Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Nam Huyền Sử
Unknown
Chương 25: Mua gà.
"Đây, nửa lạng."
Nam nói, ngay khi hắn ta vừa bước chân ra khỏi phòng thu chi và lại móc ra một miếng vụn bạc.
Nhưng để cho cô bé trước mắt nghe thì miếng vụn bạc ấy phải gõ nhẹ vào trán của nàng ta.
Và đáp lại hắn là ánh nhìn bất đắc dĩ của Tí.
Nàng ta hiện đang cầm sấp giấy, từ từ nhấm nuốt lấy những bảng biểu, giờ học, vờ như mình không nghe không thấy được gì cả.
Dẫu vậy, sự thật mà nàng ta vẫn phải đối mặt, khi sập vào 'Cái bẫy' của Nam là phải mượn hắn ba lượng bạc, không sót một tí nào. Dù chính bản thân nàng ta thì lại cảm thấy ấm áp bởi 'Cái bẫy' này.
Rõ là thế, Tí ngoan cố, Tí mạnh mẽ. Nhưng Tí không thể nào cự tuyệt được một tấm lòng vàng như thế. Nhất là khi nó đã được gia công bằng cái lý chia tiền mà nàng ta đã đồng ý từ trước.
Tuy nói thế chứ nàng ta cũng chẳng thoát được cái tư tưởng Nho gia đầy khuôn sáo đâu. Chỉ là trước Nam, Tí mới dám để thứ duy nhất mà nàng ta có là tự tôn hơi cúi đầu mà thôi.
Trước đó thì không ai, không một thứ gì.
Ngay cả giờ cũng vậy, Tí như thi rớt, thì nàng ta đã quyết trả tiền lại bằng mọi cách rồi. Chuyện học bỏ luôn cũng được.
Người khác có thể nghĩ nàng ta là đồ không biết biến báo, không biết chọn cái lợi. Nhưng thiết nghĩ chuyện ở đời đâu có nếu như, bởi Tí không đứng thẳng tắp thế thì Nam chưa hẳn sẽ thích nàng chứ nói chi là yêu như bây giờ.
Xưa nay là thế, người đời chỉ thích hạng quân tử chứ có bao giờ suy tôn bọn tiểu nhân là vỹ đại.
Mà quân tử, thì cũng chẳng khác gì một cục đá, nghĩ cũng khốn nạn thật.
Nhưng nói gì thì nói, chứ nàng ta cũng nhận lấy nửa lượng bạc đấy, kèm theo một câu hỏi:
"Sao anh không giữ tiền để tiêu."
"Tiêu rồi. Mới sáng đã ba lượng rồi." Nam nhoẻn miệng cười đáp.
Mà Tí thì im lặng một chốc, rồi lại nói:
"Tôi có mượn anh một tháng, thì một tháng cũng một lượng. Anh hà cớ gì phải đưa tận ba tháng."
"Ừ thì cũng có nguyên do." Nam chợt nghiêm mặt lại, tựa như có tâm sự gì khó nói.
"Nguyên do gì?." Tí cô nương nhăn mày.
"Tí muốn nghe thật không?." Nam ra vẻ bí hiểm.
"Thật."
"Chắc chắn chứ."
"Anh cứ nói thẳng ra đi." Tí quạu quọ.
"Vì Tí dễ thương." Nam phì cười.
Và xin gửi đến những đọc giả đại nhân mong chờ về cái bản mặt đỏ au của Tí cô nương, ta cũng chỉ đành chia buồn vì nàng ta giờ nhìn Nam với một vẻ kỳ lạ cứ như anh tôi vừa mới bị thay não.
"Anh học được trò tán tỉnh ấy ở đâu đấy." Tí nói.
Mà sở dĩ như thế vì từ lúc quen Nam đến nay, đây là lần đầu hắn nói đùa. Và sở dĩ Nam nói đùa, cũng là vì câu vừa rồi của Tí làm hắn nhớ đến một chuyện cũng coi là khá vui của quá khứ.
Và ta có thể nói đại khái là đàn ông con trai cưới vợ thì mới nộp ví, còn Nam tiên sinh ta đã nộp ví từ khi còn bé rồi. Thế là hắn lại rập khuôn, và thay vì mọi thứ diễn ra đúng cốt truyện thì Nam nhận được một ánh mắt, cùng lời nhận xét như thể hắn từ một nơi xa lạ nào đấy tới ấy.
Nhưng nói thực là không thể nào, vậy nên Nam mới tiếp lời:
"Vậy Tí thích Nam không?."
Mà lần này, Tí ngay lập tức dính sát thương xuyên giáp. Khuôn mặt nàng ta hơi phiến hồng, tựa như con vịt c·hết rồi mà còn ưa mạnh miệng:
"Anh đừng có mà cùng cái bọn gì gì đấy học. Miệng suốt ngày ba hoa, tình tứ."
Chỉ là vừa nói dứt lời, Tí nhớ đến chuyện Nam ngày kiếm mười lăm lượng bạc, rồi chuyện hắn ta xưa nay đáng tin thì lại bồi thêm để chữa lỗi:
"Kỳ thực, tôi, tôi, ai da. Nói chung là anh thế cũng được, tôi không để ý đâu, đối với tôi ấy thì anh có nói cả triệu lời cũng được."
Nghe vậy, phối với cái mặt ửng đỏ của Tí, thì Nam cũng không nhịn được bật cười.
Mà Tí thì ngay lập tức làm cái mặt quạu, quay đầu ra một bên khác.
Rồi họ bước đi trong yên lặng. Nam lại kéo chiếc xe chở Tí về khu dân nghèo. Nhưng cuộc trò chuyện của họ chưa kết thúc, vì trước khi về đến căn nhà của mình. Tí có nói:
"Thực ra thì anh thế cũng tốt. Tốt thật đấy. Vì Nam à, có đôi khi tôi lại nghĩ anh giống chú A Phủ lắm. Kỳ lạ lắm đó. Thế nên tôi nghĩ anh phải cứ cười đùa thế mới được."
Còn Nam tiên sinh của chúng ta thì lại chỉ trả lời một nẻo:
"Chiều để Nam trở Tí đi học."
Nói rồi, hắn kéo chiếc xe của mình đi. Trong khi Tí thì nhìn bóng lưng của hắn, rồi cũng lắc đầu, tự nghĩ mình thực điên khi so sánh Nam với một người như A Phủ.
Ít nhất thì...Nam đâu thể mất vợ được cơ chứ. Phải không?.
.....
Và trong khi Tí trở về với những công việc hàng ngày của mình thì Nam lại đi ra chợ.
Mà chợ của khu dân nghèo là một nơi mà ta khó nói là nó 'Sạch sẽ' được. Vì con đường đất cùng hàng tá gia s·ú·c mà mùi hôi của nó có thể gây tổn thương đến lỗ mũi, rồi cứt đái của bọn chúng thì khó mà nói nên lời vì dân ở đây chân chưa đạp cứt, miệng chưa chửi vài câu thì đấy là dân mới đến cư ngụ.
Chứ dân sống lâu ở đây như Nam thì hắn như đã thức tỉnh haki quan sát, chân lúc nào cũng né được những bãi phân của đủ mọi loại s·ú·c· ·v·ậ·t vương vãi trên đường, tai thì miễn dịch với những lời chợ búa của một phiên chợ hàng ngày.
Ở đây có những bà, những ông cùng với những gánh chứa đầy rau với thịt cá. Sang hơn thì người ta mở những sạp hàng, phô ra những hủ mật ong rừng tươi, những trái cây óng ánh sắc màu. Hoặc những hàng thịt tươi mà không biết bắt trend ở đâu mà người ta chơi cắt thịt sống trên con bò con heo còn sống để đem ra bán.
Người mua thì cũng đông. Ngày nào cũng thế, Nam luôn có thể trông thấy một kiểu đủ loại người phiên bản tầng dưới của cái kim tự tháp xã hội.
Ở đây có nông dân, phu xe, tiểu thương, ồ, nhiều lắm, và thậm chí là những thằng hầu của địa chủ đi mua rau thịt về.
Và chúng thì nhốn nha nhốn nháo từ những chuyện lặt vặt đến những chuyện mà người ta xoắn tay áo lên, dùng nắm đấm để thay cho lời yêu thương muốn nói mà đại khái là:
"Xxx mẹ nhà mày, mày nói tao cân thiếu."
"Xxx tổ sư gia ông nội mày, mày ngon để cái cân xxx cha mày ra cho tao kiểm tra."
"Xxx mẹ mày này."
Được rồi, lại viết thêm đọc giả lại bảo tác giả ta câu chương. Vậy nên ta hãy chuyển lại hình ảnh của anh Nam tôi đang kéo xe đi tới trước một cửa hàng bán gà đi.
Dù nói đấy là cái cửa hàng cho nó sang chứ cũng mười cái lồng, chục con gà mái, năm, sáu con trống nhốt trong đấy. Rồi một ông chú mập, để mình trần, tay vác một cây dao ngồi chùi trên một cái ghế.
Dao đấy thì để g·iết gà cho khách mang về, xử lý lông nữa thì phải đặt trước. Nhưng đối với loại ưa trả giá thì cũng có công dụng tương đối mạnh để tay đó im lặng.
Nhưng nói chung thì ông này con học ở nhà ông Đồ nên vừa thấy Nam đã nở một nụ cười không mấy tươi tắn cho lắm.
Rồi lại dùng cái giọng ồm ồm nói:
"Nam đấy à, thầy mày muốn ăn thịt thì cứ đưa tiền cho thằng Ròm, tao g·iết xong, làm lông rồi để nó đưa qua."
Nam lắc đầu đáp:
"Con mua về làm bánh bao. Mua gà sống, một con nhiêu chú."
Ông chú kia tặc lưỡi, nói:
"Người thường tao bán hai con đồng rưỡi, nhưng thầy mày lấy một đồng thôi. Về nhớ bảo Tứ gà tao đội ơn thầy, thằng ròm biết tính về sau làm sổ sách ở quán ông Năm rất được, không còn lông bông như trước."
Nghe vậy Nam cũng cười cười. Thật sự mà nói thì danh ông đồ ở chỗ này như muốn đi chợ mà không tốn một xu cũng được nữa, vì dân chợ búa đây đều có vài ba cái ơn nhỏ như thế. Mà người già nữa thì còn nói như thể ổng chưa từ quan.
"Chú hào sảng thế thì con mua mười con gà mái luôn. Đây, nửa lạng bạc." Nam nói, rồi móc ra một vụn bạc đưa cho người đàn ông trung niên.
Ông ta thì ngạc nhiên lắm. Vì bạc đổi ra đồng theo phép quan thì một lấy mười. Nhưng tỷ lệ thật sự thì một lấy mười lăm người ta cũng không thấy lỗ.
Nghĩ vậy, thành ra hắn ta cũng không lỗ lã gì. Thế nên cái nụ cười của ông Tứ gà này chợt thâm thiện hơn nhiều, châm chọc nói:
"Mày khá. Xài cả tiền bạc."
Nói xong, người đàn ông trung niên bắt đầu lấy dây, buộc gà cho Nam.