Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Sấm Động Trời Nam
Unknown
Chương 91: Ngày công bất ngờ
Đến khi hạ xong hai chum rượu, quay trở lại thì đã thấy Phú Kiệm cùng đám thuộc hạ đứng đợi sẵn. Phúc tưởng như bọn họ tới bắt thì thấp thỏm, vừa ngập ngừng bước đến, vừa đánh mắt quan sát.
- Người này thu nhận từ khi nào? Là ai sắp việc cho ở đây?
Phú Kiệm đăm chiêu nhìn chàng, rồi ghé sang hỏi mấy kẻ dưới. Tay phụ tá của Cao Điện mau miệng:
- Dạ bẩm ông, thằng này mới được nhận vào hôm qua. Là … là…
Hắn định khai là do Cao Điện nhận vào, nhưng lại không dám gọi tên. Cao Điện sợ bị trách phạt, vội thú nhận:
- Dạ bẩm ông, người là do tôi nhận vào. Cũng tại mấy thằng kia nó ốm quá, mấy nay cứ nuôi báo cô suốt.
Hắn vừa thú nhận, vừa đánh mắt, trộm nhìn xem phản ứng của chủ nhân ra sao. Phú Kiệm không nói, chỉ “hứ” lên một tiếng. Cao Điện lại khúm lúm:
- Dạ bẩm ông, thằng này tuy hôi hám rách rưới, nhưng được cái rất khỏe mạnh. Nếu ông không ưng… thì để tôi đuổi nó đi, chiều nay sẽ cho tuyển ngay thằng khác.
Rồi chẳng đợi được lệnh, liền bước lên, chống nạnh, chỉ mặt Phúc mà tuyên bố:
- Thằng này, không làm nữa, cho mày nghỉ.
Phúc còn đang trong nỗi lo chuyện t·rộm c·ắp bại lộ, giờ lại bị đuổi việc, sự tình phiền phức kéo đến dồn dập, chỉ còn biết đứng đực ra, ngơ ngác. Chàng chưa biết phải xử trí thế nào thì Phú Kiệm từ sau có động thái. Lão hắng giọng, rồi mắng lớn, khiến tất cả cùng chú ý.
- Thằng ngu này, ai bảo nhà ngươi đuổi người hả.
Cao Điện bất ngờ bị trách mắng thì liền ngoái lại. Lão Phú Kiệm trừng mắt với gã, rồi chuyển sang nhìn Phúc với ánh nhìn thân thiện, nói:
- Mày có biết người đang đứng trước mặt, vị tráng sĩ này là ai không?
Hai từ “tráng sĩ” khiến tất cả đều mơ hồ. Phúc đã ngu ngơ từ trước, nay lại càng đứng đực ra, ngỡ như đối phương đang nhắc đến một người nào khác, không phải là mình. Cao Điện mau miệng hỏi:
- Cái.. cái gì, thưa ông. Tráng sĩ …tên ăn mày này.
Bốn chữ “tên ăn mày này” vừa dứt, liền ăn ngay một cái đá thẳng vào mông. Cả người hắn lao dúi về trước. Lão Phú Kiệm đùng đùng quát lên:
- Thằng ngu này. Ai cho mày gọi “tráng sĩ” đây là ăn mày hả?
Rồi lại quay qua cười xòa với Phúc. Phúc gượng gịu đáp lại. Chàng liếc trông Cao Điện. Cái bản mặt hắn đần thối, tím bầm đầy hậm hực. Tuy hắn hễ mở miệng liền kêu chàng là ăn mày, trong lời nói và thái độ tỏ rõ khinh miệt, nhưng chàng chẳng vì thế mà để bụng. Lúc này thấy hắn vì mình mà b·ị đ·ánh mắng vô cớ thì cũng có ý nói đỡ:
- Này lão, cớ gì lão…
Chàng chưa kịp nói hết câu thì lão Phú Kiệm đã phân trần:
- Tráng sĩ, thằng này nó có mắt mà như mù, không nhận ra thánh nhân giữa người phàm, đáng phải phạt nhiều hơn nữa.
Phúc vẫn không hiểu:
- Cái gì là “tráng sĩ” cái gì mà thánh nhân giữa người phàm, lão đang nói đến ai vậy?
Lão Phú Kiệm:
- Tráng sĩ, là ta đang nhắc đến tráng sĩ chứ còn ai khác vào đây nữa – vừa nói vừa chỉ tay về phía chàng – Tráng sĩ nhìn xem, quanh đây toàn là đám người làm kẻ ở, làm gì có ai xứng được gọi là tráng sĩ chứ.
Phúc càng lúc càng rối trí. Rõ ràng chàng chỉ là một tên cầu bơ cầu bất, đang làm công ăn tiền như tất cả, chẳng hiểu vì lẽ gì mà được ca tụng đến vậy. Phú Kiệm thấy chàng vẫn ngơ ngác thì lại giải thích thêm:
- Tráng sĩ, tháng trước ta có đến Kiếm hội ở Mai Hoa cốc, đã may mắn được thấy tráng sĩ thể hiện tài nghệ, khiến tất cả những ai có mặt ở đó đều vô cùng khâm phục. Người có khí độ phi phàm như tráng sĩ đây, không gọi là tráng sĩ thì còn gọi là gì nữa.
Lão hết lời ca tụng, khiến Phúc trong thoáng chốc cũng ngỡ bản thân có cái oai phong của một vị anh hùng. Chàng ngại ngùng gãi đầu gãi tai:
- Chỉ là chuyện đánh đấm, có gì mà “tráng sĩ” chứ.
Mặc cho sự ngại ngùng của chàng, lão Phú Kiệm vẫn chưa thôi thể hiện sự ngưỡng mộ, lại quay qua tên Cao Điện mà quở:
- Đúng là có mắt như mù mà. Đường đường là “tráng sĩ” đây, không cung kính tiếp đón, lại bắt cậu ấy phải làm mấy thứ việc hạ cấp này. Thật là báng bổ, bất kính, bất kính quá đi.
Cao Điện đến giờ vẫn chẳng hiểu đầu đuôi ra sao, chỉ đành im lặng cho xong. Phú Kiệm lại nói với Phúc:
- Tráng sĩ, cậu hãy đi theo tôi, không phải làm ở chốn này nữa. Những việc tay chân thế này, tráng sĩ đừng nên làm.
Lão bỗng dưng kêu Phúc bỏ việc, khiến chàng chẳng thể nghe theo, vội xua tay đáp:
- Không được, ta đang dở việc ở đây, không thể bỏ được. Hôm nay mới ngày thứ hai, muốn đi đâu, chí ít cũng phải làm đủ năm ngày đã.
Phú Kiệm hiểu ngay cái chuyện “năm ngày” liền gạt đi:
- “Năm ngày” là quy định với đám phu vác thông thường, tráng sĩ không phải bận tâm làm gì.
Rồi quay sang Cao Điện, nghiêm giọng ra lệnh:
- Nhà ngươi mau trả tiền công cho tráng sĩ đây. Nhớ trả đủ luôn năm công đấy.
Cao Điện được yêu cầu trả công, đã định gật đầu tuân theo, đến khi nghe thấy phải trả đủ luôn năm công thì tá hỏa. Dù rất e sợ, hắn vẫn cự cãi:
- Bẩm ông, trả công thì không vấn đề gì, nhưng tráng sĩ … tráng sĩ đây mới chỉ làm hết có ngày rưỡi...
Lão Phú Kiệm lập tức trừng mắt, đùng đùng quát lên:
- Thằng ngu này, tao bảo mày trả thì mày cứ trả đi, ý kiến ý cọ à?
Phúc thấy lão yêu cầu vô lí, lại hùng hổ quát mắng kẻ dưới thì cũng bất bình. Dù bản thân được lợi, chàng vẫn lên tiếng:
- Này lão, đúng là ta mới chỉ làm được một ngày rưỡi, sao lại bắt anh ta trả đủ cả năm công.
Phú Kiệm:
- Tráng sĩ, đây là việc của ta với đám tôi tớ. Tráng sĩ chớ nên bận tâm làm gì.
Rồi lại trừng mắt ra lệnh cho tên Cao Điện:
- Mày còn không mau lấy tiền trả cho tráng sĩ đây, đứng đực ra đấy làm gì.
Cao Điện lúc này chẳng dám cự cãi thêm, đành ra hiệu cho tay phụ tá lấy tiền. Hắn nhìn Phúc, ánh nhìn đầy ấm ức. Phúc thấy lão Phú Kiệm vẫn một mực yêu cầu vô lí thì khước từ, nói:
- Cám ơn lão đã có ý tốt. Nhưng lão không cần bắt ép anh ta như vậy. Ta mới chỉ làm được công rưỡi, nhất định không nhận hơn. Hơn nữa, việc ta làm ở đây, sẽ làm cho đủ, chí ít cũng phải hết năm ngày rồi mới đi đâu thì đi.
Giọng điệu của chàng đầy kiên quyết. Phú Kiệm đành dịu giọng:
- Thôi được, nếu tráng sĩ đã không muốn vậy thì ta cũng không ép. Thế này đi, coi như ta mua ba ngày công còn lại của tráng sĩ. Số tiền đó, ta sẽ trả.
Lão đánh mắt ra hiệu. Tay thuộc hạ đi cùng liền móc túi ra chín đồng, cộng với sáu đồng của Cao Điện, tổng cộng mười lăm đồng. Phúc cả mừng. Vậy là chàng đã có tiền để mua rượu, lại có thể tiếp tục lên đường. Lão Phú Kiệm này, dù có hách dịch hay quát mắng kẻ dưới, nhưng xem ra vẫn không đến nỗi nào. Từ tướng mạo đến phong thái cũng toát lên vẻ đường hoàng, không như gã vua gà mới lừa chàng mấy hôm trước. Nghĩ tới gã vua gà, chàng đột nhiên sinh cảnh giác:
“Không phải chứ, tự dưng lão lại đem tiền đến cho ta là sao. Có điều gì mờ ám đằng sau chăng? Ta đã từng bị gã vua gà lừa hết tiền, mới phải như bây giờ. Cần cẩn thận đề phòng mới được.”
Chàng lén liếc mắt nhìn. Xung quanh, ngoài gã phu, Cao Điện và tay phụ tá, còn lại là hơn chục người, đều là kẻ dưới quyền của Phú Kiệm. Quân số khá đông đảo. Khi nãy, gã phu cũng đã thắc mắc về việc này. Phúc thình lình nhớ lại, như thốt lên:
“Thôi hỏng, không lẽ lão Kiệm đây đang lùng bắt k·ẻ t·rộm tiền thật. Có khi nào lão đã phát hiện ra ta là h·ung t·hủ, nên vờ bày mưu để dẫn dụ.”
Chàng bỗng thấy có chút bất an, nhưng vẫn cố chấn tĩnh:
“Không được. Ta không thể tỏ ra lo sợ được. Làm vậy chỉ càng để bọn họ sinh nghi mà thôi. Phải thật bình tĩnh! Dù sao thì bọn chúng cũng đã có gì đâu. Điều quan trọng lúc này, là phải làm sao để không phải đi cùng lão ta.”
Trong lúc chàng phân vân suy tính, tay thuộc hạ của Phú Kiệm lại dí mười lăm đồng đến trước mặt như thúc d·ụ·c. Nhìn số tiền, Phúc chợt nảy ra ý tưởng, liền gạt đi, giả tảng hững hờ nói:
- Không được. Ba đồng mỗi ngày công là số tiền anh ta đã hứa – chàng chỉ tay về phía Cao Điện – Giờ nếu lão muốn mua ngày công của ta, phải trả giá khác đi.
Phú Kiệm thấy chàng mặc cả thì có chút bất ngờ. Nhưng với thái độ biểu hiện của lão, tiền có lẽ không phải vấn đề:
- Là sao? Tráng sĩ cứ nói.
- Chín đồng. Mỗi ngày chín đồng – Phúc trả lời, đồng thời xòe ra hai bàn tay, chỉ cụp lại một ngón - Nếu lão muốn mua ngày công của ta, thì chí ít phải bằng được số này.
Chàng vừa phát giá, tất cả đều đồng loạt phản ứng. Gã phu đứng cùng quay sang, trợn mắt, há hốc mồm, trong khi tên Cao Điện lầm bầm trong miệng, có lẽ là chửi thề. Chín đồng, con số không tưởng cho những kẻ làm thuê ở cái bến nước này. Phúc đánh bạo phát giá như vậy, là bởi nhớ tới lời của gã phu ngày hôm qua. Gã bảo một mình chàng làm việc bằng ba, nên ngày công cũng phải gấp ba mới phải. Chàng không chủ định mặc cả, chỉ là nói vống lên như vậy, kiếm cớ làm khó đối phương. Nào ngờ đâu, Phú Kiệm không phản đối, gật đầu đáp:
- Chín đồng, thống nhất nhé.
Tay thuộc hạ đứng bên liền rút thêm mười tám đồng nữa, gộp chung với mười lăm đồng trước đó. Màn mặc cả phi lý, cùng sự hào phóng không ngờ của Phú Kiệm khiến tất thảy phải ngỡ ngàng. Phúc đã chót ra giá, giờ đối phương thuận theo thì chẳng biết phải trốn tránh thế nào nữa. Thôi thì chàng cứ nhận tiền trước, rồi tùy cơ mà hành sự. Dù sao chàng cũng là kẻ võ, không lẽ lại bị vây khốn ở cái phường Chiếu này. Trong đầu đã quyết nhu vậy, nhưng vẫn cẩn thận dò hỏi:
- Rốt cục lão muốn mướn ta làm gì?
Phú Kiệm nhẹ nhàng đáp:
- Ta chỉ muốn mời tráng sĩ về chơi ít bữa, không phải thuê mướn để làm việc gì cả. Tráng sĩ chớ có lo.
Lão bảo Phúc chớ lo, mà kiểu gì chàng lại càng lo lắng nhiều hơn. Thật khốn làm sao.