Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Chương 2: Nuôi quỷ trấn sát
Trước hết lại nói tại sao cái làng này lại kì lạ như vậy, có cả người Mông, người Kinh, cùng người gốc Hoa sinh sống thì phải ngược dòng lịch sử rất lâu. Vốn đây là buôn làng người H’Mông nhưng đợt ấy Lê Thái Tổ đại phá quân Minh, có một nhánh quân nhỏ may sao không bị hãm vào trận đồ sát tại Tốt Động- Trúc Động, mang theo lượng lớn vàng bạc, châu báu c·ướp b·óc được mà thoát lui được về vùng núi phía Bắc.
Giữa đường gặp quân các lộ thổ hào vây quét mà sống sót cũng chả bao. Đành đánh bậy đánh bạ mà chốn được vào cái bản này. Nhưng vào được đây mới biết là thâm sơn cùng cốc. Đường ra thì đang bị các nhánh quân thổ hào đang lùng sục, họ đành tặng lượng lớn vàng bạc, vải vóc, châu báu cho người trong bản, xin họ cưu mang.
Từ dịp ấy tới nay cũng gần 600 năm rồi, còn lấy đâu ra người Hoa nữa. Nhưng số người Hoa trên đất Việt khổ. Vào những năm 50, 60 của thế kỉ trước, người Hoa bị đảng ta truy quét gắt gao. Lại đến khi tổng bí thư Lê Duẩn nắm quyền, người Hoa càng là khổ không tả được. Âu cũng là do dân tộc họ ở phía bên kia không an phận.
Thế là lại chạy chốn. Có một vài người tránh truy quét mà đi bậy bạ vào được cái bản này. Song cũng có một vài người rắp tâm tìm đến đây, họ đều là tằng tôn, tằng tử của nhánh quân tháo chạy khi xưa. Lần theo dấu vết mà cha ông lưu lại mà tìm khối kho báu kếch xù khi xưa cha ông họ tháo chạy mang theo. Trong đoàn người có không ít vị thầy pháp đi theo mà “tầm long, điểm huyệt”.
Lại nói đến tại sao có người Kinh thì một thời “Ngậm ngải tìm trầm” biết bao người đánh ý đồ với non cao, muốn “làm một mẻ, khoẻ đến già” mà mang mạng đi đ·ánh b·ạc với diêm vương. Có người may mắn thì “vinh quy bái tổ” nhưng tuyệt đại đa số là phơi thân nơi núi rừng. Hoặc là trong bất hạnh gặp phúc, được người dân tộc vùng ấy cứu. Xong rồi cũng là quẫn chí mà ở lại, chả còn mặt mũi mà về xuôi nữa.
Cái làng này cũng “may mắn” cứu được kha khá người Kinh. Thế là tu hú chiếm tổ chim khách. Thành thử người Mông gốc dần ít dần đi. Thay vào đó là sự kết hợp giữa người Kinh hoặc người Hán.
Thế nên chỉ còn một số tục lệ cổ truyền của dân tộc Mông là còn được lớp người già ra sức bảo vệ. Còn lại là đã được trộn lẫn với văn hoá người dưới xuôi, hoặc của người Hán. Trong đó cái lệ tế Hà Thần này là do người Hán mà ra.
Kể từ bốn đời thầy mo trước đã không còn là người Mông nữa, mà là người Hán nắm giữ. Những vị thầy pháp kia khi vào bản cũng đã học hỏi phép của thầy mo người Mông. Cộng với thuật pháp của họ, thành thử ra là có uy thế hơn thầy mo người Mông. Từ đó liền đổi chủ.
Chỉ có chức Vu nữ người Mông nhất định là không cho người Hoa nhúng tay vào. Đây là chức vụ mà ngàn đời đều truyền cho phụ nữ người Mông, kể từ khi mà tổ tiên họ vẫn còn cư trú ở Vân Nam trước khi di cư sang đây.
Thầy pháp người Trung có thuật xem núi, nhìn sông, nói nơi này sát khí rất nặng, nếu không tìm cách trấn áp thì chả mấy mà đều đoạn tử tuyệt tôn hết. Người Mông họ cũng biết điều này. Khi xưa tổ tiên họ di cư đến vùng này đông lắm. Gọi nơi này là thâm sơn cùng cốc nhưng thực tế lại là một hạp cốc rất rộng, đất đai màu mỡ, thời tiết thuận hoà. Không bị c·hiến t·ranh q·uấy n·hiễu, đáng lý ra họ phải khai chi tán diệp nhưng đằng này lại càng lúc càng lụi bại. Ban đầu mấy ngàn nhân khẩu xong cứ thế mà đủ loại lý do mà giảm dần, đến lúc này thì chưa đến 50 hộ, khoảng hơn 200 người.
Tổ tiên họ còn truyền lại, cấm người trong đây không được ra ngoài, chỉ có các đời trưởng làng là biết lối, cũng như cách ra vào nơi đây. Cũng đã có cơ số người đã từng muốn tự tìm lối ra. Song đều có một kết quả, hoặc là một đi không trở lại, hoặc là lúc về, trôi lềnh phềnh theo con suối nhỏ. Lúc tỉnh lại thì điên điên dại dại. Người làng biết, họ bị con ma rừng nó bắt hồn rồi.
Đến đời này già làng không có con trai nối dõi, nên đã truyền lại cho người khác. Nhưng trưởng làng lại mấy tháng trước không may xảy ra chuyện. Thế là việc giao lưu với bên ngoài lại được truyền cho người am hiểu núi rừng nhất làng là chồng của người phụ nữ tên Đỗ Quyên kia.
Lại nói đến các pháp sư người Hoa, sau khi lưu lạc tới đây, họ biết không ra được cũng đành chấp nhận số phận. Từ đó mà cũng vò đầu nghĩ cách mà chấn sát khí nơi đây mà duy trì hương hoả sau này.
Cái sơn cốc này sát khí nặng đến độ chả sinh ra được linh khí. Đối với thầy pháp thì đấy chính là tuyệt địa. Sau họ quan sát ra được nơi này chình là một bãi đất dưỡng thi khổng lồ, không biết t·hi t·hể đ·ược dưỡng ở đây có lai lịch lớn thế nào mà cần diện tích cả một cái bãi đất rộng bằng cả một cái sơn cốc để dưỡng thi.
Đất dưỡng thi cần rất nhiều máu để tạo thành, cơ hồ mỗi một nắm đất đều thấm đẫm máu người mời được. Vì thế các thầy pháp cũng lờ mờ đoán ra được tai sao người dân tộc bản địa ở đây từ vài ngàn người mà bây giờ chỉ còn có hơn 200.
Họ cũng biết ở cái tuyệt địa này mỗi lần thi pháp là lại mất đi pháp lực, vô kế vãn hồi. Thế là họ chuyển sang làm thầy mo kiêm tu các loại lời nguyền, cùng quỷ thuật.
Để trấn luồng sát khí đang toả ra ngày càng mất kiểm soát, các pháp sư người Hoa đã nghĩ ra cách là để toàn thể người dân ở đây dưỡng quỷ. Người nơi này sau khi c·hết không được đem đi mai táng mà sẽ được luyện chế thành một bộ quỷ thi, để thấp thu sát khí. Vì thế trong cái thôn làng này, nhà nào ít thì cũng có 2 cái quan tài trong nhà, nhiều thì 3,4 cái.
Song cái quỷ thi nào có tư chất tốt nhất thì sẽ được sắc phong làm Hà thần, cùng Sơn thần. Có nhiệm vụ chấp áp cái t·hi t·hể kia cùng chỗ sát khí còn lại. Việc cúng tế đồng nam đồng nữ, chính là để họ tăng cường tu vi nhanh chóng hơn, càng có thể chấn áp được cái thi sát đang rục rịch muốn dậy kia. Các pháp sư người Hoa biết cách này cũng chỉ là hạ sách. Một khi mà hai vị Hà thần, Sơn thần quỷ tu này mà không khống chế thì cả làng đều phải c·hết. Nhưng cũng chả còn cách nào khác, ít ra là còn hơn là bị sát khí nơi này mài c·hết.
Cũng từ ấy mà dân số trong làng bắt đầu có thể tăng trở lại, không còn việc có n·gười c·hết bất đắc kì tử nữa. Cũng từ đó, thầy pháp trở thành thầy mo.