Ngày 8 tháng 8, Quốc tử giám
Trần Nhật Thanh người mặc áo xanh, chân đeo hài đen,đầu đội mũ rộng vành, tay cầm quạt xếp hoàn mỹ khắc họa cái gì là người đọc sách văn nhã hào hoa. Đương nhiên phối với văn sĩ luôn phải có một cái chân chó thư đồng, mà cái chân chó thư đồng này không ai khác ngoài Lê Khoáng. Lê Khoáng lúc này trên trán lấm tấm mồ hôi, mang theo túi lớn thở hồng hộc nói:
“Tiểu Thanh ta nói có cần thiết phải mang nhiều sách như vậy không, chẳng lẽ trong Thái học không có sách để đọc?”
“Cậu chịu khó một chút, chúng ta dùng sách của mình tự chủ độc lập không phải hơn cùng sĩ tư hàn môn tranh đoạt thư tịch sao?”
Trần Nhật Thanh nói cũng là sự thật. Thái học tuy cất chứa thư tịch không ít nhưng sư nhiều cháo ít phải cung ứng cho rất nhiều sĩ tử, chuyện hai ba ngươi dùng chung một quyển nhiều như cơm bữa. Nên hắn căn bản là chướng mắt thư tịch trong Thái học, lại nói số sách này là hắn trực tiếp từ thư khố trong nhà lấy ra, tổ tiên hắn là Tể tướng, lại tinh thông ngoại ngữ, quan hệ rộng rãi với các văn nhân, sư sãi ngoại quốc thân cận vô cùng, từ trong tay họ lấy được không ít sách quý Thái học cất giữ căn bản không thể so sánh.
Đừng tưởng rằng thư tịch đời cổ quyển nào cũng giống nhau, cùng một tác phẩm hoàn toàn có thể có nhiều bản khác biệt. Cái này không thể không nói đến một tệ nạn khác của Hán văn cổ đó là không có dấu câu . Đúng vậy giữa hai câu hoàn toàn không hề có dấu chấm dấu phẩy ngăn cách điều này khiến người đọc rất nhiều khi hiểu lầm nội dung trong sách. Đời trước của Trần Nhật Thanh cũng có một đại nhầm lẫn vì nguyên nhân này. Sách sử chép về khởi nghĩa Hai Bà Trưng có một câu:”Châu diên Lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh Lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê” ý nghĩa là “Con trai Lạc tướng châu Diên tên Thi cưới con gái Lạc tướng Mê Linh làm vợ” trong đó chữ “sách “là động từ ý là cưới. Nhưng vì Hăn văn cổ không có dấu câu ngăn cách nên bị hiểu thành hai câu” Con trai Lạc tướng châu Diên tên Thi Sách. Con gái Lạc tướng Mê Linh là vợ”. Từ đó tên của chồng Trưng Trắc từ Thi biến thành Thi Sách, hoàn toàn lệch với nghĩa ban đầu.
Tình trạng này của Hán văn khiến khi đọc nguyên văn tác phẩm thường rất dễ nhầm lẫn. Chính vì thế, cùng với đọc nguyên văn, không thể không kèm theo đại lượng chú giải thay thế vai trò của dấu câu, mà trình độ người chú giải sẽ quyết định liệu ý nghĩa của nguyên văn có được truyền tải đúng đến người đọc hay không. Nên tự học thành tài với người xưa rất khó, chưa kể chuyện thư tịch thiếu thốn, cho dù là có, không có thầy chỉ dạy người tư chất tầm thường liền thư tịch có ý gì đều đọc không hiểu, đừng nói đến chuyện thi cử đỗ đạt
Hiện trạng này chỉ thay đổi khi người châu Âu đến dấu câu mới được du nhập vào từ đó việc đọc Hán văn mới trở nên thuận tiện. Trần Nhật Thanh không rõ vì sao Hán văn lại duy tri việc viết không có dấu câu lâu như vậy, hắn đời trước có nghe một thuyết âm mưu nói là đây là thủ đoạn để độc quyền học thuật cơ mà cũng không có bằng chứng gì. Cơ mà nói tóm lại cùng một tác phẩm cũng có phân cấp bậc, bản nào có chú giải hay đầy đủ sẽ cao cấp hơn chú giải qua loa sai lệch. Mà thư tịch của hắn Trần Nhật Thanh chú giải đều là cao cấp nhất.
An ủi khổ bức Lê Khoáng, hai người tiếp tục rảo bước. Đến hồ Giám Trần Nhật Thanh thấy nơi này đã tu tập không ít sĩ tử đang túm năm tụm ba trò chuyện. Thấy hai người Trần Nhật Thanh đến các sĩ tử nhao nhao đưa ánh mắt về phía bọn hắn, rõ ràng có chút kinh ngạc hiếu kì vì cái gì trong Quốc tử giám lại xuất hiện hai cái tiểu thí hài.
Trần Nhật Thanh không thèm để ý đến bọn họ,cũng không có hứng thú gì đánh giá phong cảnh thanh nhã dẫn Lê Khoáng rời đi. Nói đùa nếu là đời trước, nơi này là thắng cảnh du lịch, trong khung cảnh đẹp còn không thiếu mỹ nữ ăn mặc xinh đẹp vui chơi chụp ảnh, hắn còn có hứng thú đánh giá, bây giờ chỉ có phong cảnh, không có mỹ nữ, rặt một đám nam nhân hắn cũng không có yêu thích đặc biệt, có gì để nhìn.
Hai người rất nhanh đến khu ký túc xá, tiến vào chỗ đăng ký phòng ở. Chỉ thấy trong sân dòng người xếp hàng dài chờ đợi trước là một chiếc bàn sau bàn ngồi một nam tử đang ghi chép sổ sách. Từng sĩ tử tiến lên sắc mặt có chút đau lòng, từ trong tay áo lấy ra túi vải lén lút đưa cho hắn. Trần Nhật Thanh kiên nhẫn chờ đến lượt mình chỉ thấy hắn vẫn cám mặt vào sổ sách, không nói một lời. Hai bên giằng co một lúc lâu như không nhịn được hắn ngẩng đầu lên sắc mặt có chút khó chịu, nhưng nhìn thấy khuôn mặt non nớt của Trần Nhật Thanh vẻ bất ngờ hơi thoáng qua, chợt như nhớ ra gì đó, vội thay đổi thái độ, cười nịnh nọt :
“Xin hỏi vị công tử này tên họ là gì để tiểu sinh đăng ký vào sổ?”
“ Trần Nhật Thanh, còn đây là thư đồng của ta Lê Khoáng”
Nam tử trong mắt hiện lên thần sắc quả nhiên là thế, thái độ càng thêm hèn mọn:
“Ra là công tử, tiểu sinh có nghe Linh Triệt tiên sinh mới thu một cao đồ, tuổi còn ấu niên mà hiểu nhiều biết rộng. Nay được gặp mặt,quả là không sai”
“ Tiên sinh quá khen, xin hỏi đại danh của tiên sinh?”
Trần Nhật Thanh nở nụ cười xã giao, hỏi
“Không dám nhận danh tiên sinh của công tử, Tiểu sinh tên Đỗ Tử Bình là cựu học sinh Thái học,may mắn được triều đình cất nhắc làm thị giảng phụ trợ Linh Triệt tiên sinh quản lý Thái học. Công tử xưng hô ta Đỗ thị giảng là được. “
Đỗ Tử Bình vẻ mặt lấy lòng, thân thiện nói
”Ra là Đỗ thị giảng, Nhật Thanh kính ngưỡng đã lâu, không biết trong ký túc xá phòng của 2 cậu cháu ta ở đâu.?”
“ Phòng của công tử Bình đã xếp sẵn ở Đông viện, đã có đầy đủ gia cụ, không gian rộng rãi thoáng mát, có bóng cây, công tử cứ đi vào rẽ trái là đến”
“Vậy đa tạ Đỗ thị giảng, Nhật Thanh đi trước không quấy rầy Đỗ thị giảng”
“Ha ha công tử cứ đi đi, nếu sau này công tử có khó khăn gì cứ đến tìm tiểu sinh, tiểu sinh nhất định dốc hết sức trợ giúp công tử”
“ Đỗ thị giảng xin cứ tiếp tục,Nhật Thanh xin cáo từ”
Trần Nhật Thanh nói xong dắt theo Lê Khoáng rời đi. Hắn vừa đi vừa cảm khái, không ngờ vào Thái học ngày đầu tiên lại gặp phải danh nhân bất quá cái danh nhân này nổi danh là tai tiếng.
Đỗ Tử Bình là đại gian thần cuối triều Trần, trong lịch sử năm 1367 thời Trần Dụ Tông hắn làm phó tướng cho Trần Thế Hưng đi đánh Chiêm Thành. Quân Chiêm đặt phục kích, Trần Thế Hưng bị giặc bắt, mình hắn hốt hoảng mang binh chạy về
Sang đời Trần Duệ Tông, nghe tin Duệ Tông chỉnh quân chuẩn bị Nam chinh trả thù Chiêm Thành quấy phá Đại Việt, vua Chiêm Chế Bồng Nga sợ hãi dâng 10 mâm vàng tạ tội, Đỗ Tử Bình vì lòng tham cá nhân giấu vàng làm của riêng, nối dối Duệ Tông là Bồng Nga ngạo mạn vô lễ, nên đem quân đánh. Duệ Tông giận dữ thân chinh dẫn binh phạt Chiêm trúng kế trá hàng của Chế Bồng Nga bị vây khốn. Đỗ Tử Bình lúc đó nắm hậu quân thấy Duệ Tông bị vây không đến cứu giúp tham sống s·ợ c·hết mà dẫn quân bỏ chạy, mặc Duệ Tông cùng ba quân tướng sĩ bị hãm trong trùng vây mà c·hết. Khi hắn về nước nhân dân căm hận lấy gạch ngói ném vào hắn. Nghệ Tông Trần Phủ dưới áp lực buộc phải trị tội hắn nhưng hắn chỉ bị miễn chức làm lính không bao lâu sau lại quan phục nguyên vị
Không lâu sau vì để lấy lòng Trần Phủ hắn dâng kế mở rộng thuế thân từ chỉ thu người có ruộng thành mọi người đều phải đóng, khiến dân chúng khổ không kể hết. Đỗ Tử Bình cầm quân chống Chiêm liên tiếp bại trận nhưng sau khi hắn c·hết Trần Phủ còn đưa hắn vào thờ trong Văn miếu cùng các bậc hiền sĩ như Chu Văn An, Trương Hán Siêu làm cho giới kẻ sĩ phẫn nộ không thôi, mãi đến Hậu Lê, tên gian thần này mới bị ném ra khỏi Văn miếu
Đối với cái danh nhân này, Trần Nhật Thanh chỉ có thể nói là Trần Phủ mắt nhìn người thật co vấn đề, tài giỏi và phế vật cũng không phân rõ nữa. Trần Nhật Thanh lắc đầu, không còn suy nghĩ lung tung.Từ hôm nay một trang mới trong cuộc đời hăn được mở ra
0