Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Đại Nam Huyền Sử
Unknown
Chương 7: Săn Hổ.
Tí cô nương nghe những lời này xong thì trên gương mặt cũng an định lại một chút. Nhưng đôi mắt của nàng khi nhìn anh Nam tôi thì lại như phản ánh lại điều trái ngược.
Điều ấy khiến chàng trai của chúng ta phải thở dài một hơi. Tay nâng ly trà thảo dược lên nhấp một ngụm, rồi vươn tay lên xoa đầu thiếu nữ.
"Dầu gì con cọp nó cũng không thể băng qua một khu rừng để tới một bên khác chứ." Hắn nói.
Nhưng có một điều Nam không nói thêm. Đó là nếu như chạm mặt con hổ đó thì hắn cũng không phải không có lòng tin. Vì hạo nhiên chính khí của hắn giờ rất sắc, thân thể được nó cường hóa về sau cũng rất chắc.
Thế nên s·ú·c sinh g·iết người hay người g·iết s·ú·c sinh còn phải bàn lại.
Và cái điều bí mật ấy dĩ nhiên là Tí không biết. Thế nên nàng ta dù rất muốn mè nheo về cái chuyện này nhưng trong thân tâm thì có một thế lực khác là sự ngại ngùng của thiếu nữ đã dấy cờ khởi nghĩa, chinh chiến khắp nơi.
Cuối cùng, thiếu nữ đành phải trút nỗi ưu sầu của mình lên món trầu cau. Khi ấy, cái dáng vẻ ăn của nàng ta trông rất bực bội.
Mà Nam cũng thở dài lần thứ hai sau khi nhấp thêm một ngụm trà nữa.
Người chưa từng trải đâu biết một thiếu nữ mất cha nó như thế nào. Kiên cường vượt qua là tốt nhưng đâu có nghĩa yếu mềm là không được phép.
Nên Tí sợ con cọp đến vậy, thực ra mà nói cũng chẳng có gì là sai cả.
Chỉ là, Nam nhận thấy vào lúc này im lặng thế cũng không được, nên hắn mới bắt chuyện với Mỵ cô nương.
"Mỵ tối nay không đi chơi à."
Mà cái điều ấy dường như chọc trúng nỗi đau của người thiếu nữ cũng đang say mê ăn trầu cau. Nàng ta tức thì như quả bóng bị xì hơi. Giọng chán chường:
"Không." Mỵ đáp. " Cha Mỵ bảo phải coi rừng, cho không mất dấu ông Hùm nên tối nay không đi được."
Nói đến đây, đôi mắt màu hoàng kim của nàng ta dường như đã nhận ra cái mấu chốt của vấn đề. Thế là nó trở nên nóng rực khi nhìn vào chàng trai đang ngồi thưởng thức món trà chát như một ông cụ non.
"Nam dẫn Mỵ đi đi." Nàng ta nói.
Mà chẳng có gì ngăn được Nam gật đầu vào lúc này. Thế nên hắn chẳng hề do dự chi mà gật cái rụp.
"Cũng được." Nam nói.
Thế là chuyến đi lên huyện lại có thêm một thành viên mới. Mỵ mừng ra mặt.
Thiếu nữ người Mèo khi ấy đứng lên, bước vội ra ngoài trong khi bỏ lại một câu nói:
"Để Mỵ nói với cha."
Dĩ nhiên, cái nàng ta nói ở đây là viết một bức thư nhỏ bằng những ký hiệu bằng những viên sỏi. Chúng được bỏ vào trong những cái gùi bé tí trên lưng những con chim trông khá lạ, gọi là Song Điểu và được những người thợ săn chốn này dùng làm cái bốt thư tín nho nhỏ.
Nhà Mỵ nuôi hai con, một con luôn theo A Phủ đi săn, một con ở nhà. Chúng có vẻ như Vẹt. Con đi to gấp đôi một con chim sẻ, lông đen, còn con ở thì lại gấp rưỡi thôi, màu lông thì màu đỏ hơi vàng.
Mà như Mỵ muốn thông báo gì với cha thì sẽ bỏ những hòn sỏi nhỏ vào cái gùi cũng nhỏ, rồi thả nó ra. Một viên là có biến phải về ngay, hai viên là có việc tương đối thư thả, còn ba viên tức Mỵ đi đâu chơi ở hơi xa khu ngoại thành rồi.
Như lúc ấy có về cũng không đến mức phát hoảng.
Mà bên kia ngược lại cũng sẽ thả sỏi, một viên là đồng ý, hai viên thì ở nhà.
Nhưng lấy tính của A Phủ, và tính cách của Mỵ, thì hầu như mọi lần đi chơi đều được phán định ngầm là thông qua. Vậy nên nàng ta cũng trước giờ hào hứng bước trở lại gian phòng, sau khi chú chim bay v·út lên trên tầng trời cao.
Nam khi này cũng đã uống non nửa ly trà thảo mộc. Tí cũng đã nhả trầu sau một hồi nhai bạo tàn.
Mọi chuyện giờ cũng đến lúc vào chủ đề chính.
Phải, Nam tiên sinh đến đây mượn cung. Nhưng rõ là như có thể thì Nam có thể uống thêm hai ly trà nữa theo kiểu nhâm nhi, còn Tí thì cũng có thể nhai trầu một cách hung hăng thêm một hồi lâu chỉ để chứng minh họ thực sự không vội là mấy.
Đây không phải là chiếm tiện nghi gì. Vì mỗi lần đến nhà Mỵ chơi đều sẽ có khâu uống trà ăn trầu kiểu thế. Lâu hay ngắn thì còn phải tùy thuộc vào những chuyện họ nói.
Giờ thì cũng xem như đôi bên có một cuộc trò chuyện ngắn đi. Vả lại, khi này cũng không thích hợp để ba người nói những chuyện trời chuyện đất lâu lắc.
Tí còn phải về nhà, Nam mượn cung còn phải đi săn, Mỵ hẳn là rảnh rỗi, nhưng nàng cũng không thể vì thế mà giữ hai người ở lâu được. Cứ như vậy, cả ba đều ăn ý đứng dậy, lại nối đuôi theo thiếu nữ người Mèo vào sâu trong nhà.
Nhà thì nhà có ba gian, chúng được sắp nối với nhau gồm phòng khách phía trước, phía sau là phòng giữ lửa, cũng là phòng ngủ của A Phủ, và cuối cùng cũng là phòng có bếp, vốn là chỗ náu thân cho Mỵ.
Nhưng ta sẽ không đi chi tiết về cách xây nhà theo kiểu H'Mông. Vì cả ba người vào lúc này chỉ đến được nơi nối liền giữa gian chính và gian giữ lửa liền ngoặt về bên phải. Ở đấy, có một cái kho, chứa những dụng cụ đi săn cùng một số tạp vật.
Nam vào thời điểm này còn thấy được một cây hỏa mai treo lủng lẳng trên tường gỗ.
Cây s·ú·n·g cũ kỹ mà Nam hân hạnh được biết rằng nó đến từ tận thời Minh Mạng ấy được cố định bằng một sợi dây thừng da, móc vào một cái đinh.
Mà như bao lần, hắn luôn tấm tắc khi nhìn thấy thứ v·ũ k·hí lẽ ra không nên xuất hiện ở thế giới rõ ràng là cao võ như thế này. Nhưng chung quy trừ những thứ như tông môn, võ viện ra thì thế giới này cứ như một triều Nguyễn vậy.
Phải, những năm cuối cùng của một triều đại, và những năm cuối cùng của một chế độ.
Như vậy, có lẽ sự xuất hiện của một Thiệu Thị thay thế cho Thiệu Trị cũng tốt. Vì như lịch sử một lần nữa tái hiện trên mảnh đất Đại Nam này, thì Nam e rằng mộng tưởng yên bình đến già của mình sẽ vứt vào sọt rác.
Thậm chí đến nói vì thế giới này là siêu phàm đi đầy đất nên có khi cái bánh xe lịch sử bắt đầu lăn, thì nó lại càng trở nên tàn bạo hơn so với lịch sử của kiếp trước.
Tí thì không có tâm tư ngàn vạn, lại vỹ mô như Nam. Nàng ta chỉ chú ý đến một cặp nhung hươu sấy khô, cũng được đặt trong cái kho. Vì trong nhà Tí cũng có, và đấy là thứ duy nhất làm người ta có thể nhận ra đây cái nhà nghèo khổ dần theo thời gian của một thợ săn.
Nàng ta chỉ nghe cha mình qua những lời kể của mẹ, rõ là bà yêu ông ấy, vì cho đến giờ vẫn chưa tái giá với ai. Mà cũng chính người phụ nữ lực điền ấy nuôi sống nàng, nuôi sống cái ước mơ thi đậu công danh của Tí.
Cứ như thế, một người lên tâm tư vì những chuyện trên trời, một người ưu sầu về những chuyện dưới đất trong thoáng chốc. Mỵ lúc này đã mang ra một cây trường cung, một bao tên, rồi thêm một cái bao bố cho Nam đựng những món ở bên ngoài.
Nam thì cũng không khách khí nhận hết tất cả chúng. Nhìn hắn tay cầm một thanh trường cung cỡ trung bình, màu đen tuyền, lưng đeo một bao tên, rồi lại thêm một cái bao bố thì nom cũng trông ra một tên thợ săn lắm chứ chẳng phải là một thiếu niên bán bánh bao đâu.
Mà như lúc này Tí lớn thêm một tí nữa thì tác giả tiên sinh ta đây có thể ví von nàng ta như một cô vợ trẻ đang dùng ánh mắt ba phần lo sợ, bảy phần cầu bình an cho chàng trai chuẩn bị đi vào rừng săn thú.
Mỵ thì ta tạm thời bỏ qua một bên. Vì cô bé người Mèo này được nuôi dạy bởi một thợ săn nên nàng ta phần nhiều hơn là cảm khái trước vẻ đẹp cường tráng của Nam hơn là để tâm đến những mối nguy trong rừng.
Rồi vậy là tan đàn xẻ nghé.
Nam đã mượn xong cung, như hắn muốn làm một chuyến đi săn ngắn ngủn để cho chiều chiều về thì bây giờ đúng thực là nên đi.
Tí cô nương cũng thế. Dù ta có thể nói rằng có hơi lặp đi lặp lại nhưng cách để nàng ta thôi dùng cái ánh mắt lo lắng dành cho Nam là đi về nhà và chuyển di sự chú ý sang mẹ của mình.
Mỵ biết thế, nên hơi giục họ đi vài tiếng thì ngôi nhà của nàng ta giờ lại vắng tanh.
Ừ thì ngôi nhà này luôn như vậy, A Phủ cũng không có thói uống rượu, họa may thì vài miếng thuốc lào nên muốn nó nhộp nhịp lên thì phải đến ngày Tết. Không thì bình thường cũng chẳng có ma nào đến chơi.
Thiếu nữ người Mèo nói thực ra cũng chỉ có ba đồng bạn, hai người, và một cây sáo.
Trước kia thiếu nữ không chơi sáo nhiều, nhưng lớn dần, lại thêm hồi bé hung danh quá thịnh nên lũ đồng lứa gặp nàng như gặp tà, một lời không hợp liền bỏ chạy. Như vậy dần dần nàng ta học được một thói quen cứ chán là móc sáo tre, sáo trúc ra thổi.
Thổi riết rồi giờ trông thấy hai bóng người đi xa dần. Thiếu nữ lại thổi sáo, giai điệu du dương cũng một lần nữa trở về với ngôi nhà tĩnh lặng.