Sùng trường thiết kế xong Trần Nhật Thanh bắt tay vào thiết kế pháo. Nói đến từ pháo thực ra ban đầu ở phương Đông nó là chỉ máy bắn đá, khi thuốc súng ra đời thời đại hỏa khí tới mới được dùng để chỉ hỏa khí cỡ lớn. Cơ mà cái gọi là cỡ lớn so với cách hiểu của người hiện đại có cách biệt khá xa, khi nhắc đến pháo, hiện đại nhiều người thường liên tưởng đến đại bác với sức tàn phá lớn, như đời trước Trần Nhật Thanh lướt mạng xã hội từng thấy được người ta đăng là Tây Sơn lắp đại bác lên bành voi biến voi chiến thành xe tăng cổ đại kỳ thật là hồ nháo,ăn nói tầm bậy. Hỏa khí trên lưng voi Tây Sơn chỉ có thể tính là súng, dùng để sát thương bộ binh hơn nữa mang đạn hữu hạn không thể bắn quá nhiều không gian bành voi cũng không lớn sao có không gian để trang bị đại bác lại nói thật sự trang đại bác lên lưng voi lấy sức giật khủng bố khi khai hỏa của đại bác voi thân thể máu thịt của sinh vật cũng chịu không nổi .
Về vấn đề chọn dùng loại pháo nào Trần Nhật Thanh biết rõ quá nhiều chủng loại đối với công tác chuẩn bị hậu cần là một t·hảm h·ọa nên dứt khoát chỉ thiết kế cho lục quân 2 loại pháo
Đàu tiên là pháo dã chiến nòng dài, Trần Nhật Thanh nhớ đến đời trước các quốc gia về sau cùng qua nhiều cuộc c·hiến t·ranh kiểm nghiệm đa số đều thống nhất sử dụng cỡ nòng khảong 75mm có sai khác nhỏ cũng chỉ là vấn đề gia công trực tiếp 1 bước đúng chỗ sao chép lại đây nhẹ nhàng bớt việc. Suy nghi đến cỡ nòng 75 mm đã tương đối lớn lượng thuốc súng nổ trong nòng pháo khi khai hỏa cũng cao hơn nòng súng trường trường rất nhiều nên hắn quyết định sử dụng phương pháp Rodman.
Phương pháp này được Thomas Jackson Rodman phát minh ra để cải thiện chất lượng nòng pháo so với đúc nòng pháo đương thời khi đó. Khi đó nòng pháo cơ bản đúc không khác nòng súng trường một khẩu súng được đúc như một khối đặc, sau đó khoan lỗ khoan tạo hình.Vân đề của phương pháp đúc này là nguyên tắc dãn nở của kim loại nóng nở ra lạnh co lại, bên ngoài thân pháo vì tiếp xúc với không khí trước sẽ lạnh nhanh hơn dẫn đến có rút lại đè ép lên phần lõ còn nóng bên trong đang nở ra tạo thành vết rách trong thân pháo dẫn đến pháo dễ dàng đúc hỏng.Là một pháo binh Rodman nhận ra chuyện này, tìm được biện pháp giải quyết đó là khi đúc nòng pháo thay vì đúc giống súng trường thì sẽ nhét 1 lõi làm mát được vào giữa khuôn thay đúc đặc bằng đúc rỗng.Lõi này cấu tạo bởi một ống gang kín một đầu dưới cùng một ống gang rỗng nhỏ hơn nối với nguồn nước,khi nuóc thép nóng chảy vào khuôn được đổ vào khuôn, nước được bơm qua ống nhỏ hơn đến đáy của ống lớn .Nước dâng lên qua khoảng trống giữa hai ống và chảy ra ở phía trên. Như thế phần mặt trong của nòng pháo được làm nguội bằng nước trong khi phần mặt ngoài vẫn được nung nóng để duy trì trạng thái nóng đỏ lõi làm mát sẽ được rút ra sau khi phía mặt trong đã cứng lại và dòng nước tiếp tục chảy qua khoảng không còn lại của lõi . Như vật nòng pháo đã được làm mát từ trong ra ngoài thay vì từ ngoài vào trong, tăng mạnh tỉ lệ thành công khi đúc pháo.
Thiết kế pháo dã chiến nòng dài đương nhiên Trần Nhật Thanh không thể quên gia nhập thêm khương tuyến và cơ chế nạp hậu.Nói kỹ ra thì hai cơ chế này đúng là bổ trợ cho nhau, người ta rất sớm lần lượt có thể chế tạo ra súng có khương tuyến và súng nạp hậu nhưng ban đầu chủ lưu thời đại vẫn là nòng trơn nạp tiền nguyên nhân không có gì khác vì mỗi cái này dùng riêng đều rất bất cập. Nếu súng có khương tuyến mà nạp tiền thì sẽ rất khó khăn, trong quá trình đạn tụt từ từ đầu nòng đến đuôi nòng cũng rất dễ làm hỏng các rãnh khương mà khó khắn lắm mới gia công được.
Tương tự vậy pháo nạp hậu nòng trơn do thời kỳ đầu có khóa nòng chưa phát triển tính kín khí kém cỏi khí thuốc sung thoát ra từ đuoi nòng rất nhiều làm uy lực viên đạn bắn ra tụt giảm một mảng lớn, thua xa nạp tiền. Chỉ có kêt hợp hai cơ chế này vào làm một uy lực mới có thể so sánh với nòng trơn nạp tiền.Cơ mà Trần Nhật Thanh là người có nghiên cứu không chỉ dừng đến đó mà thôi, hắn còn dựa theo trí nhớ đem cơ cấu khóa nòng vít của pháo cũng làm ra
Nói đến khóa nòng vít cũng trải qua nhiều bước phát triển Trần Nhật Thanh suy xét đến trên cơ sở giới hạn gia công của thời đại gắng sức làm được tốt nhất quyết định lựa chọn vít hình nón có rãnh ngắt quãng do Công ty Elswick Ordnance của Anh chế tạo. Tuy nó còn kém vít Wettin các pháo hiện đại sử dụng nhưng vít Wettin gia công quá khó, trình độ thời đại này căn bản làm không nổi, chỉ có thể lùi lại một bước. Cứ thể một bản chỉ dẫn tỉ mỉ đúc pháo dã chiến nòng dài đã ra đời
Đương nhiên trong c·hiến t·ranh không thể chỉ có dã chiến công thành cũng là một bộ phận quan trọng pháo dã chiến lại không thể bắn góc ngắm quá cao để đả kích địch nhân trên đầu thành thế nên pháo cối mới ra đời.
Pháo cối là hỏa khi được chuyên môn sứ dụng để công công sự,do góc ngắm cao, đến hiện đại nó cơ bản vẫn duy trì nạp tiền. Để gia công đơn giản nhẹ nhàng Trần Nhật Thanh trực tiếp bỏ chơi nòng trơn ngắn khiến sơ tốc đầu nòng của viện đạn bắn ra so với pháo nòng dài thua xa, tầm bắn cũng ngắn. Song nếu ai chỉ nhìn vào điểm đó mà khinh thường uy lực của pháo cối thì quá là sai lầm, pháo cối nóng trơn ngắn lại có ưu thế hơn nòng dài ở chỗ có thể rất dễ dàng làm ra đường kính cực lớn. Trần Nhật Thanh lựa chọn cỡ nòng 150 mm sơ tốc tuy chậm trọng lượng đạn khổng lồ bày ở kia, một quả đạn đi xuống đánh đến đất rung núi chuyển, tường thành gạch đá gì cũng phải vỡ ra một hố lớn.Đạo lý rất đơn giản hòn đá nhỏ đập trúng người cơ bản chỉ làm người ta đau điếng sưng u cục gì đó nhưng nếu bị quả tạ siêu cấp đập vào người, kết cục có thể là trực tiếp m·ất m·ạng. Trọng lượng pháo cối cũng rất nhẹ không đến 100 kg chỉ cần một con ngựa là có thể kéo 2 tên binh sĩ là có thể nâng nó nơi nơi bố trí .Một khi pháo cối này nghiên cứu chế tạo thành công, Trần Nhật Thanh đem pháo cối một loạt bày ra oanh kích thành trì đảm bảo sẽ khiến quân thủ thành có ấn tượng khắc sâu.
0