Đề nghị của Trần Quốc Toản làm Trần Kính rất khó xử, vốn dĩ tù binh sau c·hiến t·ranh phải giao lại cho triều đình để triều đình quản lý. Từ đó việc phân chia tù binh cho người có công hay để trao đổi với kẻ thù sẽ do triều đình quyết định. Trước ánh mắt chân thành của Trần Quốc Toản, Trần Kính lựa chọn đặt niềm tin vào người huynh đệ mới quen này.
- Được, ta có thể giúp đệ giữ lại 400 tù binh.
Mình nói xong nhưng không thấy thằng em nói lời cảm kích, Trần Kính ngẩng mặt lên thì thấy bộ mặt bất mãn của Trần Quốc Toản đang gườm gườm nhìn mình thì chép miệng:
- Thôi được rồi, cho đệ một nửa. Đệ có thể giữ lại 600 người.
- Đệ muốn 1000 người.
Trần Kính trợn mắt quát:
- Đệ điên à, có 1200 tù binh đệ đòi giữ hết 8 phần thì ta biết làm thế nào? Đệ muốn bị đám ngự sử ngôn quan tế sống à? 800 người đệ tự chọn, đừng kỳ kèo nữa.
- Chốt!
Nhìn Trần Quốc Toản quay ngoắt người bỏ đi, còn đang ra hiệu cho gia binh thu dọn hành trang trở về khiến Trần Kính có cảm giác mình bị lừa. Trần Kính gọi với theo Trần Quốc Toản:
- Thằng c·hết tiệt, ta giúp đệ nhiều như thế mà không nói được một câu cảm ơn à? Sao ta cứ có cảm giác mình bị lừa?
Trần Quốc Toản quay lại nhún vai cười toe toét nói với Trần Kính:
- Huynh nói ngược à? Đệ làm việc này vì quốc gia, đệ có xin cho đệ đâu mà đệ phải cảm ơn? Đệ còn phải tốn núi tiền để nuôi chúng nữa kìa? Hay huynh cho tiền đệ nuôi chúng đi rồi đệ cảm ơn.
- Haha thằng c·hết tiệt.
Câu trả lời của Trần Quốc Toản khiến Trần Kính vui như vớ được vàng, chỉ thiếu điều nhảy cẫng lên nữa thôi. Trần Quốc Toản mà nói câu cảm ơn mới khiến Trần Kính phải lo sợ, càng thêm đề phòng. Vì nếu cảm ơn chỉ chứng tỏ Trần Quốc Toản có lòng riêng, còn làm việc công thì chả cần ơn huệ gì bố con thằng nào hết. Trần Kính lòng sướng khoái vô cùng chờ đợi những chuyển biến sắp tới của Đại Việt.
Khi Trần Quốc Toản tung mình lên ngựa chuẩn bị dẫn đoàn gia binh và tù binh rút đi, Trần Kính vẫn trên đồn Khoái gọi với xuống:
- Quốc Toản, không đi không tới!
Trần Quốc Toản không ngoảnh lại chỉ dơ tay lên hô lớn:
- Không đi không tới!
Đợi Trần Quốc Toản rời đi, đoàn đội của Trần Kính cũng đã chuẩn bị xong. Trần Kính quay lại ra lệnh cho Nguyễn Chính:
- Nguyễn Chính, chúng ta cũng lên đường thôi. Tới Thăng Long, ngươi cho người bí mật tìm hiểu thêm thông tin về tiểu đệ mới này đưa tới cho ta. Càng chi tiết càng tốt.
- Vâng!
Dù đã đặt lòng tin vào Trần Quốc Toản, nhưng trên cương vị là thừa tướng của Đại Việt Trần Kính vẫn cần cẩn thận điều tra thêm về thân phận của Trần Quốc Toản, hơn nữa việc nắm được những thông tin này sớm có thể giúp Trần Kính có kế hoạch bảo vệ Trần Quốc Toản khỏi những thông tin bất lợi sau này.
--------------------------------------------------------------------
Từ sau khi Trần Quốc Toản dẫn gia binh rời đi, những tin tức về việc Hoài Văn vương phủ có cậu chủ mới được mọi người kháo nhau truyền đi khắp trang viên của Hoài Văn vương và các huyện xung quanh. Chẳng bao lâu sau, tù binh quân Chiêm liên tục được dân binh khắp nơi dẫn về kèm theo những tin tức thắng trận mang tới không ngừng, những câu chuyện được binh sĩ kể lại vô cùng sống động. Trong khi các nơi khác b·ị c·ướp phá tanh bành, chỉ có trang viên nhà mình không những đuổi đánh quân Chiêm tơi bời còn đang một đường đánh tới Thăng Long cứu viện. Đã mấy chục năm rồi các trang hộ của Hoài Văn vương phủ mới được dịp nở mày nở mặt với các huyện xung quanh như thế này.
Tin tức Thăng Long thất thủ truyền tới, không ai có thể vui được cả, không khí nặng nề bao trùm khắp nơi, không ai muốn nói một lời đến thở còn thấy khó khăn. Trừ các cụ già bảy tám mươi tuổi trong trang viên của Hoài Văn vương, sống tới tuổi này rồi họ chẳng phải sợ ai nữa cả. Ngồi trước cửa nhà nhóp nhép nhai trầu họ nhổ một bãi, tức giận chửi văng nước bọt lũ quan viên vô dụng, lũ cấm binh vô dụng, trừ cậu chủ nhà mình ra thì cả Đại Việt này toàn loại phế vật, không có ai đánh được quân Chiêm, để quân Chiêm vào kinh thành c·ướp phá như đi chợ.
Con cháu vây xung quanh liên tục vỗ lưng, bóp chân, dâng trà dâng nước luôn mồm xin các cụ bớt giận không hại đến sức khỏe. Ngoài mặt họ không dám thể hiện cảm xúc gì để chung nỗi buồn với cả nước, nhưng lòng trang hộ thì đầy sướng khoái theo mỗi câu chửi của người già. Các cụ càng chửi lòng họ lại càng khoái. Mỗi khi thấy lũ trẻ con trong trang thi nhau hò hét khắp phố về chiến công của Trần Quốc Toản thì họ quát tháo bắt bọn chúng im mồm rất nhẹ nhàng còn việc chúng có nghe hay không thì mặc kệ, bọn trẻ mà kể thiếu mới đáng bị họ cho ăn đòn.
Rồi chả hiểu sao mồm 5 miệng 10 đồn thổi thế nào thành quân Chiêm chiếm được Thăng Long nhưng vì sợ cậu chủ đang dẫn quân đánh tới mà phải vội vàng rút chạy về nước. Mũi các trang hộ của Hoài Văn vương phủ hếch lên tận trời, gặp đám xã quan các xã xung quanh họ cũng chẳng thèm để vào mắt, gặp người dân các huyện xung quanh tới làm công nhìn họ ngưỡng mộ chào hỏi thì họ chỉ "ừ" cho qua nhưng trà nước thì không thiếu.... Chỉ cần ai khéo mồm một chút, khen ngợi cậu chủ một câu là có cả bánh trái hoa quả để ăn. Trang viên vốn có Vương phi nhân từ trấn giữ, nay có thêm cậu chủ tài giỏi nữa thì còn gì bằng. Chả biết từ khi nào trong lòng các trang hộ, Trần Quốc Toản chắc chắn là cậu chủ của họ không có gì để nghi ngờ hết, tên nào lèm bèm lắm mồm thì họ vặn răng.
Từ trên ngọn đa cổ thụ đầu làng Khê ven sông Luộc, Lưu Vân 9 tuổi cố ngoi đầu khỏi tán lá nhìn về phía tây bên kia bờ sông chờ đợi. Khi thấy được hàng ngũ như con rắn đen sì dần xuất hiện bên kia bờ sông nó vui sướng vội tụt xuống khỏi cây đa. Nó muốn hét lên ngay lập tức nhưng phía dưới còn rất nhiều bọn trẻ đang chờ đợi, nó phải kìm lại để mình không hét lên, nó muốn nó là người chạy trên cùng mang theo tin tức về vương phủ.
Bàn chân vừa chạm đất, Lưu Vân liền chạy như bay về phía trang viên, bọn trẻ lít nhít phía sau đang cố chờ tin tức từ mồm Lưu Vân nói ra cũng chạy ùa theo. Chạy trước bọn trẻ con được hơn 10 bước, Lưu Vân vừa cắm cổ chạy về trang viên vừa ngửa cổ lên hô lớn:
- Cậu chủ về rồi, cậu chủ về rồi.
Bọn trẻ con mừng rỡ chạy theo Lưu Vân hò hét theo. Chúng chạy xuyên cánh đồng, chạy xuyên những con đường đất, vừa chạy vừa hò hét không biết mệt. Tiếng trẻ con nhí nhố hò hét từ bờ sông truyền về tản đi khắp nơi, chẳng mấy chốc tiếng người lớn, đàn ông phụ nữ cũng hét theo bọn trẻ con. Cả trang viên như náo loạn vứt hết việc đang làm lại, xách theo đủ thứ đồ đã chuẩn bị sẵn rồi kéo nhau đi tới tập trung hết 2 bên con đường đất trước cổng trang viên chờ đợi.
Lê Vân chạy xuyên qua cổng trang viên hướng thẳng về phía vương phủ, nó vẫn không ngừng hét lên “cậu chủ về rồi”. Cả con đường rộng lớn trước cổng trang viên liền tán loạn, người bán hàng thì mau mau đuổi khách để dọn hàng, người đang đi chợ thì vội vã chạy về nhà, một số cô gái trẻ còn bạo gan thay những bộ quần áo mới nhất, trang điểm lộng lẫy nhất rồi chọn những vị trí dễ được nhìn thấy nhất để chờ cậu chủ trở về. Cả con đường 4 xe ngựa tránh nhau trong chốc lát sạch tinh, hàng quán được dẹp sạch, người dân ngay ngắn chờ sẵn hai bên đường.
Lê Vân chạy tọt vào vương phủ, không ai cản đường nó cả, về tới nơi nó cũng gần hết sức. Lê Vân định hét lên thì Tiểu Đào trong bộ váy màu mận, má đã có chút phính ra, tóc búi 2 chỏm rất xinh đẹp đã chạy tới ôm cổ tay nó để lắc rồi luôn mồm hỏi:
- anh Vân, anh Toản về rồi à? anh Toản về rồi à?
Lê Vân mới kịp gật đầu cái Tiểu Đào đã chạy tọt vào trong hét toáng lên:
- Anh Toản về rồi, anh Toản về rồi.
Chỉ trong mấy ngày ngắn ngủi Tiểu Đào lanh lợi đáng yêu đã thành cục cưng của cả 3 cụ ông cụ bà, nhờ có Tiểu Đào mà 3 người được cười không ít. Trong vương phủ hiện giờ gần như không có vùng cấm cho Tiểu Đào. Tiểu Đào nhanh chóng chạy tót vào tiền sảnh, Lê Vân đành đứng lại nhường công khoe với các cụ "cậu chủ đã về" lại cho nó. Lanh lợi nhưng Tiểu Đào cũng rất lễ phép, tới trước mặt Vương phi Tiểu Đào ngoan ngoãn lại gần nhỏ giọng nói:
- Cụ ơi, anh Toản về rồi!
Vương phi Trần Ý Ninh, Đặng Văn Thiết cùng Tiểu Thúy đã biết từ trước nên cả 3 đã ngồi sẵn ở tiền sảnh uống trà, tán gẫu đợi Trần Quốc Toản về. Vương phi cười híp mắt vời vời Tiểu Đào lại gần mình, khẽ xoa xoa đầu nó nói:
- Tiểu Đào, cháu có thể bảo anh Vân dẫn ra cổng trang viên đón anh Toản về đây. Đi chậm thôi kẻo ngã.
Tiểu Đào được cụ cho phép ra ngoài chơi thì nhảy tưng tưng hét lên sung sướng, Tiểu Đào vốn rất hiểu chuyện, bình thường hàng ngày nó chỉ chơi trong phủ, nếu được cụ cho phép nó mới dám ra ngoài. Tiểu Đảo cố kiễng chân lên ôm lấy cổ vương phi thơm “chụt” một cái rồi chạy vọt đi. Chạy được vài bước, nói mới nhớ ra có ba cụ ở đây nên nó chạy tới thơm thêm cho mỗi người một cái. Đặng Văn Thiết sướng đến nhũn chân. Nhìn theo bóng Tiểu Đào chạy ra ngoài cả ba người cười không thấy mặt trời đâu.
Nhớ ra chuyện gì đó, Đặng Văn Thiết quay lại dặn người hầu phía sau:
- Ngươi cho người đi pha cho cậu chủ chậu nước muối ấm. Cho nhiều muối một chút. Chuẩn bị thêm ít thuốc và băng gạc sạch nữa.
Tiểu Thúy phía đối diện không hiểu nước muối, thuốc và băng gạc để làm gì, trong thư có thấy nhắc tới Trần Quốc Toản b·ị t·hương đâu? Đợi người hầu vâng dạ rời đi thì mới hỏi Đặng Văn Thiết:
- anh Thiết, nước muối để làm gì thế? anh Toản có b·ị t·hương đâu?
Đặng Văn Thiết nở nụ cười rất nham hiểm rồi bảo:
- Không có gì, nước muối để giúp cậu chủ phục hồi nhanh hơn thôi.
Vương phi đang nhấp ngụm trà, cũng phải phì cười chỉ tay vào Đặng Văn Thiết trách:
- Ngươi đúng là, đã già thế này rồi còn thích làm mấy trò trẻ con. Nhưng thôi, coi như phạt thằng Toản cái tội vừa mới về đã chạy đi khắp nơi cũng được. Tiểu Thúy, con đừng quan tâm trò của 2 cái đứa này. Chúng nó toàn làm trò không đâu.
----------------------------------------------------
Trên con đường đất hướng về trang viên, Trần Quốc Toản dẫn đầu đội ngũ gần nghìn người đang chầm chậm vượt qua cây cầu phao. Từ Đồn Khoái về đây tới gần 120 dặm, vì phải kéo theo tù binh Trần Quốc Toản cho quân của mình mỗi ngày hành quân đúng 30 dặm là dừng. Tới ngày thứ 5 họ mới về được đến đất phong của mình, bị ảnh hưởng từ những gì được chứng kiến bên bờ sông Hồng, suốt 5 ngày hành quân trừ quân lệnh từ Trần Quốc Toản ra thì không ai nói một lời nào, cả đoàn người cứ thế im lặng hành quân. Không một tiếng than vãn, không một tiếng quát tháo, chỉ có tiếng bước chân ngoan ngoãn của quân Chiêm cùng tiếng vó ngựa của kỵ binh.
Trước ánh mắt muốn băm vằm mình ra của binh sĩ Đại Việt, quân Chiêm biết các binh sĩ Đại Việt chỉ chờ họ "sinh sự" để ra tay nên suốt 5 ngày hành quân quân Chiêm rất ngoan ngoãn, không dám chậm trễ lười biếng, không dám phá hàng lối, đến suy nghĩ bỏ trốn cũng không dám nghĩ tới.
Gần về tới nhà mà không khí vẫn quá u ám, Trần Quốc Toản đành phải nói vài câu động viên với các binh sĩ:
- Chỉnh lại trang phục, bỏ bộ mặt đưa đám của các ngươi đi, giữ nó ở trong lòng là được rồi, tươi tỉnh lên. Đừng đem những chuyện không vui trên chiến trường về nhà, chúng ta là người chiến thắng trở về, để người nhà và các trang hộ được vui vẻ cũng là trách nhiệm của chúng ta.
Từ lời nói của Trần Quốc Toản, các binh sĩ dần ý thức được việc mình cần làm. Cũng bởi vì đây là lần đầu tiên họ trở về trong tư thế của kẻ chiến thắng mà như thua. Các binh sĩ bắt đầu hì hục lau bụi bặm đất cát trên người, vỗ vỗ má đôm đốp để lấy lại tinh thần sau mấy ngày quá ủ rũ.
0