Những ngày sau khí thuyền lớn trở về nước Việt, đảo Di Châu dưới sự chỉ đạo của Tuấn vẫn tiếp tục hoạt động bình thường như vận chuyển lúa gạo tới các vùng, sản xuất, thu gom muối, vận chuyển giao cho các nước như Hán, Liêu.
Nhờ việc tiến hành thuê những bộ lạc ở đảo lớn phía Nam vào sản xuất muối mà sản lượng đột biến tăng cao lên tới 1500 tấn mỗi ngày khiến cho kho chứa liên tục đầy cũng như tàu chở hàng cũng vào liên tục lấy hàng đi.
Tại bến cảng nước Liêu cũng như Hán đã hình thành những cảng nước sâu dành cho nơi neo đậu tàu thuyền chở muối, thậm chí có nhiều hàng quán cũng được mọc lên để kinh doanh những ngành nghề như vải, trái cây, gia súc, gia cầm thậm chí còn có cả nơi buôn bán nô lệ cùng với kỹ viện, thanh lâu được mọc lên.
Thế nhưng tại đó cũng chủ yếu phục vụ nhu cầu của người bản địa tới đây buôn bán mà thôi bởi người Việt ở đây rất ít, chỉ có 1 số thành viên của đoàn thám hiểm ở lại với vai trò đại sứ thì vẫn ở trong đại sứ quán hoặc đang di theo những người dẫn đường đi tới các vùng có những loại quặng hay khoáng sản lạ để xem xét mà thôi.
0