Chương 34 chạm trán trên biển
Bầu trời trong xanh, mặt biển sóng nhẹ nhưng lại bị phá hủy bởi tiếng rẽ sóng ầm ầm . Cách Đại Thập Sơn 10 km, ngoài biển khơi. Một chi hạm đội hùng hậu đang căng buồm tiến lên . Họ băng qua các ngọn sóng cất tiếng hát vang vọng đâu đây.
- Đời mình là một khúc quân hành.
- Đời mình là bài ca chiến sĩ.
-ta ca vang triền miên qua tháng ngày.
-Lượn bay trên núi rừng biên cương đến nơi đảo xa.
. ...
Lúc này trên một đại hạm một người thiếu niên đang nằm trên một chiếc ghế dài. Vẻ mặt tái nhợt nhìn về đám tướng lĩnh đứng trước mặt. Đây chính là hạm đội vua hải tặc, hoàng đế của biển cả của Trần Thiên Ân.
Còn tên thiếu niên mặt tái nhợt này chính là hắn. Hơn ba ngày qua lênh đênh trên biển, đã kiến hắn nôn ra hết cả mật vàng rồi. Đúng vậy hắn bị say sóng, có nhiều lúc hắn cũng không tin được chuyện này sẽ sảy ra với mình. Lúc này hắn thì thào nói chuyện.
-Bao lâu nữa đến nơi.
- Bẩm lạc hầu chúng ta còn cách thành Hoan Châu một ngày đường nữa.
Trần thiên Ân cố gắng ngồi dậy giờ đầu hắn đau vô cùng. Nhưng thân là chỉ huy hắn không thể gục ngã bởi lý do vớ vẩn này . Hắn phải mang hai vạn chiến sĩ của mình, đánh thắng trận và trở về đoàn tụ với gia đình. Hắn nhìn về phía Trần Hùng nói.
- Trần Hùng đuổi theo quân tiên phong, mang theo một đại hạm. Bổ sung cho năm trung hạm của Trần Hoài Ngọc, đi phía trước hạm đội mười km . Bắt g·iết hết hết thương thuyền của người Tống, chỉ giữ lại kẻ lái thuyền và chủ thuyền.
Trần Hùng vội đáp" vâng" Sau đó mang theo đại hạm rời đi . Trần Hùng vừa đi song thì Trần Nguyên lên tiếng hỏi.
-Lạc hầu để giữ bí mật g·iết hết thương thuyền là đúng. Những lạc hầu giữ lại chủ thuyền và lái thuyền để làm gì.
Trần Thiên Ân nhìn hắn từ tốn nói.
-Chúng ta đến nơi này không biết một chút gì. Về binh lực bố phòng, kinh tế dân chính, các thế lực ở đây. Cho nên chúng ta cần bắt các thương nhân để lấy thông tin.
- Còn tại sao bắt lái tàu, vì chúng ta hướng t·ấn c·ông là trên biển đánh vào. Chỉ đám lái thuyền này mới biết vị trí các bãi đá ngầm, các vùng nước sâu, cạn, dòng chảy các bãi đất thích hợp cho quân đổ bộ . Hạn chế t·hương v·ong tối đa cho quân ta khi gặp các khu vực này .
- Ngoài ra phải bắt nhiều tên như vậy, để đối chiếu lời chúng nói . Tránh tình trạng chúng ta bị lừa vào các khu vực tử thần của thuyền bè do thiên nhiên tạo ra.
-Trần Nguyên đáp vâng sau đó rời đi.
Trần Thiên Ân tiếp tục suy nghĩ cho cuộc chiến lần này. Chiến tranh không đơn giản đôi ba quyển sách binh pháp có thể ghi hết được. Trần Thiên Ân cho rằng c·hiến t·ranh chính là nhắm vào người chỉ huy .
Trong một cuộc c·hiến t·ranh bằng v·ũ k·hí lạnh, chỉ huy chính là linh hồn của đội quân. Chỉ cần nắm bắt hướng đi của tướng địch. Ra các biện pháp ứng đối phù hợp thì sẽ giành chiến thắng. Vậy nên người xưa mới có câu "biết người biết ta trăm trận trăm thắng".
Ngoài ra muốn có thêm các phần thắng trong cuộc chiến . Thì một tướng quân giỏi cần nắm bắt các yếu tố tự nhiên làm ảnh hưởng tới cuộc chiến. Ví dụ điển hình cho việc này là " Câu chuyện Gia Cát Lượng mượn gió đông đánh quân Tào Ngụy ". Hay" trận thủy chiến của tướng Yi -Sun-sin, vận dụng thủy triều lên xuống để đánh bại quân nhật. "
Trần Thiên Ân biết mình cũng không tài giỏi bằng những người trên. Hắn không biết tính thời tiết, hắn không thể nghe tiếng lòng người khác. Nhưng hắn biết những thứ trên không phải tự nhiên mà có.
Nó là quá trình vừa chiến đấu, vừa học tập qua thời gian dài tích lũy. Việc bây giờ hắn phải làm là bước đi cẩn thận, học hỏi mọi thứ hắn nhìn thấy của cả người bên mình, cũng như của địch nhân. Áp dụng câu nói "học nữa, học mãi " Việc này đã tạo nên một vị Đại Đế thống trị toàn bộ Cửu Châu sau này.
- Phúc bá chúng ta tại sao lại sang Đại Việt nghèo đói đó chứ. Sang đó chỉ lỗ chứ lãi lời được gì đâu. Hơn nữa bọn chúng toàn một lũ bẩn thỉu, không có văn hóa hay ta quay lại đi không nên sang đấy.
Một đội thương thuyền năm chiếc treo cờ Đại Tống đang từ Hoan Châu tiến về ninh khải . Trên một con tàu trung tâm, một thiếu nữ mười tám tuổi xinh đẹp với bộ ngực cao ngất. Đang phùng má giận dỗi nói chuyện với một người đàn ông trung niên. Hắn có tướng mạo tầm hơn bốn mươi tuổi, có nước da ngăm đen.
Người thiếu nữ là Trịnh Thị Loan con gái Trịnh Cao Khải thượng thư bộ hình của nước Tống . Họ Trịnh cũng là một trong bốn họ tộc có thế lực lớn nhất hiện nay của Đại Tống. Còn người trung niên là Trịnh Phúc, quản gia của họ Trịnh. Lần này là người chỉ huy của đội buôn này.
-Tiểu thư à người phải biết bọn man di ấy nghèo đói, lạc hậu lại còn hung hãn. Đến đó tuyệt đối không được nói những lời như vậy trước mặt chúng.
Trịnh Phúc rất đau đầu khi phải mang theo một cô tiểu thư này. Đối với kẻ kinh thương như hắn biết, đáng sợ nhất là không phân biệt được địa vị của mình và người mình đang đối mặt. Đi sang địa bàn người ta, mà không biết điều lên mặt thì chỉ có c·hết. Nhìn tiểu thư nhà mình hắn lắc đầu nói tiếp.
-Đại Việt nghèo những vẫn có thứ chúng ta cần như hương liệu, ngọc trai, vàng bạc. Nhưng chúng ta hiểu cung không đủ cầu thì hàng mới có giá. Vậy nên cứ một năm vào tháng tư chúng ta mang hàng sang đó dùng loại hàng rẻ tiền như gốm, vải vóc để đổi lấy tài nguyên của chúng. Đặc biệt đầu năm Đại Việt có một loại vải bông mục đích của chúng ta chính là thu mua nó.
-Được ta biết rồi .
Trịnh thị Loan không vui trả lời Trịnh phúc . Cô ta đang định đi về phòng thì lúc này một thủy thủ trên tàu nói với Trịnh Phúc .
-Đại nhân phí trước xuất hiện hai chiếc tàu đang tiến về phía chúng ta rất nhanh.
Trịnh Thị Loan nghe song thì cũng không coi là gì. Nhưng vì trên biển vốn nhàn chán cho nên cô ta ở lại xem. Khác hắn với Trịnh thị Loan lúc này Trịnh phúc lập tức hạ lệnh các thuyền tựa sát gần nhau. Các thủy thủ vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Trịnh phúc biết trên biển rất nguy hiểm. Không chỉ là tự nhiên, gió bão mà là đến từ các thương đội, hải tặc. Với kinh nghiệm đi biển nhiều năm, hắn lập tức biết hai chiến hạm đang lao tới có thể là địch.
Các thương nhân trên biển rất hạn chế việc gặp nhau. Mà cho dù có gặp, họ cũng sẽ hạ chậm tốc độ của thuyền và giữ khoản cách để tạo sự an toàn nhất định.
Cho dù có trao đổi hàng hóa thì họ dùng các thuyền nhỏ để chở hàng về phía mình. Không một thương thuyền nào trên biển, lại cho các thương thuyền khác áp sát thuyền mình cả. Nhìn thấy vẻ mặt lo lắng và hành động của các thủy thủ thì Trịnh thị Loan cũng có chút sợ hãi hỏi Trịnh phúc.
-Phúc bá làm sao vậy.
Trịnh Phúc vội trả lời .
- Kẻ đến không thiện, tiểu Hạnh mau đưa tiểu thư vào khoang thuyền.
Tiểu Hạnh tỳ nữ của Trịnh Thị Loan cũng sợ hãi, vội đưa tiểu thư của mình trốn xuống khoang thuyền. Trịnh Phúc ở phía trên cũng nhìn về hai chiếc thuyền ở phía xa kia . Một sự bất ổn dần dần xuất hiện trong lòng hắn. Lúc này trên đại hạm của quân tiên phong. Trần Hùng và Trần Hoài Ngọc đang ngáp ngắn ngáp dài
-Ta nói này Trần huynh bọn quân Tống cũng quá phế vật đi, chỉ còn một ngày đường nữa là đến Hoan Châu. Mà một bóng thuyền cũng không có. Nhiệm vụ lạc hầu giao cho phải làm sao.
-Ta cũng không biết à . Bọn người Tống có lẽ chúng chắc đang trốn trong váy phu nhân của chúng à .
- Haha phải phải.
Hai tên này làm tiên phong những ngày qua một bóng ma trên biển cũng không gặp được. Đi lạc thì lại càng không có khả năng. Vì Trần Thiên Ân đã nghĩ đến việc này nên hắn cho các tàu chạy cách dãy núi Đại Thập Sơn 10km . Bỗng lúc này một hoa tiêu đến báo.
-Lạc tướng phía bên trái hai trung hạm báo cáo. Phát hiện năm chiếc thương thuyền của quân Tống. Họ đang yêu cầu tăng viện.
-Tốt quá đúng thứ ta đang muốn. Toàn quân tiến về phía năm chiếc thương thuyền kia.
0