Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 42: Thủy Tộc Đại Năng - Cao trào đại hội - Thiên Tộc quần hùng

Chương 42: Thủy Tộc Đại Năng - Cao trào đại hội - Thiên Tộc quần hùng


Một ngày mới bắt đầu công việc ăn uống cũng như mọi việc trong phủ đã được Nhiên Phàm Phàm nhờ Thừa Lãm Sang chu tất mọi việc một chút. Cũng như những ngày khác Nhiên Phàm Phàm lại cùng với Nhiên Bình Bình đến đại hội.

“Xin chào tất cả các vị mấy hôm nay chúng ta tranh luận khá sôi nổi về phương pháp tu luyện cảm ngộ của Thiên Tộc như vậy hôm nay Thủy Hoàng tui sẽ trình bày với các vị cảnh giới thứ tư Thủy Trương cảnh và các lộ tuyến của nó đối ứng với những công pháp nào của Thủy Tộc và các công pháp đó theo các huyệt vị nào lộ tuyến ra làm sao, các vị sẽ cùng với Thủy Tộc chúng tôi cùng nhau hoàn thiện nó tốt nhất có thể. Khi muốn Thủy Khí đi một vòng mà tạo ra được những giọt Thủy Dịch không chỉ ở yếu tố công pháp không mà còn ảnh hưởng bởi tư chất của người tu luyện cũng chiếm một phần quan trọng và cũng không thể nào bỏ qua được.

Vậy trước tiên chúng ta tìm hiểu thử công pháp Linh cấp Trung phẩm “Vượt Long Môn” của Long Tộc - Thủy Tộc. Tại cảnh giới thứ tư này người tu luyện chỉ cần vận chuyển Thủy Khí tạo ra 16 giọt Thủy Dịch. Bình thường khi một con non của Thủy Tộc sinh ra sẽ trải qua một vài giai đoạn nhất định trứng; con non khi này các con non sẽ mang hình hài là loài cá của gia tộc hoặc một vài biến thể, tổ hợp, đột biến so với tổ tiên của chúng - ở giai đoạn này chúng được chăm sóc cẩn thận; ấu niên giai đoạn này hầu hết chúng sẽ được dạy cách biến đổi cơ thể có thể là hóa hình hoặc biến về cho giống với tổ tiên để phù hợp với công pháp tu luyện;

Thiếu niên giai đoạn này là giai đoạn vàng cho việc tiếp cận công pháp và tu hành cùa con non thậm chí cuối giai đoạn này có những đứa trẻ sẽ tiến hành thành gia lập thất duy trì cho dòng họ, giống loài; giai đoạn trưởng thành là giai đoạn tiếp cận mọi việc gia đình và có những biến đổi tâm lý phù hợp với vai trò lãnh đạo tương lai; gia đoạn già yếu là giai đoạn cuối cùng trong một vòng đời của Thủy Tộc lúc này người già sẽ đóng vai trò lãnh đạo, chỉ dẫn, cố vấn, rèn luyện cho người trẻ, lứa mới.…”

Tiếp tục sau đó Thủy Hoàng nói về những điều lưu ý lộ tuyến đã sai của các huyệt vị trên “Vượt Long Môn” đối ứng Long Tộc là như thế nào? Nhiên Phàm Phàm chăm chú lắng nghe sau đó ông chú trọng ghi chép tỉ mỉ lại. Ông dự định sẽ dùng Linh Khí đi theo mạch máu từ những huyệt vị nhất định sau đó đi toàn thân và tiếp tục theo mạch máu truyền đến những bộ phận trong cơ thể, có thể cường hóa chúng trở nên mạnh mẽ và loại bỏ những tạp chất không tốt để kéo dài thời gian sống và tăng tuổi thọ nếu có thể.

Những ngày sau đó Thủy Tộc tiếp tục tham vấn và được mọi người lý giải tranh luận những huyệt vị mới những đường kinh mạch khác. Nổi tiếng nhất phải kể đến những diễn giải đến từ các gia tộc như:

Yên Thủy Minh Tộc (Cá minh thái vảy vàng); Hải Chương Ngư Gia (Bạch tuột biển năm kim đốm xanh); Hóa Hải Nhĩ Tộc (Cá bào ngư bạc); Hồng Quang Thoán Gia(Cá lồng đèn da xanh, đèn đỏ); Trường Viên Ngư Gia (Cá ngừ vây xanh, đuôi vàng, mắt to); Sa Hải Quy Tộc (Cá hồi vây xanh, đuôi vàng); Trích Thuần Nhất Gia (Cá trích má đỏ, vây vàng); Kim Ngọc Nguyệt Ngư (Ốc mặt trăng vàng sáng chói); Kim Hồng Hải Mã (Cá ngựa vàng đuôi đỏ); Bạch Lão Nguyên Quy (Rùa trắng);…v…v…

Sau 3 ngày tranh luận thì mới kết thúc phần diễn giải về cảnh giới thứ tư của Thủy Tộc và các huyệt vị đường kinh lạc tại cảnh giới thứ tư này. Nhiên Phàm Phàm củng biết them được rất nhiều công pháp đường hướng như thế nào như An Yên Công Pháp, Thủy Diệu Môn, Tân Tử Công Pháp, Ảo Ảnh Môn, Quy Ấn Môn, Cửu Dương Môn,…

Tiếp theo sau đó là 12 ngày diễn giải của các vị đại năng Thiên Tộc nói về pháp tắc tu luyện, luyện thể của mình và sự tranh luận lý giải đến từ các gia tộc vê những kiến giải và thắc mắc cũng như phương pháp tu luyện, phương pháp cảm ngộ, những điều nang giải về cảnh giới thứ 3 đối ứng Thiên Cho cảnh của Thiên Tộc. Nhiều nhất phải nói đến chính là ngoài Thiên Quân, Thái Quân, Thánh Quân, Thần Quân, Tiên Quân, Thiên Tôn, và những gia tộc trên còn có sự tham gia của:

Phong hiệu Xuân Thái Tôn của Xuân Vô Vi - đệ tử của Dương Thái Quân nói về Xuân Hoa đạo pháp tắc, mùa xuân thì trăm hoa đua nở.

Phong hiệu Hạ Thái Tôn của Hạ Hỏa - đệ tử của Dương Thái Quân nói về Hè Nóng đạo pháp tắc, mùa hè cái nóng ôi bức đêm đến cho chúng ta những gì.

Phong hiệu Thu Thái Tôn của Thu Vỹ Hà - đệ tử của Âm Thái Quân nói về Thu Tàn đạo pháp tắc, mùa thu hoa tàn lá rụng về cội chúng ta luôn nhờ về cội nguồi tổ tiên.

Phong hiệu Đông Thái Tôn của Đông Không An - đệ tử của Âm Thái Quân nói về Đông Tuyết đạo pháp tắc, mùa đông thuyết rơi lạnh giá là thừ thích hợp cho việc mọi người cùng nhau tụ họp gia đình ấm cúng.

Thanh Long Thánh Thú là phong hiệu của Đông Linh Thiên Tín, ông nói về Thanh Long đạo pháp tắc là sự kết hợp đầu tiên của Long, Mộc, Xuân, Thanh đạo pháp tắc từ hỗn độn mà thành tượng trưng cho sự khởi đầu, sự sinh sôi, sự phát triển và sức mạnh của thiên nhiên.

Bạch Hổ Thánh Thú là phong hiệu của Tề Hổ An Nam, ông nói về Bạch Hổ đạo pháp tắc là sự kết hợp đầu tiên của Hổ, Kim, Thu, Bạch đạo pháp tắc từ hỗn độn mà thành tượng trưng cho sự kết thúc, sự thu hoạch, sự công bằng và sức mạnh của sự thay đổi.

Chu Tước Thánh Thú là phong hiệu của Cửu Lê Thùy Trang, bà nói về Chu Tước đạo pháp tắc là sự kết hợp đầu tiên của Phượng, Hỏa, Hạ, Xích đạo pháp tắc từ hỗn độn mà thành tượng trưng cho sự nhiệt huyết, sự sáng tạo, sự danh vọng và sức mạnh của lửa.

Huyền Vũ Thánh Thú là phong hiệu của Bắc Nhung Niên Hạ, ông nói về Huyền Vũ đạo pháp tắc là sự kết hợp đầu tiên của Quy, Xà, Thủy, Đông, Hắc đạo pháp tắc từ hỗn độn mà thành tượng trưng cho sự bí ẩn, sự sâu sắc, sự ổn định và sức mạnh của nước.

Thiên Khu Thần Tôn là phong hiệu của Tham Lang Chiến Mạn diễn giải về Thiên Khu đạo pháp tắc, tượng trưng cho không gian, bầu trời bao la, sự rộng lớn và tự do có tính cách phóng khoáng, mê khám phá, có chí hướng lớn, nhưng cũng có phần bướng bỉnh và khó bảo.

Thiên Toàn Thần Tôn là phong hiệu của Cự Môn Nam Huỳnh diễn giải về Thiên Toàn đạo pháp tắc, tượng trưng cho danh vọng và sự uy tín, có khả năng lãnh đạo, quản lý và có tầm ảnh hưởng lớn; luôn được sự bảo vệ, che chở.

Thiên Cơ Thần Tôn là phong hiệu của Lộc Tồn Thùy Anh diễn giải về Thiên Cơ đạo pháp tắc, tượng trưng cho cho trí tuệ, sự sáng tạo và khả năng thích ứng; có đầu óc linh hoạt, tư duy nhạy bén và tìm tòi khám phá những điều mới lạ; có suy nghĩ sâu sắc, có phần đa sầu đa cảm.

Thiên Quyền Thần Tôn là phong hiệu của Văn Khúc Nhân Huy diễn giải về Thiên Quyền đạo pháp tắc, tượng trưng cho quyền lực, sự thống trị và khả năng kiểm soát; sự công bằng, chính trực; Sự ổn định và vững chắc.

Ngọc Hành Thần Tôn là phong hiệu của Liêm Trinh Ngọc Tú diễn giải về Ngọc Hành đạo pháp tắc, tượng trưng cho sự linh hoạt, có đầu óc nhanh nhạy bén; khả năng giao tiếp, thuyết phục và đàm phán tốt và khả năng thích ứng cao.

Khai Dương Thần Tôn là phong hiệu của Vũ Khúc Hồng Thắm diễn giải về Khai Dương đạo pháp tắc, tượng trưng cho sự khai sáng, mở mang trí tuệ; có tư duy sáng tạo, ham học hỏi và luôn tìm kiếm những điều mới lạ; có tư duy sáng tạo, ham học hỏi và luôn tìm kiếm những điều mới lạ; sự ch·ung t·hủy, đáng tin cậy.

Diêu Quang Thần Tôn là phong hiệu của Phá Quân Nam Thành diễn giải về Diêu Quang đạo pháp tắc, tượng trưng cho sự sáng tạo, có óc sáng tạo phong phú; khả năng tư duy độc đáo và những ý tưởng mới lạ khám phá điều mới mẻ; sự năng động, nhiệt huyết.

Chương 42: Thủy Tộc Đại Năng - Cao trào đại hội - Thiên Tộc quần hùng