0
Từ khi nước Việt được thành lập luôn chú trọng thám hiểm ra xung quanh.
Ban đầu chỉ là thám hiểm trong phạm vi lãnh thổ, lâu dần thám hiểm những vị trí trên bộ, cho tới khi nước Việt sản xuất được những con thuyền lớn thì khi đó mới bắt đầu vượt sông, vượt biển để thám hiểm những nơi xa hơn.
Cục thám hiểm này do Lucky sau này đổi tên là Hên lãnh đạo trực thuộc bộ quốc phòng.
Cho tới nay, cục thám hiểm đã có biên chế 5000 người toàn bộ đều là những nam nhân khỏe mạnh ưa thích phiêu lưu mạo hiểm và đều là quân nhân chuyên nghiệp được biên chế đầy đủ các trang bị chiến đấu ngoài ra còn có tới 1000 ngựa chủ yếu là khinh kị để di chuyển thuận tiện hơn.
Ngoài được trang bị ngựa cùng với v·ũ k·hí cơ bản chiến đấu, họ còn được trang bị thêm 1 lượng lớn thuốc nổ đen cùng với pháo bắn, hệ thống sàn nỏ cùng cương nỏ đầy đủ cùng 1 chiến thuyền cỡ lớn nhất TNILO 04 được biên chế vào đội hình, kèm theo đó là rất nhiều thuyền nhỏ đi kèm trên thuyền để tiện cho việc vào gần bờ tại những vùng nước nông.
Đây là thuyền có thiết kế rộng 25m dài 100m cao 20m. Có trọng tải lên tới hàng ngàn tấn, để hoàn thành con thuyền này thì xưởng đóng tàu Trấn Ninh đã phải làm việc liên tục trong 6 tháng và huy động gần như tất cả nguồn lực của xưởng.
Tàu được thiết kế đáy nhọn giúp ổn định hơn trên thuyền ngoài ra, long cốt của thuyền cũng được chọn từ những cây gỗ có đường kính 1m cùng với được ép chắc bằng cột sắt 4 bên để chống lại áp lực nước.
Thuyền được làm bằng gỗ đóng ở trong và bọc thép ở ngoài cũng như gia cố sắt ở giữa để tăng độ cứng.
Phần trong thuyền cũng được thiết kế nhiều cột chống để giữ không bị nứt vỡ nhờ đó mà tạo thành các gian phòng nghỉ ngơi cũng như chứa đồ cho mọi người, đồng thời, phần dưới sàn tàu được chia thành nhiều ngăn trước ra sau và có thể thông bằng cửa do đó nếu trường hợp 1 ngăn bị nước tràn vào thì hoàn toàn có thể đóng lại mà không ảnh hưởng tới ngăn khác, từ đó tránh được tình trạng nước ngập vào hết con tàu.
Trên thuyền ngoài việc chất đầy đủ lương thực, thực phẩm như lúa gạo cũng như còn có những chuồng nuôi động vật mang theo như lợn, gà, vịt, thỏ.
Ngoài ra còn có những vườn rau cỡ nhỏ được trồng trên các thùng để tiết kiệm diện tích cũng như bổ sung rau xanh cũng như vitamin thiết yếu cho thủy thủ trên hải trình xa và dài ngày.
Trên thuyền cũng có chứa bồn nước bằng cách chưng cất nước, thường nước sẽ được cho vào 5 nồi hơi của tàu sau đó đốt lửa để đun nồi hơi như thế sau khi nồi hơi được xả ra thì hơi nước sẽ ngưng tụ ở 1 máng và rót xuống dưới, từ đó thu được nguồn nước sạch tinh khiết cho con người cũng như vật nuôi sử dụng.
Nhờ có hệ thống chưng cất nước như vậy mà quá trên hải trình dài ngày không lo vấn đề về nước, ngoài ra nước sau khi được con người sử dụng cũng được tận dụng cho chăn nuôi cũng như trồng trọt cây trên thuyền nhằm tối đa được việc sử dụng nước.
Để đốt nồi hơi trên thuyền ngoài việc trên thuyền có chứa tới 50 tấn than đá trong khoang thì trên thuyền còn chứa rất nhiều củi khô để đốt lò thay thế trong lúc bình thường bởi than đá chỉ được dùng trong trường hợp không tìm thấy vật liệu nào khác thay thế mà thôi bởi nếu di chuyển dài ngày trên biển thì sẽ không thể kiếm được nguồn nhiên liệu khác mà ngoài chặng đường đi thì còn đường trở về tương đương nữa trong khi nhiệt lượng từ gỗ luôn thua kém so với than đá có được.
Cục thám hiểm được chia làm 4 đội chia làm 4 hướng, mỗi đội có 1000 thành viên cùng trang bị riêng cho phù hợp từng điều kiện.
Trong đó đội thứ 1 cũng là đội ngũ an toàn nhất bởi họ thám hiểm khu vực cực bắc lạnh lẽo của nước Việt nơi có đàn hung thú đã b·ị đ·ánh bại lần trước, nhờ bộ quốc phòng liên tục mở các đợt truy quyét nên gần như những cá thể nhỏ chỉ sống ẩn nấp và chỉ sống bằng cách săn những động vật sống đơn lẻ.
Nhưng đội thứ 1 có 1000 người lại chia thanh 10 tổ, mỗi tổ có 100 người chia ra thám hiểm các góc nhằm vẽ lại bản đồ cũng như đánh dấu các điểm trên bản đồ đó, sau lần thám hiểm này thì các tổ cũng tìm được dấu vết của những mỏ khoáng sản, những nơi tập trung nhiều động vật các loại cũng được dánh dấu cùng những ngọn núi, con sông.
Sau khi kết thúc cuối cùng các tổ họp mặt lại và gộp vẽ bản đồ xứ cực Bắc của nước Việt 1 cách hoàn chỉnh sau lại gởi 1 bản này lên cho bộ QP để bộ gửi lên văn phòng nhà vua theo dõi.
Tiến về cực Bắc cũng là nơi chấm hết của dất liền lục địa nhưng gần như quanh năm lạnh giá thậm chí vào mùa đông lạnh thì đoàn người thám hiểm lại cho 2 tổ 100 đi trên các khối băng cứ thế mà đi cho tới khi gặp tới lục địa phương đông, thế nhưng không phải đội nào cũng may mắn vậy.
Trong 2 tổ 100 người đi thì chỉ có 1 tổ đội trở về bởi họ khi đi tới đất liền phía lục địa phía đông gặp 1 khu vực thì ngay lập tức chạm trán với q·uân đ·ội tại đó, đội quân này hoàn toàn sử dụng ngựa di chuyển và bắn cung tạo nên rất nhiều nguy hiểm, may mắn toàn bộ mũi tên chỉ bằng đồng mà tổ thám hiểm lại được trang bị nhiều giáp da vừa giữ ấm vừa an toàn nên chỉ bị v·ết t·hương ngoài da mà thôi, cũng nhờ thế mà họ sử dụng ván trượt nhanh chóng trở về bờ lục địa của mình mà không chịu tổn thương do chênh lệch quân số quá nhiều, thế nhưng chừng đó là thông tin quý giá về lục địa phía Đông đó.
Những gì mà tổ đội này vẽ lại là hình ảnh 1 đội quân đông đảo toàn bộ sử dụng ngựa chân nhỏ, ngắn giống với khinh kị của nước Việt, trên người sử dụng giáp da toàn bộ và loại cung mà đội kị binh này dùng là cung được kết hợp từ nhiều bộ phận như sừng, gân bò... mũi tên lại chỉ được làm bằng đồng mà thôi, đây là hình tượng phác họa lại đúng những kị binh Mông Cổ nổi tiếng trên lưng ngựa vậy.
Sở dĩ tổ thám hiểm số 2 bị t·ấn c·ông bởi đoàn 100 người của họ đi toàn bộ là đàn ông và v·ũ k·hí mang trên người toàn bộ rất sắc bén vậy nên bị đối phương nhìn tưởng là ăn c·ướp mới t·ấn c·ông nhanh vậy chứ bình thường người dân du mục là những người hào sảng và rất ưa thích được giao du cũng như họ cần trao đổi.
Sau khi tổ đội này thám hiểm ra phương Đông thì bộ QP ngay lập tức bố trí 2 tiền đồn quân sựtại khu vực mỏm phía đông lục địa để đảm bảo không bị tập kích bởi 1 khi tổ thám hiểm số 2 bỏ chạy thì chúng cũng sẽ cho người đuổi theo dấu vết.
Tổ đội thứ 1 lại không may mắn vậy, sau khi họ tách ra với tổ thứ 2 thì nhóm 100 người đang đứng trên 1 núi băng bất ngờ núi băng bị tách ra và bắt đầu trôi dạt trên biển về phía Tây Bắc.
Cũng may mắn là tổ thám hiểm luôn mang theo mình rất nhiều lương thực dự trữ bao gồm lương khô và thịt khô hoàn toàn không cần dùng lửa, mỗi 1 người mang khẩu phần đủ cho 30 ngày thế nhưng nếu dùng tiết kiệm thì có thể ăn đủ cho 90 ngày, về nguồn nước thì đã có sẵn băng tuyết cạnh đó chỉ cần ngậm 1 chút ít vậy là có nước rồi, cũng may là đối với người tham gia cục thám hiểm đều đã được đào tạo các kỹ năng sinh tồn cũng như khắc phục hoàn cảnh nên họ không bị hỗn loạn căng thẳng mà bình tĩnh đối phó, khắc phục khó khăn.
Để đề phong việc phải nhịn đói lâu ngày mà chưa biết bao giờ tới được đất liền, tổ trưởng tổ 1 gọi là Mai cũng lập tức ứng phó ngay bằng cách chọn các hốc băng, làm nơi trú ẩn tạm thời trên nui băng lớn cùng với đó sử dụng dây có mang theo sẵn lập tức lấy thịt khô đem câu cá, bởi vì đặc trưng vùng lạnh có mặt băng phủ mặc dù mỏng nhưng cũng gần như kín mặt biển vậy nên cứ chỗ nào có trống băng thì ở đó câu cá sẽ dẽ vì cá tập trung đây khá nhiều.
Đây là những kiến thức cơ bản mà người thám hiểm bắt buộc biết được nhất là thám hiểm xứ lạnh.
Tất nhiên với 100 người cùng lúc câu cá thì chắc chắn sẽ có được kết quả, mỗi ngày họ đều câu đủ lượng cá để ăn thậm chí còn câu được cả hải cẩu, nhờ vậy mà cái ăn cũng đã được giải quyết còn mỡ hải cẩu được dùng làm nhiên liệu đốt lửa giữ ấm cho mọi người.
Tổ thám hiểm của Mai cứ vậy trôi lênh đênh trên biển gần 1 năm thì cũng tới lúc tảng băng trôi tới 1 hòn đảo, bên ngoài hòn đảo là 1 lớp băng lớn nhưng nhìn kĩ vẫn sẽ thấy sự sống trên đây chính là nhưng cây họ lá kim cao v·út.
Khi tảng băng ghé vào được sát hòn đảo thì Mai cũng cho người ném dây thừng rồi từng nhóm nhảy qua hỏn đảo mới bước được chân tới đất liền sau gần 1 năm lênh đênh trên biển lúc này cơ thể họ đã rất suy yếu do việc thiếu vitamin C lâu ngày.
Việc đầu tiên lên đảo Mai lệnh cho 50 người tỏa ra phạm vi gần xem xét địa hình cũng như tìm kiếm thực phẩm có thể ăn được, 50 người còn lại thì chọn 1 địa điểm kín gió bắt đầu dựng nơi trú ẩn, bởi hành trang mang theo luôn có tấm bạt nên việc chặt cây làm các lều trú ẩn không quá khó khăn. Tất cả lều đều được dựng giữa những cây thông để có chỗ bám cũng như tránh gió.
Trước mỗi lều đều đốt những đống lửa ấm lại có mặt đá chặn phía ngoài, lợi dụng tính phản quang mà hắt ánh sáng vào trong lều giúp tăng nhiệt độ giữ ấm cho người trong lều.
Trên đống lửa đều đặt các nồi lớn nấu trà lá thông, trà lá thông rất tôt, chúng chưa vitaminC gấp 5 lần chanh, đó cũng là thứ mà họ đang cần bổ sung gấp.
Nhanh chóng, nhưng thịt khô được đem ra nấu thành từng nồi súp để mọi người có thể ăn uống đồ ấm rồi nghỉ ngơi cũng như cử 1 nhóm thức canh lửa cũng như canh gác cho những người khác đươc ngủ.
Đêm đó cũng là đêm đầu tiên mà con người xuất hiện tại hòn đảo này khiến rất nhiều động vật hoảng loạn, những đàn sói lớn cũng liên tục hú gọi nhưng chúng e ngại ánh lửa nên không dám tới gần thế nhưng chỉ cần chừng đó cũng đủ báo hiệu cho đoàn thám hiểm yên tâm bởi ở nơi đây có đàn sói lớn thì tức là không có hung thú lớn hơn, đối với đàn sói thì đoàn thám hiểm chỉ coi đó là đám thịt 7 món mà thôi.
Mặc dù không đem đủ gia vị thế nhưng làm món thịt sói nướng sả ớt chấm mắm tôm vẫn luôn sẵn sàng, thế nên khi nge tiếng hú của đàn sói mà mấy tên tham ăn trong đoàn không chịu ngủ nữa mà bò dậy, mày mò trong đống đồ mang theo để kiếm cái bẫy cho ngày hôm sau đặt bẫy bắt sói.
Cứ vậy mà trong đêm tối với tiếng hú liên tục của đàn sói thì bên này đội thám hiểm chỉ nghe thấy tiếng lích xích của bẫy cùng với tiếng mài dao xoèn xoẹt vang.
Quả nhiên, sáng sớm, tửng nhóm 10 người đi sâu hơn vào đảo cùng với đó là họ thiết lập rất nhiều bẫy đa phần là bẫy treo, khi mà con sói bước vào thì ngay lập tức bẫy sẽ kéo lên cùng với thòng lọng treo con sói lên cao, cứ thế 5 nhóm 50 người cũng đặt được tới 100 chiếc bẫy cùng với mồi là xác của những động vật cỡ nhỏ như chuột và thịt khô.
Không ngoài dự đoán thì ngay đêm hôm đó ngoài tiếng hú của đàn sói là xem kẽ rất nhiều tiếng kêu ăng ẳng của những con thú bị dính bẫy mà treo ngược lên cây.
Sáng hôm sau đi thu bẫy được tận 30 con sói to, mỗi con nặng trung bình khoảng 60kg.
Đội thám hiểm là những người dễ ăn cũng như không kén chọn, tuy rằng xác sói đã bị đông lạnh thế nhưng vẫn tiến hành hơ nóng sau đó lột thành những tấm da lông hoàn chỉnh, thịt sói cũng được đem làm khô cũng như nướng để ăn, phần lòng sói có nhiều c·hất đ·ộc do đặc tính ăn xác c·hết của chúng vậy nên chỉ lấy tim và gan mà thôi còn nữa lại được để làm mồi bẫy sói hoặc làm mồi câu cá hoặc những động vật ăn thịt khác.
Những ngày ở lại trên hòn đảo này, đội thám hiểm không đi sâu mà chỉ đi những khu vực cần tránh những thiệt hại không đáng có, ngoài việc đặt bẫy cũng như lượt nhặt thực phẩm ra thì gần như toàn bộ đội ngũ đều tập trung cho việc làm bè để trở về nước.
Bè được thiết kế là bè mảng 4 tầng được làm bằng gỗ thông xếp chồng lên nhau nhờ vào các khớp được khoét để tạo sự kết nối tốt hơn.
Mỗi 1 bè có chiều rộng 5m, dài 10m, trên bè còn có 1 căn lều được dựng lên làm nơi trú ẩn đủ để 10 người có thể nằm trong đó, ngoài ra bè còn có rất nhiều củi được chứa ở 2 bên thành bè chỗ lều đều cản gió cũng như tạo sự chắc chắn cho bè.
Mỗi bè có thể chứa được 25 người nên đã làm 2 bè để cho 50 người sẽ trở về thông báo còn 50 người còn lại sẽ ở lại đảo để giữ nơi này.
Bè sử dụng gỗ thông khô lâu ngày để nổi còn để di chuyển thì bè sẽ sử dụng buồm được làm từ da thú cùng với tay lái phía sau, lúc nào cần cũng có thể dùng tay chèo được để sẵn hơn 20 cái trên bè sẵn sàng chèo tay nếu cần thiết.
Việc di chuyển theo hướng thì hoàn toàn theo la bàn bởi trước đó họ đã trôi về hướng Tây Bắc thì giờ đây chỉ cần đúng hướng đông nam mà di chuyển vậy là sẽ tới được lục địa Việt. Cứ vậy theo nguyên tắc của gió mùa hè thì nam ra bắc còn mùa đông lại bắc xuống nam vậy nên họ di chuyển vào cuối mùa đông, chọn vùng nước không bị đóng băng mà di chuyển.
Nhờ đó mà chỉ trong 30 ngày họ đã về tới được nước Việt, đánh dấu chi việc thám hiêm vùng đất mới của người Việt trên hành tinh này.
Sau khi trở về, Mai ngay lập tức báo cho bộ quốc phòng về thông tin hòn đảo rộng lớn này, thông tin cũng nhanh chóng được đẩy lên tới văn phòng nhà vua để thông báo, như thường lệ người phát hiện ra vùng đất mới sẽ được đặt tên cho nơi đó.
Chính vì đây là hòn đảo đầu tiên cùng với tên của Mai vậy nên hòn đảo được lấy tên là Ban Mai cũng đánh dấu là hòn đảo mở màn cho hành trình chinh phục đại dương mênh mông của người Việt.
Sau khi thống nhất tên cũng như cập nhật vị trí của đảo Ban Mai trên bản đồ, Mai lại dẫn đoàn trở lại đảo Ban Mai với đội ngũ đông đảo gồm có 1 con tàu hơi nước bọc sắt cỡ trung, có phần mũi tàu được bọc lớp sắt dày 10cm với mục đích phá băng, chở trên đó là 400 người đi cùng chỉ trong 7 ngày đã tới được hòn đảo với biểu tượng là lá cờ rồng vàng bay trên nền đỏ được cắm trên ngọn thông cao v·út.
Sau công đoạn tiếp đón cũng như ổn định chỗ ở thì ngay lập tức đội ngũ thám hiểm vẫn do Mai lãnh đạo tỏa ra tất cả các hướng để tìm hiểu về hòn đảo.
Mất cả 1 năm thì đội thám hiểm mới tìm hiểu hết về hòn đảo, về cơ bản hòn đảo có diện tích khoảng 2 triệu km2 và được chia làm 3 phần:
Bắc đảo hầu như đóng băng quanh năm, chỉ có 3 tháng mùa hè là không đóng băng và vùng này chỉ có cỏ sống được.
Phía Đông đảo là khu vực rừng lá kim cao rậm có thời gian bao phủ của tuyết khoảng 3 tháng nhưng không quá dày.
Phía Tây đảo là khu vực đồng có quanh năm gần như không bị tuyết bao phủ cùng lắm cũng chỉ có hơi lạnh mà thôi nhờ hưởng được khí hậu từ dòng biển ấm chạy gầy thổi vào đây.
Cũng vì thế mà khu vực phía Tây hòn đảo có rất nhiều động vật gặm nhấm cũng như động vật ăn cỏ sống như thỏ, nai.
Phía Đông hòn đảo thì có loài dê, nai, sói cùng sống.
Trải qua 1 năm sống ở trên đây thì đội thám hiểm đã g·iết đi không ít đàn sói khiến cho số lượng sói trên đảo giảm đáng kể chỉ còn lại 1 ít mà thôi, phần sống sót đã sống lẩn trốn vào các khu rừng sâu mà không còn dám liều lĩnh như ban đầu.
Không những thực vật phong phú mà dưới lớp tuyết của khu vực phía Bắc và phía Đông còn chứa rất nhiều khoáng sản đặc biệt là than đá đang nằm dưới tầng đất mặt.
Từ đây, nước Việt chính thức đặt đảo Ban Mai là đơn vị hành chính cấp xứ cùng với đó bổ nhiệm những vị trí quan chức lãnh đạo cho hòn đảo, từ đó biến 1 hòn đảo hoang sơ trơ thành đảo chăn nuôi bậc nhất nước Việt với đàn cừu lên đến hằng triệu con nhanh chóng bằng cách lấy giống và lai tạo những loài cừu mới có tốc độ sinh trưởng, lấy lông, lấy thịt nổi trội.
Ngoài chăn nuôi cừu thì khí hậu se lạnh ở đây lại thích hợp trồng khoai tây quanh năm nên loại cây trồng này đã được bố trí trồng rất nhiều ở đây làm nguồn lương thực chính để nuôi sống con người.
Ngoài khu vực phía Tây tập trung chăn nuôi cừu thì khu vực phía Bắc cũng như phía Đông được giữ lại nguyên vẹn tạo thành khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn ngoại trừ các mỏ than đang khai thác thì sẽ được vận chuyển trên đường ray đưa tới bến cảnh ven biển.
Ngành kinh tế của đảo Ban Mai ngoài chăn nuôi cừu, trồng khoai tây, khai thác than đá thì ngành trọng điểm về lâu dài là đánh bắt hải sản bởi vùng nước này có rất nhiều đàn cá lớn.
Chính vì điều này mà thúc đẩy phát triển nhiều cảng biển tại nơi đây giúp cho việc đánh bắt cá tốt hơn.
Công ty hàng hải hoàng gia Việt cũng nhanh chóng xây dựng 1 đội thuyền chuyên đánh bắt hải sản tại đây với 100 chiếc thuyền cỡ vừa, có trọng tải lên tới 100 tấn gồm cả vật tư và con người nên mỗi lần ra khơi cũng chỉ tập trung lưới lớn cũng như câu sâu để bắt được những con cá lớn mang lại hiểu quả kinh tế cao.
Tuy rằng chi phí đầu tư 1 con tàu lên tới hàng triệu đồng thế nhưng lợi nhuận chúng mang lại cũng tương xứng bởi lượng cá dồi dào dưới nước thì mỗi chuyến ra khơi có thể mang về lãi ròng hơn 1 triệu đồng Viêt.
Với chí đầu tư ban đầu hết 10 triệu đồng thì chỉ sau 3 tháng con tàu hoạt động đã có thể thu hồi vốn và phát sinh lợi nhuận ở những tháng tiếp theo.
Để giữ được chất lượng cá tươi nhất tới tay người tiêu dùng nhằm nâng cao giá trị thương phẩm, công ty hàng hải hoàng gia Việt còn tổ chức sản xuất đá lạnh bằng cách tạo khuôn thép ở phía Bắc đảo, sau đó chuyển về kho phía Đông đảo hoặc Nam đảo bằng các hầm băng trong tàu sau đó lấy lần lượt ra cho các thuyền cá ra khơi.
Cũng nhờ vậy mà số lượng thuyền cá của công ty hàng hải hoàng gia Việt tăng lên nhanh chóng và chạm tới ngưỡng 1000 thuyền sau đó.
Những người dân thấy sự phát triển của ngành đánh bắt cá vậy cũng học theo, họ mua lấy những thuyền nhỏ, thuyền lớn để đánh bắt phù hợp với điều kiện của mình.
Việc phát triển ngành khai thác cá cũng giúp cho ngành sản xuất đá lạnh của tập đoàn hoàng gia Việt thêm phần phát đạt bởi đây là thứ cực kì quan trọng, mỗi 1 chuyến thì con thuyền cỡ vừa cũng cần tới 1000 đồng tiền mua đá còn thuyền nhỏ gần bờ và các tiểu thương cũng cần số lượng 1 nửa như vậy tạo nên giá trị khổng lồ bởi thị trường cực lớn không chỉ trên đảo Ban Mai mà sau này còn tới ngành thủy sản cả nước.
Ngoài việc thủy sản mang lại giá trị thịt cho nền kinh tế Việt cũng như dinh dưỡng có trong cá cực tốt cho cơ thể con người thì thứ phẩm ở đây chính là dầu cá là thứ cực kì quan trọng trong ngành luyện kim để giúp cho thanh thép thêm phần bền bỉ và chắc chắn hơn sau nhiều lần tôi luyện nhờ đó mà giá thành thép tốt cũng như công cụ tốt của nước Việt được giảm đi đáng kể.