ngoại thành cũng có khu vực trồng trọt, chăn nuôi nên cũng có các làng xóm nhỏ tại đây và cũng có quân đồn trú tại trong ngoài thành để đảm bảo an toàn cho mọi người.
Lúc này, tại cuộc họp cuối năm của nước Việt, Sơn đứng dậy nói:
Chào mừng mọi người tham gia cuộc họp tổng kết cuối năm của nước Việt!
Ta tin tưởng rằng qua thời gian gia nhập nước Việt mọi người đã phần nào hiểu được phong cách sống cũng như văn hóa của nước ta.
Với mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, giàu đẹp, cải thiện đời sống cho mỗi người.
Nói đến đoạn này, Sơn cũng dừng lại để Trí đứng lên đọc tóm tắt về lịch sử hình thành nước Việt cùng với các thành tựu đạt được. Trí nói:
Kính thưa đức vua và các vị có mặt tại phòng hợp hôm nay, tôi xin đọc 1 số thông tin cho mọi người nắm bắt để có thể cho ý kiến xây dựng và phát triển đât nước.
Vấn đề dân số.
Hiện nay, dân số của nước ta có khoảng 200.000 người.
Trong đó nam giới chiếm tỉ lệ 40% nữ giới chiếm 60%
Số người trong độ tuổi lao động từ 16 tới 45 tuổi chiếm 60% trẻ em chiếm 30% và người già, thương tật chiếm 10%.
Tỉ lệ sinh năm nay chiếm khoảng 20% tức là khoảng gần 60 ngàn đứa trẻ được sinh trong năm nay. Tỉ lệ nam nữ sơ sinh ở mức đồng đều 50/50.
Về vấn đề hành chính, quân sự, sản xuất.
Hiện cả nước đang có 8 làng, 1 trấn, 1 thành. Mỗi địa phương đều có người phụ trách hành chính và quân sự riêng.
Các làng đều có các ngành nghề sản xuất đặc trưng và thế mạnh như:
Trấn Ninh là vùng trồng sản xuất nông nghiệp quanh năm, đánh bắt cá, là nơi trồng dâu nuôi tằm duy nhất của cả nước.
4 làng ban đầu cân bằng phát triển các ngành nghề đặc biệt có làng Sơn Việt thiên về thủ công cũng là nơi có các công xưởng sản xuất vải, quần áo.
Trấn Thái Nguyên là vùng khai thác quặng mỏ, hiện tại đã tìm ra 2 mỏ sắt cùng với 2 mỏ đồng tại vùng này, vùng đất của của bộ lạc Chó Đen được sát nhập vào trấn này nhờ vậy có thể bổ sung khả năng trồng trọt, chăn nuôi diện tích lớn cũng như tạo thế mạnh phát triển đường thủy.
Làng Trấn Biên là vùng sản xuất muối chính của cả nước.
Thành Gia Định được xây dựng nên nhằm làm điểm trung chuyển bổ sung tài nguyên cho các chuyến thám hiểm xa hơn cũng như đây sẽ trở thành trung tâm kinh tế, giao dịch với các bộ lạc đồng cỏ.
Theo đó sản lượng các loại củ, lúa, tinh bột năm nay đạt tới 100 nghìn tấn. diện tích đất trồng lên tới 10.000ha ngoài ra còn có diện tích lớn trồng các loại rau củ quả phục vụ cuộc sống cũng như các loại cây trồng làm nguyên liệu tạo các vật dụng như cây đay, cây dâu tằm, cây tre.
Tổng dân số năm sau sẽ chạm ngưỡng 500 nghìn người đó là lượng dân số tăng trưởng tự nhiên ngoài ra chưa kể còn có các nhóm người đang lang thang tron khu vực cũng sẽ được đưa về nên năm tơi sản lượng của chúng ta phải đặt tới trên 500 ngàn tấn tương đương với diện tích canh tác khoảng 20.000ha.
Tuy nhiên với tốc độ khai hoang xuống vùng đồng bằng như hiện tại thì năm tới chúng ta sẽ có tới 40.000ha như vậy còn dư 1 khoản lớn dùng cho trao đổi hàng hóa, con người, cũng như nguồn lực để khai phá những vùng đất bỏ hoang.
Đặc biệt qua lần trao đổi với các bộ lạc đồng cỏ cho thấy chất lượng muối của nước Việt hơn hẳn các bộ lạc ven biển nên khả năng trao đổi đạt giá trị rất cao vậy nên cần tập trung sản xuất thêm để có được thêm lượng muối dành cho trao đổi vật phẩm
Hiện nay, với tốc độ phát triển của ngành trồng đọt đa phần đã đủ cung cấp tối thiểu mỗi người 2 bộ quần áo tuy nhiên mùa đông vẫn hơi thiếu dẫn tới sức lao động mùa đông bị giảm đáng kể.
Vậy đề nghị bộ nông nghiệp có hướng trồng trọt thêm cây gai xanh để làm vải bố giữ ấm mùa đông.
Đàn vật nuôi sức kéo nay đã có tới 50 nghìn con lớn nhỏ, đàn vật nuôi lây thịt hiện nay thỏ có 50 nghìn con, đàn gà 50 nghìn, đàn lợn 2 nghìn, đàn chuột lang 2 nghìn.
Như vậy với số vật nuôi hiện tại vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu mỗi ngày 0.5k thịt tươi cho mỗi người.
Trong năm nay chúng ta vẫn sẽ cố gắng săn băt những hung thú ngoài tự nhiên cùng cá, g·iết bớt vật nuôi già yêu không có tác dụng đẻ bổ sung thức ăn nhưng năm sau nhất thiết lượng vật nuôi phải đảm bảo đủ cung ứng cho mọi người.
Tập trung mạnh vào các vật nuôi lấy thịt có thể phân phát cho các hộ gia đình, mỗi hộ có 1 cặp đực, cái để tự phát triển đàn nhỏ lẻ sau đó hướng những hộ bên cạnh trao đổi giống như thế sẽ giúp cho đàn vật nuôi phát triển nhanh hơn.
Vấn đề tiếp theo là xã hội.
Nước Việt chúng ta được cấu thành từ rất nhiều bộ lạc khác nhau dẫn tới, giọng nói, con người hay các thói quen sinh hoạt đều khác biệt nhau dễ dẫn tới xung đột không cần thiết.
Vậy nên từ hôm nay chúng ta sẽ lấy quy chuẩn nước Việt để tất cả các bộ tộc theo đó mà thay đổi như vấy sẽ chỉ còn là người Việt.
Phong tục tập quán thứ nào tốt được giữ lại còn những thứ như cúng tế bắt buộc phải quá nhiều hay dùng sinh mạng con người để tế lễ thì phải bỏ ngay lập tức.
Ngoài ra thói quyen dọn vệ sinh sạch sẽ nơi ở và xung quanh phải được nâng cao bởi vì hiện nay chúng ta tập trung dân cư tại các vùng diện tích nhỏ nếu không dọn sạch sẽ dẫn tới d·ịch b·ệnh nhanh chóng làm cho khu dân cư đó bị hủy diệt. Do vậy, tất cả rác trong khu vực đều được cho và các hố xử lý phân, mỗi nhà đều có sọt rác, cuối ngày chỉ cần đem sọt rác tới hố phân đổ vậy là xong, việc này có thể giao hoàn toàn cho đứa nhỏ trong nhà.
Vấn đề: Chế độ xã hội.
1 năm vừa rồi đã triển khai sợ bộ chế độ quân chủ tập quyền.
Theo đó, năm nay sẽ làm rõ ràng hơn các bộ cũng như các phòng ban phụ trách.
Hỗ trợ đức vua sẽ có bộ phận gọi là: Văn phòng đức vua: bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin, sàng lọc, xử lý, cố vấn cho đức vua để xử lý các vấn đề cũng như là nơi ban bố các công văn sau khi đức vua có chỉ thị.
Bộ phận này do Tuệ phụ trách sẽ tuyển dụng và nhận sự đề bạt của các vị trong hội đồng cao cấp.
Tiếp tới có 8 bộ đứng đầu gồm:
1, Bộ nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản.
2, Bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ: Nghiên cứu, chế tạo máy móc công nghệ cho tất cả nghành nghề.
3, Bộ quốc phòng: Phụ trách vấn đề quốc phòng và an ninh của cả nước, do Vũ nắm giữ.
4, Bộ nội vụ: Phụ trách phân bổ quan lại địa phương, các cấp hành chính quản lý cư dân.
5, Bộ tại nguyên và môi trường: phụ trách thăm dò tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường.
6, Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao: phụ trách vấn đề giáo dục, văn hóa, thể thao tạo nên cuộc sống tinh thần cho cư dân tốt hơn.
7, Bộ công thương: phụ trách vấn đề về kinh doanh buôn bán, trao đổi trong và ngoài nước.
8, Bộ y tế: phụ trách các vấn đề sức khỏe con người của cả nước.
9, Bộ ngoại giao: phụ trách vấn đề làm việc với các thế lực khác.
10, Hinh bộ: đây là bộ đặc thù nhất có quyền thẩm tra toàn bộ cá nhân, tập thể nếu có chứng cứ, cũng là bộ chuyên phân xử các vấn đề t·ranh c·hấp của 2 bên.
Ngoài ra có 6 học viện được thành lập bao gồm:
1, Học viện quân sự: chuyên đào tạo binh sĩ, sĩ quan cho q·uân đ·ội Việt, nghiên cứu kĩ năng, kĩ thuật nhằm nâng cao sức chiến đấu, sát thương cho kẻ địch
2, Học viện y dược: chuyên đào tạo các y bác sĩ, y tá phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của cả nước.
3, Học viện kĩ thuật: là nơi nghiên cứu, chế tạo các trang thiệt bị, dụng cụ nhằm nâng cao cuộc sống.
4, Học viện sư phạm là nơi đào tạo các giáo viên cho cả nước, bất kì người nào tốt nghiệp từ mỗi học viện sẽ được cấp phù hiệu riêng để chứng minh thân phận cũng như được cử đến công tác tại nơi đó.
5, Học viện nông nghiệp là nơi đào tạo các chuyên gia cho các ngành nghề nông nghiệp.
6, Học viện tổng hợp là ngôi trường đào tạo các thế hệ mới cho các bộ như công thương, nội vụ, văn hóa, tài nguyên, hình bộ.
Ngoài ra vấn đề hành chính sẽ được chia như sau:
Chính quyền trung ương gồm đức vua quản lý toàn bộ thông qua các bộ.
Thành lập các xứ:
Xứ Thái Nguyên bao gồm trấn Thái Nguyên và khu vực xung quanh cùng khu vực bộ lạc Chó Đen cũ (khu đông bắc)
Xứ Trấn Biên: bao gồm lãnh thổ bộ lạc đá Mặn cũ phía Đông Nam.
Xứ Trấn Ninh: bao gồm lãnh thổ khu vực phía Tây Nam.
Thành Thăng Long bao gồm các làng ban đầu được chia thành các phủ: Thủ đô Thăng Long, huyện Đông Anh, Gia Lâm, Chương Mỹ.
Thành Gia Định gồm lãnh thổ của các bộ lạc cũ như Linh Cẩu, Voi, Hươu cao cổ như vậy được chia thành nội thành Gia Định và huyện Thủ Đức, Củ Chi.
Cấp bậc của thành Thăng Long và thành Gia Định và các xứ là tương đương nhau như vậy sẽ có 1 an phủ xứ quản lý tất cả vấn đề hành chính, công nông nghiệp, văn hóa, thể thao, giáo dục… chỉ có vấn đề quân sự sẽ không do an phủ sứ điều động. Tuy nhiên sẽ có các công an phụ trách là nhánh riêng trong bộ quốc phòng nhưng sẽ do các tỉnh chỉ đạo trực tiếp không cần thông qua đức vua. Các công an này có nhiệm vụ duy trì trật tự, tuân thủ, thực thi pháp luật, bảo đảm an ninh đời sống cho tất cả mọi người.
Như vậy đơn vị cấp xứ sẽ có hệ thống bộ máy giống như cấp trung ương nhưng nhỏ hơn và chịu điều hành từ trung ương. Các ngành riêng biệt ở đây sẽ gọi là các sở ví dụ như: sở giáo dục, sở nông nghiệp, sở công an…
Đơn vị cấp huyện là cấp dưới của cấp tỉnh, chịu chỉ đạo trực tiếp của cấp tỉnh như vậy sẽ có các ngành gọi là các phòng ví dụ như: phòng giáo dục, phòng nông nghiệp, phòng công an…
Dưới đơn vị cấp huyện là cấp xã sẽ có xã trưởng và các chuyên viên như chuyên viên nông nghiệp, kĩ thuật, y tế…
Dưới đơn vị cấp xã là các thôn sẽ do trưởng thôn và phó thôn quản lý như vậy có vấn đề gì nhỏ có thể tự xử lý nhưng có khó khăn cứ lên xã giải quyết.
Như vậy liền thực thư phương pháp giá·m s·át chéo giữa các bộ và bộ nội vụ để điều chuyển hợp lý.
Các việc liên quan tới ngành nào thì ngành đó xử lý, để không xảy ra tình trạng vượt tuyến thì cần làm việc từ dưới lên.
Ngoài ra để tránh việc nhũng nhiễu của quan chức, ban ngành thì tại địa phương các xã đều có hòm thư góp ý theo đó tất cả mọi người có thể gửi đơn tố cáo vào đây, hàng tuần sẽ có người kiểm tra và đem về xử lý, công an sẽ điều tra xử lý thích đáng còn bình thường mọi người có thể trực tiếp tới công an trình báo.
Tại cấp độ trung ương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành không trực thuộc bộ nào mà thực thuộc vua quản lý theo đó đoàn kiểm tra này còn gọilà đoàn thanh tra sẽ tiến hành kiếm trả các địa phương bất kì xem có sai phạm gì hay không để trả lại sự công bằng cho người dân và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Về quốc phòng sẽ được chia thành các quân khu bao gồm: Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Đông Nam, Đồng Bằng.
Mỗi quân khu có 30 nghìn quân trong đó 5000 quân thường trực còn 25 nghìn quân sống, canh tác, cày cấy, làm việc binh thường, khi cần thiết sẽ được huy động.
Riêng Xứ Thái Nguyên và Xứ Trấn Ninh thành lập thủy quân mỗi đơn vị thủy quân có 1000 người chuyên luyện tập chiến đấu dưới nước và trên thuyền bè.
Xong về các vấn đê chính trị, phân cấp quản lý còn việc rất quan trọng chính là công bố đồng tiền.
Theo đó tất cả giao dịch từ trước tới nay gần như chỉ lấy hàng hóa trao đổi với nhau khá bất tiện nên hiện nay toàn bộ dân cư sẽ được tự do lao động sản xuất riêng để có sản phẩm trao đổi, mua bán tự do.
Các nhân công trong công xưởng lao động sẽ được trả lương theo năng lực thỏa thuận.
Các quan chức trong bộ máy chính quyền cũng sẽ được trả lương toàn bộ.
Binh lính tại ngũ được nhận lương và binh lính đã giải ngũ do thương tật cũng như thân nhân của liệt sĩ được hưởng hỗ trợ bằng tiền hằng tháng.
Đồng tiền mới được đúc bằng đồng, có hình trong, dẹt có lỗ vuông bên trong, mặt trước sẽ được đánh số theo giá trị và có khắc hình sao vàng biểu tượng nước Việt.
Mặt sau của đồng tiền có in hình lần lượt
1 đồng in hình con người nguyên thủy ôm cái nơm cá đang chuẩn bị dùng bắt cá.
2 đồng in hình con người sử dụng cây cung đang giương chuẩn b·ị b·ắn
5 đông in hình những sọt muối lớn.
10 đồng in hình người phụ nữ đang ôm bó lúa.
20 đồng in hình đàn dê trên cánh đồng
50 đồng in hình kéo lưới đánh bắt cá
100 đồng in hình ống khói và lò luyện thép của trấn Thái Nguyên
200 đồng in hình thành Gia Định với biểu tượng là đảo khu hành chính
500 đồng in hình đội ngũ chiến binh trở về với cờ và đoàn người kéo dài, 2 bên đường là rất nhiều người dân.
Riêng đồng tiền 1000 thì được in hình thành Thăng Long với biểu tượng là quảng trường lớn có cột cờ, dưới chân cột cờ thì có Sơn mang trang phục truyền thống với áo dài đang đứng đọc diễn văn khai sinh đất nước.
Đồng tiền Việt cũng giống như các đồng tiền khác của thế giới hiện tại vậy nó thể hiện cả lịch sử của dân tộc đi theo cũng như những dấu mốc quan trọng của đất nước để thế hệ sau không quên về lịch sử để hình thành 1 nước Việt đã trải qua những lúc khó khăn cũng như đi lên từ thứ nhỏ nhặt nhất để có 1 nước Việt.
Ban đầu, nhà nước sẽ ra giá cơ bản như sau: 10 đồng đổi được 1kg bột khoai lang, 100 đồng đổi được 1 con gà lớn khoảng 2kg. hoặc 1 con thỏ.
Như vậy giá cả các mặt hàng khác sẽ được mọi người tự thỏa thuận tùy theo thời vụ hay là đặc điểm thực tế mà thay đổi chứ không hề cố định.
Như vậy hình thành kinh tế cá thể vậy nên ban đầu các hộ dân mới thành lập sẽ được nhà nước hỗ trợ bao gồm 200kg bột, 5 cặp gà đẻ, 1 con lợn cái, 1 con chuột lang lớn, 1 con dê hoặc đổi 3 thứ kia để lấy 1 con bò cái.
Riêng 1 con trâu hoặc ngựa có giá bằng 2 con bò cứ vậy tính.
Đa số người dân trước giờ làm việc cho nước chứ chưa có kinh tế vậy nên ban đầu mọi người có thể làm theo chỉ đạo của các xí nghiệp nhà nước lấy tiền sau đó đi mua những vật dụng, vật nuôi cần thiết. Như vậy tất cả mọi người sẽ tự giác bởi có làm mới có ăn chứ không cần phải ai thúc đẩy hết.
Ngoài các ngành nghề phổ thông thì để tránh việc lộ công nghệ đúc tiền thì ngành kim khí được nhà nước nắm giữ, người dân có thể dùng tiền để mua các vật dụng như dao, búa….
Ngành dệt may cũng như ngành kim khí chế tạo công cụ được nhà nước triển khai cũng như liên tục nghiên cứu để có hiệu quả lớn hơn, đây cũng là 2 ngành tạo ra thu nhập rất lớn cho nhà nước.
Ngoài ra còn có các nông trường để lai tạo cây, con giống bán cho người dân cũng tạo ra nguồn kinh tế lớn.
Bởi ngoài việc lai tạo thì nhà nước còn tổ chức trung tâm trao đổi với các bộ lạc khác tới đem lại nguồn lợi rất lớn về vật nuôi nhờ có lượng lương thực dồi dào phong phú để trao đổi.
Ngoài việc trao đổi thì toàn bộ dân chúng đều phải đóng thuế bao gồm thuế giá trị gia tăng 10% cùng với thuế sử dụng đất theo đó 1ha 1 năm thì người dân sẽ phải trả 1000kg lúa tùy thời điểm mỗi năm mà sẽ quy đổi thành tiền hoặc đổi trực tiếp bằng lúa đã phơi khô. Lượng nộp thuế như vậy tương đương với 10% sản lượng như vậy người dân sẽ tự làm chủ minh trên chính mảnh đất của họ.
Ngoài ra đất mà người dân mới khai hoang thì sẽ có 2 năm không chịu thuế.
Những đứa trẻ sau khi sinh ra sẽ được hỗ trợ mỗi ngày 2kg lương thực cho đến lúc 16 tuổi, ngoài ra toàn bộ chi phí ăn học của chúng sẽ được nhà nước miễn phí chứ không hề mất tý chi phí nào.
Những đứa trẻ có thiên phú tốt thì sau khi học xong có thể tham gia bộ máy lãnh đạo hoặc trở thành các chuyên gia, giáo viên thì có thu nhập rất tốt đủ sức nuôi sống 5 người dư dả.
Thậm chí nếu sau này làm quan lớn hay có nhiều kinh nghiệm thì thu nhập của họ có thể nuôi đên 10 người dư dả như vậy tạo động lực cho đám nhóc học tập.
Về việc mức lương cho các công nhân viên chức thì các bộ sẽ ngồi thống nhất phương án để trình lên đức vua xin phê duyệt.
Kết thúc buổi hợp ngày đầu tiên chỉ nge các thông báo, tổng kết của năm cũ cũng như kế hoạch năm mới như vậy cũng đã gần hết thời gian của 1 ngày.
Sau đó mọi người được ngỉ ngươi để suy ngĩ.
Ngày thứ 2 chính là ngày các quan chức địa phương cũng như các quan lại khác đưa ra các chất vấn cho các bộ trưởng cũng như cho đức vua Sơn.
Đa phần mọi người đều cho rằng việc nộp thế như vậy sẽ khó quản lý nhưng vì họ chưa biết rằng việc nghiên cứu tạo giấy của đất nước đã hoàn thành và hiện tại đã có thể tạo giấy dó như vậy việc quản lý ở các đơn vị xã đã khá dễ dàng nên không có tình trạng thất thoát khi thu thuế.
Ngoài ra còn vấn đề đó thì các vị đại biểu lo lắng chỉ thu như vậy có đủ sức nuôi bộ máy và q·uân đ·ội hay không thì Trí đã thay mặt Sơn đứng lên tính sơ bộ cho mọi người thấy về lợi nhuận của đồ kim khí cũng như quần áo, con giống đó là những thứ bắt nược mà người dân phải mua dùng đó, bất cứ ai đều cần. Ngoài ra diện tích càng mở rộng thì mọi người nhận được càng nhiều thực phẩm nên mọi người không cần lo lắng.
Chỉ khi con người được thoải mái phát triển thì khi đó mới có động lực rõ ràng thúc đẩy kinh tế xã hội.
Ngoài ra việc trao đổi với các bộ lạc khác đem lại rất lơn lượng vật nuôi, những vật nuôi này luôn có giá hơn so với lương thực nên từ những điều đó, dự kiến năm tới tổng kho sẽ có tồn trữ rất nhiều lương thực, thực phẩm, tiền bạc cho việc phát triển mở rộng lãnh thổ về phía Đông cũng như phía Nam còn có đi ra biển nữa.
Chính quyền trung ương sẽ bao gồm:
Thành viên nội các là 2 người đứng đầu mỗi bộ.
Thủ tướng chính phủ năm đầu tiên Sơn chỉ định Trí tạm thời giữ chức thủ tướng năm đầu tiên.
Tuệ giữ chức tổng quản tru·ng t·hư tỉnh hay còn gọi là văn phòng nhà vua.
Vũ giữ chức cố vấn quân sự cấp tối cao.
Theo đó mọi đề xuất lớn cần phải được thông qua cuộc họp biểu quyết ý kiến theo đó mỗi người tham gia cuộc họp sẽ có 3% quyết định ủng hộ phía nào.
Thủ tướng có 10% quyết định.
Nhà vua có quyền 30% quyết định và đồng thời nhà vua có quyền phủ quyết 1 vấn đề nếu như nó quá không phù hợp.
Mọi vấn đề sẽ thông qua trao đổi với thủ tướng trước khi triệu tập cuộc họp đồng thời việc phát động c·hiến t·ranh cũng sẽ do nội các bỏ phiếu tuy nhiên điều động như nào là quyền của tư lệnh q·uân đ·ội tức là nhà vua.
Tiếp tới là việc thuộc bộ quốc phòng tuy nhiên mọi người có thể ngồi đây để lắng nghe cũng như cho thêm ý kiến.
Đầu tiên chúng ta sẽ lựa chọn 5 vị tướng làm tư lệnh các quân khu bao gồm: Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Nam, Đồng Bằng.
Quân khu Đông Bắc là đặc thù nhất bởi vùng này mới chiếm được, dân cư còn ít cũng như vẫn còn hiện hữu mối lo về đàn hung thú ở hướng Bắc. gồm 2 vùng là trấn Thái Nguyên và lãnh thổ Chó Đen cũ.
Quân khu Tây Bắc hay còn gọi là quân khu trung tâm đây là khu vực làng trung tâm và hệ thống làng vệ tinh.
Quân khu Tây Nam là khu vực Trấn Ninh và mở rộng ra.
Quân khu Đông Nam là khu vực Trấn Biên và mở rộng ra các làng xung quanh đó.
Quân khu Đồng Bằng gồm khu vực Biên Hòa và quanh thành Gia Định.
Sơn nói: Trong 5 tướng ai muốn được trấn thủ nơi dây?
Cả 5 tướng cùng đồng thanh: chúng thần xin được tới đây!
Quả thật câu trả lời này lại khiến cho Sơn lắc đầu bởi ai làm tướng mà không muốn chiến, sinh ra là binh thì phải lấy g·iết giặc làm mục tiêu chứ không ai muốn cứ an nhàn qua ngày vậy nên nge nói được chiến đấu với đàn hung thú cả 5 người đều rất hào hứng.
Sơn nói: Ta ghi nhận tinh thần chiến đấu của các tướng nhưng ta muốn phát triển mạnh nhất sở trường mỗi người.
Đầu tiên, thiếu tướng Quân ta thấy ngươi phù hợp với kị binh nhất vậy nên sẽ là tư lệnh đồng bằng bởi với kinh nghiệm chiến đấu của mình thì tướng quân sẽ có đủ kinh nghiệm cho chiến trường này, tại đồng bằng chỉ là bình yên nhất thời chứ không hề yên bình như mọi người thấy đâu. Chúng ta là thế lực mạnh giàu có thế nên chỉ cần biểu hiện yếu chút thôi thì sẽ có kẻ thò nanh vuốt ra.
Vậy nên bất cứ ở đâu mọi người cũng luôn cần phải cảnh giác không phải chỉ Tây Bắc.
Ta nhấn mạnh 1 lần nữa bất cứ vùng nào đều là lãnh thổ của tổ quốc chúng ta, mỗi tấc đất đều là dùng máu để đổi lại nên không thể bỏ.
Quân khu tây bắc: là địa hình phức tạp có sông lớn luyện thủy quân, đồng bằng cho kị binh, núi cao cho bộ binh vậy nên ta muốn K là người có nhiều kinh nghiệm nhất trấn thủ nơi đây.
Có câu ta tặng cho K thiếu tướng: tán công chính là phòng thủ tốt nhất.
Mai luôn làm tốt công việc huấn luyện, thời gian tới đây sẽ có rất nhiều biến động vậy nên ta đề nghị Thiếu tướng Mai chuẩn bị tinh thần đào tạo nhiều hơn nữa những binh lính, sĩ quan ưu tú cho đất nước. Trường lục quân chính là sức mạnh tương lai của đất nước nên cần đào tạo đầy đủ kiến thức, kĩ năng, tư tưởng để họ không những là quân nhân chiến đấu tốt cũng phải là những người trung thành với đất nước nhất.
Quân khu Đồng bằng do thiếu tướng Quân làm tư lệnh đây là vùng đồng bằng thích hợp với tác chiến kịa binh cũng là thế mạnh của tướng quân. Tuy hiện tại đang yên bình nhưng sẽ không giữ được lâu dài do các thế lực kia vẫn còn đó luôn sẵn sàng cắn nuốt chúng ta bất cứ lúc nào.
Quân khu Tây Nam do thiếu tướng Sin làm tổng tư lệnh, tại đây sẽ có 2 nhiệm vụ chính thứ nhất là tăng gia sản xuất, huấn luyện chiến đấu, thời bình hỗ trợ chính quyèn và người dân. Thứ 2 chính là việc xây dựng thủy quân: tuyển chọn những người có khả năng bơi lội tốt để chiến đấu trên sông hoặc sau này trên biển.
Quân khu Đông Nam: Xác định đây là nơi có nhiều mỏ quặng cũng như mỏ muối vậy nên có lượng lớn phạm nhân lao động cải tạo ở đây cũng như là vùng có đầy đủ kiểu địa hình thích hợp trồng trọt, chăn nuôi vậy nên ta muốn ở đây sẽ là khu vực hậu cần của cả nước gồm sản xuất lương thực, v·ũ k·hí, muối, chăn nuôi…Vậy cho nên tướng Lê sẽ phụ trách ở đây.
Tuy là phân bố như vậy nhưng mọi người phải biết rằng không vùng nào là bình yên, khi 1 nơi có biến động thì cần phải huy động hỗ trợ nhau.
Mọi người có ý kiến gì không? Sơn nói.
Lê: thưa đức vua, ta xin được tới 1 vùng khác để tham gia chiến đấu.
Mọi người đều biết rằng tướng lĩnh không ra trận thì làm tướng để làm gì.
Sơn: tạm thời vị trí này ngươi nắm giữ để xây dựng cơ bản nên móng ta tin tưởng với năng lực của ngươi sẽ xây dựng được 1 vùng hậu cần vững mạnh đủ nguồn lực cho nước ta tranh đấu với thế lực khác.
Ta hứa rằng sau 1 năm sẽ bố trí người thay thế để ngươi ra chiến trường thi thố tài năng.
Ngoài ra, các quân khu đều phải thành lập các trường quân sự nhằm tăng thêm kiến thưc, kỉ luật, kĩ năng cho quân nhân cũng như nghiên cứu các v·ũ k·hí, dụng cụ phù hợp với thực tiễn hơn nữa.
Sơn hứa vậy bởi 1năm nữa thôi sẽ xảy ra chiến sự với đàn hung thú ở phương bắc nên khi đó sẽ cần thêm quân trấn thủ cũng như mở rộng, lúc đó hoàn toàn có thể đem Lê huy động cho hưỡng bắc mà chiến đấu.
Sơn: Lời ta đã nói các ngươi nên tin tưởng.
Đây cũng là thời gian rảnh rồi để các ngươi huấn luyện cho mình đội quân mạnh mẽ về thể lực gan lì về sức chiến đấu, cương quyết về tư tưởng. Rõ chưa?
Các tướng đồng loạt: Rõ!
Tiếp tới đó chính là bộ ngoại giao và bộ công thương.
Các vị biết rõ chúng ta đang nằm trong khu vực khá bất ổn có đàn hung thú ở hướng bắc, phía nam có những thế lực lớn chưa biết tới vậy nên việc cần thiết trong những năm tiép theo chính là thống nhất khu vực.
Bộ công thương cần tận dụng nguồn lực trong nước để thu phục các bộ lạc nhỏ.
Bộ ngoại giao ngoài việc tiếp cận thu phục các bộ lạc nhỏ ra cần phải tạo ra biến động trong khu vực tốt nhất là xảy ra c·hiến t·ranh, nhờ vào đó chúng ta mới có lí do xuất quân để tránh chi tiếng xấu rằng chúng ta luôn chỉ nhăm nhe đàn áp kẻ yếu.
Việc trực tiêp triển khai như thế nào các ngươi hay chủ động làm việc.
Như vậy cứ 1 quý 1 lần sẽ diễn ra cuộc họp quốc hội theo đó toàn bộ bộ trưởng các bộ, đức vua, thủ tướng, đại biểu quốc hội của các vùng sẽ tập hợp nhau lại để bàn bạc cũng như đối chất những vấn đề phát sinh lớn cùng với chọn phương án thích hợp nhất để cải thiện cũng như đưa đất nước phát triển hơn.
Các đại biểu quốc hội này là những người được địa phương bầu ra thông qua bầu cử công khai tại các địa phương để những người này nói lên tiếng nói của dân, những đại biểu này hoàn toàn có thể bị thay thế bằng cách người dân bỏ phiếu truất quyền trong nhiệm kì đồng thời đại biểu có thể là bất kì người nào không phân biệt sang hèn chỉ cần là người công chính có thể nói lên tiếng nói của dân đều được.
Nhưng trước đó cần cân nhắc với các bộ để chuẩn bị đủ nhân lực và vật lực bởi nước ta có 2 vụa chính là xuân và hè cần nhiều lao động cho nông nghiệp vậy nên tránh huy động người vào những thời điểm này, mọi người nên cân nhắc.
Được rồi mọi người về chuẩn bị công việc của mình đi.
Ngày lễ đầu năm mới sẽ tiến hành thông báo.
Còn 1 việc nữa chính là lễ Tết tức là dịp ngỉ lễ mừng năm mới, hằng năm dịp ngỉ này sẽ kéo dài 2 tuần theo đó các trường học, cơ quan, công xưởng đều được nghỉ ngơi, một số ngành đặc thù công việc thì vẫn làm nhưng những ngày đó họ làm công thì chủ thuê họ phải trả gấp 5 lương ngày thường.
Nghỉ lễ bắt đầu từ ngày 23 cho tới khi đủ 14 ngày ngỉ thì thôi.
Ngày thương binh, liệt sĩ đã hi sinh 5/5 là ngày đầu tiên có người ngã xuống trong cuộc chiến với các thế lực.
ĐẶc biệt trong ngày lễ quốc khánh 1/1 cũng sẽ tổ chức duyệt binh nhằm phô trương sức mạnh quân sự, đoàn kết dân tộc, để cho dân chúng thấy sức mạnh quân đôi nước nhà cũng như cho kẻ thù thấy được sức mạnh của nước ta mà sợ hãi.
Cùng với việc tiến hành duyệt binh, Sơn viết ra bài Tiến quân ca của hiện đại sau đó hát bắt nhịp 1 lần hướng dẫn cho mọi người.
Sơn có yêu cầu rõ ràng: Từ ngày này tới khi duyệt binh toàn bộ quân nhân phải thuộc lòng bài hát này. Về ý ngĩa bài hát dã quá rõ ràng. Mỗi khi nge bài quốc ca cất lênh cũng khiến cho bao nhiêu người con nước Việt thổn thức, trong tâm hừng hực khí thế mà lao lên chiến trường g·iết địch.
Các bộ cũng có trách nhiệm phổ cập bài hát này tới thành viên của mình, còn phổ cập bài hát tới dân chúng là việc chính của bộ văn hóa- thể thao.
Cũng chính từ đây mở đầu cho những bài hát, sáng tác trong dân gian nhằm nâng tầng cuộc sống tinh thần của mỗi người.