0
Cũng trong thời gian này, bộ QP tổ chức sử dụng 1 thuyền lớn theo mã hiệu TNL 02 với đầy đủ dụng cụ cùng v·ũ k·hí, lương thực, thực phẩm, muối, sắt thép di chuyển tới lục địa phía Đông.
Bởi vì lần này không phải là đi để mở rộng lãnh thổ mà là đi để đặt mối quan hệ, giao thương vậy nên đoàn mang theo rất nhiều thực phẩm, vật dụng, sắt thép, đồng, muối.
Đoàn thuyền xuất phát từ quân cảng được xây dựng tại khu vực nước sâu ngay ngoài biển của xứ Cà Mau, trên tàu lớn có trọng tải hàng nghìn tấn sử dụng 5 máy hơi nước để vận hành trong đó 3 máy chạy và 2 máy dự phòng di chuyển liên tục trong vòng 50 ngày mới tới được lục địa phía Đông.
Trên hai trình này với thời tiết nắng ấm dịu dàng, thi thoảng vẫn xuất hiện những con sóng lớn thế nhưng với tàu lớn thì chúng chẳng là gì.
Trong lúc di chuyển ngoài việc phát hiện rất nhiều hòn đảo nhỏ không người giữa đại dương thì đoàn thám hiểm cũng cho 1 thuyền nhỏ chèo tới cắm ngọn cờ để đánh dấu.
Có những lúc gặp được những hòn đảo và quần đảo lớn có rất nhiều người dân sinh sống vẫn trong chế độ công xã nguyên thủy tuy nhiên vì điều kiện sống ở các đảo giữa đại dương với khí hậu nhiệt đới ẩm nên họ đã phát triển nhiều công cụ để săn bắt hái lượm cũng có những loại cây trồng cũng như vật nuôi mà con người đã thuần hóa được.
Thế nhưng sống ở trên các hòn đảo cũng giống lục địa, có các bộ lạc khác nhau luôn tranh đấu thậm chí ác liệt hơn vì tài nguyên có ít vậy nên khi xuất hiện con tàu lớn thì gần như tất cả chiến binh đều đứng dàn ra bên ngoài cùng với đó giương mũi giáo hướng về phía tàu.
Lúc này, những viên thám hiểm đều cố gắng tỏ ra thân thiện bằng cách 2 tay không giơ lên trời vẫy tỏ vẻ vô hại, cũng có người khác giơ lên những con gà con lợn nhỏ lên huơ hơ trên ra hiệu đến để trao đổi.
Nhờ những hành động này mà những thổ dân bên kia có vẻ bình tĩnh hơn bởi họ không thấy vũ khí cầm trên tay mà chỉ thấy thức ăn thì họ cũng hiểu rằng đám người lạ này đến đây để trao đổi, việc này cũng không lạ bởi họ ở đây thi thoảng vẫn có trao đổi giữa các bộ lạc với nhau.
Thấy mọi người đều đã bình tĩnh thì thuyền lớn mới thả thuyền nhỏ xuống cùng với 4 người trên đó có 1 bao muối tinh, 1 con gà 1 con lợn cùng với mấy bộ áo quần dài cùng với đó là 1 túi thịt khô đã được ướp thơm ngon. Trên lưng mỗi người vẫn không quên giắt 1 thanh đao để phòng vệ.
Bên phía thổ dây thấy con thuyền lớn chỉ đưa ra con thuyền nhỏ cùng 4 người hoàn toàn vô hại bởi trên tay họ không có vũ khí cũng như số lượng chỉ có 4 so với số lượng hàng trăm người của họ thì không có vấn đề gì phải suy nghĩ.
Lúc này họ cũng niềm nở chào đón con thuyền nhỏ cập bờ.
Bước lên bờ là 4 người đàn ông với khuôn mặt hiền lành cùng trang phục đầy đủ áo quần dài, đai lưng, vai mang thanh đao chỉ nhìn thấy cán, chân đi ủng da rất đầy đủ.
Nhóm người nhanh chóng nhận ra thủ lĩnh của thổ dân ở đây là 1 người trông già hơn rất nhiều cùng với trên tay có cầm 1 cây gậy có hình thù kì lạ cùng với trên đầu buộc 1 vòng có nhiều màu kì lạ trong khi những người khác đều không có.
Người thám hiểm đi tới gần miệng nở nụ cười sau đó liên tục các động tác tay xoay đi lại để thể hiện thay ngôn ngữ biểu hiện rằng họ muốn trao đổi.
Người tộc trưởng cũng hiểu mục đích, ngay lập tức đi đến cạnh con thuyền để chọn thứ cần đổi, sau đó ông ta cầm lên 1 bộ quần áo trông có vẻ tương tự 1 bộ quần áo mỏng đưa lên trước mặt nhóm thám hiểm lại đưa bộ áo quần về người mình ý muốn lấy bộ quần áo này.
Người thám hiểm cũng hiểu ý và nhìn lấy xung quanh sau đó lại chỉ vào 4 buồng dừa lại chỉ về mình ý nói sẽ lấy 4 buồng dừa cho 1 bộ quần áo. Tộc trưởng kia cũng hiểu ý xong rồi gật đầu và nở nụ cười thân thiện rồi cuộc giao dịch cũng thành công.
Ngoài việc trên đảo có nhiều dừa thì chuối và những loại trái cây khác cũng là những loại phổ biến nơi đây nhanh chóng được trao đổi lấy những đồ thiết yếu như quần áo, bát đũa, xong nồi…
Tuy vậy thứ có giá nhất vẫn là kim loại bởi ở đây họ vẫn chỉ mới sử dụng đồ đá để cắt nên hiệu quả không cao.
Rất nhanh thì những con dao bằng đồng đã được trao đổi để lấy ngoài thực phẩm thì cũng lấy thêm củi làm nhiên liệu đốt lò trên thuyền. Ngoài đó ra, những loại cây thuốc cũng như công dụng của chúng đã được ghi lại và trao đổi nhằm bổ sung kiến thức cũng như sức khỏe.
Qua sự việc này, đoàn thám hiểm cũng ra hiệu để cho 1 nhóm người tạm ở lại thời gian ngắn để giúp đỡ họ cũng như tìm hiểu văn hóa và ngôn ngữ của người bản địa, tất nhiên sẽ trả phí ở lại bằng vật dụng như quần áo hoặc thứ gì đó. Vậy nên hoàn toàn được tộc trưởng đồng ý.
5 người cùng 1 con thuyền nhỏ được cắt cử ở lại nơi đây nghiên cứu và sẽ trở về sau khi con tàu quay trở lại, những người này ngay lập tức dùng kiến thức của mình để giúp đỡ dân cư trồng trọt cũng như đánh bắt cá có hiệu quả hơn nhờ việc làm hệ thống nhiều dây câu, nhờ đó rất được bộ lạc tôn trọng.
Thậm chí buổi tối còn có những cô gái bộ lạc với nước da bánh mật cùng thân hình săn chắc đến lều của họ để giao phối (các bộ lạc này rất thoáng) Đa phần đây là những cô gái trẻ chưa chồng, bởi ở đây có tục lệ cô gái và chàng trai thoải mái quan hệ nhưng nếu có bầu thì sẽ phải cưới để lo lắng cũng như chăm sóc cho 2 mẹ con.
Mấy thanh niên Việt này đang thiếu hơi gái vậy nên mỡ dâng tới miệng mèo là phải húp liền và húp hết.
Sự sung sức của trai gái đã khiến cho những đêm đó xảy ra động đất không nhỏ, điều này nếu xảy ra ở nước Việt thì sẽ rất ngại ngùng bởi việc này là việc tế nhị chỉ vợ chồng mới biết mà thôi.
Những ngày sau đó, những người thám hiểm ở lại cũng cố gắng hòa nhập vào cuộc sống của thổ dân nơi đây cũng như nhanh chóng học ngôn ngữ cũng như dạy ngôn ngữ cho những người thổ dân nhanh nhẹn.
Trong thời gian này, những người thám hiểm cũng có nhiều điều kiện hơn để kể cho thổ thân nge về nước Việt cũng như những thứ tiến bộ vượt xa bộ lạc nơi đây, từ đó khơi dậy tính tò mò của con người.
Trong hải trình tới lục địa phía đông thì đoàn thám hiểm chỉ đừng lại tại hòn đảo thổ dân này với đặc trưng có rất nhiều dừa nên được ghi tên và đánh dấu trên bản đồ là đảo Dừa, vị trí của đảo nằm cách nước Việt khoảng 3300km với tốc độ 20km/h của tàu lớn đi trong 7 ngày mới tới được, đảo dừa nằm trong 1 quần đảo nằm ở giữa đại dương, nằm ở hướng giữa Đông- Đông Bắc của nước Việt và chúng được hình thành từ hoạt động của núi lửa.
Quần đảo này có hệ thống rất nhiều đảo, trong đó có 7 đảo lớn trên đó có 7 bộ lạc thường xung đột với nhau để tranh chấp thức ăn và tài nguyên… ngoài ra còn có tới tới gần 50 đảo nhỏ con người có thể sống mà không tính tới các đảo quá nhỏ.
Trong thời gian 7 ngày ở lại quần đảo thì đoàn thám hiểm đã cử tàu lớn đi thăm các đảo cũng như có thể trao đổi 1 số lương thực, thực phẩm, củi tại các đảo từ đó thiết lập mối quan hệ bước đầu cũng như lần sau tới sẽ mang nhiều hàng hơn bởi thứ mà đoàn thám hiểm đem đổi chỉ là 1 ít vật dụng cùng 1 số loại lương thực mà thôi.
Để vinh danh trưởng đoàn thám hiểm Nguyễn Hùng tìm ra quần đảo này nên quần đảo cũng được lấy tên là quần đảo Hùng để ghi nhận cũng như vinh danh Nguyễn Hùng cùng công sức của đoàn thám hiểm tìm ra quần đảo này.
Sau khi dừng lại nghỉ ngơi cũng như tiếp thêm nhiên liệu ở quần đảo Hùng trong 7 ngày thì đoàn thám hiểm cũng tiếp tục lên đường mà chỉ để lại 10 người chia tới các đảo lớn để tìm hiểu văn hóa cũng như học ngôn ngữ cũng như dạy ngôn ngữ Việt cho người tại đây, đây cũng là thời gian họ có thể tìm hiểu đặc điểm của các bộ lạc nhằm mục đích giúp cho nước Việt sau này mở mối quan hệ với nơi đây tốt hơn.