Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Sấm Động Trời Nam
Unknown
Chương 98: Nguyện cầu ở đền Cao Lỗ Vương
Sáng hôm sau, từ tờ mờ gà gáy, Phúc đã cùng lão Phú Kiệm khởi hành. Đoàn thuyền gồm hai chiếc, chất đầy chiếu cói và các loại hàng hóa khác, nương theo đường nhỏ ra đến sông Hồng. Từ sông Hồng, đoàn tiếp tục đi ngược lên đất Long Biên, trước khi nhập vào sông Đuống, đến đất Thiên Đức. Thủy trình này, Phúc đã từng đi qua, khi còn làm phu trên thuyền của gã thương lái tên Lưu Hợi.
Dẫu vậy, chàng vẫn muốn đi lại, bởi không muốn bỏ qua bất cứ cơ hội nào. Mỗi lần cập bến, Phúc đều dùng khinh công hoặc thuyền nhỏ tỏa ra tìm kiếm. Phú Kiệm dù bận việc giao thương vẫn chẳng nề hà, cất công cùng chàng.
Hai người tìm hết một dải từ Luy Lâu đến Lục Đầu Giang, nơi giao nhau của sáu con sông lớn, kết thúc tại bến Bình Than thuộc đất Cao Đức. Nơi đây có đền thờ Cao Lỗ Vương, một ngôi đền cổ kính. Đền có địa thế đặc biệt, nằm đúng khúc quanh, trên mỏm đất trồi ra, án ngữ cửa sông, nhìn xuống dòng nước lớn. Dù trải qua cả nghìn năm mưa gió, vô vàn các trận l·ũ l·ụt tàn phá, ngôi đền chẳng may may bị x·âm p·hạm. Đất quanh chân đền không những không bị xói mòn, ngược lại, còn bồi đắp, mở rộng theo thời gian.
Phúc được Phú Kiệm kể cho truyện xưa, biết rằng, Cao Lỗ Vương là danh tướng thời An Dương Vương, cách đấy cả ngàn năm. Ông theo phò vua đánh giặc, hiến kế xây thành, lại chế ra nỏ thần, khiến cho giặc phương bắc trông thấy mà kh·iếp sợ, không dám nghĩ đến c·hiến t·ranh. Chính vì công lao hiển hách như vậy, khi ông mất đi, dân chúng trong vùng liền lập đền thờ phụng. Đền Cao Lỗ Vương nổi tiếng linh thiêng, là nơi các bậc hào kiệt, vua tôi của nước Việt ta thường lui tới thỉnh nguyện mỗi khi nước nhà có họa xâm lăng.
Hai người cùng vào đền lễ bái. Trước nay, Phúc chẳng mấy tin vào chuyện thánh thần phù trợ. Nhưng cái sự tìm kiếm quê hương quả thực là mông lung, khác nào mò kim đáy biển. Đã hơn nửa năm trôi qua, dù phiêu dạt khắp chốn, Phúc vẫn chưa thấy dáng hình của cây đa, bến nước trong tiềm thức. Khi tâm trí trở lên lung lạc, cũng là lúc con người tìm đến với đức tin nơi thánh thần. Đứng dưới tôn tượng của đức Cao Lỗ Vương, Phúc thắp nén nhang, chắp tay cầu nguyện.
“Cậy nhờ Cao Lỗ Vương. Mặc dù việc này không liên quan đến quốc gia đại sự, cũng chẳng ảnh hưởng tới an nguy của trăm dân muôn họ – chàng mượn mấy lời tráng ngôn mà hồi bé thường nghe đám Dương Hổ, Phạm Văn diễn thuyết về trí làm trai – nhưng ta vẫn cầu xin với ông. Ông ở trên cao, đi mây về gió, có thể nhìn xa cả ngàn dặm? Vậy thì hãy chỉ cho ta biết nơi nào là quê hương. Cầu xin ông, hãy giúp ta. Nếu ông có thể giúp, ta nhất định sẽ báo đáp.”
Nghĩ đến báo đáp, Phúc lại nhớ ra bản thân chỉ là một thằng khố rách, tay trắng chẳng có gì. Chàng tự nhủ:
“Tuy ta không có tiền bạc, không có đồ gì để dâng cúng cho ông, nhưng chỉ cần Cao Lỗ Vương giúp, ta nhất định sẽ báo đáp. Ta … ta có thể ở lại đây để trả ơn ông. Ông xem, ta có thể ở lại trông đền, hàng ngày lau chùi tượng cho ông, quét lá, dọn cỏ. Dù phải ở lại năm năm, mười năm cũng được.”
Vừa buông lời thề thốt, chàng đã muốn nghĩ lại:
“Không được. Năm năm, mười năm thì dài quá, vậy thì bao giờ ta mới được về gặp ông, gặp cô Hiền và mọi người chứ. – Phúc nghĩ rồi hướng mắt lên tôn tượng - Cao Lỗ Vương, ông ở đây dù gì cũng được dân thờ phụng, không đến nỗi bị bỏ bê, hoang phế. Thế này nhé, ba năm. Nếu ông giúp ta tìm được quê, ta hứa sẽ đến đây ở với ông ba năm.”
Thoáng sâu thẳm trong tâm trí, Phúc còn muốn gặp lại cả Thu Lệ nữa. Một thằng nhóc từ nhỏ đã phải sống nơi rừng thiêng nước độc, xa lạ với thánh thần, vì thế mà cái sự cầu nguyện cũng thiếu đi sự sùng bái. Chàng lại nghĩ bản thân đã thề thốt như vậy, nếu sau này mà linh ứng thì nhất sẽ phải đến đây để trả ơn cho Cao Lỗ Vương. Chỉ là, việc tìm kiếm quê hương kia, biết đâu được là Cao Lỗ Vương đã giúp? Lấy gì xác thực chứ? Phúc đắn đo ngẫm nghĩ, trước khi lần nữa ngước mắt nhìn lên:
“Cao Lỗ Vương, như vậy nhé. Khi nào giúp được, ông nhớ báo cho ta biết. Ông có thể báo mộng cho ta mà. Ông cứ giúp mà không báo, ta sẽ không biết đường nào để đền đáp đâu. Ta cũng chẳng muốn làm kẻ nuốt lời hay vong ơn. Vì vậy, nếu giúp được, mong ông báo dùm nhé.”
Chàng lần lữa chắp tay vái lạy. Phú Kiệm nhìn chàng tư lự hồi lâu trước tôn tượng của Cao Lỗ Vương liền động viên:
- Cậu Phúc cứ yên tâm. Ta vừa đã xin với đức vương ở trên. Nhất định đức vương sẽ hiển linh, phù hộ cho ta và cậu. Nhất định, không sớm thì muộn, hai ta sẽ tìm ra thôi.
Sau đó, cả hai rời đền, lên thuyền. Phú Kiệm thông báo:
- Xong ở đây là chúng ta về. Nghỉ ngơi một hai hôm, chúng ta sẽ đi tiếp xuống nam nhé.
Vậy là chuyến đi đầu tiên không có kết quả. Phúc chẳng lấy làm buồn. Chàng đã dong duổi cả nửa năm rồi, nên cũng không quá kỳ vọng. Dù sao, có ông chủ phường Chiếu hỗ trợ cũng như làm bạn đồng hành, Phúc cảm thấy lạc quan hơn. Chàng tự hỏi, có lẽ nào, lão Phú Kiệm chính là sự giúp sức mà Cao Lỗ Vương đã gửi xuống cho chàng?
Thuyền đi mất hai ngày để về đến phường Chiếu. Mọi sự ở đây vẫn vậy. Dọc tuyến phố vẫn là tấp nập dòng người mua bán. Gã phu kia vẫn cặm cụi bám trụ ở cái bến hạ. Thằng nhóc trọc đầu vẫn được nhận làm ở tiệm vải. Nó càng ngày càng thạo việc, rất được lòng lão Bảy Lụa. Cũng vì vậy mà mấy đứa em thơ cùng người ông già cả ở túp lều bên đồng hoang có miếng ăn. Xem ra tất cả đều ổn, ngoại trừ Lan Thanh. Cô con gái diệu của lão Phú Kiệm vẫn vậy, phớt lờ, lạnh nhạt và giận dỗi. Phúc chẳng thể bắt lời, trò chuyện hay thể hiện sự hối lỗi của mình. Chàng có cảm giác bản thân đã trở thành kẻ thù trong mắt nàng ấy. Chỉ có điều là, mỗi lần phải chạm mặt Phúc, nàng ta đều cố gắng dịu dàng một cách kỳ lạ.
Bữa cơm chiều hôm đó, Phú Kiệm cho bày tiệc rượu, gọi là để xả hơi sau mấy ngày lênh đênh sông nước. Hai người cùng nhau uống rượu thật say sưa. Trong men say ngà ngà, Phú Kiệm nói:
- Chuyến tới về Kiến Long, chúng ta sẽ đi dài dài đấy, chắc phải có ngoài hai tuần. Cậu Phúc cứ chuẩn bị, nom ngày kia, ngày mốt là lên đường thôi. Ta đã cho người sắp đặt rồi.
Nói là chuẩn bị, chứ khố rách áo ôm như Phúc thì làm gì có gì mà phải chuẩn bị. Chàng chỉ chờ lão thông báo là nhấc mông lên thôi. Trông điệu bộ có phần sốt sắng của lão, Phúc cảm kích:
- Ông chủ Phú. Cảm ơn. Không cần biết vì lí do gì, nhưng cảm ơn ông. Ông tốt với ta quá.
Phú Kiệm nhìn chàng, mỉm cười:
- Cậu Phúc, cậu lại khách sáo rồi.
Rồi bá vai, nói:
- Đã lâu rồi ta mới được về thăm quê. Chuyến này về, ta sẽ đưa cậu Phúc đi chơi hết họ hàng, bà con cô bác. Biết đâu đấy, cậu Phúc lại chẳng có cùng quê với ta, há chẳng phải là tốt lắm sao.
Lão cười lớn lên, rồi đổi giọng như thủ thỉ:
- Cậu Phúc, cậu có biết không, ở đấy có món cá nhệch, được làm thành gỏi. Rượu nếp cái hoa vàng mà đem nhậu với cái thứ gỏi đó, ăn cùng lá sung, lá đinh lăng thì cứ gọi nhất trần đời, chỉ có say quên lối về mà thôi.
Phú Kiệm vừa tả vừa liếm mép choèn choẹt, khiến Phúc dù không biết đến cái món gỏi đó vẫn phải phát thèm. Lão lại ghé sát tai chàng, thì thầm bí mật:
- Món này, ngay cả vua chúa cũng chưa chắc đã được nếm qua đâu.
Câu này thì Phúc không tin, cho rằng là lão có hơi rượu nên khoác lác. Chàng thầm nghĩ:
“Làm gì có cái món gì mà vua chúa không được xơi cơ chứ?”
Chàng chưa thể hiểu được. Đôi khi, có những thứ mĩ vị trong nhân gian, chỉ là vì quá giản đơn, dân dã mà những kẻ cao sang quyền quý cả đời lại chẳng được thử qua. Bỏ qua chuyện Phú Kiệm có đang nói khoác hay không, thì cái sự khêu gợi của lão cũng làm cho
Phúc cảm thấy háo hức. Chàng tự nhủ:
“Chưa biết việc tìm kiếm sẽ thế nào, nhưng rượu ngon, lại có mồi ngon như vậy, nhất định ta phải đến rồi.”
Chàng liền đưa chén rượu lên, hoan hỉ:
- Ông chủ Phú, uống nào.
Hai người cùng uống cạn. Vừa hạ chén xuống thì một tay thân cận chạy vào, kéo Phú Kiệm ra ngoài như có chuyện gấp báo. Phúc không đi theo nên cũng chẳng rõ, chỉ thấy từ ngoài có tiếng Phú Kiệm vọng vào, giọng nói oang oang:
- Cái gì, chúng nói như vậy sao. Mẹ kiếp. Rõ là muốn ép …
Lời nói đến đây thì đột ngột im tịt. Phúc trong men rượu ngà ngà, cố vểnh tai nghe ngóng mà chẳng hóng thêm được gì. Chàng đành ngồi lại một mình nơi bàn rượu. Độ hơn một tuần trà thì Phú Kiệm quay trở lại. Trông sắc mặt lão có phần căng thẳng. Phúc ngờ ngợ như có chuyện, liền hỏi:
- Ông chủ Phú, có chuyện gì vậy?
Lão ngập ngừng:
- Không. Không có gì cả.
Rồi chỉ tay lên đống thức ăn trên bàn, nói:
- Cậu Phúc, ta có việc bận, không thể uống tiếp được, cậu cứ tự nhiên nhé.
Phúc ngây ra, không hiểu. Cuộc rượu hai người, giờ một người đứng dậy thì biết uống với ai đây. Phú Kiệm như cũng tính đến điều đó, nên chẳng đợi chàng có phản ứng, liền nói:
- Thế này, để ta cho gọi Lan Thanh, nó sẽ lên tiếp rượu cậu.
Phúc nghe nhắc đến Lan Thanh thì giật nảy cả người. Không lẽ nào, lão định gọi con gái lên thật. Lan Thanh với chàng còn giận hờn, làm sao có thể uống rượu cùng được chứ. Chàng cũng không muốn rơi vào cảnh như hôm trước, vì vậy vội xua tay, đáp:
- Thôi, khỏi. Ông chủ Phú nếu có việc bận thì cứ giải quyết đi. Ta… ta cũng uống đủ rồi, giờ chỉ muốn đi nghỉ thôi.
Chàng nói khách khí, chứ thực vẫn còn thòm thèm cái bình rượu uống dở trên bàn lắm. Phú Kiệm thấy chàng chối đây đẩy thì cũng không gặng ép.
- Thôi được, vậy bữa nay hai ta dừng tại đây.
Lão nói rồi liền đứng dậy, mau chóng rời khỏi bàn tiệc.
Ngày hôm sau, rồi ngày hôm sau nữa, Phú Kiệm như biến mất khỏi tầm mắt của Phúc. Chàng mấy lần tìm đến gặp, lão đều lấy lí do bận việc, hoặc có tiếp thì cũng rất qua loa. Đôi lần, chàng cố gặng hỏi sự tình thì đều được một đáp án duy nhất là:
- Ta chỉ có chút việc bận thôi, không vấn đề gì cả. Cậu Phúc chớ bận tâm.
Phú Kiệm bảo Phúc chớ bận tâm, nhưng làm sao chàng không bận tâm cho được chứ. Rõ ràng lão đang gặp phải rắc rối gì đó. Bằng chứng là lần nào gặp mặt, Phúc cũng thấy lão trong trạng thái căng thẳng. Lão dễ gắt gỏng, hay quát mắng kẻ dưới một cách vô cớ. Ngay cả chuyến đi về Kiến Xương, Long Hưng cũng bị hoãn lại mà chẳng rõ lí do.