Qidian-VP truyện chữ, truyện convert hay dịch chuẩn nhất, đọc truyện online, tiên hiệp, huyền huyễn
Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗

Chương 5: Đi Chơi

Chương 5: Đi Chơi


Tiếng canh vang lên lần thứ bảy cũng là lúc thầy đồ cho bọn trẻ về.

Không phải thầy không muốn dạy thêm, mà là nhà khá giả ở khu dân nghèo cũng không khá đến đâu. Mà như đủ điều kiện cho con học suốt ngày thì cũng chẳng tìm đến thầy đồ làm gì. Người ta sẽ vào Tư Thục, hoặc cũng thuê hẳn gia sư.

Vậy nên, dù chúng ta chẳng thể tin được cái đồng hồ xưa cũ về độ chính xác tuyệt đối, nhưng án chừng thì giờ nắng vẫn chưa lên.

Lũ trẻ con cũng mượn khoản thời gian đó ồn ào bởi đủ các thứ từ chuyện này đến chuyện kia. Lũ này luôn như vậy, chả dại gì về sớm để cha mẹ vất vả nuôi chúng ăn học có cơ hội sai vặt.

Nó cũng khiến việc học của Tí cũng bị gián đoạn đôi chút.

Nam đóng quyển kinh thi lại, mượn thời gian này cho Tí nghỉ ngơi đôi chút. Sau đó, cũng chẳng khác gì cái sự ồn ào của lũ trẻ lặp đi lặp lại, nàng ta học hết buổi sáng, ăn một phần cơm ở nhà thầy đồ, rồi buổi chiều cũng như bao thiếu nữ khác ở khu dân nghèo này.

Cũng lại mò cua bắt ốc, giỏi nữa thì bắt cá, rảnh thì đột kích vườn cây ăn quả của những tay địa chủ. May thì ăn trái cây đến chán, xui thì bị c·h·ó rượt té khói. Cứ như vậy, ngày qua ngày, mùa qua mùa, rồi chôn thân ở nơi cắt rốn.

Mà trong cái khoảng thời gian tĩnh lặng đó, họ thường yên lặng. Thầy đồ cũng chỉ liếc mắt sang hai đứa trẻ đôi chút rồi quay vô nhà phụ bà Huỳnh những chuyện lặt vặt.

Ở thế giới này, cũng có Nho Đạo. Nhưng khi nó đối đầu với Siêu phàm thì cũng phải nhượng ra cái quyền lực của nữ giới, thành ra ngoài trừ những lễ nghi cơ bản, những nhà Nho xem như giúp vợ con trong việc nhà, với chuyện bếp núc không coi là chuyện to tát gì.

Để rồi, chừng mười phút, cả gian phòng học trở nên tĩnh lặng như tờ.

Tí cô nương cũng cảm nhận được một cái cảm giác gì đó gọi là bồn chồn. Rõ là lạ, vì bình thường nàng ta cũng không có cái cảm giác đó. Hoặc chính xác hơn, cái giờ nghỉ ngắn ngủi này thường thường bị thiếu nữ hoang phí vào chuyện sắp xếp lại những ý tưởng.

Nó nhoáng một cái, là qua.

Nhưng giờ, phảng phất như có một ngọn lửa đang cháy, cháy trong lòng Tí.

Nó biến thiếu nữ nhìn Nam đang đọc những bài giải của mình mà phải nơm nớp e sợ, cứ như thứ trên tay hắn ta là một bản tuyên án tử hình chứ không phải những tờ giấy thơm mùi mực.

Rồi đột nhiên, Nam buông lỏng xấp giấy xuống, nhìn thẳng vào mặt Tí, khiến nàng ta giật mình xém chút té khỏi ghế.

Mà hắn, cũng thở dài một hơi, nhẹ nhàng nói:

"Bài không có vấn đề gì."

Còn Tí, nàng cúi gằm mặt xuống, mặt ửng đỏ như một trái cà chua.

Cái điều ấy, rõ là một thiếu nữ ngây thơ đơn thuần như nàng ta không biết, trước giờ nàng vốn coi Nam là anh trai, vì hắn quả thực rất có mị lực như xét theo sự trưởng thành về mặt tâm tính.

Nhưng gần đây, với sự hoạt động của mợ Nam, và mẹ của nàng. Cái tình cảm thuần khiết chân chất đó đã bắt đầu biến chất. Mà thiếu nữ, cũng như bao thiếu nữ khác, khiến ta luôn dễ dàng liệt kê được các triệu chứng của thứ tình cảm gọi là tình đầu này.

Mà lại, xét theo nhiều nghĩa, so với những thiếu nữ khác sống theo sự an bài của cha mẹ ở cái thời đại đã sắp sửa vào nửa phong kiến này xem như là rất hạnh phúc.

Vì nàng ta được yêu. Và người nàng ta yêu cũng chẳng phức tạp gì với mấy cái chuyện tình cảm này.

Ấy vậy, Nam vẫn thở dài thêm một hơi nữa. Vì thủ đoạn của những bậc cha mẹ này thô ráp đến nỗi chỉ có mình Tí là không nhận ra. Còn Nam, thì hắn đã biết từ lâu, cũng không phản đối nó mà chỉ yên lặng chờ một thời cơ thích hợp.

Bây giờ, thì chưa, vì Tí còn nghiệp học, còn hắn thì cũng chỉ bắt đầu kinh thương.

Thế là, bầu không khí lúng túng đấy được tự do bao trùm cả căn phòng. Mà ngại ngùng cũng xem như là thứ bệnh dễ lây, Nam theo đó cũng hơi chút bị lay động, khiến hắn lại cầm lên xấp bài, nhưng mở bảng số liệu của mình ra để xem cho trị hết cái bệnh này.

Tính danh: Trần Đông Nam.

[ Võ Nhân ] ( Lục ): Căn Cốt +2, Ngộ Tính +2

[ Thư Sinh ] ( Xanh Lam ): Hạo Nhiên Chính Khí +10

[ Thợ Săn ] ( Lục ) : Thiên Phú Tiễn Thuật +1, Giác Quan Nhạy Bén +1

[Người Làm Bánh Bao ] ( Xanh Lam ) : Chế tác bánh bao sở hữu hương vị +10.

Đó, là tất cả những thành tựu mà Nam đạt được trong suốt ba tháng nay.

Về phần thực lực thì theo lão già dạy võ phân chia, hắn hẳn nằm trong cảnh giới trước Thay Máu cảnh một chút. Mà ở đó, Nam còn được biết võ đạo dưới siêu phàm chia làm năm cảnh giới.

Mà như tóm gọn chúng lại thì chúng bao gồm Luyện da, luyện thịt, luyện xương, luyện gân, luyện tạng. Và ở đây, luyện cái gì cũng được, vì có năm đạo khảm khiến máu chất biến năm lần. Nhưng võ giả bình thường chỉ thường đạt ba là Luyện da, thịt và xương nên cảnh giới đó được gọi là Chân Huyết.

Còn chiến lực, như xét về Thay Máu thôi cũng đã có ngàn cân chi lực rồi. Mà Chân Huyết, thì năm, sáu vạn cân là tiện tay đập ra. Rồi từ đó, đến siêu phàm thì lại một đao bổ ra tường thành cũng xem như là chuyện chơi.

Dẫu vậy, lão nói rằng phần lớn võ giả cảnh giới siêu phàm đều tới từ Tam đại tông môn, cộng thêm triều đình.

Ngoài ra, Nam còn nghe được rằng những võ giả thuộc triều đình đó bị chia cắt bởi hai phe phái siêu phàm gọi là Sơn Thần cùng Thủy Thần.

Mà câu chuyện về họ phải kể tới thời vua Hùng. Khi mà mảnh đất này vẫn còn được cai trị bởi một trăm tộc siêu phàm. Năm mươi trên mặt đất, năm mươi dưới biển.

Để rồi, theo thời gian đẩy đưa, Hùng vương thống nhất một trăm tộc lại với nhau, chia khí vận quốc gia làm bốn phần, một cho Sơn Tinh quản các tộc mặt đất, một cho Thủy Tinh quản các tộc dưới biển sâu, và hai phần còn lại là cho con cháu nước Văn Lang lúc bấy giờ.

Nhưng chuyện thú vị ở đây, mà chắc chắn không phải là do một tên tác giả tà ác nào đó tạo ra là tộc người Sơn Tinh còn đỡ, chứ tộc người Thủy Tinh thì toàn viên đều là mỹ nữ. Hơn nữa, theo cái chuyện hài hước dẫn tới hai tộc mâu thuẫn đến mức giờ như ta đến kinh thành, lại mua tờ báo thì cũng kiếm thấy tộc Thủy Tinh dâng tấu chương kiện tộc Sơn Tinh này. Rồi lại tộc người Sơn Tinh nọ đánh trọng thương tộc người Thủy Tinh kia.

Ừ...Do Mỵ Nương cả.

Đúng là hồng nhan họa thủy mà.

Tuy nói, cái chuyện ẩn sâu bên trong thì không ai được biết, và có biết cũng chẳng để làm gì. Họ chỉ cần biết những gì đơn giản và hài hước nhất của mâu thuẫn giữa hai tộc mãi cho đến thời nay là đủ.

Nam đóng lại bảng số liệu. Ánh mắt dõi theo con Hạ chạy v·út vào trong phòng học như một cơn gió. Chính Tí cũng bị cái hấp tấp này của con bé mà tạm quên chuyện ngại ngùng vừa rồi.

Vào khoảng giờ này nó thường đi chơi, những cái trò ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm ở phía bờ sông. Nhưng giờ, nó thở không ra hơi, nhưng khuôn mặt thì ngược lại trông rất vui vẻ mà vừa thở vừa nói.

"Anh ơi! Cậu ơi! Mợ ơi! Chị ơi! Có Tuồng trên kinh thành về."

...

Chuyện vui là thế. Nhưng tên Nam bạo tàn không hề biết đúng sai, hắn trước cốc đầu Hạ một cái.

Theo hắn, con bé vì chút chuyện ấy mà la làng la nước lên, cứ tưởng như là giặc tới. Vậy nên Nam thấy không thuận mắt, tay liền thuận tiện động thủ luôn.

Mà cô bé Hạ đáng thương tỏ ra mình chẳng hề hấn gì đến cái cốc đầu nhẹ hều của ông anh trai, và vì thông tin sốt dẻo nó mới nghe được, khiến Hạ cũng chẳng buồn vờ vịt kêu đau.

Nó cứ thét lên:

"Cậu ơi! Mợ ơi!."

Mà không đợi nó kêu đến tiếng thứ ba. Bà Huỳnh đã đi ra, miệng hình như đang nhai trầu cao nên không nói, thành ra chỉ có ông đồ theo sát ở phía sau là đáp lại.

"Bây làm cái chi là la toáng lên thế."

"Có tuồng cậu ơi." Hạ nói.

"Tuồng?." Ông đồ lẩm bẩm. " Bao giờ?."

"Ba ngày nữa, trên Huyện ấy. Nhưng tối hôm nay con nghe người ta tổ chức mãi võ, múa rối bên đó nữa."

"Thế à." Ông đồ tặc lưỡi.

Rồi ông ta sờ túi, móc ra chừng hai đồng, dúi vào tay Hạ, lại nói:

"Con đi tới nhà ông Điền, bảo chuẩn bị xe bò, chiều là ta đi."

Bà Huỳnh ở bên cạnh, dù vẫn nhai trầu chóp chép, nhưng đôi mắt lóe lên một vẻ gì đó gọi là rất vui mừng.

Nghĩ cũng phải, với điều kiện vui chơi giải trí thiếu thốn thời xưa. Người sống ở khu dân nghèo cũng chẳng mấy khi được dự những ngày hội kiểu vầy.

Họ không như phú gia công tử phóng túng nơi thanh lâu, cả ngày nghe đàn ca. Mà cứ như vậy, mỗi khi có tin đoàn tuồng nào về tức hôm ấy khá là xôm.

Không nói chuyện ở nhà Nam, liền nói chuyện cái tin tuồng về theo khu chợ đang lấy một tốc độ kinh người truyền bá khắp nơi, bởi những cái bộ đàm chạy bằng cơm đang hoạt động hết hiệu suất đi.

Ta có thể thấy những bà cô chạy hấp tấp tới nhà người này người kia, coi như người trong trỏng mời trầu cũng không ăn, lại nói mấy câu rồi di chuyển sang nhà khác. Mà từ cái nhà biết tin, lại một bà trong đấy xuất quân đến nhà một bà khác.

Thế là nội trong một buổi sáng là hơn mười nghìn người khu ngoại thành đã hay tin. Rồi cũng như ông đồ, khá thì đã kêu chuẩn bị xe bò, xe ngựa sẵn sáng, không khá thì giờ cũng đã bắt đầu di chuyển tới Huyện. Vốn có đường ray xe lửa và được người dân không biết chút nào về hành chính gọi là thành lớn.

Chính cái điều ấy, đã tạo nên một hiện tượng khá nhốn nháo hiếm thấy mà Nam không thể chứng kiến toàn bộ như tác giả được.

Hắn chỉ thấy con Hạ sau khi nhận tiền, nó liền hớn hở mở tốc hành phi như bay tới nhà ông Điền.

Theo sau đó là Tí cũng bắt đầu rục rịch, nàng định về nhà, báo tin này với mẹ rồi chuẩn bị cuốc bộ đi lên Huyện. Nhưng khi ấy, Nam đã nắm lấy vai nàng ta, nói:

"Hồi đi xe bò."

Để rồi, ta chẳng thể nào hình dung được sự bối rối của Tí với lời nói này của Nam. Theo đó, một cảm giác ngọt ngào như ướp mật khiến thiếu nữ có chút ửng đỏ mặt mày. Nhưng khi ấy, nàng ta đột nhiên có chút chột dạ, mắt hướng về phía ông Đồ, bà Đồ.

Mà một trong hai chủ mưu đã tạo nên cơ sự này thì đâu có dễ bỏ qua cơ hội trời ban. Bà Huỳnh cũng chẳng thèm đi ra sau nhà nhổ trầu vào cái ống nhổ mà thẳng thừng nhả nó ra tay. Giọng tựa như gió nhẹ thủ thỉ bên tai thiếu nữ.

"Con cứ đi, mẹ con hôm qua bị chút phong hàn, đi nữa e là bệnh mất."

Lời này nghe cũng có vẻ hợp lý đấy.

Nhưng vào thời điểm này, vốn biết mẹ của Tí là con người như thế nào thì cả Nam lẫn ông Huỳnh đều nhăn mày.

Cái con người từng làm thợ săn, trước theo chồng mình bắn g·iết được cả gấu mà bị chút phong hàn ấy ư. Dù quả thực bà Lâm Thị Dậu mấy năm nay có con nhỏ, lại thêm chồng vào rừng bị cọp vồ nên không đi săn nữa, mà chuyển sang nghề bán dầu với dăm ba con cá ở chợ.

Nhưng điều đấy đâu có nghĩa cái sức mạnh phi thường của người đàn bà đó có điều giảm sút đến độ chịu tí phong hàn là ốm luôn.

Thế nên, bà Huỳnh rõ là chững chạc mà đàng hoàng nói hươu nói vượn.

Ấy vậy mà Tí lại tin.

Nàng ta thôi miên mình một cách rất xác đáng về điều này, bằng một lý do đường đường chính chính không kém rằng bà Dậu đúng thực là mới bị tí phong hàn, nay đường xá xa xôi liền bớt chút sức liền nhiều mấy phần an toàn.

Cứ như vậy, thầy Đồ một chiêu chốt kèo xem như định luôn cái chuyến đi chơi có khi nửa đời người chưa được đi một lần này.

"Vậy đi. Bây lằng nhà lằng nhằng mãi." Ông nói.

Rồi nghĩ đến đây, ông Huỳnh lại sực nhớ điều gì đó, quay sang bà Huỳnh căn dặn:

"Bà đi làm mấy nắm cơm, gói kỹ vào, rồi cầm tiền mua chà bông."

Thế là với sự dứt khoát của ông Đồ, bà Đồ, cái ngại ngùng của Tí, và Nam, vốn là người chẳng có một mối quan tâm mãnh liệt nào đến chuyện đi chơi thì mọi sự đã xong.

Chiều nay khi trời mát chút, cả nhà sẽ đi cùng với mấy nắm cơm, thêm ít tiền, cứ vậy là xong xuôi chuyện ban đêm.

Nhưng trước đó, vẫn còn một chuyện của ban ngày mà Nam sau khi nói vài chuyện nữa với Tí liền rời khỏi phòng học của thầy đồ.

Hắn định tới nhà của một thợ săn trong khu dân nghèo.

....

Khi ấy, Nam không đi một mình. Tí mượn cớ muốn đi thăm hai cha con người H'Mông, hoặc Nam vẫn gọi hai người đó là người Mèo. Vì năm mươi tư dân tộc ở thế giới này không bằng nói năm mươi tư chủng siêu phàm kỳ dị.

Người Kinh không nói, vì họ vẫn còn giữ lại những nét mà Nam cho là 'Người'. Nhưng người Mèo thì khác, bởi đôi mắt màu hoàng kim khá đặc trưng.

Những người này sống phần lớn ở miền bắc, còn đây ở tít tận miền nam. Dù thế, điều ấy cũng chẳng ảnh hưởng gì nhiều ngoài chuyện một trong những thủ hộ thần của Tí ngoài Nam ra còn có vị thiếu nữ cũng thuộc thành phần biệt lập này.

Thế nên xét theo nhiều nghĩa, Nam với Mỵ, đã quen thân với nhau qua những trận đánh.

Nhân vật chính của chúng ta thì khỏi nói, hắn cũng tinh thông võ thuật. Mà chuyện ấy phải nói tới kiếp trước của hắn.

Vì khi vào tuổi trung niên, Nam không có vợ nên rảnh rỗi nhàm chán luyện những vài đường, rồi cũng chẳng hiểu sao cũng luyện tới già. Nhưng hệ thống không hiển thị hẳn là do những chiêu thức Nam luyện phần lớn chỉ là sáo lộ đấm với đá, phần lớn phải dựa vào bắp thịt cùng khả năng phản ứng.

Chứ ở đây, coi như cái môn võ của Cái Bang cũng có thể rèn luyện cơ thể đi tới Luyện Da cực hạn.

Dù vậy, ba, năm thằng trẻ trâu chỉ biết dùng loạn đả trên cơ bản là bị Nam gọn gàng, linh hoạt K.O. Bên kia thì cũng vậy, nhưng nàng ta theo cha đi săn từ bé, cũng không phải kiểu mà những đứa khác có thể đánh lại.

Còn nguyên do vì sao Mỵ lại trở thành thủ hộ thần của Tí là do đám thợ săn trong xóm nghèo tương đối đoàn kết.

Dù sao vào rừng tức phải đối mặt với độc trùng, với dị thú, lạng quạng là c·hết như chơi. Mà thảm như thế rồi, như không đoàn kết nữa thì thể nào cũng có kiểu c·hết do bẫy của những bạn đồng hành.

Thế nên ấy, hơn một trăm tên thợ săn sống dựa vào những cánh rừng cách xa quan đạo trên cơ bản là có một cái đoàn thể lớn, rồi từ cái đoàn thể đó lại chia thành ba, bốn chục đoàn thể nhỏ, lại có một số ăn ý lẫn nhau về bẫy, con mồi, với thời gian đi săn.

Mà những người này trên cơ bản hoạt động lâu cũng sẽ tự động thực hiện một cái lời thề ngầm.

Dẫu sao, đây cũng là một nghề nghiệp nguy hiểm, mà mình lo cho thân nhân của những thợ săn c·hết đi cũng xem như lo cho bản thân mình trong tương lai, như không may.

Thế nên Tí cho dù nghèo rớt mồng tơi. Nhưng trừ khi nàng ta hết ăn lại nằm, một bộ không có ý chí tiến thủ thì mới c·hết đói nổi. Không thì bằng cách này hay cách khác, gia đình của nàng ta vẫn sẽ được đám thợ săn tiếp tế.

Trong đó thì khi Tí mới sinh, cha nàng lại bị hổ vồ c·hết, thì vẫn là cha Mỵ cùng một đám thợ săn thân quen tương trợ mới khiến cho nàng ta không đến mức c·hết non.

Chương 5: Đi Chơi