Để đồng hóa dân cư cũng như giúp cho dân cư không bị tụt hậu về thông tin cũng như trí óc thì bộ nội vụ đã cho họp và báo cho người dân những thông tin cơ bản của công cuộc phát triển mới như sau:
Đầu tiên, đổi tên 4 vùng đất thuộc 4 bộ lạc lớn cũng như vùng đồng bằng mới thu phục chia thành 4 xứ được gọi lần lượt
Cá Sấu đổi thành An Giang
Sư Tử đổi thành Long An
Cá Mập đổi thành Kiên Giang
Cá Voi đổi thành Cà Mau.
Dân cư tại 4 vùng này sẽ được phân bố khoảng 100 nghìn tới 200 nghìn người tùy vào thời điểm khai thác bởi vùng này giáp biển nên thời gian bị tuyết bao phủ sẽ ít hơn các vùng núi phía Tây.
Theo đó, đây toàn bộ là vùng đông bằng và có 2 vùng lãnh thổ giáp biển cùng với thời gian lạnh cũng như tuyết bao phủ chỉ khoảng 1-2 tháng.
Thậm chí ngoài bờ biển thì không hề bị đóng băng rất phù hợp để xây dựng hệ thống cầu cảng cho việc đánh bắt thủy sản.
Dân cư các vùng này còn ít không phải điều kiện tự nhiên không cho phép mà bởi các công trình phục vụ cuộc sống như đường, trường, trạm chưa thể vươn xa do còn thiếu quá nhiều nhân lực bởi gần như tất cả mọi người còn phải lao vào sản xuất.
Vấn đề xảy ra với nước Việt hiện tại chính là mất cân bằng dân số do tỉ lệ sinh quá cao bởi nhu cầu dân số cho lãnh thổ theo đó, nhà nước cực kì hỗ trợ đối với việc sinh con cho nên trẻ em được sinh ra sẽ được thưởng 1 số tiền lớn tương đương với nhu cầu ăn uống cũng như sinh hoạt của mẹ con trong vòng 5 năm. Sau 5 năm thì tất cả các trẻ em sẽ được đi học nội trú miễn phí tất cả chỉ phí. Và sau đó nhà nước hoàn toàn lo cho chúng cho tới khi kết thúc chương trình học bắt buộc là 15 tuổi sau đó chúng sẽ được tốt nghiệp tự do đi lao động hoặc được đăng kí vào q·uân đ·ội hoặc các ngành nghề hoặc học tập nghiên cứu nếu có khả năng trong lĩnh vực đó.
Tất nhiên để nuôi sống 7 triệu dân cư trong đó có tới 4 triệu là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cùng với ¼ trong số đó luôn nằm trong gian đoạn bầu lớn hoặc nghỉ sau sinh thì tại các địa phương luôn phải xây dựng đầu tiên đó là các bệnh viện địa phương phụ trách công việc này, đây cũng là nơi chăm sóc tập trung những phụ nữ sau sinh cùng em bé trong giai đoạn 6 tháng đầu đời của em bé bởi ngoài việc tiết kiệm lao động cũng như công chăm sóc như các việc giặt giũ quần áo, tã lót cũng như rửa chiếu, dọn nền, vệ sinh được cho nhiều người 1 lúc thì còn tận dụng được nguồn sữa mẹ bởi có nhiều phụ nữ sau sinh hoặc mới sinh sẽ không có sữa dẫn tới việc tỉ lệ c·hết cũng như em bé cao hơn.
Khi nhiều người ở chúng như vậy thì tất cả em bé đều được bú sữa mẹ trong 6 tháng ban đầu như vậy đảm bảo sức khỏe được cho các bé phát triển sau này.
Tiếp tới về dinh dưỡng cho mẹ và bé giai đoạn đầu đời cực kì quan trọng vì những gì bé bú vào đều từ mẹ mà những người ở đây khai mở tri thức chưa được nhiều dễ ăn những thứ không tốt, như vậy khi ở chung 1 khu như vậy sẽ có người có kiến thức dinh dưỡng lên thực đơn cho tất cả cũng như phụ trách nấu nướng, phân phát thức ăn đầy đủ cho cả mẹ và bé.
Cũng nhờ có việc ở tập trung này mà giải phóng được nhiều công chăm sóc đi kèm cũng như người đàn ông trong gia đinh thoải mái đi làm việc, lúc rảnh rỗi hoàn toàn có thể thăm vợ con mình không gặp trở ngại.
Sau thời gian nghỉ sinh thì người phụ nữ có thể đi làm và gửi con lại nhà trẻ có người chăm sóc như vậy mẹ hoàn toàn có thể đi làm mà không phải lo lắng về con nữa rồi.
Cũng nhờ chế độ đa thê ở xã hội nguyên thủy này mà 1 người đàn ông có tới 3 vợ là chuyện bình thường như vậy việc sinh hoạt vợ chống không bị ảnh hưởng cũng như trong gia đình luôn co người lao động, làm những công việc cần thiết để 1 người phụ nữ cứ 2 năm lại đẻ 1 lần giúp cho dân số nước Việt cực kì trẻ.
Chỉ trong năm thứ 2 đã chào đón gần 2 triệu trẻ em được sinh ra cùng với trẻ em trong độ tuổi dưới dưới 15 tuổi có tới 1 triệu nữa. Cũng may mắn là thời kì này con người cực kì dễ tính lại khỏe. nên có thể làm việc từ sớm.
Tại các trường đều tăng gia sản xuất rau cũng như khoai, lúa, chăn nuôi gà, thỏ, chuột, lợn. Nhờ thế mà nói rằng nhà nước bao nuôi các em thực tế là các em hoàn toàn lao động để nuôi chính mình mà thôi chỉ có những công việc nặng sẽ có q·uân đ·ội cho người sang trợ giúp. Các trường học sẽ tự hoạch định kinh tế để xây dựng, phát triển, nghiên cứu theo sở trường của mình mà nhà nước chỉ có mỗi việc là trả lương cũng như hướng dẫn cho các giáo viên trong trường mà thôi. Tuy nhiên mức lương gấp 3 lần thu nhập bình thường cũng không phải là nguồn thu nhập duy nhất của các giáo viên ở đây mà họ còn có thu nhập từ các phát minh sáng kiến của mình cũng như cùng học sinh làm như các máy gieo hạt thủ công chạy bằng sức kéo hoăc máy trồng cây, băng tải chuyền đồ….
Các học sinh ở đây cũng có được phần thưởng đó là phần thu nhập từ việc bán thực phẩm, vật dụng mà các em sản xuất dư thừa hàng năm được chia đều cho các học sinh tham gia sản xuất và làm việc ngoài ra những em có phát minh được tặng thưởng sẽ có phần thưởng thêm từ đó nữa. Những thu nhập này của học sinh không quá nhiều nhưng cũng là 1 phần nhỏ khích lệ để mỗi năm nghỉ tết dài gần 1 tháng các em sẽ được trở về nghỉ cùng gia đình có 1 khoản nhỏ để các em mua sắm đồ tết cũng như mua quà về tặng cho cha mẹ.
Lịch học của các em đều có 2 kì nghỉ gồm nghỉ tế và nghỉ hè theo đó nghỉ tết thì các em được nghỉ 1 tháng còn nghỉ hè các em được nghỉ 3 tháng.
Như vậy mỗi đợt nghỉ đều có 1 số lượng học sinh ở lại để tiếp tục giữ gìn và chăm sóc những cây cối và vật nuôi của lớp đang phụ trách, các em này ở lại ngoài việc được nuôi sẽ được thêm 1 mức phí phụ cấp để ở lại nữa.
Để phát triển trí óc và thể chất của các em thì nước Việt đưa ra chương trình cực kì rõ ràng gồm 1 ngày các em sẽ học 4h trên lớp học lý thuyết và thực hành. 4h tiếp theo sẽ là lao động gồm các công việc các em đã được phân chia, thông thường các bé trai sẽ làm việc nặng hơn bé gái để phát triển cơ xương đầy đủ từ bé.
Ngoài thời gian đó ra thì các em sẽ được tư do làm việc của mình như nghiên cứu, thể thao tùy thích. Phải biết rằng 4h lao động như đào đất còn nặng nề hơn cả việc tập gym thời hiện đại nữa.
Việc không kéo dài thời gian học này giúp cho các em không bị áp lực quá nặng về học hành mà phân rõ ràng những đam mê của các em, với 4h học mỗi ngày thì các em đều đã được đào tạo kiến thức cơ bản gồm nge nói đọc viết, tính toán tốt.
Thời gian 4h lao động là thời gian tâm trí các em được thả lỏng để thoải mái cũng như có 1 cơ thể khỏe mạnh hơn còn thời gian còn lại là thời gian mà các em được thoải mái với đam mê của mình, có em sẽ thích nghiên cứu học thuật, có em sẽ thích khám phá đó đây cũng có em sẽ thích bơi lội, đấu võ, cưỡi ngựa…
Đây cũng là nền tảng tương laic ho các ngành nghề của nước Việt bởi để làm công việc gì tốt thì cũng cần có đam mê và trách nhiệm theo nó cũng như có kiến thức thực tế sau quá trình tự mày mò thử nghiệm.
Ngoài đó ra, trường học cũng không phải nhà tù vậy nên toàn bộ các em học sinh đều được ra vào cũng như dành tích lũy 4 ngày nghỉ để về thăm gia đình cùng 1 lượt bởi hệ thống đường sắt có sẵn hoàn toàn có thể giúp các em trở về nhà nhanh chóng cũng như giờ đây các xứ đều có các trường hoặc điểm trường riêng biệt, không còn cần phải tập trung hết về thành Thăng Long nữa, chỉ có những ngành đào tạo chuyên sâu mới cần bố trí ở những địa phương trọng điểm mà thôi.
Lại nói về việc di dân của nước Việt, đối với các lãnh thổ đồng bằng rộng lớn chiếm phần lớn diện tích của cả nước lại có quá ít dân cư trong khi dân cư đang tập trung nhiều tại các xứ Thăng Long, Trấn Ninh, Thái Nguyên, Gia Định.
Tại các xứ này do tốc độ sinh sản quá nhanh cùng với tập trung nhiều nhân công, thợ lành nghề cũng kéo theo rất nhiều người học việc cũng như ngành phụ trợ phát triển, vì thế nên dân cư trong thành tại các khu vực này chiếm tới 70% dân số.
Xã hội nước Việt hiện tại rất tự do đi lại nên nhà nước cũng không thể cấm cản dân cư vậy nên Sơn cùng nội các đã ra quyết định chuyển dịch các công xưởng, nhà máy ra ngoài thành cũng như tới các địa phương còn thưa dân cư để kéo theo các ngành nghề đặc biệt là dân cư sống dựa vào nó đi theo để từ đó sẽ hình thành mạng lưới cũng như xây dựng xã hội phát triển tại đó.
Ở trong các thành cũng như khu dân cư chỉ giữ lại 1 số ngành nghề chính đặc biệt cần bảo vệ cũng như hành chính còn nằm lại trung tâm mà thôi.
Ngành nghề di chuyển đầu tiên chính là ngành dệt may và đi kèm với nó là ngành chăn nuôi tằm cùng với ngành nhuộm đã được chuyển về vùng An Giang, nơi đây có diện tích đất đủ rộng và dư thừa cho ngành trồng cây công nghiệp bởi nước Việt có 3 loại cây phục vụ sản xuất vải gồm có cây dâu tằm, cây chuối, cây gai xanh, 3 loại cây này đều trồng được ở vùng An Giang vì tại đây có 1 nửa diện tích sẽ không bị tuyết bao phủ vào mùa đông do vậy có thể trồng ổn định.
Toàn bộ cây giống cũng như hom giống được vận chuyển từ Trấn Ninh cũng như từ Thăng Long, chỉ để lại đây 1 phần rất nhỏ thậm chí là không ngoại trừ cây chuối là loại cây ăn quả thì không ảnh hưởng bởi để lấy giống chỉ cần tách lấy cây con mang đi là được rồi.
Những ngày sau đó là những chuyến tàu chở hàng trăm tấn bao gồm hom giống, máy móc, nguyên liệu, dụng cụ được chuyển lên tàu di chuyển, đi cùng đó là những gia đình di chuyển bởi khi họ di chuyển đều được nhà nước hỗ trợ tái định cư bằng nhà cửa cũng như 1 số đồ đạc, dụng cụ bởi thời gian ban đầu di chuyển họ sẽ cần phải ổn định chỗ ở cùng với lắp ráp máy móc cùng với nguyên liệu sản xuất sẽ có tình trạng thiếu hụt.
Cũng may mắn là hệ thống vận tải đường thủy rất tốt, tốn ít nhiên liệu bởi thời kì này gỗ rất nhiều chưa cần phải dùng than đá, các xưởng sơ chế hoàn toàn được đem ra ngoài thành nên hầu như sản lượng tại các vùng sẽ chỉ giảm chút ít để đầu tư cho phát triển vùng nguyên liệu tại An Giang mà thôi.
Mỗi vùng cắt 1 ít gốc cùng thân cùng giống không gây ảnh hưởng quá lớn bởi vùng nguyên liệu ban đầu cũng nằm ở ngoài thành trấn nên cũng khá dễ dàng.
Chỉ đơn giản là chuyển xưởng ra ngoài thành thị cũng như 1 nửa nhân lực cũ ở lại để tuyển mới cũng như đào tạo người mới gia nhập làm việc còn 1 nửa di chuyển đi cũng làm h·ạt n·hân phát triển xưởng mới ở khu An Giang để giúp cho việc phát triển sản xuất ở vùng mới từ đó nâng cao sản lượng trong nước thúc đẩy việc tìm kiếm thêm thị trường trong và ngoài nước hơn nữa.
Ngoài việc di chuyển để phát triển ngành dệt may thì ngành khai khoáng cùng luyện kim tại Thái Nguyên và Trấn Biên cũng được di chuyển để không ảnh hưởng tới môi trường sống của con người.
Tất cả các lò luyện kim đều được di chuyển ra ngoài các khu vực dân cư để trả lại môi trường trong sạch cho người dân, từ đó tạo thành các khu công nghiệp cỡ vừa và nhỏ, sử dụng máy ép bằng hơi nước để gia công cũng như chế tạo những dụng cụ cũng như v·ũ k·hí với sản lượng và chất lượng cao và ổn định hơn.
Ngoài việc di chuyển ra xa cách khu dân cư 5km và cách xa nguồn nước để đảm bảo cho môi trường thì 1 mục tiêu chính là tiến hành xây dựng cũng như khai thác khoáng sản tại khu vực cực bắc của nước Việt nơi đây có trữ lượng khoáng sản lớn nhất cùng với than đá và nhiều tài nguyên khác, ngược lại do nơi đây quá lạnh nên khó diễn ra hoạt động trồng trọt sản xuất lón ở đây vì thế trong thời gian này, 1 số lượng nhân công rất lớn lên tới hàng ngàn người ngày ngày tiến hành nổ đá, phá núi để mở con đường thuận lợi hơn để tiến lên phía Bắc bằng cách xây dựng đường ray tàu hỏa chạy.
Bởi thời tiết quá lạnh lẽo ít dân cư cùng với quãng đường di chuyên lên tới hàng ngàn km trong khi nước Việt hiện tại chỉ có 2 phương tiện cá nhân di chuyển là ngựa tại những nơi đường sá chưa tốt hoặc di chuyển bằng xe đạp trên những nơi đã có đường.
Xe đạp lại được sản xuất 3 loại gồm: xe đạp để di chuyển cá nhân
Xe xích lô 3 bánh để chở thêm người.
Xe càng là loại xe đạp để chở đồ lên tới hằng trăm kg trên đó.
Thế nhưng muốn đủ tiền để sở hữu 1 chiếc xe đạp là 1 cái giá không hề rẻ bởi 1 chiếc xe có giá lên tới 100 nghìn đồng tương đương với thu nhập của 1 người trong vòng 3 năm. Mức giá này khiến cho bao người mơ ước nhưng vẫn không thể mua nổi chỉ trừ những người có chức vụ cao cũng những chuyên gia có mức lương cũng như đãi ngộ cao mới có thể chạm tới nhưng những người này chỉ chiểm khoảng 5% dân số mà thôi.
Bởi nhà nước chỉ nằm trong tay các công xưởng và hệ thống sản xuất các mặt hàng thiết yếu như: sản xuất vải, khai thác quặng, rèn, luyện kim, chế tác dao, kéo, hệ thống và ngành vận tải đường sắt, đường thủy, chế tạo v·ũ k·hí, nông trường chăn nuôi lấy thịt, lấy da, lấy lông, lấy sữa cùng với nông trường sản xuất các loại lương thực, trái cây, nguyên liệu sản xuất.
Nhờ lợi thế đất đai rộng cùng nguồn nhân lưc dồi dào từ những người mới gia nhập nên các hoạt động của các ngành nghề quốc doanh có hiệu quả rất cao bởi tính c·hất đ·ộc quyền cùng quy mô sản xuất cùng với khả năng liên kết với nhau tạo nên giá trị sản xuất cự lớn giúp cho việc đãi ngộ cho các vị trí lãnh đạo cùng với việc chu cấp chế độ phúc lợi cho phụ nữ cùng trẻ em được thỏa đáng ngoài ra, hằng năm còn duy trì lượng tích trữ tiền tệ khá lớn đủ để duy trì sự ổn định cho cả nước.
Ngoài nguồn thu từ các ngành sản xuất của các bộ thì còn 1 phần lớn từ thuế đóng góp của người dân, theo đó với mức thuế VAT 10% cùng thuế thu nhập cá nhân thì mỗi ngành nghề đều áp dụng mức đánh thuế riêng cho ngành nghề đó như thuế sản xuất là 5% thuế môn bài 5%.
Ngoài việc đóng thuế ra thì người dân không phải chịu những khoản thu khác để kích cầu cho việc phát triển tự do của cả nước.
Việc đóng thuế cũng không gây nên nổi loạn trong dân bởi nhà nước cũng đã thông báo rằng việc thuế do người dân đóng góp là nguồn thu chính để chỉ trả cho các đầu tư vào hệ thống phúc lợi, sản xuất cũng như chi trả lương cùng trang thiết bị của cán bộ công nhân viên, chiến sĩ nhằm bảo vệ và giúp đỡ nhân dân vậy nên không ai phản đổi mà còn cực kì ủng hộ, đối với những người cố tình t·rốn t·huế sẽ bị người bên cạnh phát hiện cùng với động viên người kia đóng thuế đầy đủ nếu không sẽ báo cho bộ phận công an kinh tế vào cuộc điều tra để phạt tội thật nặng.
Đối với ngành công an cùng quan chức trong cả nước thì sau vụ thành Gia Định nổi tiếng cả nước thì đến giờ không ai dám liều với tính mạng của mình cùng với người thân nữa rồi cùng với thu nhập từ lương hàng tháng quá cao nên họ cũng không tham bát mà bỏ mâm.
Đứng trước nhu cầu tiêu dùng của người dân trong cả nước đặt ra vậy nên Sơn đã thành lập công ty hoàng gia Việt.
Công ty này có 100% là vốn đầu tư của gia đình hoàng gia với 50% cổ phần do Sơn nắm giữ còn 50% còn lại thuộc về 3 bà vợ cùng Alank và Kan.
Trong khi mọi người trong gia đình hoàng gia đã rút lui khỏi công việc trong bộ máy nhà nước nên hoàn toàn có nhiều thời gian cho công việc kinh doanh này.
Mảng đầu tiên mà công ty tham gia chính là sản xuất xe đạp bởi sáng chế xe đạp là của Sơn mà bản quyền sáng chế được nhà nước bảo hộ nên Sơn không bán cho ai sản xuất khác.
Sơn đóng vai trò làm chủ tịch công ty hoàng gia, giao việc xây dựng xưởng chế tạo hàng loạt các chi tiết của xe đạp đầy đủ, sau đó lại chia thành từng phần như phần bánh sau, phần bánh trước, phần tay lái, phần bánh xích.
Các phần sẽ được sản xuất sau đó được lắp ráp tại từng phân xưởng riêng, sau lại dùng băng tải chuyền tới khu vực xưởng lắp tổng thế, cuối cùng lại gửi về xưởng hoàn thiện để lắp các bộ phận dùng để trang trí và tô vẽ sơn để chiếc xe thêm phần đẹp mắt.
Bởi thời kì này chưa có thể tìm ra cây cao su cũng như thiết kế cao su vậy nên chỉ có cách cuốn dây mây thành vòng theo vành xe lai rồi lại đóng cố định vào vành, bên trong vành lại gắn thêm 1 lớp da heo đã xử lý để tạo độ đàn hồi, ngoài ra tại yên xe cũng có gắn lò xo giảm xóc giúp cho người dùng thoải mái hơn.
Chiếc xe đạp ngay khi xuất ra thị trường liền chứng tỏ giá trị của nó, hoàn toàn thay thế 50% công việc của ngựa lại còn gọn gàng cùng với hoàn toàn tốt với môi trường bởi ngựa thường ỉa đái lung tung rất mất vệ sinh.
Xe xích lô được thiết kế dành cho việc chở khách ít tương tự taxi còn loại xe lôi được sản xuất khá nhiều giúp cho việc vận chuyển sản phẩm từ vùng trồng tới nơi tiêu thụ nhanh gấp 5 lần xe trâu bò kéo lại tốn rất ít chi phí bởi chỉ cần 1 người điều khiẻn cùng đạp mà thôi.
Với giá bán ra từ 100 nghìn tới 200 nghìn tùy loại xe trong khi chi phí sản xuất chỉ tới mức 20 đến 40 nghìn đông cho tổng chi phí kể cả công lao động và kho bãi.
Mặc dù giá thành của sản xuất chỉ chiểm 20% nhưng sơn đã dành ra 10% lợi nhuận để làm thiền thưởng cuối năm cho mọi người lại dành ra 30% cho công tác nghiên cứu mới, 10% cho chi phí quảng cáo nên lợi nhuận thu về chỉ ở mức 30% nhưng con số vẫn rất khổng lồ
Từ khi sản xuất theo dây chuyền khép kín vậy, mỗi ngày công ty xe đạp hoàng gia sản xuất ra 200 chiếc với lợi nhuận mỗi ngày trung bình khoảng 9 triệu đồng đã rất khủng bố phải biết rằng chỉ 10 đồng đã có thể mua được 1kg gạo vậy với 9 triệu đồng này tương đương với 900 tấn gạo/1 ngày là con số thu vào của hoàng gia đối với công ty xe đạp.
Không dừng lại ở đó, Sơn có mục đích nhân rộng mô hình cũng như giúp cho tất cả người dân có thể tiếp cận được với chiếc xe đạp vậy nên, Alank là giám đốc của công ty ngay lập tức đề ra chương trình mua xe trả góp với điều kiện là người đó chứng minh được thu nhập thông qua bảng lương hàng tháng hoặc có tài sản đảm bảo ở ngân hàng, theo đó nếu như người mua thanh toán chậm quá kì hạn sẽ chịu thêm mức phạt 10% trong vòng 1 tháng và nếu chậm 2 tháng thì người đó sẽ bị mất tài sản đảm báo vào tay công ty xe.
Tài sản đảm bảo của họ thường là dùng miếng đất đã được cơ quan nhà nước định giá từ trước hoặc được bên thứ 3 đứng ra bảo lãnh nếu người mua đóng chậm thì bên bảo lãnh sẽ phải chịu phạt thay thế.
Nhờ có cơ chế chặt chẽ, rõ ràng như vậy mà lượng người đăng kí mua xe lên tới hàng chục nghìn chiếc mỗi ngày.
Trong đó các đơn hàng lớn nhất vẫn là đơn hàng của các đơn vị nhà nước nhằm phục vụ cho việc đi lại cũng như vận chuyển thư từ quan trọng, ngoài ra bộ nông nghiệp cùng bộ công thương cũng đặt hàng lên tới 300 ngàn chiếc cho tất cả các bộ gồm đầy đủ loại chủ yếu là xe lôi và xe đạp.
Có quá nhiều đơn hàng ồ ập tới khiến cho đội ngũ công ty xe đạp lại phải tiếp tục cải tổ và mở thêm các phân xưởng mới.
Về khách hàng thường nằm các nơi và nhiều nhất là Thăng Long và Gia Định, ban đầu, Alank dự định sẽ mở xưởng nữa ở đây thế nhưng sau khi cân nhắc kĩ, Alank đã quyết định mở xưởng sản xuất linh kiện sắt thép thì tại Thái Nguyên còn linh kiện bằng dây mây thì làm tại Trấn Ninh còn xưởng chế tác da lót cùng yên xe và tay cầm thì lại làm ở Trấn Biên.
Những nơi được lựa chọn làm nơi sản xuất bởi nơi đây có nguồn nguyên liệu phong phú, rẻ nên sẽ giảm thiểu chi phí vận chuyển rất nhiều, phải biết rằng nếu vận chuyển nguyên liệu về 1 nơi tập trung làm hết thì sẽ tốn 2 lần chi phí vận chuyển.
Vì vậy sau khi các linh kiện được sản xuất tại các xưởng ở các vùng thì sẽ được gửi theo từng lô hàng về 1 xưởng lắp ráp ở thành Thăng Long và 1 xưởng lắp ráp ở thành Gia Định.
2 nơi này sẽ tiến hành lắp ráp tại xưởng sau đó sẽ đem ra cửa hàng trung bày lớn nhất tại Thăng Long cũng như Gia Định cùng với các tấm biển quảng cáo sẽ được bố trí nhiều hơn và có trang trí hấp dẫn đễ được mọi người chú ý và tìm đến đây đăng kí mua xe.
Nhờ có chiến dịch quảng cáo vậy mà lượng xe đặt cũng tăng lên đột biến tổng cộng có tới 2000 chiếc xe đặt thêm mỗi ngày.
Vì thị trường tăng mạnh vậy mà Alank cũng có động lực mở rộng quy mô các xưởng chế tạo linh kiện và quy mô của xưởng lắp ráp lên tới 5000 chiếc xe 1 ngày nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân Việt cũng như nhanh chóng có thể trả đủ đơn hàng của các bộ, tuy nhiên những xe đặt hàng của các bộ chỉ có giá tương 75% so với giá bán lẻ cho người dân nhưng nhờ số lượng lớn nên lợi nhuận vẫn duy trì con số lớn.
Nhờ đó mà thu nhập mỗi ngày của công ty xe đạp lập tức đẩy lên hơn 20 lần so với mức sản xuất cũ tương đương tới 200 triệu đồng/ ngày, nhờ đó mà gia đình hoàng gia tuyên bố tự không nhận lương bổng cũng như nhà vua điều hành đất nước với trách nhiệm và tình yêu thương với dân chúng chứ không vì đồng tiền bởi gia đình hoàng nước Việt sẽ tự nuôi sống bản thân mình.
Con số đó tuy rằng lớn nhưng chi phí đầu tư ban đầu cũng cực cao chứ không hề rẻ chút nào bởi vì ngoài việc phải mua những vị trí đắc địa để đặt các cửa hàng xe còn mất chi phí cho việc xây dựng nhà xưởng cùng với máy móc và trang thiết bị đi kèm.
Sau khi đã thành công ở lĩnh vực sản xuất xe đạp thì công ty xe đạp cũng tổ chức nghiên cứu các phương tiện vận tải khác như chế tạo các con tàu vận tải, tàu chở khách tốc độ cao chạy bằng hơi nước để vươn tới lĩnh vực đóng tàu cùng với vận tải đường thủy cũng để buôn bán sau này, từ đây lập ra công ty hàng hải hoàng gia do Kan làm giám đốc với vốn 100% từ công ty mẹ.
Sau khi sử dụng số vốn lớn nhằm vào nghiên cưu cho công ty hàng hải hoàng gia thì Sơn cũng thành lập công ty nông nghiệp hoàng gia với Lan làm giám đốc.
Theo đó công ty nông nghiệp hoàng gia với số vốn 100% từ công ty mẹ và Lan đã làm việc trực tiếp với xứ trưởng của xứ An giang nhằm mua lại mảnh đất với diện tích 100 nghìn ha nằm sát con sông Cả nhằm mục đích lấy nước tưới tiêu cũng như là vùng đất trù phú không bị tuyết phủ mùa đông để lấy đây làm vùng trồng cây ăn quả cũng như là vùng chăn nuôi.
Với mục đích khép kín vòng tròn sản xuất bao gồm, trồng trọt lấy thức ăn cho chăn nuôi sau đó chăn nuôi lại lấy phân cho trồng trọt lại co đào ao thả cá sử dụng phế phẩm của trồng trọt lại có nước phục vụ chăn nuôi trồng trọt.
Vòng tròn như vậy nhằm giảm thiểu chi phí cho việc mua thức ăn từ bên ngoài cho nông nghiệp.
Đặc biệt tập trung ở đây chính là việc chăn nuôi gà và thỏ số lượng lớn bởi 2 loài này có tốc độ sinh sản nhanh khi mà thỏ là loài gặm nhấm sinh sản 4 tháng 1 lần còn gà thì mỗi lứa đẻ rất nhiều trứng lại áp dụng lò ấp bằng phương pháp giữ nhiệt cổ đại của người Ai Cập giúp cho tỉ lệ trứng nở lên tới 60% đã là rất cao.
Gà sẽ được chăn nuôi theo hình thức bán hoang dã bằng khuôn viên rộng lớn lại kết hợp cùng với lượng cá tạp mua lại của ngư dân giá rẻ sau đó được đưa vào máy bằm nhỏ cho gà ăn, nhờ thế mà đàn gà phát triển lớn nhanh chóng thay bằng chỉ cho ăn bằng ngô, thóc thì phát triển sẽ rất chậm.
Ngoài việc mở vùng sản xuất trái cây cùng vởi trang trại chăn nuôi gà, thỏ, lợn, bò, trâu, hươu, nai, cá thì công ty nông nghiệp hoàng gia cũng tiến hành diện tích lớn để trồng lúa rộng 1000ha.
Từ đó mà sản xuất được ổn định lượng lớn nông sản cung cấp cho 2 siêu thị lớn tại thành Thăng Long và Gia Định.
Ngoài ra bởi vấn đề bảo quản mà công ty nông nghiệp cũng liên kết với những nông hộ có diện tích rộng lớn tại các vùng để sản xuất các loại rau gần trung tâm thành thị để cung cấp cho các bếp ăn tập thể đa dạng chủng loại.
Để kinh doanh hiệu quả các sản phẩm của của các công ty làm ra thì tập đoàn hoàng gia nước Việt thành lập thêm công ty thương mại hoàng gia nước Việt, công ty này là chủ quản điều hành 2 siêu thị lớn tại Thăng Long và Gia Đinh, bởi uy tín hoàng gia mà từ khi mở cửa với phương châm bình ổn giá cả, đảm bảo chất lượng nên lượng khách hàng luôn rất đông đảo lên tới hàng triệu lượt khách mỗi ngày.
Mỗi siêu thị rộng tới 5ha trong đó có 1ha cho khu vực để xe còn lại 4ha làm khu vực buôn bán trong nhà và có 2 tầng, siêu thị chia làm 4 phần và ở giữa mỗi 1 phần đều có khoảng trống rộng ở giữa làm đài phun nước nhằm mát vào mùa hè còn mùa đông thì sử dụng nước ấm nên giữ ấm rất tốt trong khu vực.
Trong 2 siêu thị lớn này bày bán tất cả gồm có quần áo, chăn ga gối đệm, lương thực, thực phẩm thậm chí còn có bán cả những chiếc xe đạp sang trọng cùng với những thiết bị đi kèm ngoài đó ra còn có cả những trang thiết bị nhà vệ sinh…
Phía bên ngoài cùng là nơi bán những đồ sống như cá tôm, lợn gà thỏ còn sống, phía gian phia sau lại là khu g·iết mổ theo yêu cầu, nguồn nước của việc g·iết mổ này được lấy từ hệ thống nước sạch và được xả xuống đường nước sông cũng như hồ ở trong thành làm nguồn dinh dưỡng nuôi sống các động vật ở trong đây. Trong thành chỉ cho phép nước thải từ lò mổ phải được đăng kí và kiểm định mới được xả xuống để nuôi động vật thủy sinh mà thôi còn nước thải sinh hoạt của các khu dân cư đều có đường xả thải riêng để chảy về hố ủ riêng biệt tránh việc gây ô nhiễm môi trường.
Hằng năm sẽ có người chuyên môn đánh giá môi trường thủy sinh để quyết định có bổ sung thêm nguồn hữu cơ cho động vật thủy sinh trong khu vực thành hay không.
Như vậy, tập đoàn hoàng gia nước Việt hoạt động trên nhiều lĩnh vực gồm:
Sản xuất máy móc, xe cộ: công ty xe hoàng gia do Alank giám đốc
Công ty hàng hải do Kan giám đốc
Công ty nông nghiệp do Lan giám đốc.
Công ty thương mại do Li làm giám đốc.
Riêng Hoa sẽ là người phụ trách xử lý công việc trong lúc những người còn lại bận công việc bởi 3 nàng Hoa, Lan, Li mỗi người mới chỉ sinh 1 bé trong đó mới chỉ Hoa sinh thằng cu Phong còn 2 cô công chúa của nước Việt là Vân và Hồng, cả 3 đứa nhóc hiện tại mới chỉ mới 1 tới 2 tuổi mà thôi còn rất nhỏ, may mắn là gia đình có điều kiện nên có nhiều người chăm sóc cùng với chúng nó cũng thường xuyên ở trong nhà trẻ cùng con của người dân nên mọi thứ rất dễ dàng.
Riêng Sơn làm chủ tịch tập đoàn thì lại chỉ là người đem ra phương hương mà thôi nên hắn có quá nhiều thời gian để lo cho việc nước hơn nữa.
Lại nói về nước Việt sang tới năm thứ 3 chính thức mở cửa khiến cho rất nhiều các công ty mọc lên hoạt động, các công ty nhà nước cũng được thành lập để quản lý có hiệu quả hơn cũng như cạnh tranh với các công ty tư nhân.
Có rất nhiều người nhạy bén trong kinh doanh không chỉ tập trung vào ngành nghề sản xuất mà mở rộng nên các công ty chuyên về vận tải, hành khách như hàng vận tải Hồng Hà chuyên vận tải đường bộ cũng như chở khách tại thành trì lớn.
Công ty quảng cáo Ánh Dương chuyên về dịch vụ quảng cáo cho các đơn vị có yêu cầu….
Nhiều nhất vẫn là các công ty nông nghiệp sản xuất các hàng hóa cần thiết như con giống, vật nuôi, máy móc phục vụ sản xuất bởi dù sao đất nước lấy nông nghiệp làm nguồn gốc thì kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
0