Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Nam Huyền Sử
Unknown
Chương 4: Tí cô nương
Qua hai lượt mở nồi bánh bao thì giờ học buổi sáng cũng tới. Lũ trẻ con từ khắp nơi trong những khu nhà gỗ ngoại thành đổ về đây, chúng có mặc áo ngũ thân, để chân trần, được thì giày rơm.
Lũ này học theo ngày, trả thầy nó chừng mười xu, phần lớn chỉ học chữ.
Chữ thì chữ Nôm. Cũng có chữ Hán. Thậm chí đến nói được thì thầy đồ cũng dạy chữ Quốc Ngữ.
Xưa thì khó chút, nhưng giờ, triều đình vậy mà lôi ra bảng viết, phấn trắng, công khai bán ra ở khắp các thành trì. Bảng lớn có, bảng nhỏ cũng có, thế là giờ nó được chất đầy trên từng cái bàn trong một căn phòng không nói là to lớn cái nhà của ông đồ là bao.
Chúng xem như tập vở, khỏi mất công con nhà nghèo không có tiền mua giấy viết.
Mà ông đồ giờ mặc áo the, đầu đội khăn xếp, chân thì mang guốc mộc, rồi tay cầm một cây roi mây, dáng vẻ trông quắc thước đứng ở giảng đường.
Sáng vậy nhiều là chừng mười, hai mươi đứa. Ít cũng chín, mười đứa.
Lũ môn sinh theo học đều đều thế hẳn do chiều có buổi dạy tính. Ông đồ dạy khá tài bốn phép cộng, trừ, nhân, chia. Ai học xong, học được thì vào thành làm nghề sổ sách, cũng coi là có được đường ra.
Nhưng trước đấy thì phải học chữ đã. Không thì không được. Ấy cũng là nguyên do.
Nam theo đó cũng quyết định bán bánh bao là thế. Đứa hai cái, hai xu. Không thì cũng có nhiều nhà chung quanh lựa chọn món bánh có thể nói rằng đã đạt tới trình độ thượng thừa của hắn.
Mà Hạ, nó về ngoại thành là hổ về núi.
Trông con bé này bán bánh bao mà như chuẩn bị đi bức h·iếp dân lành.
Cứ thằng nhóc, con nhóc nào không mua là nó phải trừng mắt một cái, ra cái vẻ hổ báo cáo chồn của dân anh chị.
Dù vậy, cũng hiếm ai nếm qua bánh bao này mà không khen ngon. Đến Lv2, Nam đã có tư cách bán trong nội thành. Còn nay Lv3, ngay cả vị Lâm thiếu gia trong thành cũng phải khen ngon là đủ hiểu, chứ nói chi là một đám nhóc khu ngoại thành này.
Thế là chúng hài lòng trả hai xu cho Hạ. Còn con bé thì hài lòng trông những đồng xu ấy cứ như nó quên luôn chuyện mình vừa kiếm được cả một lượng.
Thế nhưng trong đống con nhóc, thằng nhóc con nhà tương đối khá ở chốn nghèo nàn này. Vẫn có một con bé nghèo nhất trong những người nghèo theo học ông giáo.
Nàng ta vào lúc này cũng đã tới.
Đó là cái Tí, giống Nam, mười sáu tuổi. Tên thật cũng thổ đến p·hát n·ổ là Lâm Thị Tí.
Nàng ta làm con một người phụ nữ góa chồng. Mà ở cái thời đại này, dù địa vị của nữ tính đã được kéo lên không ít bởi siêu phàm thì dưới tầng chót như này vẫn còn duy trì một lối trọng nam khinh nữ vừa phải.
Ít nhất, người ta không lời ra tiếng vào cay nghiệt đến cỡ nào, nhưng nhà không đàn ông vẫn khó sống hơn là đàn ông góa vợ nuôi con.
Tí cũng vậy, nàng ta mặc một chiếc áo ngũ thân đầy vết vá. Nhưng khí sắc cùng cân lượng kỳ thực cũng không tệ, vì ba bữa thì có hai bữa là ở nhà thầy đồ.
Nguyên do?.
Vị Tí cô nương này học rất khá. Hiển nhiên là học trò cưng của thầy đồ, thế nên có đến đây ăn thường xuyên nhưng không trả tiền, thì cũng nhắm một con mắt mở một con mắt cho.
Huống chi, đối phương vào mùa gặt, lúa cần người vào sổ sách thì kiếm được nhiêu trả lại nhiêu. Đôi khi thiếu, cũng có khi dư.
Nhưng Nam lơ đãng để ý thấy đối phương kiểu gì cũng trả hết vào cuối năm. Thế là hắn nể cái ngạo này của thiếu nữ.
Hạ cũng nể chị Tí. Tuy không theo kiểu của ông anh, vì nó biết mợ tính cưới vợ cho Nam là cưới chị này.
Mà nói sâu xa thì ông đồ khi xưa cũng nghèo mạt hạn, bà đồ cũng thư hương.
Còn như không nói sâu xa thì ông đồ chắc rằng Tí cô nương đây không Cử Nhân, thì ổng xem như không tú tài nổi.
Vậy là xem như đưa than trong ngày tuyết rơi rõ tốt hơn họa hoa trên gấm. Nam gật đầu một cái rụp là mai động phòng luôn cũng là có khả năng.
Tiếc thay, dù tác giả giang sơn dễ đổi bản tính khó dời, anh Nam vẫn vững vàng như thái sơn.
Hắn lấy ra một cái bao giấy dầu, trong đấy còn nửa cái bánh bao rất lớn, đưa cho Tí.
Còn đối phương ngày hai bữa ăn bánh bao suốt ba tháng nay cũng thuần thục, liền mở ra, nhân lúc bánh bao còn nóng thì cắn một miếng.
Nhưng khi cái hàm bắt đầu nhai thì nàng ta khựng lại, vội cúi đầu, nhìn nhân thịt ở bên trong.
Rồi khi đôi mắt của nàng ta ngước lên nhìn Nam, nó như biết nói luôn ấy.
Nhưng không đến phiên huynh trưởng đại nhân ra tay, tiểu muội đã động thủ:
"Hai hào rưỡi! Trả tiền ngay tại chỗ."
Hạ nói, trong khi cười toe toét.
Còn Nam thì như mọi khi, lại cốc đầu nó một cái, rồi chép miệng bảo:
"Thi Hương muốn tới. ba tháng nữa thôi, ăn nhiều thịt vào, gắng sức mà trả lại công cho cậu."
"Tạ ơn. Sau này tôi nhất định sẽ trả lại."
Nói chắc như đinh đóng cột thế, thiếu nữ trước mắt hắn mới yên tâm cắn một ngụm bánh bao thật lớn, xong lại nhai chầm chậm như muốn nghiền nát mớ thịt heo đến từng tế bào một.
Nàng ta quen Nam kể từ hồi hắn mới về nhà thầy Đồ, khi ấy mẹ hắn vẫn còn sống, còn cho đối phương một nồi thịt kho khi tết đâu. Thậm chí đến nói lúc đó Nam trên cơ bản là che chở cho nàng, còn đấm nhau một trận to.
Cũng thế, bản thân Tí mới vào học được đều đều vầy. Không thì cũng bị đám cùng lứa cho thóa mạ c·hết rồi.
Năm đó mẹ Nam mất, cũng có nàng trong l·ễ t·ang.
Rồi ba tháng trước, hắn đột nhiên chóng mặt, ngã giữa đồng, cũng là nàng ta mò cua, bắt ốc gần đó hay tin vội đến cùng với Hạ cõng về.
Gần đêm, nàng cũng ở nhà thầy Đồ canh thuốc, thay nước cho Nam. Chờ cho đến sáng.
Vậy nên thực ra cũng chẳng cần nói gì nhiều, hay cảm động quá lố. Chỉ cần khắc ghi nó trong tim là được.
Tí hơi cúi đầu, vốn quen chà đạp cảm giác yếu đuối như nàng ta cũng có chút cảm động.
Vì nàng ta nợ nhiều lắm.
Giờ có khi lại hơn, vì Nam chợt hỏi:
"Muốn học Tư Thục không?."
Tư thục?.
Tí nhăn mày.
Vì tư thục đối với nàng ta là một cái gì đó xa xôi lắm. Như Hạ thôi, thậm chí, nàng ta còn chẳng vào nội thành lần nào để ngắm nghía cái tư thục qua lời kể của ông đồ ra sao.
Nghe bảo, mấy năm nay vua Nguyễn trọng cải cách, làm ra một sách gọi là giáo án, phổ biến khắp các tư thục. Trong đấy tụ tập toàn thứ tinh hoa của các bậc Đại Nho nơi kinh thành.
Mà kinh sử là thế, nó còn nói về như nào lợi trăm họ, cách trị đê, cách chữa bệnh, cách cày bừa. Cứ năm đổi một lần, khiến ông đồ phải một đi mua sách trên thành luôn, lại đem đấy làm trân bảo, càng đọc càng thích.
Khi ấy, tư thục cũng đổi. Người ta không đọ nhau thơ văn nữa mà dùng dạy nghề là chính, theo quan đạo cũng phải có tri thức, trong một sách nữa gọi là chuyên ngành.
Nhưng như một phân tiền làm khó anh hùng hảo hán, Tí cũng bị làm khó bởi một lượng bạc hàng tháng.
Nó không hẳn là nhiều, vì đối bậc thượng lưu đấy chỉ là chút tiền lẻ, uống hai hũ rượu là hết. Với trung lưu nhiều nhất cũng chỉ hai, ba ngày công. Nhưng với hạ lưu còn muốn hạ lưu như gia đình nàng ta thì học tư thục xem như miễn.
Thế mới sinh ra chuyện ta như bảo đối phương đọc ngược đọc xuôi mấy quyển giáo án nhà thầy đồ là đọc vanh vách, sót nửa chữ xem như tác giả thua.
Chỉ tiếc, cái khí cốt của người đọc sách khiến Nam nể. Nhưng cũng là nguyên do chính mấy bận thầy Đồ có ý lo cho vào Tư Thục, Tí cũng khéo léo từ chối, bảo là học nghiệp còn dài.
Giờ cũng vậy, nàng án chừng là thầy Đồ mượn Nam để nói. Vậy nên chỉ lắc đầu, ăn cái bánh bao siêu to khổng lồ.
Dáng vẻ tùy ý, nhưng kiên quyết ngược lại rõ ràng.
Thế là Nam lại nói.
"Thế cùng ta kiếm tiền đi tư thục như thế nào."
Lần này Tí không ăn nữa. Nàng ta ngẩng đầu lên, nhìn Nam.
"Kiếm tiền gì?." Tí hỏi.
Nam mỉm cười đáp:
"Bán bánh bao. Được mười phần thì ta cho ngươi một phần, được không?."
Tí hơi do dự một cái.
Không phải vì Nam cho ít, mà hắn làm vầy thực tế không bằng gọi là cho tiền.
Thiếu nữ chính là dùng tính nhanh, tính chuẩn để ăn cơm. Trong nháy mắt theo nghiệp bán bánh bao ngày hai đồng của Nam mà tính ra tiền một phần đó bao nhiêu.
Sáu đồng. Không nhiều như xét với những nghề bồi bàn, tính sổ một lượng, hai lượng mỗi tháng. Nhưng xét ở thu nhập thuần thì đấy là tiền to.
Phải biết rằng chuyện củi gạo dầu muối nhà Tí chi li lắm cũng muốn hai lượng bạc một tháng, cơm độn khoai, hoặc cơm không chính là ngày nào cũng ăn. Đấy là còn có thầy Đồ tiếp tế thêm, chứ không nàng ta còn tàn tạ hơn.
Mà chỗ ấy là nếu như Nam vẫn giữ nguyên, chứ theo như tình trạng vầy ngày ba, bốn đồng đã là có khả năng. Theo đó, Tí ăn một phần đúng là gọp đủ tiền
Ôi...Cô nương đáng thương làm sao biết được Nam hôm nay kiếm được lượng bạc, cũng đâu biết hắn sắp sửa ngày kiếm cả chục lượng bạc.
Lúc ấy thì đừng nói phải chờ theo tháng, ăn một đợt cũng đủ tiền học rồi.
Nhưng nàng ta không biết, Nam cũng không nói. Thế là thiếu nữ bị quay như quay dế ngược lại moi ra được một phần can đảm.
Ngạo quy về ngạo. Nhưng nói Tí không khát vọng được đỗ công trạng thì sai lầm lắm. Vì nàng ta giờ thực sự thực sự muốn mình gật đầu một cái.
Nhưng lỡ đâu, lỡ nàng không đậu công trạng gì rồi sao?.
Đó thủy chung vẫn là suy nghĩ ám ảnh nàng ta.
Nhưng rồi một chuyện bất chợt nhảy ra trong đầu Tí.
Mợ của Nam muốn rước nàng về làm dâu ngược lại chẳng phải là chuyện ngày một ngày hai. Như không phải nàng ta còn một kỳ thi Hương thì hai nhà đã sớm vận dụng ngàn năm công lực thúc đẩy mối hôn sự này rồi.
Mà lần theo mạch suy nghĩ đó, nàng ta cũng biết luôn mình phải làm gì.
Và nói thực, cô bé này ngũ quan cũng tinh xảo, thân thể không nói liễu yếu đào tơ mượt mà như nước cũng tính vào hàng cân đối, da thì hơi thô ráp do làm lụng nhiều nhưng cái đấy phú dưỡng vài năm là hết.
Tác giả chấm nhẹ.
Còn Tí thì cuối cùng cũng thả ra. Nàng ta gật đầu, đáp:
"Được."