0
Nói về đoàn quân của Vũ dẫn đầu bởi họ toàn bộ là khinh kị khoác giáp nhẹ vậy nên di chuyển cũng rất nhanh chóng, chỉ mất 1 ngày họ đã tới lãnh thổ của bộ lạc Cá Sấu cũng như có thêm thời gian nghỉ ngơi cho mọi người.
Ngay khi vừa tới nơi, Vũ liền cho 2 tiểu đội trinh sát khu vực xung quanh còn nữa hạ trại cung nhu chuẩn bị chỗ nghỉ ngơi.
Sau thời gian trinh sát từng nhóm trở về cũng có những thông tin hữu ích như, bộ lạc Cá Sâu còn lại chiến binh còn tại đây khá ít chỉ khoảng 10 nghìn người còn nữa chỉ là phụ nữ, người già, trẻ em mà thôi cùng với đó chúng không cánh gác nhiều vì tự tin là bộ lạc lớn không sợ ai t·ấn c·ông cả.
Ngoài ra, đường di chuyển trở về của đội chiến binh đang ở bộ lạc Thảo sẽ không đi qua phía đội quân do Vũ chỉ huy như vậy sẽ tránh được việc bị bao vây bởi kị binh không sợ truy đuổi mà chỉ sợ bao vây không còn đường chạy mà thôi.
Biết được thông tin đó, Vũ ra lệnh toàn quân nấu ăn, nghỉ ngơi từ sớm để chuẩn bị 3h sáng hôm sau sẽ tiến hành t·ấn c·ông p·há h·oại bởi đa phần nhà của đám cư dân vùng đồng cỏ này chỉ là lấy cành cây dựng xung quanh sau đó lấy cỏ và lá cây phủ lên như vậy lâu ngày rất dễ bén lửa. Mà phía q·uân đ·ội nước Việt đây là trận chiến quấy phá chứ không phải là c·ướp b·óc hay s·át h·ại vì đơn giản mấy bộ lạc ngèo đói này thì có gì để c·ướp ngược lại cũng không muốn g·iết hại bởi sau này sẽ thu thập họ trở thành dân nước Việt nên mất 1 người là nước Việt mất đi 1 nhân công vậy.
Vì thế nên Vũ lựa chọn quấy phá bằng hỏa công để bọn chúng sợ hãi cũng như ít tổn thất về nhân mang nhất. Chiều hôm đó, Vũ cho q·uân đ·ội chuẩn bị thật nhiều con cúi đây là 1 bó cỏ khô được buộc thật chặt lại để đảm bảo khi đốt lên sẽ giữ lửa rất tốt bới có ít không khí còn nếu như muốn lửa cháy mạnh thì chỉ cần cầm 1 đầu sau đó quay mạnh trong không như vậy lửa sẽ cháy lên rất mạnh, cứ như thế mỗi người lính chuẩn bị 3 cái như vậy có thể đốt được 3 cái nhà rồi.
Sau khi chuẩn bị thì mọi người được nghỉ ngơi. 2h30 thì toàn bộ đội quân tập hợp và bắt đầu đốt lên 3 con cúi của mình, toàn bộ kị binh 2 trung đoàn được sử dụng 1 lần tổng có tới gần 5000 ngàn người cứ vậy đồng loạt phi ngựa lao thẳng vào các khu nhà ở của bộ lạc Cá Sấu, bởi bộ lạc lớn nên có rất nhiều khu nhà ở cũng khá gần nhau nên toàn bộ đội quân được chia ra làm việc theo từng đội 3 người 1 nơi. Việc của họ rất đơn giản phi ngựa nhanh tới các nhà trong lúc đó quay con cúi thật nhiều để lửa lớn sau đó ném vào các mái nhà, với các mái nhà bằng cỏ khô lâu ngày chỉ cần 1 mồi lửa nhanh chóng trở thành những đống lửa lớn.
Dân của bộ lạc Cá Sấu nge tiếng ngựa tới gần nhưng không kịp phản kháng gì cả, họ chỉ kịp nhìn thấy từng ngọn đuốc ném vào mái nhà họ mà họ cũng chỉ biết bỏ của chạy lấy người.
Cuộc tập kích đốt nhà diễn ra nhanh chóng như vậy đúng 3h30 thì toàn bộ kị binh cũng trở về mà không bị mất mát hay xây xước gì cả, như vậy đã quá thành công.
Trong khi đó, ở đối diện thì các khu nhà ở của bộ lạc Cá Sấu đang vất vả d·ập l·ửa bởi họ rất thiếu những dụng cụ đựng nước ngoài những đồ gốm đổi được từ nước Việt vì thế nên phần lớn các ngôi nhà bị ném cúi đều bị cháy sạch còn trơ lại mỗi bộ khung xương khiến những người ở đây lại phải mất công làm lại nhà bằng cách phủ mái bằng lá cũng may mắn là không thiệt hại gì về người cùng gia súc.
Những 2 ngày sau đó mới bắt đầu có những chiến binh Cá Sấu từ cuộc chiến ở Thảo bộ lạc nhếch nhác trở về bởi thua trận hoảng sợ nên rất nhiều v·ũ k·hí đã bị vứt đi trong quá trình bỏ trốn, thậm chí có nhiều người vì hoảng sợ mà chạy khắp nơi, trốn thành từng nhóm, cũng có những người không dám trở về bộ lạc nữa mà gia nhập bộ lạc khác bởi họ rất sợ lại bị nước Việt t·ấn c·ông lần nữa.
Vậy nên tổng lượng quân trở về còn khoảng 5 nghìn người mà thôi, dù sao họ cũng s·ợ c·hết mà.
Thế nhưng khi trở về họ mới thật sự sợ hãi bởi thứ họ suy nghĩ đã dần hiện ra trước mắt, không những chiến binh chủ lực bị g·iết còn 1/10 mà ở bộ lạc họ cũng bị đ·ốt p·há.
Trong bầu không khí ngột ngạt, lo sợ như thế, những chiến binh còn sót lại kia cũng là những chiếc loa tự động lan truyền câu chuyện về trận chiến đáng sợ đó, xuất hiện những miếng gỗ bắn ra những cành cây đâm vào c·hết người lại kể về những con hung thú khổng lồ cao gần 3m toàn thân đen 1 màu mà dẫm nát đội hình cũng như đuổi theo chặt họ ra từng khúc.
Cũng từ đây mà họ biết được sự đáng sợ của q·uân đ·ội nước Việt có được những thứ đáng sợ đó chỉ cần có lượng quân bằng 1 góc thôi mà có thể tàn sát họ tới mức thê thảm vậy.
Không những về trận chiến đó mà người ở nhà còn kể về đêm h·ỏa h·oạn của bộ lạc bởi những bóng ma nước Việt chỉ trong thời gian ngắn ngủi đã khiến cả bộ lạc chìm trong biển lửa, biết bao ngôi nhà đã bị đốt.
Nếu như chỉ là 1 kẻ địch yếu họ sẽ báo thù nhưng kẻ địch của họ lại quá mạnh không có cách chống cự vậy nên đã tạo nên nỗi sợ hãi trong con người của bộ lạc Cá Sấu, từ đó không ai dám nhắc tới nước Việt nữa.
2 ngày sau khi trận phóng hỏa diễn ra, Vũ dẫn theo 1 trung đoàn kị binh tiến tới bộ lạc Cá Sấu, nhưng lần này không phải đến để gây gổ đánh nhau mà đến để cứu họ, đây cũng là chính sách cây gậy, củ cà rốt mà Sơn đã dạy những lãnh đạo từ đầu, ân uy cùng thi hành mới đạt hiệu quả.
Thấy trung đoàn kị binh đi tới, phía bộ lạc Cá Sấu cũng tổ chức đón với sự dẫn đầu là là Ang cùng với 1 số chiến binh bởi họ biết rõ bộ lạc giờ đã rất yếu, chỉ cần nước Việt phát động t·ấn c·ông 1 lần thôi chắc chắn sẽ tan rã.
Vũ chào nói: chào thủ lĩnh Ang! Ngài khỏe chứ!
Ang: cảm ơn ngài! Tôi khỏe! Lần này ngài tới đâykhông phải để t·ấn c·ông chúng tôi chứ?
Vũ: Không! Chúng tôi rất quý mạng người? Chúng tôi t·ấn c·ông Cá Sấu bộ lạc vì Thảo bộ lạc là những người đã gia nhập nước Việt chúng tôi, chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ họ. Nếu bộ lạc Cá sấu gia nhập nước Việt thì cũng sẽ được nước Việt bảo vệ cũng như tất cả mọi người được ăn uống no đủ mà không cần c·ướp b·óc.
Ang đáp lại ngay lập tức: bọn ta không có nhu cầu gia nhập nước Việt.
Vũ nói: không phải là người dân không có nhu cầu gia nhập mà bản thân ngươi không muốn gia nhập vì gia nhập nước Việt thì ngươi sẽ không còn là thủ lĩnh nữa, sẽ mất đi quyền lợi.
Vũ lại hướng những người xung quanh của bộ lạc Cá Sấu nói: các ngươi có ngĩ tới việc các ngươi ở đây làm việc nguy hiểm còn tên thủ lĩnh này thì sống sung sướng thế nhưng gia nhập nước Việt thì tất cả các ngươi đều được an toàn, được nhà nước bảo hộ, không ai ép buộc cảc ngươi nữa, tên Ang này không muốn gia nhập vì hắn sợ mất đi quyền lực mà thôi.
Vũ dừng lại rồi nói tiếp: Nếu các ngươi không gia nhập nước Việt thì rồi cũng bị các bộ lạc khác xâu xé sau đó tan rã và buộc trở thành người lang thang hoặc cũng sẽ phải gia nhập bộ lạc khác. Nước Việt ta luôn sẵn lòng chào đón mọi người và tạo điều kiện sống tốt nhất cho mọi người ở đây.
Sau lời phát biểu đó, Vũ cùng đoàn kị binh 1 mạch trở về nơi đóng quân cũng như sử dụng thời gian này săn bắt 1 ít động vật để ăn cũng như khám phá nơi đây, để lại sự quyết định cho người bộ lạc Cá Sấu.
Lúc này, bộ lạc Cá Sấu đã có rất nhiều ý kiến bởi có quá nhiều người nge được lời nói của Vũ.
Chiêm cũng là 1 trong số các lãnh đạo trong bộ lạc lại không đồng ý với quyết định của Ang lại nói: Ta nghĩ chúng ta nên gia nhập nước Việt, những lời Vũ nói rất đúng. Còn Ang thủ lĩnh hắn chỉ lo cho bản thân hắn mà thôi.
Bộ lạc chúng ta đã còn quá ít chiến binh để bảo vệ lãnh thổ, đàn gia súc cũng như kiếm thức ăn.
Chiêm lại nói: Gia nhập nước Việt chúng ta sẽ không phải lo cái ăn cũng không gặp nguy hiểm nữa, ai muốn cùng ta gia nhập nước Việt thì đứng bên này.
Lời Chiêm nói xong thì có rất nhiều người ngay lập tức chạy qua cùng với đó ở các khu dân cư khác của bộ lạc cũng diễn ra hành động tương tự bởi những người khởi xướng là những nhân công lao động làm ở thành Gia Định trở về nên đã biết cái thực tế.
Rất nhanh chóng, từng đoàn người đồng ý gia nhập nước Việt chiếm tới 90% dân số khiến cho Ang cũng không thể phản đối được.
Do đó, 3 ngày hôm sau, Chiêm cũng thay thế Ang lên làm thủ lĩnh tạm thời dẫn 1 số người đến gặp Vũ để xin được gia nhập.
Giữ đúng lời hứa nên Vũ đồng ý cho bộ lạc Cá Sấu gia nhập. Qua đó nước Việt lập tức tăng từ 400 nghìn người lên gần 650 nghìn người.
Với lượng dân số khổng lồ như vậy cũng như có rất nhiều người đều là trẻ khỏe giúp cho lượng nhân công lao động của nước Việt tăng lên gấp 2 lần. Ngoài việc có thêm 250 ngàn người thì còn có thêm hơn 10 ngàn đầu gia súc chủ yếu là bò và dê.
Để vận chuyển số lượng người khổng lồ như vậy bắt buộc cả bộ máy nước Việt phải hoạt động hết công suất.
Dọc đường đi từ bộ lạc Cá Sấu đi tới thành gia định nếu đi bộ với tốc độ của đám đông dân chúng thì sẽ mất 10 ngày mới tới được.
Đồng thời diện tích nơi đây rất lớn lại bằng phẳng thích hợp canh tác rất nhiều loại cây trồng vậy nên chỉ di chuyển 200 ngìn người mà thôi còn 50 nghìn người sẽ ở lại để tổ chức lao động.
Để đảm bảo dân cư nước Việt di chuyển tới sẽ không bị đồng hóa mất thì nhóm người tới đây cũng là những người đã thành thạo sản xuất cùng với đó, các lễ hội cũng như văn hóa, quần áo, dụng cụ của nước Việt cũng ngay lâp tức được đưa vào sử dụng thay thế hoàn toàn đồ dùng cũ của bộ lạc Cá Sấu khiến cuộc sống những người ở đây thay đổi 180 độ.
Nhất là vấn đề cá sấu bởi ở đây người dân không dám lội xuống nước vì khu vực có nhiều đầm lầy và có rất nhiều cá sấu cỡ lớn và nguy hiểm, cũng vì quá sợ trước loài vậy này mà bộ lạc cũng lấy tên là Cá Sấu cũng như đặt chúng làm thần để thờ cúng.
Để thay đổi quan niệm cũng như xóa bỏ về văn hóa của bộ lạc Cá Sấu thì trước khi di chuyển, Vũ cũng tổ chức những đội quân săn cá sấu cực kì lành nghề.
Vũ khí sử dụng ở đây là cương nỏ bắn tên lớn có ngạnh và gắn dây thừng.
Với tiềm lực nước Việt khá mạnh mẽ thì ngay ngày đầu tiên đã triển khai thòng lọng có cần dài đảm bảo an toàn với 2 trung đoàn kị binh sử dụng trâu và dây thừng để sau khi câu liêm móc được vào con cá sấu thì sẽ dùng trâu để kéo chúng lên khỏi mặt bùn lên khu vực khô để tiện g·iết và lấy thịt.
Đầu tiên thợ săn sẽ buộc 1 con thỏ mới c·hết còn máu tươi vào cần câu sau đó ném xuống chỗ có cá sấu. chính nhờ thính giác nhạy bén mà chúng ngay lập tức xông tới nuốt lấy còn thỏ tuy nhiên khi nuốt thì ngay lập tức bị thợ câu giật mạnh khiến nghạnh gắn ở lưỡi câu móc chặt vào cơ thể chúng, với dây câu được làm bằng dây thừng rất chắc vậy nên nhanh chóng đã kéo chúng lên tới bùn.
Khi cá sấu lên tới bùn thì chúng dùng thân thể nặng và tứ chi cố gắng chống lại sức kéo của người đang cầm dầu dây bên kia, lúc này thợ câu không thể dùng sức kéo lại với chúng được vì sức nặng của cá sấu gấp nhiều lần con người lại kèm với tứ chi của chúng cùng với ma sát chắc chắn con người sẽ không thắng nổi.
Lúc này, 1 người khác sẽ dùng thòng lọng cố gắng vứt vào phía sau đuôi của nó sau đó luồn cho thòng lọng buộc vào giữa bụng như thế thì giật thòng lọng thì sẽ mắc nhờ vướng 2 chân sau, sau khi thòng lọng đã được giật chắc chắn không rơi ra thì chúng sẽ được trâu kéo lên bờ, với sức kéo của trâu trưởng thành tương đương với 4 mã lực thì con cá sấu không có cách nào để chống lại mà cứ thế bị trâu kéo lên chỗ đất khô.
Sau khi chúng bị kéo lên đất khô thì chúng cũng đã không còn sức lực nữa mà gần như nằm 1 chỗ rồi, sau đó người thợ săn chỉ đơn giản là dùng 1 cây đao thép chém 1 nhát vào sau gáy con cá sấu cứ vậy 1 con hung thú c·hết đi đơn giản.
Ngoài việc dùng thòng lọng thì đội thợ săn này còn dùng cả lưới, với những còn nào quá cứng đầu còn dùng cả câu liêm và móc sắt để kéo chúng lên tuy nhiên sẽ hạn chế để lấy được bộ da hoàn mỹ.
Cơ thể của cá sấu toàn bộ đều là bảo vật bởi, lớp da sẽ được lóc ra phơi khô sau đó được may thành từng bộ giáp cho chiến binh, thịt cá sấu sẽ được cắt thành từng miếng lại ươp muối cùng 1 số gia vị tạo vị thơm béo sau đó làm thịt khô cung cấp cho mọi người, còn riêng các dây gân của chúng cúng được giữ lại để làm dây buộc cực kì chắc chắn.
Cuộc săn g·iết diễn ra liên tục từ lúc Vũ có mặt ở đây cho tới mãi về sau khiến cho loài cá sấu gần như bị tuyệt chủng ở khu vực này.
Chính điều này cũng khiến cho suy nghĩ của người Việt thay đổi nhất là những người mới gia nhập biết thế nào là sức mạnh của làm việc tập thể, sức mạnh của khoa học kĩ thuật và sức mạnh của nước Việt từ đó mà không thờ cá sấu nữa mà chỉ coi chúng là động vật nguy hiểm có thể săn g·iết để lấy thịt, da mà thôi.
Ngoài việc săn g·iết cá sấu thì trên cạn nơi đây cũng có khá nhiều thú săn mồi cỡ lớn như Linh cẩu và sư tử số lượng lên tới vài chục nghìn con cùng với đó là có hàng trăm nghìn động vật ăn cỏ như bò, linh dương, ngựa vằn, ngựa hoang, trâu nước, hươu, nai, thỏ…
Để tạo nơi săn bắn cũng như giữ lại môi trường sinh thái vậy nên Sơn đã chỉ đạo bộ quốc phòng tạo ra 1 vùng riêng cho động vật hoang dã có thể sống và di cư tự nhiên tránh việc tận diệt chúng vì sau này đây cũng là 1 nguồn thu lớn từ việc kinh doanh du lịch… ngoài ra hiện nay thì đây cũng là nơi để bắt cũng như thuần dưỡng thêm động vật phục vụ cuộc sống con người.
Phải nói rằng đây là 1 nơi cực kì trù phú với lượng cây cối nhiều cùng với đó là số lượng cũng như sản lượng khổng lồ của động vật trên cạn cũng như dưới nước, với số lượng thịt khai thác từ đây có thể đáp ứng được 1/10 nhu cầu thịt của cả nước nếu như khai thác ổn định bằng cách tiêu diệt nhiều loài săn mồi để tạo điều kiện sinh sản phát triển cho động vật ăn cỏ.
Với 50 ngàn dân cư từ khắp các vùng nhiều nhất là Trấn Ninh xuống đây bắt đầu cùng 50 nghìn người dân ở lại đây bắt đầu tổ chức canh tác diện tích lớn với cây trồng đầu tiên là những cây khoai bởi sản lượng khoai cao hơn lúa rất nhiều cùng với việc canh tác vậy thì dọc tuyến sông cũng mở thêm các bến tàu để đoàn tàu chuyển hàng hóa cũng như con người được di chuyển dễ dàng hơn cùng với chi phí va thời gian vận chuyển đương thủy rẻ hơn rất nhiều so với đường bộ.
Đối với nước Việt việc tiêu hóa 1 vùng đất rộng lớn sẽ cần nhiều thơi gian đó là với 1 nên văn minh tuy nhiên ở đây chỉ là bộ lạc nên văn minh chưa phát triển được nhiều do đó việc thay đổi nó khá dễ dàng bắt đầu từ việc phá bỏ hình tượng của bộ lạc cho tới chuyển đổi phương thức sản xuất, nhà ở, cuộc sống, công cụ và nhất là chia nhỏ dân cư tới các vùng khác nhau để khi họ tới đó thì sẽ phải hòa nhập với cuộc sống mới tại đó.
Riêng về vùng đất mới thu vào là 2 vùng của bộ lạc cũ được sát nhập vào lãnh thổ nước Việt với tên gọi mới là xứ An Giang, nơi đây với diện tích rộng lớn bằng 1/3 lãnh thổ nước Việt trước khi sát nhập lại là vùng đồng bằng có khả năng sản xuất diện tích cực kì lớn các cây lương thực cũng như cho chăn nuôi vậy nên xứ An Giang nơi đây được quy hoạch từ ban đầu để chia thành 2 khu vực chính gồm 1 khu vực bán hoang dã cho các loài động vật sinh sống tuy nhiên các loài ăn thịt sẽ bị kiểm soát với số lượng ít duy trì không bị tuyệt diệt.
Khu vực thứ 2 là khu vực trồng cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, ngoài ra còn sản xuất thêm các loại rau củ quả và trồng các loại cây phuc vụ chăn nuôi.
Khu vực thứ 3 là khu vực trồng cây công nghiệp như mía, cây lanh ngoài ra đây cũng sản xuất những những loại lương thực và rau, cây phục vụ chăn nuôi với quy mô nhỏ để phục vụ nhu cầu địa phương.
Với dân số 100 ngàn người nơi đây thì trong 2 năm cũng chỉ khai thác chưa tới 1/50 khả năng của vùng mà thôi. Tuy nhiên sau này sẽ có những vùng đất mới nữa cần khai thác vậy nên chỉ còn cách là nâng cao ứng dụng khoa học kĩ thuật để sử dụng diện tích và quy mô lớn còn để tăng trưởng dân số tự nhiên thì còn phải đợi rất lâu nữa.