0
Tại năm đầu tiên phát triển nước Việt, Sơn đã luôn chủ trương phát triển ngành công nghiệp nặng song song với ngành nông nghiệp.
Trong đó, lấy nông nghiệp làm năng lượng để duy trì, vận hành và phát triển.
Công nghiệp lại tập trung vào các ngành khai khoáng và luyên kim làm tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ trong tương lai.
Trong đó, việc nghiên cứu cũng như sử dụng bánh xe cũng như cải tiến vòng quay được ưu tiên tập trung nhất.
Đầu tiên đó là chế tạo được viên bi sắt nhỏ cùng hệ thống vòng bi nhằm giảm ma sát giúp cho hệ thống vận động trơn tru hơn.
Viên bi sắt nhỏ được chế tạo rất đơn giản từ việc cắt miếng sắt nhỏ sau đó dùng búa có khuôn sắt đập vào mạnh như vậy đã tạo nên 1 viên bi sắt hoàn chỉnh, tiếp theo lại cho chúng vào chung với nhau đổ qua lại trên hệ thống để các mép bi được mài thật nhẵn sau đó mới hoàn chính trở thành 1 viên bi.
Những viên bi sắt đó lại được đặt vào ổ trục quay đồng thời bổ sung thêm mỡ lợn để giúp chúng trơn tru hơn trong lúc quay.
Sau đó hàng loạt dụng cụ sử dụng ổ trục quay liên tiếp được ra đời.
Thứ đơn giản nhất là ròng rọc, nhờ có nó mà công tác vận chuyển cũng như khai khoáng được giảm sức lao động đáng kế.
Những giá gắn ròng rọc được thiết lập cực nhiều ở các bến tàu làm nhiệm vụ nâng hạ hàng hóa cùng việc kéo hàng, kéo tàu thuyền giúp cho lượng nhân lực giảm đáng kể.
Ròng rọc lại được ứng dụng ở các mỏ khai thác bằng cách lắp các giá để kéo những quặng kim loại ra khỏi mặt đất nhẹ nhàng hơn.
Sau đó để vận chuyển từ mỏ khai thác ra tới nhà máy tinh luyện lại được lắp 1 đường ray bằng gang cứng rắn và mài nhẵn sau đó lại chế tạo những chiếc xe goòng có tác dụng chứa đựng quặng được lắp 4 bánh xe với khuôn sẵn chạy đúng trên đường ray kia.
Bình thường để vận chuyển 1 tấn quặng thì mất 20 người dùng quang gánh để gánh thế nhưng khi có xe goòng thì chỉ cần 1 người cho công việc trên lại còn cực kì an toàn, khỏe mà không hề tốn sức như trước kia, nhờ đó cũng giảm thiểu cực lớn chi phí vận chuyển cũng như giảm được chỉ còn 1/20 công lao động cho việc vận chuyển trong khai khoáng.
Còn đối với các ngành vận chuyển khác thì sử dụng ròng rọc cũng giúp giảm chi phí, nhân công còn ½ so với trước.
Ngược lại chi phí đầu tư ban đầu lại rất cao bởi toàn bộ đường ray cho tới xe goòng đều làm bằng sắt lại cùng với xi măng để cố định đường tốn kém hơn nhiều những những thứ này là có sẵn do có thể chủ động sản xuất cũng như tăng sản lượng khai thác lên cao.
Bởi từ lúc đầu cho tới trước lúc sử dụng xe goòng vận chuyển thì mỗi ngày chỉ khai thác được chưa tới 10 tấn kim loại thế nhưng cũng mất thêm 1 ngày nữa để vận chuyển về tới khu xử lý và nung quặng. Thế nhưng từ lúc có xe goòng cùng đường sắt thì mỗi ngày có thể dồn thêm người vào khai thác nên tăng tới 50 tấn quặng cùng với thời gian cũng như công sức vận chuyển về khá đơn giản vậy nên các lò nung cũng đã có đủ nguyên liệu làm việc chứ không phải đợi lâu lâu mới được làm như trước nữa.
Từ việc sản xuất xe goòng cũng như đường ray để vận chuyển quặng kim loại thì hệ thống xe và đường ray này cũng được áp dụng tập trung sản xuất các ngành nghề như đồ gốm, xi măng, than đá…
Cũng từ đây càng thúc đẩy cho bộ KHKT nghiên cứu thêm các máy móc, công cụ di chuyển liên quan tới đường ray theo Sơn đề xuất tìm hiểu là động cơ hơi nước.
Áp lực năng lượng của hơi nước đã được sử dụng 1 cách đơn giản đầu tiên là tạo công việc chế tạo muối bằng cách lấy hơi nước làm quay trục từ đó quấy đảo liên tục giúp bốc hơi nhanh vậy nên đây cũng là ý tưởng cho việc áp dụng hơi nước tạo ra máy để kéo lượng hàng lớn hoặc vận chuyển.
Công trình chế tạo đầu máy hơi nước này do Sơn làm chủ trì bởi nó chính là cỗ máy khoa học đầu tiên đánh dấu sự thay đổi cũng như sử dụng khoa học vào trong cuộc sống, sản xuất.
Ban đầu, Sơn chỉ nghiên cứu chế tạo động cơ hơi nước cỡ nhỏ có nồi hơi, đường dẫn khí, pit tông, cánh tay trục, bánh xe. Về nguyên lí cơ bản thì Sơn hiểu và biết thế nhưng để làm được hoàn thiện thì còn cần rất nhiều thứ đặc biệt là các điểm van để làm sao đẩy được bánh xe quay.
Để hoàn thiện được mô hình nhỏ này thì Sơn đã phải cùng hàng chục người nghiên cứu, thử nghiệm liên tục trong 3 tháng với rất nhiều phiên bản và chỉnh sửa mãi mới thành công được cũng như có không ít tai nạn xảy ra chủ yếu với vấn đề nổ nồi hơi do không chịu nổi áp suất.
Cũng vì thế mà để tiến hành với mô hình nồi hơi lớn hơn thì họ đã phải hoàn thiện sau 6 tháng ngoài ra nồi hơi cũng được chế tạo 1 cách đặc biệt và gia cố cực kì an toàn để không xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Liên tục trong 6 tháng hầu như Sơn chỉ làm việc cùng với bộ KHKT để liên tục thiết kế cũng như thử nghiệm đầu máy cho tới lúc thành công mới thôi.
Cũng nhờ sự cố gắng này mà vào tháng 9 của năm thứ 2 thì công trình đầu kéo chạy bằng động cơ hơi nước cũng đã hoàn thành với chiếc đầu kéo đầu tiên công suất tương đương 30 mã lực.
Có động cơ hơi nước cũng thúc đẩy cho bộ KHKT thiết kế ứng dụng chúng vào cuộc sống như chế tạo máy bơm nước công suất lớn giúp tưới tiêu cho các cánh đồng ở trên cao cũng như giúp cho các công trình nước sạch trong các khu dân cư được hoạt động tốt hơn như làm ra các đài phun nước giúp cho không khí vào mùa hè ở các khu dân cư đỡ đi phần oi ả.
Nhất là việc máy bơm nước cỡ lớn phục vụ các cánh đồng giúp cho các vùng lớn như Trấn Ninh, Gia Lâm, Gia Định, An Giang, Thái Nguyên đảm bảo chủ động được nguồn nước giúp cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm của nước Việt tăng lên gấp 2 lần so với trước.
Tiếp tới đó là sản xuất tàu hỏa làm phương tiện di chuyển trên bộ bằng cách xây dựng hệ thống đường ray lần lượt từ Thái Nguyên đi tới Thăng Long trong giai đoạn 1 vào cuối năm thứ 2 sau đó tiến hành xây dựng hệ thống đường sắt tới các xứ khác của nước Việt như Trấn Ninh, Trấn Biên, Gia Định, An Giang.
Tuy nhiên, việc xây dựng đường sát không phải là chuyện nói là làm được ngay mà còn tốn rất nhiều nhân lực và vật lực đặc biệt là sắt để làm đường ray cự kì tốn kém, chỉ tính riêng quãng đường từ Thái Nguyên về tới Thăng Long dài 200km với trọng lượng mỗi 1m = 20kg sắt nên tốn tới 4 nghìn tấn khiến cho nhu cầu về sắt trong nước thực sự trở nên cấp thiết.
Chính vì đó lại thúc đẩy tìm kiếm các mỏ và khai thác mỏ quặng, nước Việt lại liên tục phát hiện các mỏ quặng ở các vùng núi của Thái Nguyên, Trấn Biên với trữ lượng cực kì lớn và hầu như đều lộ thiên hoặc năm dưới lớp đất chỉ vài m.
Lúc này, cả nước Việt giống như đại công trường mà toàn bộ mọi người gần như đều tập trung vào lao động hăng say, nhất là bộ máy nhà nước dùng những vật dụng kim loại hoặc đồ dùng thiết yếu, thuế, đóng góp của dân đem ra để mua lại lương thực dư thừa trong dân sau đó lại đem những lương thực này vận chuyển tới các bộ lạc đói kém chưa gia nhập đổi hoặc thuê những nhân công khỏe mạnh cho việc khai thác quặng.
Cùng nhờ có những chiếc máy đầu kéo lên tới 30 40 sức ngựa mà giờ đây nước Việt hoàn toàn có thể canh tác các diện tích lớn ở đồng bằng với các máy cày cỡ lớn, tăng năng suất lao động lên 10 lần so với trước kia nhất là việc có nước và máy cày giúp cho việc canh tác lúa và ngô, khoai cực kì dễ dàng.
Đơi với trước kia 1 người 1 trâu cày cả 1 ngày thì chỉ được 500m2 ruộng thì giờ đây 1 máy cày 40 sức ngựa có thể cày được 2ha đất đồng thời có thể băm nhỏ chúng được luôn lại không hề tốn sức mà chỉ cần 2 người 1 người lái và 1 người tiếp nhiên liệu cho máy. Sau đó lưỡi sẽ vạch ra các đường cày để tạo ra các luống trồng khoai mà chỉ cần thả củ xuống thì phía sau sẽ có 1 cần gạt để lấp 1 lớp đất vừa đủ.
Đối với lúa thì lại càng đơn giản hơn vì chỉ cần cày bừa nát cùng với nước lấp xấp là hoàn toàn có thể gieo xạ chứ không phải cấy cho mất thời gian và công sức nữa, những người nông dân ở đây cũng thiết kế những máy gieo xạ bằng cách cho lúa mầm vào ống tre sau đó gắn lên 1 trục quay kéo trên ruộng cứ như vậy lúa được gieo đều thành từng hàng trên ruộng mà sau này chăm sóc dễ dàng hơn.
Chỉ tiếc rằng lúa ở đồng bằng này cũng chỉ sản xuất được 2 vụ do mùa đông lạnh nên 1 năm 1ha chỉ sản xuất được khoảng 7 tấn lúa mà thôi nhưng ngô và khoai thì rất nhiều, gần như khoai lại là thứ năng suất cao cũng như là thứ để đem trao đổi với bộ lạc khác nhiều nhất.
Việc áp dụng máy móc được các nhà khoa học cùng với những người nông dân sáng tạo ra rất nhiều máy cho nông nghiệp từ máy cày cho tới máy bơm sau này lại dùng làm máy nghiền cũng như máy cắt, máy sấy nông nghiệp từ đó cũng giảm đi đáng kể công lao động cùng năng suât tăng cao thúc đẩy việc mở rộng sản xuất cùng như kinh doanh buôn bán nông sản hơn tới các vùng cũng như bán cho các thương đội, hãng buôn lớn của nhà nước tới các bộ lạc khác.
Lợi thế về hệ thống sông ngòi lớn ở vùng đồng bằng nên việc chở lượng lớn hàng khá dễ dàng bởi những con thuyền chạy bằng chân vịt và động cơ hơi nước đã làm hoàn toàn thay thế sức người, cả con thuyền lớn vậy cũng chỉ cần 1 người lái thuyền cùng 1 người hoa tiêu vậy đã quá đủ rồi. Từ đây cũng tạo ra các thương đội liên tục tới các bộ lạc đổi người còn nếu như nói 1 cách thô thiển thì gọi là đi mua nô lệ.
Nhờ việc liên tục bổ sung thêm người bằng cách chinh phục đồng bằng với vũ khí và lương thực đã giúp cho nhân sự khai thác mỏ ban đầu từ 500 người tăng 1 mạch lên tới 50 nghìn người kết hợp với hệ thống vận chuyển cùng với trang bị sắt cứng rắn đã tăng sản lượng khai thác lên nhanh chóng vào 6 tháng cuối năm lân lượt sản lượng tăng từ 50 tấn quặng lên 500 tấn quặng tới 5000 tân quặng với tỉ lệ quặng khác nhau thì trong vòng 3 tháng cuối năm cũng hoàn tất việc xây dựng đường ray và đoàn tàu chạy từ Thái Nguyên về Thăng Long.
Cùng với đó 3 tháng sau lại tiến hành xây dựng hệ thống đường sắt từ Trấn Biên tới Thăng Long. Sau đó mới tới việc xây dựng đường sắt tới các xứ khác.
Cùng với việc xây dựng đường sắt tới các vùng thì cũng sản xuất các toa tàu, đầu kéo để đảm bảo tận dụng tối đa công trình đường sắt tốn kém trên.
Ngoài việc tập trung xây dựng hệ thống đường sắt để vận chuyển người cũng như hàng hóa thì kim loại cũng được tận dụng để tập trung, gia cố và sản xuất các con tàu cỡ lớn để có thể thám hiểm đại dương với tiêu chí là tàu đáy nhọn, to, dài để chịu được các cơn bão trên biển.
Cũng may mắn là động cơ hơi nước khá dễ vận hành bởi chỉ cần có đốt lửa bằng bất cứ thứ gì cho nồi hơi nóng là có thể vận hành.
Từ đây, xưởng đóng tàu của Thái Nguyên và Trấn Ninh cũng sản xuất được 2 chiếc tàu có tải trọng hàng nghìn tấn, bọc thép chính thức đưa vào hoạt động, ban đầu chỉ là vận tải nội địa.
Sau đó, Lucky nhận được lệnh của Sơn ngay lập tức nhận lấy 1 con tàu xuất phát từ Trấn Ninh, tổ chức 1 đội thám hiểm đại dương và vùng đất mới phía ngoài kia.
Đội thám hiểm có 500 người trong đó có đầy đủ các thành phần bao gồm thợ sửa máy, hoa tiêu, thợ sửa tàu, bác sĩ, chiến binh với trang bị vũ khí đầy đủ cung tên, giáo, mác lại có cả pháo bắn thuốc nổ cũng có hết, gần như tất cả vũ khi tốt nhất của nước Việt được trang bị cho tàu sẵn sàng tấn công hủy hiệt 1 lực lượng gấp 10 lần.
Trên tàu lại được bố trí la bàn để hoa tiêu có thể xem phương hướng lại có trang bị động cơ hơi nước cùng 10 tấn than đá làm năng lượng dự trữ ngoài ra không thiếu lương thực cùng những chậu rau xanh được trồng ở trong các bồn nhỏ đảm bảo dinh dưỡng lại có cả những chuồng vật nuôi đi kèm như gà, thỏ, lợn được đưa lên tàu để đảm bảo dinh dưỡng cho thủy thủ đoàn.
Trong lúc bộ KHKT cùng bộ tài nguyên liên tục đạt được những thành tựu mới trong nghiên cứu chế tạo máy, thăm dò khoáng sản. Bộ nông nghiệp lại tạo ra lượng lương thực khổng lồ lên tới gần 2 triệu tấn lương thực cùng với đàn gia súc đạt tới hàng triệu con lớn nhỏ tại các vùng.
Để tăng sản lượng được như thế thì bộ nông nghiệp cũng đã áp dụng nhiều phương pháp phòng chống sâu bệnh như mô hình phát triển ruộng nước chăn nuôi vịt và cá kết hợp bởi lúa nước thì khi trồng cần có nhiều nước, lúc đó thả vịt 30 ngày tuổi vào cho nó lội trong ruộng để bắt những con ốc, sâu bọ cùng với dẫm nát những cây bèo ở dưới cùng với nuôi cá giúp cho những loại bèo, tảo cũng bị ăn sạch giúp cho cây lúa được bảo vệ.
Ngoài ra, để hạn chế sự phát triển của các loài sâu bệnh thì việc giữ môi trường cũng như bảo vệ các loài chim đều được đưa vào danh sách cần được bảo vệ của luật nước Việt nhờ đó mà không diễn ra dịch bệnh tại các vùng.
Thậm chí tại Trấn Ninh từng có 1 lần diễn ra đợt dịch châu chấu đã tàn phá hàng trăm ha hoa màu thì ngay ngày hôm sau 10 con thuyền đã chở những chiến sĩ cạp cạp lao tới và xử lí sạch sẽ dịch châu chấu này trong vòng 1 tháng, cũng trong thời gian đó 100 ngàn chiến sĩ cạp cạp cũng đã khiến cho người dân Trấn Ninh ăn trứng phải nói là chán ngán luôn bởi vịt có 1 đặc điểm là khi ăn được nhiều chất đạm như sâu bọ hay ốc thì sẽ đẻ rất khỏe và nhiều gần như tỉ lệ đẻ là 1 trứng/ 1 con/ ngày trong khi dân số Trấn Ninh chỉ khoảng 70 ngàn người vì thế nên phong trào nuôi vịt cũng được phát triển tại đây để lùa vào ăn tại những ruộng nước sau mùa gặt cũng như những ruộng đang phát triển.
Bộ nông nghiệp có tốc độ phát triển đàn thủy cầm ấn tượng lên tới đàn vịt gần 1 triệu con thì bộ quốc phòng cũng đã thực hiện 1 bước tiến quan trọng.
Trong 3 tháng đầu năm thứ 2 ngoài việc tham chiến tại trận bảo vệ Thảo bộ lạc thu về được hàng trăm nghìn nhân khẩu cùng với vùng đất đồng bằng rộng lớn của 2 bộ lạc cũ.
Sau chiến dịch Thảo bộ lạc hoàn tất thì bộ QP cũng ngay lập tức triển khai tấn công mở rông lãnh thổ lên phương bắc nơi có đàn hung thú đã bị đánh lần trước, chỉ huy cuộc chiến này là K với đầy đủ trang bị, vũ khí trong vòng 3 tháng đã hoàn toàn tiêu diệt đàn hung thú khiến chúng gần như tận diệt, có chăng chỉ là sót lại những nhóm nhỏ hoặc những cá thể đơn lẻ của loài sói và gấu mà thôi còn loài vượn khổng lồ do kích thước lớn và tốc độ chậm đã hoàn toàn bị giết gần như tuyệt chủng luôn loài này.
Ban đầu trong nội các Việt có nhiều ý kiến cho rằng nên đánh xuống phương nam trước khi đánh phương Bắc thế nhưng Sơn luôn nghĩ tới phương nam ấm áp chắc chắn có con người sinh sống còn phương bắc là hung thú, dù sao đối phó với hung thú vẫn là dễ hơn cùng với đó với những kiến thức tự nhiên mà Sơn biết thì nếu như địa hình Thái nguyên có nhiều quặng nối liền với Trấn Biên thì lên phía Bắc sẽ có nhiều mỏ quặng kim loại hơn nữa.
Quả nhiên ý nghĩ đó là chính xác khi liên tục những đoàn địa chất, thăm dò khoáng sản của bộ tài nguyên tìm ra không những 1 mà là rất nhiều các mỏ đồng, bạc, vàng, sắt, nhôm… Những mỏ này đều có trữ lượng dự tính gấp nhiều lần mỏ ở Thái Nguyên.
Tuy nhiên, do khả năng khai thác chưa tới nên những mỏ đó tạm thời vẫn được giữ nguyên và đánh dấu, trong khi khu vực phương bắc này hoàn toàn là khu chăn nuôi tự nhiên của các loài động vật ăn cỏ đặc biệt là các loài hươu, nai…
Lại nói về đồng bằng phía Nam, phía bên kia con sông Cả, sau nhiều lần thám hiểm của quân đội xứ Trấn Ninh của Lê thì cũng biết được nó lại là vùng đất rộng lớn, theo đó đi về phía Tây Nam lại xuất hiện 1 thế lực cực kì lớn lên tới hàng triệu người mà những người ở đây lại thờ cúng rất nhiều vị thần như thần lửa, thần rắn… Thế lực này sử dụng 1 ngôn ngữ khác biệt so với những người ở khu vực nước Việt và ngăn cách lãnh thổ với nước Việt lại chính là vùng đồng bằng ở giữa hay còn gọi là 1 cái đảo lớn nằm giữa 2 con sông mà phía bắc là nước Việt còn phía nam là 1 quốc gia lạ kia, bởi vì không biết họ tên là gì mà thờ nhiều loài rắn vậy nên nước Việt gọi đó là Rắn quốc.
Cũng từ phía Tây Nam này vòng ra phía sau dãy núi phía Tây nước Việt thì tới biển luôn cho thấy rằng đây cũng là kết thúc lục địa cùng với đó trên lãnh thổ này chỉ có chừng đó thế lực.
Cho nên công việc hiện tại của nước Việt chính là trong thời gian sớm thống nhất lãnh thổ cũng đẩy mạnh văn hóa nước Việt lên nhanh chóng sau đó mới tính chuyện chinh phục luôn lãnh thổ Rắn quốc để giữ được sự ổn định và bình yên của khu vực rồi mới có thể nghĩ chuyện khác được.
Bộ giao thông cũng là bộ được hưởng lợi từ bộ KHKT mà tài nguyên bởi chính sự thúc đẩy của 2 bộ mà năm vừa rồi đã triển khai xây dựng hoàn thiện tuyến đường nối các xứ với nhau theo đó đi từ các xứ thậm chí các trấn của các xứ hoàn toàn có thể đi xe ngựa mà ít xóc nảy rồi. Ngoài ra cũng hoàn thiện đường sắt Thái Nguyên- Hà Nội, trong khi đó các tuyến đường sắt nối các xứ còn lại cũng đang được triển khai và dần hoàn thiện.
Về đường thủy thì tất cả các xứ đều có thể đi lại với nhau cùng với sự phát triển của động cơ hơi nước thì vận tải đường thủy trở thành con đường vận tải chủ yếu của nước Việt bởi chỉ cần củi hoặc than đá là hoàn toàn di chuyển được mà không cần quá nhiều công sức.
Riêng bộ y tế và bộ văn hóa thì vẫn đang phát triển vững chắc thông qua các cuộc lễ hội, cuộc thi cũng như sự bổ sung kiến thức cùng sự phát triển của trường văn hóa nghệ thuật cùng học viện y dược thế nhưng 2 ngành này vẫn thật sự là chậm so với các ngành khác.
Vậy cho nên bộ giáo dục đã phải vào cuộc, đưa thêm vào chương trình học bắt buộc của trẻ em về văn hóa nước Việt cũng như các kiến thức y học để các em có thể tìm hiểu và mong rằng trong tương lai sẽ có các nhân tài trong những ngành này được đào tạo ra.
Cuối cùng là bộ ngoại giao là bộ chủ trì của kế hoạch 2 năm cũng như là bộ phụ trách phong trào cái ăn cho mọi nhà. Trải qua 1 năm cùng với ứng dụng của các máy móc cũng như các con tàu đã đem hàng hóa tới trao đổi với các bộ lạc, chủ yếu là các loại khoai bao gồm khoai lang, khoai tây, khoai môn, khoai mì. Những loại khoai này đã thực sự cứu đói được cho các bộ lạc cũng từ đây mà xây dựng được lòng tin của người dân các bộ lạc đối với nước Việt.
Bởi bất kì có khó khăn nào họ đều có thể giải quyết nhất là cái đói, ngoài ra những người lính Việt còn sẵn sàng dạy chữ cho bất kì ai muốn học lại dạy cho họ trồng trọt các loại rau để ăn kèm nữa từ đó đời sống người dân đã được cải thiện đáng kể về vật chất cũng như tinh thần, cũng qua những lớp học này mà bộ ngoại giao đã cài cắm cũng như đào tạo ra không ít những hạt nhân giúp cho phong trào “ CÁI ĂN CHO MỌI NGƯỜI” được nhân rộng, mạnh mẽ tới mức có bộ lạc Cá Mập ở ven biển đã trực tiếp lật đổ tên thủ lĩnh yếu kém mà cho người đi tới nước Việt để xin phép được gia nhập.
Cũng từ việc Cá Mập bộ lạc với dân số lên tới 500 ngàn người gia nhập mà phong trào “CÁI ĂN CHO MỌI NGƯỜI” ngay lập tức được nhân rộng sau đó có không ít những bộ lạc vừa và nhỏ ngay lập tức cũng tổ chức lật đổ những thủ lĩnh kém cỏi đó mà cho người đến xin gia nhập, sự việc này diễn ra ngày càng mạnh nhất là ở đầu năm thứ 2 bởi vừa trải qua mùa đông lạnh giá dẫn tới các bộ lạc bị đói ăn trong khi nước Việt lại không có nhu cầu thuê nhân công vào mùa đông quá nhiều bởi không có quá nhiều việc, vậy nên đã có rất nhiều bộ lạc vừa và nhỏ gần như kiệt sức trong mùa đông, lúc này như đã đoán trước được tình hình của năm nay mà bộ ngoại giao lại xuất hiện như những vị thần cứu lấy tính mạng của họ với những củ khoai tây trên tay.
Cứ vậy trong mùa đông, các bộ lạc đói kém này được cứu lại mạng sống lại dùng 5 ngày để nghỉ ngơi cùng với các nồi cháo khoai nấu với cá thật ấm áp và đầy dinh dưỡng được hồi lại sức. Sau đó, toàn bộ lạc lập tức tạo thành 1 đội ngũ vượt tuyết di chuyển tới nước Việt. Họ vẫn dùng phương pháp di chuyển của Sơn năm xưa để vượt tuyết chính là để những người khỏe mạnh đi ngoài cùng với áo da để chắn, còn trẻ em cùng những người yếu hơn lại đi vòng trong cùng với vừa đi họ vừa gánh theo rất nhiều lò lửa được chế từ chiếc nồi đất họ đang dùng bởi lửa cực kì quan trọng trong mùa đông này, nó không những để đun nấu thức ăn mà ai bị quá lạnh thì ngay lập tức có thể lại gần để sưởi ổn định thân nhiệt. Họ chủ yếu di chuyển theo các con sông, lạch nhỏ đã đóng băng tới các sông lớn. Nhờ việc dòng chảy liên tục nên sông lớn không bị đóng băng nên từ đây đoàn người đã được tàu lớn đón lên an toàn, lúc này đoàn người mới thật sự được sống
Bởi trên thuyền có gần như đầy đủ tất cả, họ có được nơi tránh gió rét, lại có cháo ấm để uống bổ sung năng lượng cũng như giữ ấm, mặc dù chưa có nhiều quần áo nhưng tối thiểu mỗi người đều được cấp 1 chiếc áo làm bằng vải bố tuy có thô ráp nhưng lại rất ấm, từ lúc này, những nhóm 10 người quây quần bên những bếp lửa di động để tự làm việc như lấy nước, đun lửa cũng như nấu cháo tự phục vụ bản thân.
Cũng nhờ hiệu suất làm việc cực tốt mà kết thúc năm thứ nhất thì nước Việt chạm ngưỡng dân số 4 triệu người với diện tích lãnh thổ hiện tại đạt tới 3 triệu km2 tương đương với diện tích 1/3 của lục địa. Ngoài ra với lợi thế lãnh thổ rộng lớn cũng như có diện tích đồng bằng rộng lớn cho phép canh tác trong 8 tháng thừa sức cung cấp nhu cầu nội địa.
Tuy nhiên nằm trong lãnh thổ nước Việt còn có rất nhiều bộ lạc cỡ vừa và 2 bộ lạc lớn nữa là bộ lạc Cá Voi và bộ lạc Sư Tử. Cũng giống như các bộ lạc khác, chưa gia nhập nước Việt do năm vừa rồi họ thi hành chính sách đổi nhân khẩu lấy lương thực với nước Việt.
Mà năm nay nước Việt cũng không hề bắt chẹt các bộ lạc nên đổi với giá cực kì hào phóng so vơi trước kia, nước Việt sử dụng phương pháp đổi cân bằng người cứ nặng bao nhiêu thì có thể đổi được lượng khoai tương đương giá đó đã cao gấp 5 lần so với các cuộc trao đổi trước kia rồi.
Việc này không phải là nước Việt dư thừa lương thực mà phung phí đâu, đơn giản Sơn cho rằng trước sau gì họ cũng là người dân của mình nên không muốn họ đói cũng như suy dinh dưỡng.
Những lời này của Sơn được truyền tới tai toàn bộ dân chúng cũng như các tộc nhân bộ lạc thì càng khiến cho phong trao “CÁI ĂN CHO MỌI NGƯỜI” càng mạnh mẽ hơn nữa khiên cho các thủ lĩnh bộ lạc cũng mất tiếng nói và cuối cùng cũng phải nhượng bộ dân chúng.
Đến giữa năm thứ 2 thì hoàn toàn các bộ lạc cỡ vừa và nhỏ cũng gia nhập toàn bộ khiến cho dân số nước Việt tiếp tục tăng lên tới 6 triệu người.
Cuối cùng thì vẫn chỉ còn 2 bộ lạc là Sư tử và Cá Voi bộ lạc là vẫn kiên cường nhất bởi họ thi hành chính sách tàn bạo để đàn áp phong trào nổi dậy, và đó cũng là cái cớ để nước Việt chia quân 2 đường tấn công 2 bộ lạc dân số 500 ngàn người này.
Với mũi tấn công hướng Đông Nam do Quân chỉ huy với quân số 100 ngàn quân trực tiếp tấn công Cá Voi bộ lạc.
Mũi tấn công hướng Đông Bắc do K chỉ với quân số 100 ngàn quân trực tiếp tấn công Sư Tử bộ lạc.