0
ỔN ĐỊNH CUỘC SỐNG BỘ LẠC
Với sự phát triển gấp 3 lần so với bộ lạc Đá Xanh cũ dẫn tới nhiều vấn đề thiết yếu không thể đáp ứng:
Tiếp nữa vấn đề
Việc cấp thiết của bộ lạc hiện tại:
Xây nhà ở: Hang không đủ chỗ ở do còn phải chứa thực phẩm từng sọt chồng lên nhau thì cũng chỉ chưa được 50 người mà thôi. Do vậy nên 2 ngày mới tới bộ lạc Cây chỉ có thể làm lều tạm bằng các cây được phủ bằng lá sống tạm thời nhưng nhà kiểu này không
thể vượt đông được bởi mùa đông rất khắc nghiệt nhiệt độ về dưới 0 độ nên bắt buộc phải ở hang hoặc nhà tử tế.
Vì vậy mà các lò gạch cũng nhanh chóng được xây dựng thêm 1 cách đơn giản đó là hong khô, nung, thành phẩm. Bởi số người rất lớn hơn 150 người nên mỗi ngày số gạch sản xuất được lên tới hàng vạn viên 1 ngày. Vậy nên chỉ trong 5 ngày thì toàn bộ số gạch đã
chuẩn bị đủ cho việc xây dựng 1 căn nhà lớn, bởi Sơn quyết định sẽ xây 1 căn nhà lớn đủ để tất cả mọi người ở tuy nhiên sẽ chia ngăn từng phòng 25m2 để 1 gia đình sống trong đó.
Nhà được xây dựng là 2 dãy song song và ở giữa là 1 đường đi cùng với 1 cái bể ở giữa rộng 20m2 sâu 1.3m.
Mỗi dãy nhà sẽ dài 100m, rộng 20m và cao 5m có 2 mái được lợp bằng cây cỏ đánh thành từng miếng.
Theo đó việc đốn cây và đem cây gỗ về do các nam nhân khoẻ mạnh làm bởi rất tốn sức.
Việc nhặt cỏ và vận chuyển vật liệu nhỏ do đám nhóc làm còn việc đánh từng tấm tranh thì do nhưng người cao tuổi làm.
Nhóm phụ nữ sẽ hỗ trợ đàn ông xây dựng và tập kết vật liệu.
Trong bộ lạc chỉ có khoảng 15 người vẫn phụ trách việc đánh bắt cá mà thôi, dù sao cá ở dòng suối còn rất nhiều nên chỉ từng này người vẫn đủ phục vụ cho 150 người ăn.
Mấy phụ nữ mang thai thì làm nhiệm vụ nấu nướng và hỗ trợ mọi người.
Đại công trình huy động tới 1 nửa nhân số của bộ lạc làm việc nhưng cũng phải mất 5 ngày mới xong được.
Xây khu vệ sinh.: Hiện tại quá đông người, nếu như cứ đi vệ sinh bừa bãi sẽ dẫn tới các bệnh như tả, t·iêu c·hảy sẽ rất nguy hiểm vì bệnh này có thể l·ây l·an vậy nên Sơn quyết định cho mấy người thợ săn khoẻ mạnh đi đào hố phân cũng như dựng nhà vệ sinh cách xa
nơi ở và nguồn nước. Riêng đi tiểu thì sẽ có 2 khu đi tiểu ở phía ngoài được quy định rõ ở đó cũng sẽ làm hố để chứa sau này làm phân bởi nước tiểu có chưa nhiều đạm.
Nhà cầu được xây dựng bằng gạch nung sẵn trong lò cùng với mái lợp vỏ cây. Trong nhà cầu sẽ có các thùng chứa vôi để sau khi đi xong có thể lấy vôi rắc xung quanh vừa để diệt trùng. Như vậy sẽ đảm bảo vệ sinh cho cá nhân và môi trường cho cả cộng đồng về
lâu dài. Đây cũng là hình thức nhà vệ sinh công cộng của bộ lạc sau này khi xây dựng các khu dân cư mới.
Khi đưa ra ý tưởng xây dựng nhà vệ sinh Sơn lại vấp phải những ý kiến như;
Alank: không phải cứ kiếm chỗ đất đâu đó là được sao
Kang, Lê: cứ đi đại vào sông suối là được rồi.
Sơn hỏi lại: thế mỗi người đều đi vậy người sau lại dẫm vào phân của người trước rồi sao.
Đi nhiều ra sông suối rồi nước sông suối bẩn thì lấy nước đâu để sinh hoạt.
Jin cũng nói: thế nhưng đi vậy có xa quá không?
Sơn: Lão muốn đi xa hay là lúc nào cũng phải ngửi mùi shit.
Lúc này mọi người mới chịu phục và nge theo lời Sơn bởi dù sau cũng là công trình khá lớn nên cũng phải tốn 15 nhân công làm việc trong 1 ngày mới hoàn thành được.
Kiếm thức ăn, làm đồ gốm.: trong lúc tiến hành các công việc kia thì việc làm đồ gốm vẫn phải tiếp tục bởi nhu cầu sử dụng cao hơn cũng như nhu cầu trao đổi cao hơn do có người để mang vác đồ. Với dân số tới 150 người hiện tại, Sơn hoàn toàn có khả năng lấy
50 người đi mang vác đồ tới phiên chợ trao đổi, mỗi người sẽ có 1 cặp quang gánh thì có thể mang theo 4 chiếc nồi lớn và 4 chiếc nồi nhỏ cùng cơ số lớn bát, thìa, muỗng.
Cùng với đồ gốm thì thợ thủ công còn có nhiệm vụ làm cung tên cho những tân binh mới cho họ tập luyện cũng như sử dụng bởi Sơn yêu cầu những người khoẻ mạnh đi trao đổi đều phải có 1 cây cung cùng với 10 mũi tên mang theo, ngoài ra ở nhà phòng thủ bộ
lạc cũng phải có 50 tay cung nữa vậy nên đội kĩ thuật cũng được lấy thêm người làm việc.
Lấy muối: Đây là công việc cực kì hệ trọng bởi lượng muối ít ỏi của 2 bộ lạc Đá Xanh và Cây đã cạn nên việc tự cung cấp được muối đó chính là thiết yếu của bộ lạc hiện tại rồi, không có muối ngoài việc khó ăn ra sẽ khiến cho con người thiếu sức lực.
Vậy nên Sơn đã cắt tới 30 nam nhân khoẻ mạng manh theo cuốc đá cùng với búa đá và cặp quang gánh đi tới khe núi có quặng muối để đào bới.
May mắn là sau khi bỏ qua lớp trên cùng gồm đất và đá chứa ít muối thì lớp dưới lại chứa hàm lượng muối rất cáo. Ngoài ra trữ lượng muối mỏ ở đây cực lớn, Sơn không thể tính được bởi không biết cách tính thế nhưng có vẻ như cả khe này đều là muối mỏ dưới
lớp đất.
Bỏ lớp đất đã ở trên đi, Sơn cho thợ săn khoẻ mạnh đào từng tảng quặng muối cho vào quang gánh và gùi sau đó cho người lần lượt đem về 1 chỗ gần đó đã được bố trí sẵn gồm có búa đá và bàn kê để giã nhỏ, sau đó lại cho vào trong nồi lớn để khấy ta.
Kiến thức vật lý cơ bản để tách muối ra khỏi hợp chất chính là giã nhỏ, pha với nước sau đó lọc đi thì sẽ có dung dịch muối còn chất bẩn sẽ được giữ lại, sau khi cô đặc cũng như bay hơi thì còn lại muối.
Bởi vì công việc này có thể làm tại đây để giảm công mang vác về bộ lạc thế nên Sơn đã chuẩn bị đủ gồm cả nồi lọc và nồi pha.
Sơn đi cùng nhóm người này cũng là để hướng dẫn cũng như kiểm tra chất lượng muối.
Phân công 2 thợ săn 1 người đào muối và 1 người hốt muối vào sọt lại có 1 người dùng quang gánh đem tới.
1 thợ săn lại cầm búa đá đập nhỏ quặng muối.
Sơn bảo: Lê nhóm lửa đi, lửa lớn vào. Nấu luôn nồi nước.
Su được bao nhiêu bột quặng thì cho vào nồi, mỗi nồi cho ¾ nước ở nồi thôi. đừng đầy quá.
Su nói: Nước chưa sôi vẫn cho vào sao?
Sơn: nước càng nóng thì tan càng nhanh.
Su và Lê đều là người sáng dạ nên hiểu rất nhanh tiến hành.
Bên này nồi lọc đã chuẩn bị xong gồm có 4 lớp:
Nồi lọc được làm khá đặc biệt là loại có đáy thủng nhiều lỗ to bằng ngón tay.
Sau đó được phủ 1 lớp cây cỏ lá dài, khô lên trên.
Tiếp tới lại cho 1 lớp than lấy từ bộ lạc sẵn có. Tiếp tới là lớp cát dày lấy từ sông rồi lớp trên cùng là lớp sói. Tuy nhiên các vật này đều đã được rứa sạch mới được cho vào.
Qua 2 lần nồi lọc như vậy thì mới đảm bảo được.
Để giảm bớt công lao động nên Sơn đã thiết kế đặt nồi ở 3 bậc đất bao gồm nồi đun nước ở vị trí cao nhất rồi tới nồi lọc 1 lại tới nồi lọc 2 cuối cùng là 1 nồi hứng hỗn hợp nước muối sạch.
Từ đây Sơn mới lại cho lên nồi bắt đầu quá trình đun nước, tận dụng tính chất vật lý của nước là bay hơi sau đó sẽ chỉ còn lại muối trắng bám trên bề mặt đáy của nòi.
Nói thì nhanh nhưng các công việc chuẩn bị cũng phải mất nửa buổi mới chuẩn bị xong.
Để mọi người được hiểu hơn thì Sơn không ngừng hướng dẫn cũng như giải thích cho hiểu rõ.
Su hỏi: Sao phải lọc như vậy? Than cho vào làm gì?
Sơn: Than có tính chất hút các c·hất đ·ộc mắt mình không thấy như vậy nước sẽ không bị nhiễm độc.
Arhi: Không phải đã có cát lọc rồi sao?
Sơn: cát chỉ lọc được chất bẩn thôi. Cũng giống như khi có người b·ị đ·au bụng thì người ta hay pha than ra nước để uống vậy đấy.
Lê, Su, Ari lúc này đầu như mổ cò liên tục gật.
Thật ra quá trình đào mỏ muối thì rất nhanh nhưng quá trình chưng cất lại rất lâu thậm chí phải mất tới 8h mới có thể cô đặc được 1 nồi. Vậy nên có khả năng đêm nay sẽ phải ở lại.
Vậy nên Sơn gọi mấy thợ săn dừng công việc đào mỏ lại mà tập trung đựng chiếc lán tạm thời để mọi người có thể thay nhau nghỉ trong đêm.
Bởi ở tại đây có những đống lửa lớn vậy nên sẽ không phải sợ dã thú thế nhưng việc ở ngoài dù sao cũng không tốt, có khả năng dã thú có thể hung hãn bỏ qua.
Nhưng vì cấp bách đành chấp nhận tạm thời và lại với v·ũ k·hí trong tay và đều là người khoẻ mạnh nên nếu gặp dã thú thì moi người có thẻ nhanh chóng trèo lên cây để đảm bảo an toàn.
Bởi vì việc cô đặc phải diễn ra cả đêm nên luôn phải có 3 người luân phiên thức làm công việc quấy cũng như thêm nước lọc.
Thế nhưng Sơn lại có những suy nghĩ thêm bởi cứ mỗi lần làm muối lại cần phải đi ra ngoài ở lại qua đêm này rất nguy hiểm lại không hiệu quả. Lại nữa công đốt lửa liên tục quá nhiều lại với tiết diện đáy nồi quá bé như vậy sẽ rất tốn nhân lực.
Cả mấy tiếng suy nghĩ Sơn liền nghĩ ra biện pháp: chẳng phải bộ lạc liên tục đốt lò gạch sao, dù sao nhiệt lượng thất thoát lên không làm gì. Hắn có thể làm 1 cái chậu thật lớn mà khi đó chỉ cần đổ nước vào cộng với nhiệt lượng liên tục mà lại có tiết diện lớn thì
bốc hơi sẽ nhanh hơn. Lại không tốn thêm công đốt lửa.
Nghĩ vậy nhưng đêm nay sẽ hoàn thành công việc tại đây đã.
Trong đêm bình yên diễn ra ngoài bộ lạc nhưng may mắn rằng không có việc gì xảy ra bởi xung quanh vẫn còn hơi của con hổ nên chưa có hung thú nào tiến tới. Thế nhưng cũng trong bóng đêm đó lại có mấy ánh mắt ngờ vực nhìn về ánh lửa nhưng lại không hề
tiếp cận. Điều này Sơn không biết tới nhưng sau này chính sự kiện này đã mang tới cho hắn 1 dũng tướng vì bộ lạc mà chiến đấu gan lì trai qua nhiêu trận chiến đấu và chưa có lần thất bại.
Kết quả của 1 đêm cố gắng chính là buổi sáng họ đã có tới 20kg muối cùng với rất nhiều dung dịch muối chưa cô đọng.
Lúc này Sơn mới yêu cầu mọi người mang về số muối và dung dịch ngoài ra thợ săn sẽ gánh thêm bột trở về bộ lạc làm tiếp, tại đây có nhiều người sẽ hỗ trợ họ làm nhanh hơn.
Về tới bộ lạc, Sơn ngay lập tức bàn với Stone và Kan 2 người chuyên xây dựng và kỹ thuật của bộ lạc để bàn và thiết kế các chảo làm muối trên nóc lò.
Kan nói ngay: tại sao không đặt xuống bậc đất làm cho nhanh, dù sao bộ lạc rất nhiều người lại thấp thì dễ cho việc khuấy nước hơn.
Sơn: Đúng rồi mẹ như vậy ổn hơn đấy! Mình làm vậy nhé.
Nói đoạn xong hắn phân công cho Stone và các thợ săn ra bậc đất khá chắc mà khoét 1 cái lò theo đó sẽ đốt lửa ở dưới còn ở trên thì sẽ đặt 1 chảo lớn đường kính 2m có chiều cao 30cm. Vì con người đứng trên bậc đất nên hoàn toàn có thể dung cây để khuấy nước
giúp cho nước bốc hơi nhanh hơn.
Ngoài ra, Sơn cũng cử 1 đội thợ săn khác cùng với dụng cụ lại tới mỏ muối tiếp tục khai thác quặng muối về liên tục tạo muối sạch. Bởi dù sao muối vẫn là thứ cực kì quý giá thời kì này mà có thể phá tan vị thế độc tôn của bộ lạc Đá Mặn.