Logo
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 26 Nhà nhỏ

Chương 26 Nhà nhỏ


Thiếu niên lang thang từng bước trên đường nhỏ quanh co rẽ góc này qua hẻm kia, bộ pháp nhanh gọn hai bên tay cũng không ngồi yên mà đưa qua lại xung quanh chạm vào các bức tường được đắp bằng loại đất vàng thô ráp. Hắn hồi tưởng lại rất nhiều chuyện, vui buồn lẫn lộn đan xen vào nhau cái gì cũng có. Chỉ là thằng nhóc này tâm tính từ khi còn nhỏ xíu đã được cái khắc nghiệt của thế gian hung đúc cho vô cùng kiên cường, dù đối mặt với quá khứ có buồn bã đến thế nào nó cũng không cảm thấy quá đau lòng, ngược lại càng có thêm động lực để sống, cứ tiếp một bước rồi lại đến một bước, không ngừng đi tới tương lai rộng lớn. Ở sau lưng thiếu niên mơ hồ còn có gió lạnh phảng phất, cũng không phải hồi xuân hàn trong miêu tả của công tử ca. Cảm giác ngọn gió này còn sống động hơn cả vật thật, giống như có tri giác.

Trần Trường An đương nhiên không thể nào nhận ra được điểm khác thường này, một tay đưa vào sâu trong áo nắm lấy túi tiền lớn mà mình đã vất vả kiếm được, đây là mồ hôi của hắn là công sức của hắn. Trước tiên là phải quay về nhà cất tiền đã, trong bụng thiếu niên nhỏ lập tức nhảy số. Lần đầu trong đời được có nhiều tiền như vậy ở trong người chung quy cảm giác vẫn rất khác biệt, có chút nặng đầu lo lắng mình nên cất giữ như thế nào cho an toàn. Thiếu niên bây giờ mới thấm thía dần câu nói của cổ nhân, có tiền trong người chưa chắc đã là chuyện sung sướng gì cho cam, thế nhưng hắn lập tức vỗ vỗ vào má mình vặn lại câu nói này. Nếu như dựa vào công sức làm việc mà kiếm tiền mà cũng được coi là khổ, vậy thì ta cũng muốn khổ không muốn sướng chút nào.

Xuyên qua những con đường chật hẹp lại xuyên qua thêm hai ba con ngõ nữa, đường đi ngoằn ngoèo với không biết bao nhiêu con đường nhỏ đan xen vào nhau, cách chừng hai mươi hay ba mươi bước chân gì đó thì lại có một ngã rẽ hướng đi nơi khác, thậm chí đi đến những đoạn đường đặc biệt phức tạp thì có tới bốn năm hướng đi khác nhau, đều là các con đường tắt dẫn đến các nơi khác nhau trong thành. Nếu như không quen thuộc mà lạc vào cái ma trận này khẳng định là chỉ có trèo tường mới ra được bên ngoài. Trường An lót tót bàn chân, thân hình giống như con chuột nhỏ luồn bên này lách bên kia rất nhanh đã quay về ngồi nhà của mình nằm ở gần rìa tại góc khuất của Thanh Sơn thành.

Trên còn đường hẹp tăm tối mà độ chừng hai người đi qua sẽ chạm vai nhau vừa vặn có năm ngôi nhà nằm ở dọc hai bên. Xung quanh là một mớ hỗn độn với không biết bao nhiêu thứ lộn xộn bị vứt thẳng bên ngoài, con đường dưới chân ẩm ướt bốc lên mùi nấm mốc, toàn bộ cảnh tượng chỉ có thể dùng một từ tồi tàn tạm bợ để miêu tả. Nơi này đã nổi tiếng là xóm ngụ cư nghèo của dân tha hương cầu thực lang bạt mà tới, người sống ở nơi đây tự nhiên cũng đều thuộc về tầng lớp áp chót của đáy xã hội, công việc bình thường của bọn họ hầu như đều là bán sức bán mạng mà làm.

Thuộc về tầng lớp thấp hèn bậc nhất của thành nên bọn họ không có tiếng nói, lại mang tiếng là dân tha hương cầu thực vậy nên ở trên thực tế bọn họ cũng không có bất kì một quyền lợi bình đẳng nào cả, luôn luôn bị người dân bình thường trong thành ngầm chèn ép, tiền kiếm được cũng không có bao nhiêu, chẳng ai truy cầu tích góp của cải hay là mang trong mình giấc mơ đổi đời cả, hầu như chỉ mong đừng phải ôm cái bụng đói đi ngủ và có thể sống được qua ngày đã là rất tốt rồi.

Tổ trạch của Trường An nằm ở con ngõ này tự nhiên bản thân hắn cũng thuộc vào loại tầng lớp thấp kém, áp chót dưới đáy xã hội hơn nữa so với những người ở đây hắn vẫn là kẻ có hoàn cảnh bất hạnh nhất, cũng là kẻ có cuộc sống khốn khổ khó khăn nhất. Cha mẹ mất sớm khi mà thiếu niên mới chừng năm sáu tuổi, từ khi nhỏ cái thằng nhóc này đã học được cách chịu đựng cực khổ, từ lúc ấy đã luôn phải tự mình bôn ba lăn lộn ở bên trong đêm đen để truy cầu một tia sáng tương lai. Thực tế mà nói Trần Trường An có thể còn sống được đến hiện tại đã xem như trời cao chiếu cố hắn không tệ rồi, muốn mưu cầu thêm cái gì cũng đều cảm thấy quá mức. Từ nhỏ đã biết chịu khổ cùng với song thân, vậy nên thằng nhóc này chưa từng được đến trường để học một con chữ tử tế, nửa chữ bẻ đôi là gì hắn rốt cuộc cũng chẳng hề biết.

Cũng khá lâu trước đây, thiếu niên này dựa vào một thân sức khoẻ không tệ của mình đã bắt đầu nối nghiệp của cha trở thành một người thợ nung đồ gốm sứ có cấp bậc thấp nhất trong thành ở các tòa long diêu bên ngoài. Thành nhỏ nằm ở rất xa kinh đô dĩ nhiên là không thể trở thành nơi giao thương hay buôn bán gì đặc biệt, thế nhưng hoàng đế lão nhân gia từ mấy trăm năm trước đã vô cùng trọng dụng nơi này, quyết định chọn nó làm nơi đặt những tòa long diêu nung gốm sứ ngự ban triều thất, từ lâu đã giao toàn quyền quản lí những chuyện này cho tam đại gia tộc Tần, Hồng, Bạch.

Thiếu niên lớ ngớ không hiểu sự đời, lại có tầm mắt quá thấp đương nhiên không thể nào biết được những chuyện này, đều là do trong lúc chăm chỉ làm việc được Tiệt lão sư phụ chỉ bảo truyền thụ. Đại khái thì quan viên ở nơi này ngoài vị thành chủ đại nhân quyền cao chức trọng ra thì còn có thêm mấy vị quan viên phụng mệnh triều đình đến nơi này quản lí sự vụ vận chuyển các vật gốm sứ về triều thất cho hoàng đế lão nhân gia và hoàng hậu nương nương sử dụng. Trần Trường An nghĩ đến đây mới có hơi chút nhớ lại quá khứ của mình, đó là khoảng khắc của sự bắt đầu, là lúc mà hắn được Tiệt lão sư phụ thu nhận làm một học đồ nung gốm sứ.

Khởi điểm đầu tiên đương nhiên là thiếu niên nhỏ người ốm yếu này cũng chỉ có thể làm được một vài việc vặt vãnh, hắn đi theo một lão sư phụ tính tình cổ hủ cực đoan. Những tưởng cuộc sống với thằng nhóc ấy sẽ lại tiếp tục những quãng ngày khốn khổ, thế nhưng vẫn xem là trời có mắt vẫn còn chừa lại cho thằng nhóc này một con đường kiếm cơm, lão nhân gia tuy tính tình hùng hằn khó chịu là như thế, nhưng ông lại chưa từng đối xử tệ bạc với học đồ của mình, nhất là đối với thiếu niên nghèo khổ ham học hỏi Trần Trường An, ông chẳng những không coi thường xuất thân thấp kém đến cùng cực của hắn mà ngược lại bản thân còn nhất mực chỉ dạy đem sở học làm gốm ngự tích góp cả đời, đem tất cả những gì tinh túy nhất mà mấy mươi năm sống với cái nghề làm gốm nung sứ của mình có được, hướng dẫn tận tâm chỉ dạy toàn ý cho hắn.

Ba năm dài dằng dặc cứ thế trôi đi, không có một ngày nào, không có một giờ khắc nào thiếu niên này không khổ sức ma luyện cũng với lão nhân gia. Từ băng núi, phá rừng, vượt sông cho đến những lần suýt c·hết khi làm công việc đốt than trong hầm mỏ ở tận nơi rừng sâu núi thẳm. Hắn đã chấp nhận, đã bỏ ra tất cả những gì mà bản thân mình vào những giờ khắc ấy có được, đó là những giọt máu thấm ướt đôi bàn tay khi bị mảnh sứ cắt sâu đến thấy cả xương trắng, là những giọt mồ hôi đổ ướt cả quần áo khi đứng trước hầm lò đối mặt cùng ánh lửa đỏ hồng không ngừng thiêu đốt tất cả, là những giọt nước mắt tuyệt vọng khi bản thân đứng trước c·ái c·hết. Bằng vào sự hòa trộn của tất cả những điều ấy mà hắn cuối cùng ngộ được môn đạo, Trần Trường An ở trước những lần ma luyện này rất nhanh đã trở thành một tay đúc gốm sứ có thể xem như cừ khôi trong thành, đương nhiên không phải chỉ có mỗi trình độ của hắn đi lên, mà sức khỏe độ dẽo dai của thân thể, tinh thần vững vàng và thần kinh thép của trí óc cũng đã được chui rèn gần như cực hạn

Thế nhưng lẽ sự ở đời vẫn luôn vô thường, thành nhỏ chẳng biết vì lí do gì mà bị đình chỉ đi quá trình sản xuất gốm sứ vô thời hạn. Gần trăm lò nung nằm khắp xung quanh Thanh Sơn thành tạo thành thế long toạ, xưa nay lửa cháy nghi ngút chưa lúc nào ngơi lại bị cưỡng chế dập tắt toàn bộ. Trường An bước tới trước cánh cổng gỗ xiêu vẹo xem như cửa sân nhà mình, ở trong lòng hắn thoáng lại hiện lên nỗi buồn sâu xa, thiếu niên nhắm mắt mặc niệm về người sư phụ đầu đời kia của mính.

Lão nhân gia họ Tiệt vốn tính tình của ông nóng nảy bất kham cho nên ở bên trong tòa long diêu này không có học đồ nào là chưa từng bị lão nhân mắng chửi qua, thậm chí là người từng b·ị đ·ánh cũng có không ít. Đối với Trường An thiếu niên nghèo ham học hỏi càng là thái độ gay gắt và khắc nghiệt hơn muôn phần, thế nhưng ở bốn chữ gay gắt, khắc nghiệt này thằng nhóc họ Trần lại hiểu rất rõ trong lòng càng nặng hai chữ ân tình đối với lão sư phụ hơn. Lão sư phụ xem trọng hắn hơn tất cả học đồ vì thế đối với hắn yêu cầu tự nhiên cao hơn.

Ví như đối với học đồ bình thường nung gốm, lão nhân tuyệt sẽ không quan tâm đến hắn làm như thế nào chỉ cần có kết quả là được, ngươi có thể dùng bất cứ loại phương pháp nào bản thân mình cho là đúng để thực hiện. Còn đối với Trần Trường An lão nhân tuyệt nhiên chăm chú quan sát từng động tác tay của thiếu niên từ đầu đến cuối, từ quá trình nặng đất, nhào đất cho đến khi tạo ra được hình thù cho dù là một bước nhỏ nhất cũng không bỏ xót.

Nhờ có lão nhân theo sát mỗi ngày rèn luyện, chỉ dẫn hắn từng lỗi sai từ cơ bản đến nâng cao, truyền dạy lại cho hắn những sở học tâm đắc của cuộc đời mà thằng nhóc nhỏ bái sư muộn nhất trong số mấy mươi học đồ, lại là người xuất sư có được thành tích sớm nhất, tục gọi là kẻ đến sau nhưng lại về trước. Chỉ là lão nhân gia vào cuối mùa thu năm ngoái đã bị người ta phát hiện nằm trên ghế dài ở bên trong tòa phủ viện của mình nhắm mắt, đầu vẫn còn quay về bên ngoài phủ viện hướng nhìn về nơi những tòa long diêu, nơi mà ông đã gắn bó gần như cả cuộc đời. Trần Trường An kính cẩn gọi ông bằng hai tiếng sư phụ đời này của hắn cũng mãi mãi không quên hai tiếng sư phụ này, cũng không bao giờ quên đi người đã nuôi sống hắn, người đã giúp cho hắn có được miếng ăn chổ ở trong suốt những năm tháng nghèo đói khó nhọc.

Thiếu niên đẩy nhẹ cánh cửa nhà của mình một cái, chân bước chậm vào bên trong. Một khoảng sân vườn trống không tương đối rộng rãi, ở ngay một góc lại có trồng cây hoè, thân cây phát triển rất tốt nên vươn cao lên bên trên toả ra những tán lá xanh mướt, chỉ là giờ này không có ánh trời thế nên chung quy vẫn là cảnh tượng tối tăm ảm đạm. Trường An nhìn tới cây hòe chậm rãi lung lay nhành lá ở trong gió xuân, thốt nhiên hắn nhớ tới một chút chuyện vặt của những vị lão nhân già trong các gia đình giàu có hay kể với nhau nghe trong những buổi trà chiều đàm đạo.

Tục truyền tai nhau rằng cây hòe vốn là loại cây âm khí cực thịnh yêu ma quỷ quái rất thích trú ngụ dưới gốc cây này, nếu như thật sự có mọc trong nhà phải lập tức chặt bỏ sau đó đốt trụi đem tro của cây rãi xuống con sông lớn bên ngoài thành. Đương nhiên thiếu niên trẻ tuổi chưa từng tin tà đối với những lời này không có chút nào muốn quan tâm đến, dù sao cái cây lớn tỏa bóng râm tươi mát như thế cho dù có chặt đi hay là đốt bỏ kì thực đều cảm thấy quá mức lãng phí, vậy nên hắn tự mình đúc kết lại một quan điểm rằng những lời đồn thổi ở ngoài kia đều là các tin vịt không đáng để tâm, chưa kể cả một khoảng khu vườn hoàn toàn trống trải đều là nhờ có cái cây hòe này mới cảm thấy có chút sinh khí.

Lướt mắt đi một chút thì ở phía gần cuối của mảnh sân vườn là toà nhà rách nát đến không chịu nổi của thiếu niên họ Trần, thậm chí đem nó đi so sánh với cái nhà bếp chứa củi ban nãy của Tần Phong còn tệ lậu hơn.

Trường An đi nhanh tới tay lấy ra chìa khoá mở cửa nhà mình ra, tiếng cót két chói tai vang lên một hơi rồi mới dần hiện ra khoảng không gian ở bên trong căn nhà, tồi tàn chỉ dựa vào hai chữ này tuyệt đối không thể miêu tả trọn vẹn hết cái khung cảnh ở trước mắt. Chỉ có bốn bức tường ảm đạm đối mặt với nhau giờ phút này thiếu niên mở cửa ra ngẫu nhiên nó lại trở thành năm cái mặt đối mặt. Bàn ghế đơn sơ có một bộ nằm ở giữa nhà là do hắn tự đi chặt gỗ trên rừng về đóng ra, cái giường gỗ cũng đồng dạng như thế là lấy ba tảng đá đặt xuống rồi dùng một tấm ván gỗ lớn có bề mặt tương đối phẳng phiêu đặt lên trên. Đoán chừng với gia cảnh như thế này của hắn, có cho cái thằng nhóc này làm bại gia tử đi chăng nữa thiếu niên thật sự cũng không nỡ xuống tay, mà nói đúng hơn chính là không có bất kì một chỗ nào trong nhà có thể cho hắn xuống tay làm bại gia tử.

Đi vào khép cửa lại cẩn thận, tới gần chỗ ngủ lọ mọ ở góc giường lấy ra một cái hũ gốm sứ kích thước tương đối màu sắc và kiểu dáng cực kì xấu xí, ở bên trong trống rỗng, lặng lẽ moi hết tất cả tiền ở trong áo của mình ra đặt gọn gàng vào bên trong rồi lại lấy một cục vải lớn đậy lại ở miệng nhét thật kĩ càng vào chỗ cũ. Cái hủ gốm sứ còn chưa có được hình dạng rõ ràng này chính là tích góp duy nhất của thiếu niên, mà nó cũng có thể xem là bảo vật quý giá nhất ở bên trong căn nhà tồi tàn chỉ có mỗi bốn bức tường, năm ngoái Trường An cố gắng hết sức ki cóp dành dụm mà cũng chẳng đủ để tổ chức một cái tết đàng hoàng cho gia đình, hoặc ít nhất hắn cũng mong muốn có một bộ câu đối xuân cùng với môn thần treo tại cửa.

Năm nay tình hình có vẻ rất khả quan mới đầu năm đã kiếm được sáu mươi đồng tiền từ việc giao củi, tuy không thể tính là số tiền lớn thế nhưng tích lũy dần dần thì không thể xem thường độ chừng đến cuối năm cũng đã góp được không ít. Nếu như hắn vẫn có thể duy trì được mối làm ăn này với vị Tần công tử đoán chừng tết năm sau có thể làm tốt hơn, ấm no hơn. Trường An cảm thấy cực kì hài lòng với những gì mình nhận được khi đã bỏ từng ấy công sức, trong dạ lại cảm thấy Tần Phong thiếu gia kia tuyệt đối là một người tốt.

Cái này khẳng định không chút liên quan gì đến chuyện Tần Phong công tử trả nhiều tiền hơn mọi người mà thiếu niên mở lời khen ngợi, mà là bởi vì ở trong cốt cách của Tần công tử, thiếu niên nhỏ này cảm nhận được một loại khí chất đơn sơ giản dị mà nhiều người thường nói là khí độ của người đọc sách. Không vì xuất thân đẳng cấp bậc nhất mà sinh ra kiêu ngạo hay là khinh thường những người khác như những người mà hắn từng gặp.

Trường An sau khi cất xong tiền mới hướng bước chân về phía bên ngoài cửa nhà, trời vẫn còn rất tối vậy nên để nhìn thấy đường ra vào, Trường An đã thắp một cái đèn dầu rồi đặt nó ở trên cái bàn gỗ tự đóng của mình. Mở rộng cửa ngồi xuống ở ngay bậc thềm gỗ bên ngoài bắt đầu thực hiện phần công việc hằng ngày của mình. Đầu tiên là bước điều chỉnh từng nhịp độ của hơi thở sao cho bình ổn, sau đó mới tới các bước khởi động bàn tay lẫn cổ tay, mỗi lần lắc nhẹ thì lại có những âm thanh răng rắc của xương vang lên, các bước chuẩn bị này kéo dài khoảng mấy phút liền mới dừng lại.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi làm bất cứ một loại công việc gì cần đến độ chính xác cao là phải có một bước khởi động để làm nóng người, việc này vừa kích thích bộ não nhằm đưa nó vào chế độ làm việc lại còn giúp những cử động tay ở bên trong các bước thực hiện được mượt mà hơn giúp giảm thiểu một cách đáng kể những sai sót trong quá trình thực hiện có thể xảy ra. Nhất là đối với loại công việc yêu cầu tính chính xác cao trong từng cử động tay giống như nung gốm làm đồ sứ thì việc khởi động này càng thêm quan trọng, nói không ngoa thì nó quyết định đến một nửa khả năng thành công của một món đồ sứ, càng là thợ lành nghề thì quá trình khởi động này sẽ càng lâu và có càng nhiều bước, cũng phân chia từ đơn giản đến phức tạp.

Trần Trường An từ từ nhắm mắt lại hai bàn tay đưa về phía trước đi vào minh tưởng để làm việc với chính tiềm thức của mình, đầu tiên là hắn tưởng tượng mình đang nhào trộn đất sét với các tiêu chí như thế nào, lại đưa vào bên trong nó thêm các thành phần phụ với mức độ ra làm sao, sau đó là tới quá trình nặn đất tốn sức đến cỡ nào, cùng lúc thực hiện luôn quá trình hình thành nên khuôn mẫu lí tưởng, hay nói cho đúng chính là hình dáng mong muốn cuối cùng khi món đồ sứ ra khỏi lò. Cuối cùng là đặt chúng lên bàn đá xoay bắt đầu từng bước một tạo hình, sau khi đã hoàn thành hết tất cả những bước cần thiết tới lúc để đưa chúng vào lò lửa nóng đỏ rực. Các bước thêm than kiểm tra độ lửa, hay là tráng men vẽ thêm các loại hoa văn trang trí cho món đồ sứ cũng được miêu tả một cách chi tiết và kĩ càng.

Đại khái thì dựa vào kinh nghiệm mấy năm việc ở hầm lò, hắn đã không ngừng lặp lại chỉ từng ấy công đoạn thế nên hiện tại có thể xem như quen tay hay việc. Tuy đời này cũng không chắc rằng mình có còn có thể dùng đến môn đạo này để kiếm tiền nữa không, nhưng thiếu niên vẫn vững tin rằng biết làm nhiều việc hơn một chút cũng dễ lăn lộn kiếm ăn.

Tuần tự cứ lặp đi lặp lại như thế, mỗi nửa tiếng một lần Trường An sẽ ngưng lại bàn tay của mình, đứng lên rung cổ tay rồi đi dạo vài vòng quanh tiểu viện nhỏ, cứ tuần hoàn như thế lặp đi lặp lại điều ấy cho đến khi mặt trời ló dạng thì mới ngưng. Chưa từng có ai dạy cho thiếu niên nghèo cái môn đạo này là hắn tự thông qua vô số lần làm việc mà lĩnh ngộ được.

Trời chậm rãi sáng lạng ở phương đông xa xôi, Trần thiếu niên đang đi dạo cũng ngửa đầu lên ngắm nhìn từng đợt sắc đỏ đổ ập xuống khoảng không gian mênh mông bên dưới, chợt ở bên tai của hắn dồn dập vang đến một tràn tiếng cười châm chọc vô cùng thâm ý. Trường An quay đầu nhìn qua ánh mắt trong suốt bình thường không một gợn sóng nào, thiếu niên cách vách bị ánh mắt này nhìn trúng ngay lập tức thay đổi điệu cười làm mặt quỷ trêu chọc, cô nhi họ Trần cũng không có nhận xét gì, chỉ là hơi thở ra một tràn bất lực. Đây quả nhiên vẫn là người đồng bạn cùng lứa tuổi sống ở cách vách nhà của hắn. Lúc này thiếu niên kia vận cẩm y đang ngồi chồm hổm ở trên đầu tường, cho dù đã hết sức che dấu cũng lại rất hết sức để lộ ra nụ cười mà bản thân cho là thâm sâu khó lường.

Thiếu niên này là hàng xóm lâu năm của Trần Trường An, theo như mọi người trong thôn kể lại thì cha của hắn là một vị thư sinh có tiền đồ học vấn vô cùng cao thâm ở tận trên kinh thành xa xôi, một vài lão nhân già hay ngồi uống trà nói chuyện phiếm với nhau còn bảo rằng người này chính là trạng nguyên lang nổi danh cả nước vốn đã được định làm phò mã danh trấn triều dã khiến cho người người đọc sách đều đem lòng ngưỡng mộ kính ngưỡng. Thế nhưng mặc cho danh tiếng hắn tốt là thế, một đường công danh sự nghiệp đang rộng mở trước mắt là thế, lại không biết vì nguyên cớ gì mà đem lòng yêu say đắm một cô kỹ nữ đến mức cùng với nàng ta có một người con trai.

Sự tình bại lộ ra bên ngoài, vì để tránh đi khỏi cơn thịnh nộ của vị đang ngồi trên ngai vàng kia giáng xuống cả gia tộc của mình, cha hắn chỉ có thể mang theo vợ và đứa con trai nhỏ mới lọt lòng một mực dứt áo ra đi bỏ lại tất cả mọi công danh sự nghiệp và tương lai tươi sáng của mình ở sau lưng. Sau một quá trình chốn chui chốn nhũi không thành, phải lưu lạc đến tận nơi địa phương thâm sơn cùng cốc này để sinh sống. Từ một trạng nguyên lang có cơ hội một bước lên làm phò mã đương triều, hiện tại xa sút đến nổi phải đi làm một tên thư sinh dạy học ẩn dật không tranh với đời, lựa chọn ở tại một nơi khuất người trốn tránh tầm mắt của thế sự nhân gian.

Người kể câu chuyện này vô cùng hùng hồn, thậm chí còn dám lớn tiếng dùng lời thề độc để đảm bảo tính xác thực của chúng, giống như là bản thân đã tận mắt nhìn thấy vị thư sinh cha của thiếu niên cách vách này ở kinh thành công danh lừng lẫy thế nào, lại có mối tình với một kỹ nữ sâu nặng ra làm sao.

Trường An không có nghĩ nhiều đến những chuyện này, nhưng cũng có lần sư phụ hắn uống say nói đến, bảo rằng tên thư sinh kia đọc sách thật lãng phí nếu như luyện kiếm vậy mới xứng đáng với một trang hùng tâm của hắn. Làm người nam nhi phải can trường không khuất phục trước cường quyền như thế dám yêu dám hận, vì để bảo vệ người nữ tử trong lòng có thể sống c·hết cũng không màn đến, một chút công danh nho nhỏ có giá đáng là gì.

Thế nhưng trên thực tế lại không có nhiều người đồng tình với cách nói này, khi bọn họ nghe kể về câu chuyện kia hầu hết đều lắc đầu tiếc nuối khôn cùng cho tên trạng nguyên thư sinh, chỉ vì tình yêu với một kĩ nữ không giá đáng gì mà bỏ lỡ đi toàn bộ đường công danh sáng lạng không ai bằng, một đường bước chân lên ngôi cao trở thành phò mã. Có xứng đáng hay không khi đưa ra lựa chọn như thế ?

Chỉ là câu truyện của quá khứ đáng quên lãng này bây giờ cũng nên bị quên lãng vì người đã chẳng còn nữa. Thiếu niên cách vách này tuy sống nơi ngõ hẻm tối tăm đầy người nghèo khổ, nhưng mà cuộc sống bình thường của hắn thực chất vẫn vô cùng thoải mái tiêu dao, cả ngày luôn dẫn theo nha hoàn bên người của mình dạo chơi khắp chốn trong thành. Quanh năm chưa từng làm việc kiếm tiền nhưng cũng chưa bao giờ phải vì tiền mà phát sầu.

Ngõ nhỏ nhà cửa không nhiều phần lớn đều đắp đất vàng cho nên rất thô sơ, đối với thiếu niên mươi bốn tuổi còn đang vào độ ăn độ lớn mà nói thì chẳng cần kiểng gót chân cũng có thể nhìn thấy toàn cảnh sân viện phía bên kia. Chỉ là không biết vì nguyên cớ gì mà thường khi nói chuyện, thiếu niên sống cách vách đều có thói quen ngồi xổm trên vách tường thế ở trên cao nhìn xuống để cho Trường An ngửa đầu lên.

So với Trường An quần áo rách rưới nghèo khổ với vẻ ngoài thô thiển mà nói thì thiếu niên hàng xóm tên gọi Lưu Tập Tân này có vẻ ngoài tuyệt đối là lịch sự và tao nhã hơn nhiều, hơn nữa so với Tần Phong công tử khi sáng bộ y phục lúc này ở trên người tuyệt đối là loại có chất lượng tốt hơn, chỉ là so với khí chất thì còn cách một khoảng rất xa dùng cách so sánh giữa trời với đất cũng chưa chắc có thể miêu tả hết được khoảng cách vô biên ấy.

Chương 26 Nhà nhỏ