0
Thanh Hoa, phủ Văn Dương hầu
Trần Nhật Thanh trong phòng làm việc của mình đang không ngững vẽ vẽ xóa xóa. Hắn đang vẽ thiết kế súng trường cho q·uân đ·ội của mình. Nguyên mẫu lịch sử hắn dựa vào để cải biên là súng trường Lee Enfield mẫu 1903 của q·uân đ·ội Anh sử dụng trong thế chiến thứ nhất . Trần Nhật Thanh lựa chọn súng Anh cũng là trải qua suy nghĩ kỹ càng, ưu điểm thứ nhất là cấu tạo cơ cấu bóp nhả cò súng của Lee Enfield so với đối trọng của nó là khẩu Mauser Kar98k của người Đức thì đơn giản hơn khá nhiều .việc nạp đạn cũng đơn giản hơn ưu điểm thứ 2 là tuy uy lực và tầm bắn của nó so với Mauser Kar98k kém hơn bù lại tốc độ bắn lại rất nhanh, là súng trường có tốc độ bắn nhanh nhất so với các mẫu súng trường đương thời . Trần Nhật Thanh chưa chế tác được kính ngắm,lại còn dùng thuốc súng đen mỗi lần bắn ra là k·hói m·ù m·ịt, binh lính căn bản nhìn không rõ phía xa, chế súng có tầm bắn lớn căn bản không có tác dụng.
Súng trường cuối thê kỉ 19 đầu thế kỉ 20 thực tế thiết kế cũng không khó, điểm khó cơ bản là ở gia công lò xo và nòng súng mà thôi. Trong lịch sử thời kỳ phong trào Cần Vương,Cao Thăng của khởi nghĩa Hương Khê chỉ bằng lò rèn thủ công đã bắt chước được mẫu súng trường của Pháp gần như giống y hệt nhưng riêng lò xo và nòng súng là không đạt tiêu chuẩn chính là chứng minh rõ ràng.
Chất lượng lò xo thì cùng với phát minh thép lò xo chuyên dụng Trần Nhật Thanh đã hoàn toán giải quyết, còn lại chỉ có vấn đề nòng súng .
Trong lịch sử nòng súng cùng nòng pháo ban đầu là dựa vào đúc, đem nước thép rót vào trong khuôn, điều này dẫn đến trong thép đúc ra tồn tại bọt khí li ti ảnh hưởng chất lượng nòng. Mà chuyện này Trần Nhật Thanh đã lấy ra phương pháp giải quyết- dùng máy nén thủy lực. Máy nén thủy lực nguyên lý Pascal chất lỏng truyền nguyên vẹn áp suất cấu tạo gồm hai bình bịt kín giống nhau chứa dầu mỗi bình có một mặt to một mặt nhỏ di chuyển được khi dùng lực ép lên mặt nhỏ thì mặt to sẽ được truyền nguyên vẹn áp suất thông qua dầu, mà vì diện tích mặt to lớn hơn mặt nhỏ dẫn đến lực sinh ra ở đầu lo cũng lớn hơn đầu nhỏ theo tỉ lệ diện tích hai mặt. Với lực lớn sinh ra, máy nén sẽ ép hai nửa khuôn hở thật chặt,bọt khí trong nước thép dưới áp suất lớn sẽ bị thanh trừ tạo thành thanh thép tuýp nước có đột chặt chẽ rất cao.
Thanh thép tuýp nước sẽ được tôi mặt ngoài tăng độ cứng rồi mang đi khoan tạo lỗ, cuối cùng trải qua bước tạo hình khương tuyến thế là một nòng súng hoàn chỉnh ra đời. Máy khoan cùng máy tạo khương tuyến thiết kế cũng không phức tạp cơ bản là dựa vào cơ cấu bánh răng biến đổi chuyển động quay dọc thành chuyền động quay ngang với máy khoan chuyển động quay dọc thành kết hợp chuyển động quay dọc cùng chuyển động tịnh tiến với máy tạo khương tuyến.
Thân súng hoàn thành nhưng súng mà không có cơ chế để bắn đạn phù hợp thì cũng vô dụng. Lịch sử của súng trải qua rất nhiều cơ chế khác nhau để đánh lửa thuốc súng bắn đạn ra khỏi nòng lần lượt là mồi thừng,đá lửa, búa gõ cùng kim hỏa. Nếu như những người xuyên không không giỏi hóa học chỉ có thể lần lượt phát triển theo trình tự từ mồi thừng mà đi. Nhưng Trần Nhật Thanh là dân khoa học tự nhiên nên hắn quyết định trực tiếp một bước đúng chỗ sử dụng cơ chế kim hỏa .
Cơ chế kim hỏa bao gồm một cây kim thép được kèm với một lò xo, khi lò xo biến dạng sẽ tạo lực đàn hồi để kim hỏa lao về phía trước thọc vào hạt nổ . Nói đến hạt nổ thì được chế tạo từ các hóa chất n·hạy c·ảm với các yếu tố như ma sát, nhiệt sốc là vật dẫn trung gian để đánh lửa thuốc súng đen. Với trình độ công nghệ còn lạc hậu nhưhiện tại của Thanh Hoa Trần Nhật Thanh chỉ chọn làm hạt nổ từ thủy ngân fulminat. Chất này được bào chế bởi Edward Charl·es Howard năm 1800, bằng cách cho thủy ngân vào trong acid nitric sau đó thêm cồn để hòa tan .
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng người thời đại này không hiểu hóa học và vật lý dựa vào sờ soạng mày mò thủ công, đừng hòng làm nổi. Cồn chỉ có thể thông qua chưng cất rượu mà thu được đủ nồng độ, acid nitric càng là cần qua một loạt phản ứng hóa học, yêu cầu tri thức cực kỳ thâm hậu và bài bản.
Acid nitric thời hiện đại được điều chế từ khí amoniac bằng phương pháp sản xuất công nghiệp nhưng Trần Nhật Thanh căn bản làm không nổi, yêu cầu công nghệ quá cao. Phương pháp thủ công ngược lại đơn giản, đun nước tiểu mà thôi. Nhưng nghĩ đến cực cực khổ khổ đun số lớn nước tiểu với mùi kinh thiên đến n·ôn m·ửa mà lượng khí thu được không đủ dùng hắn vẫn là quyết định từ bỏ. Lục lọi trí nhớ trong đầu cuối cùng hắn cũng nhớ ra một phương pháp phù hợp-điều chế từ diêm tiêu và acid sulfuric đặc .Phương pháp này cũng là một ngạch cửa công nghệ với người thế kỉ 14,kẻ không thạo hóa học căn bản rất khó bắt chước
Cụ thể acid sulfuric thu được bằng cách đốt lưu huỳnh trong lò thổi không khí dư tạo hỗn hợp lưu huỳnh dioxit và lưu huỳnh trioxit sau đó dẫn vào nước tạo hỗn hợp acid sulfurous và acid sulfuric cuối cùng mang đi đun nóng nhẹ . Acid sulfurous không bền dưới tác dụng của nhiệt sẽ phân hủy thành khí lưu huỳnh dioxit bay lên chỉ còn acid sulfuric ở lại . Dung dịch thu được sẽ được đun để loại bớt nước tạo thành dung dịch acid sulfuric đặc. Sau đó dung dịch sẽ được gia nhập diêm tiêu rồi đun nóng, phản ứng hóa học xảy ra, sẽ có khi bay ra từ ống thoát thu và làm lạnh nó ta có được acid nitric lỏng. Cả quy trình yêu cầu phải hiểu biết rất rõ tính chất lý hóa của các chất cùng biết được phương trình hóa học mới làm nổi, dựa vào đánh xác suất bất ngờ tình cờ làm ra, căn bản cho dù chờ đợi vài đời người thời gian cũng là mơ mộng hão huyền.
Trần Nhật Thanh đem bản vẽ đã vẽ xong giao cho người hầu dặn dò:
-Ngươi đem bản vẽ này giao đến cho nhóm thợ chế tạo hỏa khí cho họ nghiên cứu, bảo với họ đây sẽ là hỏa khí ta thiết kế cho quân Thanh Hoa sử dụng trong tương lai, ta muốn họ xem xem vấn đề gì không thì báo lên, nếu không có thì mau chế tạo thử,tháng sau ta muốn nhìn thấy hàng mẫu
-Tuân mệnh công tử
Tên người hầu rất nhanh mang bản vẽ rời đi .